tả cảnh mùa thu vào buổi sáng trên quê em
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trước cổng nhà em, có trông một cây sấu rất to và đẹp. Nghe mẹ bảo, năm nay cây sấu đó cũng đã hơn năm tuổi rồi.
Cây sấu rất cao, có khi phải gần 3m, vì nó còn cao hơn cánh cổng của nhà em nữa. Thân cây thẳng đứng, to như bắp chân người lớn, vô cùng chắc chắn. Bọc bên ngoài thân cây là lớp vỏ thô ráp, màu nâu sẫm. Ở phía dưới gốc, có mấy chỗ xám trắng như là bị mốc. Cách gốc khoảng gần một mét rưỡi, các cành bắt đầu tỏa ra. Các cành ở thấp to như cổ tay, các cành ở trên cao thì có phần bé hơn. Từ các cành đó, các nhánh con lại thi nhau tỏa ra, đan cài vào nhau, dày đặc. Khiến cả cây sấu nhìn từ xa như một cây nấm rơm màu xanh.
Lá cây sấu có hình như lá cây vải, cây nhãn, nhưng dài hơn và màu xanh ít sẫm hơn. Đặc biệt, so với các loại cây bóng mát khác như cây bàng, cây đa, thì lá của cây sấu dày hơn nhiều. Đến mức, mùa hè đứng dưới tán cây, thì thật khó để có thể xuyên qua vòm lá nhìn lên trời xanh. Vào khoảng tháng 5, tháng 6 cây sấu sẽ bắt đầu ra hoa. Hoa sấu nhỏ li ti, màu trắng pha chút xanh nhạt. Thường, hoa sấu mọc thành từng chùm, trên cả một cành dài như hoa lay-ơn. Thế nhưng, một phần vì hoa nhỏ, màu lại lẫn với lá, một phần vì tán lá quá dày và cao, nên thường khi hoa sấu nở, chẳng mấy ai phát hiện sớm. Chỉ khi hoa đã nở rầm rộ, trắng xóa thì người ta mới nhận ra. Khoảng gần ba tuần sau khi hoa nở thì sẽ kết quả. Giống như hoa, quả sấu mọc từng chùm xanh biếc. Khi lớn, quả sấu thường to bằng một chén rượu nhỏ của các bố, các ông. Ăn giòn và có vị chua nhẹ. Những quả sấu ấy, làm ra đủ các món ngon vào mùa hè. Nào là sấu dầm đường, hay sấu muối giòn, canh sấu, ô mai sấu… Đôi khi chỉ là một quả sấu chua với ít muối ớt cũng đủ làm tụi trẻ con thèm thuồng.
Mỗi ngày, khi đi qua cổng, em luôn nhìn thấy cây sấu đầu tiên. Nó như một người bảo vệ thầm lặng cho cả ngôi nhà. Em mong rằng, cây sẽ luôn khỏe mạnh, xanh tốt, để tiếp tục đồng hành cùng em qua thật nhiều, thật nhiều mùa hè nữa.
TK:
Trong trường học hiện nay xuất hiện nhiều hiện tượng khiến các thầy cô phải đau đầu tìm cách giải quyết ví dụ như hút thuốc, đánh lộn, sử dụng điện thoại,.. Trong đó tình trạng học sinh nói chuyện riêng trong giờ học tuy không phải vấn đề xấu xa gì, nhưng nó lại đang có ảnh hưởng không tốt đến việc học tập của các bạn học sinh.
Việc nói chuyện riêng trong giờ dường như đã trở thành trào lưu, trong giờ học lúc nào cũng nghe thấy tiếng nói chuyện. Nguyên nhân chủ yếu là do các bạn học yếu ngồi trong lớp không yên được, mệt mỏi nên nói chuyện để giết thời gian chờ đợi lúc đánh trống hết giờ. Còn có nguyên nhân nữa là do thấy các bạn xung quanh nói chuyện rôm rả nên cũng muốn nhập cuộc cho vui. Các bạn có lẽ không biết rằng việc các bạn nói chuyện riêng trong giờ học sẽ khiến lớp bị ảnh hưởng không tốt.
Các thầy cô khó tính khi thấy các bạn nói chuyện quá nhiều trong lớp sẽ tức giận và hậu quả là lớp phải nhận giờ B, C, cũng có khi giờ D trong sổ đầu bài. Nói chuyện còn ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của các bạn. Khi các bạn nói chuyện riêng sẽ bị sao nhãng và tất nhiên sẽ không hiểu bài. Còn có bạn thậm chí còn bị đình chỉ học vì nói chuyện quá nhiều, không có ý thức sửa chữa. Nói chuyện riêng đã trở thành thói quen lâu dài, vì vậy muốn khắc phục, loại bỏ tình trạng này cần thời gian dài.Các thầy cô có thể sử dụng nhiều phương pháp đổi mới trong cách giảng dạy khiến các bạn chú ý trong học tập. Các biện pháp cưỡng ép chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, thường không đem lại hiệu quả cao. Các bạn học sinh thì cần có ý thức hơn, có chuyện trò gì thì để ra chơi nói.
Bản thân em đôi lúc cũng nói chuyện riêng, nhưng em vẫn cố gắng khắc phục để không làm ảnh hưởng đến thầy cô, bạn bè và chính bản thân em. Nói chuyện không phải là xấu, điều quan trọng là ta nói lúc nào, ở đâu.
Tham khảo thì ghi thẳng ra là tham khảo đi bạn, TK là gì? Nó dài đến mức mà phải viết tắt lại hay sao vậy bạn?
Tác dụng: Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng ngăn cách các bộ phận chủ ngữ với vị ngữ.
Cấu trúc ngữ pháp : TN, TN, CN - VN
Rồi hôm sau,/ khi phương đông vừa vẩn bụi hồng,/ con họa mi ấy/ lại hót vang lừng chào TN TN CN VN
nắng sớm.
Tác dụng của dấu phẩy 1 : Ngăn cách 2 bộ phận cùng giữ chức vụ trạng ngữ trong câu
Tác dụng của dấu phẩy 2 : Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu
Tick cho tui ạ
TK:
Có người đã từng nói rằng: “Cho dù bạn đang ở đâu trong cuộc hành trình của mình, tôi mọng bạn cũng sẽ tiếp tục gặp thử thách. Thật tốt lành khi có thể vượt qua chúng, có thể tiếp tục bước một chân lên trước chân kia - ở vào tư thế để leo lên ngọn núi của cuộc đời, biết rằng đỉnh núi vẫn còn ở phía trước. Và mỗi trải nghiệm đều là một người thầy đáng giá.”. Mỗi trải nghiệm đem đến cho chúng ta thật nhiều điều đáng giá, và bản thân tôi cũng có được trải nghiệm như vậy.
Kì nghỉ hè năm nay, tôi về quê ngoại chơi. Lần nào về thăm quê, tôi đã có rất nhiều trải nghiệm thú vị tại quê hương của mình - một làng quê thanh bình khác hẳn với phố phường nhộn nhịp. Buổi sáng chủ nhật hôm đó, tôi thức dậy thật sớm để ra bến xe cùng mẹ, bắt xe về nhà ông bà ngoại. Đúng sáu giờ ba mươi phút, xe bắt đầu xuất phát. Khoảng đến gần trưa mới đến nơi. Từ xa, tôi đã thấy ông bà ngoại ra đón ngoài cổng. Tôi háo hức chạy đến chào ông bà. Buổi trưa, cả gia đình quây quần bên mâm cơm. Những món ăn đặc sản của quê hương mà em chưa từng được thưởng thức. Món nào cũng ngon miệng, hấp dẫn. Mẹ chỉ ở lại có một hôm rồi về lại thành phố để đi làm. Còn tôi thì được ở lại với ông bà tận một tháng.
Những ngày sau đó thật tuyệt vời. Mỗi buổi sáng, tôi thức dậy thật sớm để đi dạo cùng ông nội. Bầu không khí thật trong lành, dễ chịu. Tiếng gà gáy báo sáng vang vọng từ xa. Những hạt sương đọng trên lá cây cũng dần tan biến. Làn gió khẽ lướt qua khiến những cành lá rung rinh. Bầu trời lúc này trong xanh, không một gợn mây. Vài chú chim nhỏ cất tiếng hót đón chào ngày mới.
Tập thể dục xong, hai ông cháu trở về nhà ăn sáng. Sau đó, tôi sẽ cùng với các bạn trong xóm ra cánh đồng chơi. Chúng tôi cùng nhau chơi ô ăn quan, cướp cờ, thả diều,… Toàn những trò chơi dân gian mà ở thành phố em chưa từng được chơi.
Khi ông mặt trời đã lên cao, cả nhóm trở về nhà. Tôi được thưởng thức những món ăn thôn quê của bà ngoại. Đến khi chiều xuống, những tia nắng chói chang dần yếu ớt rồi biến mất. Cơn gió thổi mát rượi như xua tan đi cái oi nóng của ngày hè. Tôi lại theo ông ngoại ra vườn. Vườn cây của ông thật rộng biết bao. Trong vườn trồng rất nhiều cây ăn quả. Tôi đã giúp ông tưới nước cho cây cối. Sau đó, ông còn hái rất nhiều loại quả cho tôi.
Tối hôm đó, em ngồi ngoài sân nghe bà ngoại kể chuyện. Những truyện cổ tích tôi đã được đọc trong sách biết bao lần. Nhưng khi nghe bà kể lại thấy thật thú vị, mới lạ. Chuyện về cô Tấm ở hiền gặp lành, chuyện chàng Thạch Sanh dũng cảm hay chuyện về cậu bé thông minh đã giúp được nhà vua. Giọng kể của bà nhẹ nhàng, miệng bà vẫn còn thoảng hương trầu. Giây phút đó, tôi cảm thấy yêu bà ngoại của mình biết bao nhiêu.
Nhưng có lẽ, trải nghiệm khiến tôi nhớ nhất là lần đầu tiên được bơi lội dưới sông. Dù là một trải nghiệm buồn nhưng nó lại giúp tôi có thêm nhiều điều ý nghĩa. Hồi ở thành phố, tôi mới chỉ được tập bơi trong bể bơi. Vì vậy, tôi đã vô cùng thích thú khi được hòa mình dưới dòng nước mênh mông, mát mẻ. Hôm đó, chúng tôi còn tổ chức một cuộc thi bơi lội. Với kinh nghiệm năm năm học bơi, tôi rất tự tin về bản thân.
Nhóm thi đấu của chúng tôi gồm có năm người. Trọng tài là Tuấn - người bạn hàng xóm thân thiết nhất của tôi. Sau khi trọng thổi còi bắt đầu hiệp đấu. Hai tuyển thủ từ tư thế chuẩn bị đã nhanh chóng vào cuộc đua. Tiếng hô hào, cổ vũ vang vọng khắp con sông. Các đối thủ ngang sức ngang tài, không ai chịu kém ai vẫn đang bơi song song nhau. Trận đấu vòng loại kết thúc, tôi và Đức là hai người chiến thắng sẽ bước vào trận chung kết.
Trận chung kết sẽ quyết định người chiến thắng. Tôi thầm nhủ sẽ đánh bại Đức. Sau khi Tuấn thổi còi bắt đầu hiệp đấu. Chúng tôi ra tư thế chuẩn bị vào cuộc đua. Tiếng hô hào, cổ vũ vang vọng khắp con sông. Cả hai không ai chịu kém ai nên vẫn đang bơi song song nhau. Tôi rất tự tin mình sẽ giành chiến thắng. Khi đã gần về đích, tôi cảm thấy thấm mệt. Nhưng nhìn thấy Đức đã sắp vượt mình, em quyết định tăng tốc. Bỗng nhiên, chân của tôi bị chuột rút, không cử động được. Tôi dần bơi chậm lại rồi dần tụt lùi phía sau. Lúc này, em chỉ còn biết đập tay vùng vẫy, uống phải không biết bao nhiêu là nước. Trong đầu cảm thấy vô cùng sợ hãi và lo lắng. Có tiếng ai hoảng hốt kêu lên:
- Hình như thằng Cường bị chuột rút rồi.
Tôi vùng vẫy trong nước. Nhưng không thể bơi tiếp. Không biết bản thân đã uống biết bao nhiêu là nước. Trong lúc mê man, tôi nghe thấy một giọng nói quen thuộc:
- Cường ơi, cậu có sao không? Cậu mau tỉnh lại đi!
Cho đến khi tỉnh táo thì tôi đã thấy Đức trước mặt mình. Khuôn mặt của cậu đầy lo lắng. Đức chính là người đã cứu tôi thoát chết trong gang tấc.
Tôi dần dần tỉnh lại. Tôi thấy mọi người xung quanh đều thở phào nhẹ nhõm. Có tiếng nói cất lên:
Đức tài thật, ở khoảng cách xa như vậy mà đã cứu được Cường một cách thần kỳ!”.
Có tiếng hưởng ứng:
- Đúng vậy!”, “Đúng vậy!”
Tôi dần tỉnh hơn, đứng dậy nói Đức:
- Cảm ơn cậu nhiều lắm!
Cuộc thi đã kết thúc bằng một tiết mục cứu người đầy ngoạn mục. Ai cũng cảm thấy ngưỡng mộ về tinh thần nghĩa hiệp của Đức. Và tin chắc rằng trong tương lai, Đức có thể trở thành một vận động viên bơi lội cừ khôi nếu cậu ấy đam mê nó.
Nhờ có trải nghiệm ngày hôm đó, tình cảm của tôi và Đức càng trở nên thắm thiết hơn. Chúng tôi đã trở thành những người bạn tốt của nhau. Quả là một trải nghiệm đáng nhớ, khiến tôi học được bài học quý giá. Không chỉ vậy, tôi còn có thêm một người bạn thân thiết.
Sau này, mỗi lần về quê chơi, tôi lại cùng với Đức tập luyện bơi lội. Chúng tôi đều mong muốn trở thành những vận động viên chuyên nghiệp. Tôi và Cường đã hứa với nhau sẽ cùng thực hiện ước mơ của mình. Tôi tin rằng cả hai sẽ thực hiện được điều đó.
Những trải nghiệm luôn đem đến cho con người bài học bổ ích trong cuộc sống. Dù là buồn hay vui thì đều đáng ghi nhớ. Bởi vậy mà tôi luôn trân trọng trải nghiệm của bản thân, coi đó là một hành trang quan trọng.
TK:
"Mùa thu ơi mùa thu…”
Tiếng hát vang lên qua tai nghe từ chiếc máy nghe nhạc. Thời tiết se se lạnh nhưng nắng vàng vẫn len lỏi khắp nơi. Nhìn cảnh tượng này, sao tôi thấy yêu mùa thu đến lạ!
Mùa thu – hai từ đem đến cho tôi cảm giác thoải mái, dễ chịu. Bầu trời trong vắt, không một mảnh mây vắt ngang. Nó trong đến nỗi tưởng chừng mỗi khi tôi nhìn lên là thấy cả bên kia trái đất. Ôi sao tôi yêu bầu trời mùa thu đến thế! Và tôi yêu cả vạn vật mùa thu nữa! Tiếng chim thánh thót vút cao, ngân dài, ngân mãi kéo tôi đi tận nơi xa mơ hồ… đến khi thôi cất tiếng mới giật mình quay lại hiện tại.
Lá cây cũng sang màu. Cái thứ màu đỏ đồng của lá bàng, màu vàng vàng của bằng lăng, màu nâu nâu héo lụi của cây cau… sao mà đẹp đến vậy! Nhưng bạn chớ có nghĩ mọi vật đang tàn lụi. Lúc bấy giờ, hoa hồng mới vươn mình kiêu hãnh khoe lớp áo khoác mịn màng với nắng. Hoa sữa mới trổ bông, xòe ra những quả cầu hoa trắng xanh, thơm nồng nàn.
Và hoa cải mới e lệ diện bộ váy vàng tươi sáng. Còn nữa, mùi hoa quế thơm thơm mới đậu trên tà áo dài con gái đi khắp phố phường để hòa mình vào gió… Một thứ đặc trưng không lẫn vào đâu của mùa thu – gió heo may. Từng cơn gió không rít, không thét gào như gió mùa đông bắc, không ẩm ướt như gió mùa xuân, không nóng như gió mùa hạ, mà man mác, nhè nhẹ riêng biệt.
Cơn gió ấy, nó thích chơi đùa cùng cành phượng tàn hoa đang ra quả. Nó thích lùa vào tóc người thiếu nữ thanh thanh, mang hương tóc ngọc lan vào lòng tôi. Nhưng nó thích nhất là uốn mình qua gánh hàng hoa của các chị mỗi buổi sáng tinh mơ nhịp bước chân vào phố.
Nhắc đến mùa thu là không ai quên được ngày tựu trường – cái ngày mà tuổi học trò luôn mong ước. Ấy là lúc nắng dịu dàng không đâu cho đủ. Tiếng chim hót báo hiệu đã hết mùa vui chơi, quay trở về với vòng tay bạn bè và thầy cô. Ra trường, đứa nào cũng tíu tít kể về mùa hè bất tận của mình.
Và ở một góc nào đó, trái hẳn với sự ồn ã kia, các em lớp Một đang ngỡ ngàng, lo sợ. Đó là sự khởi đầu cho một nụ cười mới tại một ngôi trường mới. Nụ cười ấy mới dễ thương làm sao! Đối với người Hà Nội, thì thứ tượng trưng cho mùa thu của họ là cốm làng Vòng. Từng hạt cốm dẻo, xanh mướt như sự thanh khiết của lá sen và sữa thơm bầu trời thu. Hạnh phúc biết bao khi cái thức quà thần tiên ấy thuộc về mùa thu của tôi!
Đến cuối thu, vạn vật phải cố gắng lắm mới không cảm thấy tiếc nuối một mùa bình dị yêu thương. Lá bàng kiềm chế không rụng rơi để khoe sắc thắm vào ngày trong trẻo cuối cùng. Nắng gồng mình không tắt để người ta biết được mùa thu sắp đi qua. Hoa cố tươi cười để tạm biệt một mùa thương mến. Chỉ có mùa thu là vẫn vô tư, sống hết mình như thể ở lại mãi với tôi vậy.
Hết thu, vạn vật như mất đi sự vui tươi thường ngày. Nhưng đúng vào lúc buồn nhất thì mùa thu để lại một thứ kì diệu cho tôi: Nắng! Nắng vẫn thế, dịu dàng như đang sống trong mùa thu. Bài hát đã ngừng. Tôi trở về thực tại. Tôi yêu mùa thu thật nhiều! Và hãy yêu tôi như chính tôi yêu mùa thu vậy, có được không?