I/ Đọc hiểu: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
HOA ĐỎ
Đất nước ta xanh tươi bốn mùa, có hoa quả quanh năm. Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa là phần đẹp nhất của cây.
Chỉ nói riêng màu đỏ cũng có bao nhiêu thứ hoa đẹp.
Đỏ tía là hoa chuối. Đỏ tươi là hoa vông, hoa gạo. Màu đỏ của hoa hồng nhung có quanh năm, ai mà chẳng thích. Hoa mặt trời có nhiều loại, loại cánh đơn màu đỏ cờ, cánh sen, loại cánh kép màu hồng và còn có màu đỏ rực như tiết.
Mùa hè hoa mào gà đỏ đến chói mắt. Hoa lựu như những đốm lửa lập lòe về mùa hè. Mùa thu hoa lộc vừng như những tràng pháo đỏ nhỏ treo khá kín đáo trên cành lá nhiều tầng, phải nhìn thấy thảm đỏ dưới gốc ta mới biết trên cành hoa đang nở rộ.
Đương nhiên mùa xuân là mùa hoa đẹp. Thược dược to bằng chiếc đĩa. Thu hải đường lại như những chùm hoa mọng, nhìn mà muốn ăn. Hải đường lại như những ngọn lửa nến lóe lên từ nách lá. Cây thu hải đường trồng trong chậu. Còn cây hải đường lại to như cây bưởi. Màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng như cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ.
Tết đến hoa đào nở thắm. Nó cũng là mùa xuân đấy.
Sau Tết những cây gạo, rồi sau đó là cây vông, sau nữa nhiều ngày mới đến lượt hoa xoan tây thi nhau nở đỏ, xem ai rực rỡ hơn. Cả cây gạo và cây vông khi ra hoa đều không có lá, trông xa tưởng như cành đào ngày Tết đã vụt lớn lên, trở thành khổng lồ để kéo dài mùa xuân ra. Hoa gạo, hoa vông cứ mọc lên sáng chói ở đầu làng ven núi hoặc ngay cả trong những thị xã, thành phố.
Ai mà chẳng yêu hoa. Còn nhiều thứ hoa màu đỏ nữa, với nhiều sắc thái đậm nhạt khác nhau, có thứ hương, có thứ không thơm, nhưng đều làm đất nước và cuộc sống của chúng ta thêm tươi đẹp, thêm đáng yêu, đáng quý.
Theo Băng Sơn.
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất cho từng câu hỏi sau:
1. Hoa nào nở vào mùa thu?
A. Hoa thược dược B. Hoa lựu
C. Hoa lộc vừng D. Hoa đào
2. Trong đoạn “Đỏ tía là … màu đỏ rực như tiết.”, tác giả đã dùng những từ ngữ chỉ màu đỏ nào để tả các loài hoa? Em hãy viết các từ chỉ màu đỏ theo thứ tự vào chỗ chấm:
…………………………………………………………………………………………………
3. Theo tác giả, Màu đỏ của hoa đỗ quyên làm ta tưởng như cây không biết mọc lá, cây không có lá bao giờ. là vì:
A. Hoa đỗ quyên nở rộ, tạo thành tán phía trên che phủ màu xanh của lá, màu đỏ của hoa đỗ quyên nổi bật lên.
B. Cây hoa đỗ quyên có rất ít lá.
C. Màu hoa đỏ rực rỡ hơn màu xanh của lá.
D. Cây hoa đỗ quyên không có lá.
4. Tại sao nhà văn nói cây gạo, cây vông kéo dài mùa xuân?
A. Cả cây gạo và cây vông ra hoa vào mùa xuân.
B. Cả cây gạo và cây vông khi ra hoa đều không có lá, trông xa tưởng như cành đào ngày Tết đã vụt lớn lên, trở thành khổng lồ, ngỡ như lúc đó đang là mùa xuân.
C. Cả cây gạo và cây vông ra hoa cuối mùa xuân.
D. Cả cây gạo và cây vông khi ra hoa đều không có lá, hoa đỏ rực nổi bật như hoa đào.
5. Bài văn trên giới thiệu với người đọc về điều gì?
A. Những loài hoa nở vào mùa xuân. B. Các loài hoa màu đỏ trên đất nước ta.
C. Vẻ đẹp của cây trái nước ta. D. Hoa là phần đẹp nhất của cây.
II/ Kiến thức Tiếng Việt
1. Dấu phẩy trong câu: “Màu đỏ của hoa hồng nhung có quanh năm, ai mà chẳng thích.”, có tác dụng gì?
A. Ngăn cách các vế trong câu ghép.
B. Ngăn cách các vị ngữ trong câu.
C. Ngăn cách các trạng ngữ trong câu.
D. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
2. Câu nào sau đây là câu ghép?
A. Đất nước ta xanh tươi bốn mùa, có hoa quả quanh năm.
B. Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa là phần đẹp nhất của cây.
C. Chỉ nói riêng màu đỏ cũng có bao nhiêu thứ hoa đẹp.
D. Đỏ tươi là hoa vông, hoa gạo.
3. Hai câu : Tết đến hoa đào nở thắm. Nó cũng là mùa xuân đấy.
Liên kết với nhau bằng cách:
A. Lặp từ ngữ, từ lặp lại là:.............................
B. Thay thay thế từ ngữ, từ .............................thay thế cho từ...................................
C. Dùng quan hệ từ: quan hệ từ đó là:.....................................
4. Gạch chân và ghi chú dưới bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của câu:
Nếu quả là phần ngon nhất thì hoa là phần đẹp nhất của cây.
5. Câu ghép sau có mấy vế? Hãy dùng vạch xiên tách các vế câu:
Hoa mặt trời có nhiều loại, loại cánh đơn màu đỏ cờ, cánh sen, loại cánh kép màu hồng và còn có màu đỏ rực như tiết.
A. 2 vế B. 3 vế C. 4 vế
6. Hai vế câu ghép sau có quan hệ gì? khoanh vào quan hệ từ nối 2 vế câu ghép.
Còn nhiều thứ hoa màu đỏ nữa, với nhiều sắc thái đậm nhạt khác nhau, hương thơm khác nhau nhưng chúng đều làm đất nước và cuộc sống của chúng ta thêm tươi đẹp, thêm đáng yêu, đáng quý.
A. Nguyên nhân - kết quả
B. Giả thiết/ điều kiện - kết quả
C. Tương phản
D. Tăng tiến.
7. Đặt 1 câu ghép có quan hệ giả thiết/ điều kiện - kết quả nói về Trật tự - An ninh.
.......................................................................................................................................
Lại 1 lần nữa viết dài mỏi mòn cả tay!
Câu 1
a) ngào ngạt, sực nức, thoang thoảng, thơm nồng, thơm nức.
b) rực rỡ, sặc sỡ, tươi thắm, tươi tắn, thắm tươi.
c) long lanh, lóng lánh, lung linh, lung lay, lấp lánh.
Câu 2
"Lời ru nồng nàn, tha thiết của mẹ ……rót…... vào tâm hồn thơ ngây, trong trắng của tôi biết bao yêu thương".
Câu3
Tác giả là một người đầy tình cảm, và ông đã viết bài thơ về mẹ để bộc lộ cảm xúc yêu quý của mình dành cho người mẹ đáng kính. Cũng như ngày ngày ông trông thấy mẹ vất vả mà lại càng thương, càng quý. Qua từng lời thơ, ông như tỏ lòng biết ơn đối vs mẹ của mình, lòng biết ơn vô bờ bến. Ông còn muốn nói lên sự vất vả lo cho con khôn lớn của người mẹ để mọi người thấu hiểu cho nỗi lòng của người mẹ, và cảm thấy người mẹ thật cao cả, thật vĩ đại để yêu mẹ mình hơn.
Câu 4
Ôi! Ngày nay nhìn các bạn vừa cỡ tuổi tôi hay thậm chí mới chưa đầy mười tuổi nhưng đã phải mang cặp kính cận to dày cộp, nghĩ mà thấy vừa buồn lại vừa thương. "Đôi mắt là một trong những vốn quý nhất của con người, các em phải biết giữ gìn và chăm sóc nó". Đó là câu nói của cô Hạnh chủ nhiệm tôi hồi lớp 5. Nghĩ lại mà thấy kỉ niệm với cô thật là sâu sắc.
Nói là chủ nhiệm lớp năm nhưng thực chất cô chủ nhiệm lớp tôi cả ba năm cuối cấp. Chẳng thế mà cô để lại trong tôi nhiều ấn tượng tốt đẹp vô cùng. Bây giờ tôi vẫn có thể hình dung y nguyên những ngày tháng ấy. Hôm nào cô cũng đến trường từ rất sớm rồi đón chúng tôi với nụ cười rạng rỡ và tươi tắn trên môi. Thường cô mặc chiếc áo dài xanh, mái tóc mượt mà ôm trọn khuôn mặt trái xoan xinh xắn và đôn hậu. Đôi mắt cô đẹp và trong sáng nhìn chúng tôi trìu mến và có khi độ lượng với bạn nào mắc lỗi. Tính cô thẳng thắn và nghiêm nghị lắm. Nhưng không hiểu sao tất cả các bạn trong lớp tôi, chẳng bạn nào là thấy cô xa lạ cả. Bây giờ thì tôi đã nhận ra, cô nghiêm nghị mà chúng tôi vẫn vô cùng quý mến chính là vì sự tận tâm của cô giáo hàng ngày.
Chỉ mỗi một việc nhỏ, rất nhỏ thôi mà cả lớp tôi ơn cô nhiều lắm. Hồi ấy chúng tôi tuy đã học lớp ba nhưng đến tư thế ngồi học có nhiều bạn vẫn chưa biết ngồi thế nào cho đúng. Ai cầm bút viết cũng còn rất ngượng nghịu. Đặc biệt rất nhiều bạn cứ khi viết là lại cúi sát xuống gần quyển vở. Chỉ nhìn cảnh ấy cũng đủ thấy lớp tôi có đến hơn chục người có nguy cơ bị cận. Nhưng rồi cô Hạnh vào chủ nhiệm. Từ đó không bao giờ cô cho phép chúng tôi ngồi sai tư thế. Lúc nào lưng vài cũng phải thẳng. Thế là dù có buồn ngủ đến mấy đi chăng nữa, tôi cũng chẳng nhìn thấy bạn nào nằm bò trên bàn như trước đây. Mỗi giờ tập viết, cô lại đi tới từng bàn nắn cho các bạn từng nét chữ, lại còn dạy các bạn cầm bút như thế nào, viết loại bút ra sao? Từ ngày cô dạy, tất cả chúng tôi lúc nào cũng phải giữ khoảng cách với vở khi tập viết.
Thú thực lúc đầu không ít bạn tỏ ý kêu ca. Ngay cả tôi cũng vậy, dù ở trên lớp thì nghe lời nhưng về nhà là tôi lại nằm ra bàn mà viết. Nhưng cô kiên trì lắm và thế là cuối cùng lớp chúng tôi cũng có được thói quen.
Buổi họp phụ huynh cuối năm, được nghe báo cáo, cô vui mừng lắm vì đến lớp năm mà chúng tôi chưa ai bị cận. Cha mẹ chúng tôi cũng vui mừng vì con cái học hành tiến bộ hơn. Thế là ai cũng ơn cô nhiều lắm!
Năm nay dù đã bước sang trường mới nhưng chúng tôi vẫn rất nhớ ơn cô, vẫn không đứa nào quên thói quen mà cô đã dành cả ba năm cho chúng tôi rèn giũa. Bây giờ nhìn các bạn cùng trang lứa, tôi mới hiểu sâu hơn về câu nói của cô "đôi mắt là vốn quý nhất của con người".
k mk nha
thank mọi ng'
ng