K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 9. (1,0 điểm) Em có đồng tình với câu nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương.” không? Vì sao? Câu 10. (1,0 điểm) Viết đoạn văn 5 - 7 dòng trình bày suy nghĩ về giải pháp loại bỏ căn bệnh vô cảm trong giới trẻ. Bài đọc:         Trong cuộc sống, bên cạnh những con người biết đồng cảm, chia sẻ, luôn nghĩ đến người khác còn có những kẻ thờ ơ, lãnh đạm, ích kỷ,...
Đọc tiếp

Câu 9. (1,0 điểm)

Em có đồng tình với câu nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương.” không? Vì sao?

Câu 10. (1,0 điểm)

Viết đoạn văn 5 - 7 dòng trình bày suy nghĩ về giải pháp loại bỏ căn bệnh vô cảm trong giới trẻ.

Bài đọc:

        Trong cuộc sống, bên cạnh những con người biết đồng cảm, chia sẻ, luôn nghĩ đến người khác còn có những kẻ thờ ơ, lãnh đạm, ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân. Những suy nghĩ như “mặc kệ nó”, “mạnh ai nấy sống” hay “chuyện thường ngày ở huyện”... đôi khi khiến đâu đó, lòng trắc ẩn trước nỗi đau người khác, sự phẫn nộ trước cái xấu trở nên hiếm hoi. Căn bệnh vô cảm đang len lỏi vào một bộ phận xã hội, đặc biệt là giới trẻ trong thời đại số.

        “Trẻ em bây giờ sẵn sàng vô cảm trước nỗi đau của ba mẹ mình. Nguyên nhân cũng có thể từ môi trường mạng xã hội, đó là không gian truyền thông công cộng, những thông tin trên đó đều không được kiểm chứng và không ít rác rưởi. Tâm hồn các em bị nhiễm độc khi hàng ngày, hàng giờ vào môi trường đó, lâu dần thành quen. Gieo thói quen hình thành tính cách, gieo tính cách sẽ ra định hình đường đời một con người”, PGS.TS Nguyễn Toàn Thắng - Nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chia sẻ.

        Thói quen bó hẹp giao tiếp, chỉ giao lưu với người ảo qua các trò chơi trực tuyến, nhiều chuyên gia cảnh báo, những cảnh bạo lực, chém giết man rợ, đầy rẫy trong các trò chơi điện tử, trong truyện tranh hay video clip trên mạng xã hội đang làm lệch lạc cảm xúc, suy nghĩ của một bộ phận giới trẻ. Mải mê với thế giới số, nên nhiều bạn trẻ thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm gì đến thế giới thực, tới người xung quanh. Đây là hệ lụy không tránh khỏi.

        Cách đây 2 năm, nhiều người bị ám ảnh trước sự vô cảm của một tài xế taxi lạnh lùng bỏ đi khi gây tai nạn và người qua đường không có động thái gọi cơ quan chức năng. Không ít người gặp người bị nạn chẳng quan tâm sống chết ra sao, hoặc có ghé lại thì cũng chỉ để thỏa mãn tính hiếu kỳ, hoặc chỉ để quay clip để đưa lên trang cá nhân câu view,... Hay những vụ hồn nhiên hôi của, giành giật đồ đánh rơi ngoài đường, bỏ qua lời van xin của người đang gặp nạn. Đó là những tiếng chuông báo động về sự vô cảm.

        Nhip sống hối hả, rồi lo toan cơm áo gạo tiền, lối sống quá nặng tính cá nhân khiến con người ngày càng ít để tâm đến người khác, có nhiều người thấy không cần giúp ai cả, và lâu dần hình thành tâm lý sống “chỉ biết mình”. Trong nhiều trường hợp, sự vô cảm còn bắt nguồn cả ở sự sợ vạ lây, “không phải đầu cũng phải tai”. Gần đây trên mạng xã hội lan truyền một đoạn clip một người đàn ông trước khi giúp người bị tai nạn đã phải đưa điện thoại nhờ người khác quay xác nhận rằng mình không phải là thủ phạm gây tai nạn mà chỉ là người giúp đỡ. Vừa quay clip, vừa khẳng định rằng quay lại cho chắc chắn để tránh vạ lây. Hành động này cho thấy một thực trạng đáng buồn rằng đôi khi lòng tốt lại trở thành thứ phiền phức.

        “Xã hội đang có hiện tượng người tốt bị nhìn như từ trên trời rơi xuống. Mọi người đang đứng xem nhưng có một anh xông ra làm việc tử tế như băng bó vết thương cho người bị tai nạn thì bị người ta nói vớ vẩn lại bị người nhà ra đánh, và thực tế đã có trường hợp giúp người nhưng bị nghi oan và vạ lây”, chuyên gia tâm lí Đinh Đoàn chia sẻ.

        “Bệnh vô cảm” không phải là tội ác, nhưng rất có thể nó là con đường dẫn đến tội ác. Hơn nữa, nó có nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Một người vô cảm thì mọi người xung quanh sẽ vô cảm theo, và cuối cùng có thể là cả một xã hội vô cảm. Vô cảm còn bị ví như căn bệnh “ung thư tâm hồn”, khiến sự tử tế, sự nhân văn cạn kiệt. Một nhà văn Nga đã từng nói nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương. Vì thế, chỉ có tình yêu thương, lòng trắc ẩn với mọi người, dù là người thân hay người xa lạ gặp khó khăn, gặp sự cố... mới có thể làm ấm nóng cảm xúc... Khi nhiều lòng tốt, giản dị cộng lại, sự vô cảm sẽ không còn đất sống.

(Theo https://vtv.vn/van-hoa-giai-tri)

0
14 tháng 4

 

Em có thể khám phá vẻ đẹp tuyệt vời của Thác Thác Tuyền ở Quảng Ngãi. Nằm giữa một khu rừng rậm phong phú, thác nước cao vút đổ xuống tạo ra một cảnh quan tuyệt đẹp và hùng vĩ. Âm thanh của nước rơi và hơi mát của suối tạo nên một không gian yên bình và thư thái, rất thích hợp cho việc thư giãn và tận hưởng thiên nhiên. Cảnh sắc quanh năm thay đổi, từ mùa xuân tươi mới đến mùa thu rực rỡ, mỗi mùa đều mang lại một vẻ đẹp độc đáo riêng. Thác Thác Tuyền không chỉ là điểm du lịch hấp dẫn mà còn là nơi để con người tìm lại bình yên và hòa mình vào với thiên nhiên tuyệt vời.

Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở vùng duyên hải miền Trung, lưng tựa vào dãy Trường Sơn, mặt hướng ra biển Đông, phía bắc giáp Quảng Nam, phía nam giáp Bình Định, phía tây nam giáp Kon Tum. Bờ biển Quảng Ngãi dài 135km, ngoài khơi có đảo Lý Sơn.

Thành phố Quảng Ngãi được xây dựng trên bờ sông Trà Khúc. Từ xa xưa đã có những bánh xe nước to lớn quay suốt ngày đêm, vừa tô đẹp cho phong cảnh, vừa cấp nước cho các ruộng lúa, ruộng mía, nguyên liệu làm ra các loại đường cát, đường phèn, đường phổi, mạch nha, kẹo gương nổi tiếng đất nước.

Quảng Ngãi có cảng Dung Quất, một cảng lớn có độ sâu lý tưởng đang được khởi công xây dựng. Trong tương lai Dung Quất sẽ trở thành một cảng dầu khí lớn nhất Việt Nam cùng với thành phố Vạn Tường hiện đại. Quảng Ngãi mảnh đất giàu tiềm năng đang chờ đợi đầu tư hơn nữa để trở thành một trong những trung tâm phát triển ở miền Trung và là điểm du lịch thu hút khách trong và ngoài nước.

Quảng Ngãi là tỉnh có nền văn hoá lâu đời, nhiều di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh như cảnh đẹp núi Ấn, sông Trà Khúc, Cổ Luỹ Cô thôn rợp mát bóng dừa, bãi tắm Sa Huỳnh nước trong xanh, cát trắng, lộng gió, di tích kiến trúc thành cổ Châu Sa, nằm kề bên bờ bắc của sông Trà gần cửa biển, các di tích văn hoá Sa Huỳnh, mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng…

Đến Quảng Ngãi, du khách có dịp thăm lại chiến trường xưa, những di tích lịch sử như căn cứ địa Ba Tơ, chiếc nôi cách mạng ở miền Trung; di tích khởi nghĩa Trà Bồng, vùng đất của những rừng quế bạt ngàn; chứng tích tội ác chiến tranh Sơn Mỹ; chiến thắng Ba Gia; chiến thắng Vạn Tường, với nhiều dấu tích chiến trường xưa oanh liệt. Quảng Ngãi là vùng đất có lợi thế về di sản văn hóa, biển đảo và là vùng đất của những biến động địa chất hàng triệu năm kiến tạo. Từ huyện đảo Lý Sơn sống động về văn hóa, lịch sử, hình thành từ những lớp nham thạch núi lửa trên biển, đến vùng ven biển, đồng bằng hay vùng núi cao đều chứa đựng những bí ẩn, đầy kỳ thú của vũ điệu thời gian từ thuở khởi nguồn sự sống.

Quảng Ngãi đã chú trọng phát triển du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, vui chơi giải trí, thể thao, khám phá ở các bãi biển Mỹ Khê, Lý Sơn, Sa Huỳnh, Vạn Tường, Khe Hai… Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử gắn với lễ hội, tâm linh, nghiên cứu, giáo dục, thăm lại chiến trường xưa… đã và đang khai thác tốt. Đồng thời, du lịch sinh thái cũng đang phát triển mạnh tại các điểm như: Suối Chí, Thác Trắng, Suối nước nóng Nghĩa Thuận, Khu Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Bãi Dừa…

Ngoài ra, sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với các dịch vụ trải nghiệm như câu cá, mực, soi đêm, lặn ngắm san hô… ở các huyện có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng như Lý Sơn, Bình Sơn; hay trải nghiệm văn hóa đồng bào Hrê và tìm hiểu Bảo tàng Khởi nghĩa Ba Tơ; du lịch miệt vườn tại huyện Nghĩa Hành, du lịch cộng đồng tại làng Gò Cỏ, phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ)… cũng đã thu hút nhiều du khách.

14 tháng 4

Hằng năm, quê em sẽ tổ chức hội đua thuyền vào mùng sáu tháng Giêng hằng năm. Đây là một nét sinh hoạt văn hóa lâu đời, gửi gắm nhiều giá trị quý báu của dân tộc.

Hội được chuẩn bị từ vài tuần trước. Ban tổ chức đã đến khảo sát con sông sẽ diễn ra hội. Trên sông, năm chiếc thuyền nằm chờ ở điểm xuất phát. Những chiếc thuyền dùng để thi đấu khá dài, nhưng không rộng lắm. Mỗi đội đua thuyền gồm có mười thành viên. Mỗi đội có một trang phục truyền thống với màu sắc riêng: xanh, đỏ, tím, vàng và trắng để phân biệt.

Các thành viên đội đua bắt đầu xuống thuyền. Họ di chuyển chiếc thuyền đến vạch xuất phát. Hiệu lệnh vừa nổi lên, các tay đua khom mình gò lưng đẩy mái chèo theo hiệu lệnh của người chỉ huy. Mỗi thuyền mười tay đua, ai nấy đều to khỏe, cánh tay rắn chắc. Trên gương mặt mỗi người mồ hôi ướt đẫm nhễ nhại nhưng ai cũng phấn khởi và thể hiện quyết tâm cao độ của mình.

Những con thuyền băng băng rẽ nước trên sông. Khán giả vừa chạy theo những con thuyền, vừa hò reo cổ vũ rất nhiệt tình: “Đội trắng cố lên!”, Đội đỏ cố lên!”. Tiếng trống vang lên thúc giục các tay đua phải khấn trưởng hơn. Không khí của lễ hội đua thuyền khiến cảnh ngày xuân thêm tưng bừng, náo nhiệt.

Đường đua dài khoảng mười lăm ki-lô-mét. Các đội về nhất, nhì, ba sẽ lần lượt lên nhận thưởng. Hội đua thuyền là một nét sinh hoạt văn hóa lâu đời, thể hiện giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương em.

đây nha

14 tháng 4

"Giờ Trái Đất" là một sự kiện toàn cầu nhằm tăng cường nhận thức về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Ban đầu, năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a đã bắt đầu tìm kiếm phương pháp mới để tuyên truyền về vấn đề biến đổi khí hậu. Vào năm 2006, nhà quảng cáo Lê-ô Bớc-net đã đặt tên cho chiến dịch của họ là "Giờ Trái Đất". Sự kiện này đã thu hút sự tham gia của hàng triệu người trên toàn thế giới, với hơn 4000 thành phố và 88 quốc gia tham gia vào năm 2009.

Mục đích của sự kiện là tăng cường ý thức về việc tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí thải, đồng thời khẳng định rằng mỗi hành động cá nhân đều có thể ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng ta. Sự kiện này có nhiều hoạt động ý nghĩa như tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong một giờ đồng hồ, khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông xanh và tuyên truyền vận động cộng đồng hưởng ứng chiến dịch. Vào ngày Trái đất năm nay, cả gia đình em đã quyết định tắt toàn bộ các thiết bị điện trong nhà để góp phần bảo vệ môi trường như đèn, tivi, máy tính, điều hòa... Sau khi tắt hết các thiết bị điện, mọi người trong khu phố ra ngoài hiên ngồi trò chuyện. Lúc này cả khu phố chìm trong không khí yên bình. Em lắng nghe những câu chuyện kể thú vị của mọi người về cuộc sống ngày trước khi chưa có đèn điện đơn giản, bình dị ra sao. Hóa ra cuộc sống ngày xưa nghèo khó, chậm rãi nhưng cũng thật vui vẻ và hạnh phúc. Một tiếng "Giờ Trái Đất" trôi qua thật nhanh và ý nghĩa.

Với những hoạt động nhỏ bé, thiết thực, "Giờ Trái Đất" đã góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên và tăng cường nhận thức của cộng đồng về việc bảo vệ môi trường. Sự kiện này có ý nghĩa rất lớn đối với bảo vệ môi trường và tương lai của nhân loại.

14 tháng 4

Ui ngân à t học chung thi đội tuyển vs m nè

Câu 9. (1,0 điểm) Em có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Giá trị nổi bật toàn cầu của Hội Gióng thể hiện ở chỗ nó chính là một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ.” không? Vì sao? Câu 10. (1,0 điểm) Viết đoạn văn 5 - 7 dòng nêu những hành động, việc làm cụ thể để bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống của dân tộc. Bài...
Đọc tiếp

Câu 9. (1,0 điểm)

Em có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Giá trị nổi bật toàn cầu của Hội Gióng thể hiện ở chỗ nó chính là một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ.” không? Vì sao?

Câu 10. (1,0 điểm)

Viết đoạn văn 5 - 7 dòng nêu những hành động, việc làm cụ thể để bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống của dân tộc.

Bài đọc:

HỘI GIÓNG - NƠI LƯU GIỮ NÉT ĐẸP VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

        Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Lễ hội mô phỏng một cách sinh động diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến chống giặc Ân. Hội Gióng được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng tiêu biểu nhất là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội).

        Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6 - 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết, đây là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời. Tại đây, nhân dân đã xây dựng Khu di tích đền Sóc bao gồm 6 công trình: đền Hạ (hay còn gọi đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (hay còn gọi đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia.

        Đêm mùng 5, Lễ Mộc Dục (tắm tượng) được tiến hành để mời Đức Thánh về dự hội. Đến ngày mùng 6 khai hội, nhân dân 8 thôn làng thuộc 6 xã nằm quanh Khu di tích đền Sóc dâng các lễ vật lên Đức Thánh, trong đó nghi lễ dâng hoa tre của thôn Vệ Linh được tổ chức đầu tiên.

        Sang ngày mùng 7 chính hội (ngày thánh hóa theo truyền thuyết), hoạt cảnh chém tướng giặc diễn tả lại cảnh Thánh Gióng chém 3 tướng giặc Ân cuối cùng ở chân núi Vệ Linh trước khi bay về trời được tổ chức. Đến chiều ngày mùng 8, lễ hóa mô hình voi và ngựa giấy với kích thước lớn được tiến hành để kết thúc lễ hội. Trong thời gian diễn ra lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo,...

         Hội Gióng ở đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6 - 12/4 âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết, Phù Đổng chính là nơi sinh ra người anh hùng Thánh Gióng. Hội Gióng ở đền Phù Đổng được ví như một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã được chuẩn hóa. Trong đó, mỗi vai diễn đều chứa đựng những ý tưởng rất sâu sắc như: “ông Hiệu” là các tướng lĩnh của Thánh Gióng; “Phù Giá” là đội quân chính quy của Thánh Gióng; các “Cô Tướng” tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược của nhà Ân; “ông Hổ” là đội quân tổng hợp; “làng áo đỏ” là đội quân trinh sát nhỏ tuổi; “Làng áo đen” là đội dân binh. Lễ hội còn có các màn rước như: “Rước khám đường” là đi trinh sát giặc, “Rước nước” là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân; “Rước Đống Đàm” là đàm phán, kêu gọi hòa bình; “rước trận Soi Bia” là mô phỏng cách điệu những trận đánh ác liệt;...

         Giá trị nổi bật toàn cầu của Hội Gióng thể hiện ở chỗ nó chính là một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Lễ hội còn có vai trò liên kết cộng đồng và chứa đựng nhiều ý tưởng sáng tạo, thể hiện khát vọng đất nước được thái bình nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Về mặt mỹ thuật, Hội Gióng mang nhiều nét đẹp và giá trị của lễ hội như các đám rước, các hiệu cờ, hiệu trống, hiệu chiêng, diễn xướng dân gian, múa hát ải lao, múa hổ,...

(Theo Tạp chí Du lịch)

0
Câu 9. (1,0 điểm) Ngoài phong tục dựng nêu, em còn biết những phong tục nào trong ngày Tết? Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về phong tục đó. Câu 10. (1,0 điểm) Viết đoạn văn ngắn (5 - 7 dòng) nêu ý nghĩa của việc gìn giữ những phong tục tốt đẹp của dân tộc. Bài đọc: CÂY NÊU NGÀY TẾT VIỆT         Tết Nguyên đán người Việt được xem là những ngày quan trọng nhất trong năm. Dù cả năm qua có làm...
Đọc tiếp

Câu 9. (1,0 điểm)

Ngoài phong tục dựng nêu, em còn biết những phong tục nào trong ngày Tết? Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về phong tục đó.

Câu 10. (1,0 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (5 - 7 dòng) nêu ý nghĩa của việc gìn giữ những phong tục tốt đẹp của dân tộc.

Bài đọc:

CÂY NÊU NGÀY TẾT VIỆT

        Tết Nguyên đán người Việt được xem là những ngày quan trọng nhất trong năm. Dù cả năm qua có làm ăn vất vả, cực nhọc hay đi xa chăng nữa thì dịp Tết, mọi người đều cố gắng trở về đoàn tụ bên gia đình và chuẩn bị đầy đủ lễ vật để dâng cúng ông bà tổ tiên. Từ xa xưa nếp sống phong tục tập quán đó đã được dân gian đúc kết thành câu đối ý nghĩa: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.

        Dựng nêu ngày Tết có cả dụng ý trừ ma, quỷ, thờ phụng thần linh và vong hồn tổ tiên, tảo trừ những điều xấu xa trong năm cũ để đón năm mới. Theo tục lệ xưa, cây nêu được dựng trước sân nhà vào ngày 23 tháng Chạp, hạ nêu vào ngày mùng 7 tháng Giêng. Thân cây nêu thường làm bằng cây tre già dài khoảng 5 - 6 mét, ngọn nêu vươn cao, gắn với ước vọng về một năm mới bình yên, thuận hòa. Trên cây nêu treo những vòng tròn nhỏ và trên vòng tròn này treo một số đồ vật như các loại phướn, đèn lồng, cờ, câu đối, niêu đất chứa vôi, hoa tre, vàng mã,… Có địa phương treo các vật như lá bùa hình bát quái, nhánh xương rồng, cành lá dứa, bầu rượu bện bằng rơm, giỏ tre đựng vôi và trầu cau, cá chép bằng giấy hay những chiếc khánh đất nung va đập vào nhau kêu leng keng giống chuông gió. Bên dưới gốc rắc bột vôi trắng tạo thành vòng tròn hoặc rắc hình cánh cung, mũi tên hướng ra phía cổng nhà để xua đuổi tà ma.

       Thời gian dựng cây nêu ở các địa phương cũng khác nhau, người Kinh dựng nêu vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch để ngăn ngừa ma quỷ tới quấy rầy gia chủ trong những ngày ông Công, ông Táo lên chầu trời. Một số dân tộc khác như đồng bào Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc như: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Lào Cai, Yên Bái lại dựng cây nêu vào chiều 30 tháng Chạp âm lịch. Người H’Mông dựng cây nêu trong lễ hội Gầu tào từ ngày 3 đến ngày 5 tháng Giêng âm lịch, ngày 7/1 âm lịch là ngày hạ nêu, đồng bào dân tộc Sán Dìu dựng cây nêu trong lễ Cầu mùa.

         Trong nhịp sống hiện đại, con người tất bật lo toan, nhà chật, đất hẹp khiến nêu dần vắng bóng. Điều đáng mừng, những năm gần đây, ở nhiều địa phương và một số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực văn hóa đã tổ chức thượng nêu để lưu giữ một tục lệ cổ truyền của người Việt. Mang ý nghĩa tạo lập hạnh phúc với con người, phong tục dựng nêu ngày Tết nhắc nhở mỗi người ý thức giữ gìn một phong tục đẹp và lâu đời của Tết Việt.

(Theo Thế Dương, chuyên mục Tết Việt,

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)

0