K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 12

Cụm danh từ

18 tháng 12

Cụm danh từ

18 tháng 12

bài thơ nào vậy bn?

 

Khi đọc “Chuyện cổ tích của loài người”, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với đoạn thơ nói về sự ra đời của mẹ:

“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”

Tình mẫu tử vốn là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống. Người mẹ đã dành cho trẻ con sự chăm sóc từ khi mới sinh ra, cho đến khi lớn lên, trưởng thành. Người mẹ nâng niu con trong bàn tay, chăm sóc con từ bữa ăn đến giấc ngủ với lời ru. Những lời ru đã mở ra cho trẻ con những hiểu biết về thế giới xung quanh. Tác giả đã liệt kê ra các hình ảnh, màu sắc, hương vị xuất hiện từ lời ru của mẹ. Chỉ bằng những câu thơ ngắn gọn, Xuân Quỳnh đã giúp cho người đọc hiểu được ý nghĩa của người mẹ đối với trẻ con thật là sâu sắc.



 

17 tháng 10

Tình cảm mẫu tử thiêng liêng đã được tác giả nhắc đến qua nguồn gốc về sự ra đời của mẹ trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người. Tác giả Xuân Quỳnh đã có những lí giải thật thú vị, độc đáo. Trẻ con cần có sự chăm sóc, vậy là mẹ đã ra đời. Người mẹ đã dành cho trẻ con sự chăm sóc từ khi mới sinh ra, cho đến khi lớn lên, trưởng thành. Người mẹ nâng niu con trong bàn tay, chăm sóc con từ cái ăn đến giấc ngủ với lời ru, tiếng hát. Những lời ru đã mở ra cho trẻ con những hiểu biết về thế giới xung quanh. Tác giả đã liệt kê ra các hình ảnh, màu sắc, hương vị xuất hiện từ lời ru của mẹ. Những câu thơ khiến mỗi người thấy thật cảm động, tự hào:

"Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…”

Đoạn thơ trên đã lí giải về sự ra đời của người mẹ. Rõ ràng, đối với trẻ con, người mẹ thật quan trọng. Tình mẫu tử cũng là tình cảm vô cùng thiêng liêng. Người mẹ đã chăm sóc trẻ con từ khi mới sinh ra, trong vòng tay bế bồng và được lắng nghe lời ru. Điệp ngữ “từ” được tác giả sử dụng nhằm tạo ra nhịp điệu cho bài thơ, đồng thời nhấn mạnh sự vật xuất hiện trong lời ru của người. Mọi thứ đều vô cùng thân thương, gần gũi với trẻ con. Khổ thơ ngắn, nhưng chan chứa tình cảm yêu thương, sâu sắc.

18 tháng 12

"Cô Tô" là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Tuân, được trích từ tập bút ký "Ký", viết vào năm 1941. Tuy nhiên, "Cô Tô" là một tác phẩm riêng biệt chứ không phải tên của một tập sách hay bộ sưu tập gồm nhiều tác phẩm khác.

Trong "Cô Tô", Nguyễn Tuân miêu tả vẻ đẹp kỳ vĩ và thơ mộng của vùng biển đảo Cô Tô (thuộc tỉnh Quảng Ninh), qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc và niềm tự hào về quê hương, đất nước.

Một số nét nổi bật của tác phẩm "Cô Tô":
  1. Thể loại: Tùy bút.
  2. Đề tài: Vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống lao động của con người ở đảo Cô Tô.
  3. Nội dung chính:
    • Miêu tả vẻ đẹp kỳ vĩ, hùng tráng của cảnh biển, đảo Cô Tô vào buổi bình minh, hoàng hôn và trong cuộc sống thường nhật.
    • Ca ngợi tinh thần lao động của người dân chài lưới, sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên.
    • tick cho mik ik
    • .
9 tháng 6 2018

Đoạn văn nói về hiện tượng lũ lụt bn tham khảo ha

                                           Bài làm

            

Lũ Lụt là hiện tượng nước trong sông, hồ tràn ngập một vùng đất. Lụt cũng có thể dùng để chỉ ngập do thủy triều, nước biển dâng do bão. Lụt có thể xuất hiện khi nước trong sông, hồ tràn qua đê hoặc gây vỡ đê làm cho nước tràn vào các vùng đất được đê bảo vệ. Trong khi kích thước của hồ hoặc các vực nước có thể thay đổi theo mùa phụ thuộc vào giáng thủy hoặc tuyết tan, nó không có nghĩa là lũ lụt trừ khi lượng nước này tràn ra gây nguy hiểm cho các vùng đất như làng, thành phố hoặc khu định cư khác.Lũ Lụt có thể xảy ra khi mực nước sông dâng cao do  lớn làm tràn ngập và phá hủy các công trình, nhà cửa dọc theo sông. 

9 tháng 6 2018

đề 2 nhé ! 

Ta chính là Sơn Tinh thần núi Tản Viên! Ta có một người vợ tuyệt vời, nàng chính là công chúa Mị Nương con gái của vua Hùng thứ 18, nàng ấy không chỉ có nhan sắc trời ban mà còn công dung ngôn hạn. Để cưới được Mị Nương ta đã phải trải qua trận giao tranh dữ dội ròng rã mấy tháng trời cùng với Thủy Tinh là người cai quản vùng sông nước. Câu chuyện ấy đã lưu thành truyền thuyết và vẫn còn được lưu truyền cho đến ngày hôm nay.

Cách đây đã rất lâu rồi, vào thời vua Hùng Vương thứ XVIII, vua có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na, dịu dàng hòa nhã. Nàng có một khuân mặt rất xinh xắn, làn da trắng mịn, dáng người cao ráo. Khi Mị Nương mười tám tuổi, cái tuổi cập kê cần tìm một vị phu quân xứng đáng vưới người con gái vẹn toàn đó. Vua Hùng với vai trò một người cha lo cho con gái muốn tìm một người con rể xứng đáng với nàng, chính vì vậy, vua Hùng tổ chức cuộc thi kén rể tìm chồng cho Mị Nương.

Rất nhiều chàng trai từ khắp mọi vùng miền tới đều đến để xin cầu hôn với Mị Nương. Nhưng vua Hùng lại chẳng vừa ý ai cả. Ta nghe danh ngưỡng mộ Mị Nương đã lâu, nay có cơ hội cưới được nàng liền chọn một ngày đẹp trời xuất thân xuống núi xin cầu hôn. Hôm đó, khi ta đến thì có một người nữa đã đến trước ta, người này tên là Thuỷ Tinh. Ta có tài Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi, còn tài của của hắn là: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Dân gian xưa vẫn đồn nhau bài thơ nói về sự xuất hiện của ta và Thủy Tinh:

Sơn Tinh có một mắt ở trán, 
Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì. 
Một thần phi bạch hổ trên cạn, 
Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi. 

Giữa hai ngươi đều có khí chất, lại có tài năng hô biết đặc biệt, vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai làm rể bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và đưa ra quyết định sẽ chon người nào mang lễ vật đến sớm hơn sẽ được trở thành rể của vua hùng.  Lễ vật bao gồm 100 ván cơm nếp, 100 tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ 1 đôi. Ta và Thủy Tinh nhận lệnh, cùng trổ tài một phen đi tìm lễ vật để lấy được Mị Nương.

Ta vốn là người cai quản vùng non cao nên việc tìm được những lễ vật trên không khó khăn với ta. Ta sai người nhanh chóng tìm được đầy đủ lễ vật. Còn Thủy Tinh là người ở vùng non nước nên việc tìm lễ vật nư vậy  có phần khó khăn hơn. Nhưng cuối cùng Thủy Tinh cũng đã sai người  lên rừng xuống bể tìm đủ lễ vật để hỏi vợ.

Sáng ngày hôm sau, khi ánh mặt trời vừa hé những tia nắng đầu tiên ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật trước Thủy Tinh. Hùng Vương hài lòng và ta được rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh là kẻ đến sau, chậm chân hơn ta.  Vì không lấy được vợ mà hắn tức giận sai quân binh tôm tướng cá đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy Mị Nương.

Ta cũng không thể để vợ mình rơi và tay kẻ khác như vậy được, cuối cùng trận đấu giữa ta và hắn rất ác liệt. Hắn trổ tài dùng pháp thuật của mình hô mưa, gọi gió, giông bão rung chuyển đất trời, nước từ biển tràn vào dâng cao mãi tràn ngập nhà cửa, ruộng nương. Nước ngùn ngụt đến lưng đồi, cuốn quanh sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ ngập trong một biển nước. Người dân Phong Châu lao đao khốn khổ chống chọi vô cùng.

Đứng trước cơn cuồng nộ của Thủy Tinh, ta không hề sợ hãi, ta hoá phép của mình bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi ngăn chặn dòng lũ. Nước càng dâng cao bao nhiêu, đồi núi lại càng nâng cao lên bấy nhiêu, cứ như vậy ta với Thuỷ Tinh đánh nhau ròng rã suốt mấy tháng trời, trận chiến ngăn chặn dòng nước cuồng lộ ấy tưởng chừng như không dừng lại. Cuối cùng Thuỷ Tinh kiệt sức đành phải rút quân về, hắn là kẻ bại trận. Ta và Mị Nương được sống hạnh phúc bên nhau cho đến bây giờ.

Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, hàng năm cơn giận của Thủy Tinh lại kéo đến. Từ ngày thua cuộc trở đi cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt để đánh tahòng chiếm lại Mị Nương. Lần nào cũng thua cuộc nhưng có lẽ mối thù xưa mà hắn không thể nào quên được nên hàng năm hắn vẫn  thường làm giông bão, dâng nước làm các dòng sông lũ lớn để báo thù ta. Mỗi lần khi mưa gió đùng đùng, nước ngập lên cao, trời nổi giông bão á là ta và Thuỷ Tinh lại đang giao chiến với nhau mà dân gian dẫ có bài thơ vui nói về chyện này:

Thuỷ Tinh năm năm dâng nước bể, 
Đục núi hò reo đòi Mỵ Nương. 
Trần gian đâu có người dai thế, 
Cũng bởi thần yêu nên khác thường!

@.@

17 tháng 12

Bởi vì bác xương rồng thường sống cô độc không ai để ý tới nên khi được khen bác xương rồng rất vui mừng

Đúng thì cho mk 1 tick nhé!!!! Chúc bn học tốt!!

Môn sinh học bao giờ cũng là tiết học được lớp em hào hứng chờ đợi nhất, bởi lẽ đây là bộ môn nghiên cứu về thế giới sinh vật (có cả con người). Trong giờ học, thầy cô giảng dạy thường tổ chức các hoạt động cho chúng em học nhóm, quan sát thực tiễn. Giờ học không bị áp đặt về kiến thức và luôn vui vẻ, sôi nổi, chính vì vậy cứ tới tiết sinh học chúng em lại chăm chú nghe và sôi nổi khi làm...
Đọc tiếp

Môn sinh học bao giờ cũng là tiết học được lớp em hào hứng chờ đợi nhất, bởi lẽ đây là bộ môn nghiên cứu về thế giới sinh vật (có cả con người). Trong giờ học, thầy cô giảng dạy thường tổ chức các hoạt động cho chúng em học nhóm, quan sát thực tiễn. Giờ học không bị áp đặt về kiến thức và luôn vui vẻ, sôi nổi, chính vì vậy cứ tới tiết sinh học chúng em lại chăm chú nghe và sôi nổi khi làm bài tập.

   Thầy giáo vừa bước vào lớp cả lớp đứng ngay ngắn chào thầy và không quên mỉm cười vui vẻ, thầy cũng chào cả lớp và cười với chúng em. Sau đó thầy kiểm tra bài cũ, và bắt đầu dẫn dắt vào bài mới. Chúng em được chuẩn bị trước bài ở nhà nên hầu như ai cũng rất tự tin để tiếp nhận bài học của thầy.Nếu các buổi học trước chúng em đã được thầy dạy để hiểu biết về tảo, rêu, quyết rồi các khái niệm sơ lược về phân loại thực vật, cũng như nguồn gốc và sự phát triển của thực vật thì tới bài học hôm nay, thầy dạy về vai trò của thực vật. Thầy viết từng chữ rõ ràng, ngay ngắn tên bài học trên chiếc bảng xanh “Bài 46: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu” . Cả lớp ở dưới chăm chú nghe và viết bài vào vở hệt như bầy sẻ ngoan ngoãn, chăm chỉ góp nhặt những điều tốt lành. Lớp học im phăng phắc chỉ nghe thấy tiếng bút ghi sột soạt trên giấy. Thầy nói rằng thực vật ngoài việc quang hợp tạo ra chất hữu cơ làm thức ăn cho nhiều loại sinh vật khác thì thực vật còn có chức năng điều hòa khí hậu, làm sạch môi trường đó cũng chính là lý do chúng ta cần phải bảo vệ rừng, bảo vệ cây cối chính là bảo vệ môi trường sống trong lành của chính mình. Màn hình trình chiếu bài giảng được thầy sử dụng hiển thị bài giảng của mình, trên màn hình chúng em nhìn thấy sơ đồ trao đổi khí. Cây qua quá trình quang hợp sẽ hấp thụ khí Cacbonic và tạo ra khí oxy-khí vô cùng quan trọng cho sự sống- nhằm giữ cân bằng các khí này trong không khí. Thỉnh thoảng trong lời giảng thầy lại ân cần hỏi cả lớp “các em có hiểu không nào?”, đáp lại thầy là những màn đáp đồng thanh “có ạ!”. Tiếp đó, thầy chia chúng em thành bốn nhóm lớn, và nhiệm vụ của chúng em là hoàn thành vào phiếu lợi ích của cây đối với việc cản trở lượng mưa lớn, gió lớn, điều hòa được nhiệt độ trong không khí cũng như đối chiếu với việc nếu không có cây, không có rừng thì điều gì sẽ xảy ra. Các nhóm thi đua để được nhận cờ điểm tốt nên bạn nào bạn nấy đều hang say làm việc, thảo luận nhóm. Giờ học của chúng em có tính gắn kết đồng đội hơn bao giờ hết. Sau đó kết quả của các nhóm được trình bày, cuối cùng, nhóm em đã giành được chiến thắng và nhận được ba lá cờ điểm tốt, cả đội vui mừng, hớn hở như vừa lập được chiến công. Trên màn hình trình chiếu của thầy, hiện lên những hình ảnh của việc ô nhiễm môi trường, lũ lụt, hạn hán… xảy ra do việc chặt rừng bừa bãi. Từ đó chúng em hiểu thêm về tầm quan trọng to lớn của thực vật đối với việc điều hòa khí hậu. Tổng kết lại, thầy nhắc tới thực vật, tới rừng như lá phổi xanh của con người, mang cho con người nhiều giá trị to lớn. Từ đó chúng em đúc kết ra hành động cần phải làm để bảo vệ môi trường. Lời dạy của thầy cứ nhẹ nhàng như thế, đi vào vun đắp hiểu biết của chúng em.

   Tiết học sinh học bao giờ cũng là tiết học vô cùng thú vị không những bởi cách dạy hấp dẫn, phong phú của thầy mà còn bởi môn học này vô cùng gần gũi và có tính thực tế cao. Chúng em vô cùng biết ơn thầy và sẽ luôn nuôi dưỡng niềm yêu thích môn học này cũng như những môn khoa học khác, bởi kiến thức là vô tận, và con đường khám phá, chinh phục kiến thức luôn thú vị, rộng mở.

   
0