Viết bài văn kể sáng tạo câu chuyện thanh âm của gió
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tk:
Bài thơ "Lên thác xuống ghềnh" của Tố Hữu gửi gắm nhiều bài học ý nghĩa, nổi bật là:
-
Ý chí kiên cường: Cuộc sống đầy thử thách và gian nan, nhưng con người cần phải vượt qua để trưởng thành.
-
Tình yêu quê hương: Những hình ảnh thiên nhiên và con người trong thơ thể hiện tình cảm sâu sắc với quê hương và đất nước.
-
Đoàn kết và sẻ chia: Con người cần hỗ trợ nhau trong những lúc khó khăn, thể hiện tinh thần đồng đội và tình bạn.
-
Khả năng thích ứng: Trong cuộc sống, cần linh hoạt, biết chấp nhận và thích ứng với mọi hoàn cảnh.
Bạn bút chì của em thật là tuyệt vời, bạn ấy không lấp lánh như những chị bút lông màu với đủ màu đủ dạng, không lỗng lẫy, kiêu sa như những bông hoa hồng nhung đỏ thắm cắm trên bàn giáo viên, không rộn rã như anh trống trường mỗi buổi học.
Bạn bút chì nhỏ bé và lặng lẽ giữa một trời của kí ức của học trò, bạn chỉ có một màu đen huyền bí và khiêm nhường. Ấy vậy mà em vẫn thường nghe tiếng bạn thì thầm về thế giới xung quanh qua những bức tranh được vẽ từ chính bản thân của bút chì. Hàng ngày bạn vui vẻ cùng em tung tăng đến trường, đi qua những con đường làng quanh co uốn lượn. Em nghe tiếng bạn nói với gió: "Ồ gió ơi bạn tuyệt quá, bạn đem cho thế giới sự tươi mát, bạn gieo những hạt giống đến những miền đất mới, giúp chúng sinh sôi và nảy nở, bạn làm cho các loài cây có hạt được đi xa hơn là bản thân chúng có thể."
Bạn bút chì ghi khắc vào lòng mình mỗi khoảng khắc của cuộc sống, bạn trân trọng những gì mà bạn thấy, bạn nghe và cố gắng thấu hiểu nhân tình thế thái để rồi bất chợt một lúc nào đó bạn ấy vút lên những nét vẽ thanh tú ghi lại dấu ấn của thời gian của cuộc sống để lại giá trị trường tồn với thời gian, cũng như lời nhắn nhủ của thế hệ sau với thế hệ trước. Từ bạn bút chì nhỏ bé ta cũng có thể tự rút ra bài học cho bản thân rằng hãy biết lắng nghe cuộc sống để thấu hiểu, để đồng cảm để thấy được nhiều điều tốt đẹp xung quanh.
tk:
Câu chuyện của Gió trong bài "Thanh âm của Gió"
Tôi là Gió, một phần không thể thiếu của thiên nhiên. Hàng ngày, tôi lướt qua từng tán lá, vuốt ve những cánh hoa và thổi bay những giọt sương mai. Mỗi buổi sáng, khi ánh mặt trời đầu tiên chạm vào mặt đất, tôi đã cảm nhận được sự sống đang trỗi dậy. Tôi mang theo những âm thanh rì rào của lá cây, tiếng cười của trẻ thơ đang chơi đùa, và cả nỗi buồn của những chiếc lá rụng xuống.
Một ngày nọ, tôi đi qua một cánh đồng xanh bát ngát. Những bông hoa khoe sắc dưới ánh nắng, nhưng tôi cảm nhận được nỗi u uất trong lòng chúng. Chúng thầm thì với nhau về những cơn bão mùa hè sắp đến, lo lắng cho số phận của mình. Tôi nhẹ nhàng thổi qua, gửi đến chúng những lời động viên, bảo rằng hãy vững vàng, vì sau cơn bão, luôn có ánh sáng trở lại.
Tôi tiếp tục hành trình của mình, bay về phía một ngọn đồi, nơi có một cô gái đang ngồi một mình. Cô ấy buồn bã, nhìn xa xăm. Tôi nhẹ nhàng luồn qua mái tóc cô, mang theo hương thơm của những bông hoa dại. Cô gái bất chợt mỉm cười, như thể tôi đã thổi bay nỗi buồn của cô. Tôi cảm thấy vui khi thấy nụ cười của cô, vì tôi biết mình đã mang lại một chút ánh sáng trong tâm hồn cô.
Cuối ngày, khi ánh hoàng hôn buông xuống, tôi quay về nhà, nơi những ngọn cây đang rì rào trò chuyện với nhau. Tôi cảm nhận được những âm thanh của cuộc sống xung quanh. Tôi là Gió, và mỗi ngày trôi qua, tôi đều mang theo những câu chuyện, những cảm xúc của mọi người, mọi vật. Tôi không chỉ là gió, mà còn là nhịp đập của thiên nhiên, là tiếng nói của cuộc sống.
Và như thế, tôi tiếp tục lướt đi, mang theo âm thanh của những điều kỳ diệu, là một phần không thể thiếu trong câu chuyện của cuộc đời.
I) Mở bài:
+ Giới thiệu câu chuyện
+ Đưa ra những chứng kiến của câu chuyện
II) Thân bài:
* Diễn biến cau chuyện
+Một buổi sáng trời mát mẻ, bên bờ hồ trong xanh, Rùa đang hì hục tập chạy.
+ Thì thỏ bước đến nhìn thấy thì phá lên cười, nhạo báng:"Cậu nên thôi cái việc vô ích ấy đi...."
+Rồi sau 1 lúc cười nhạo thì rùa cũng muốn cho Thỏ thấy sức lực của mình .
+Sau 1 lúc Thỏ và Rùa đứng vào vạch xuất phát và dồn sức vào bắt đầu cuộc thi
+Biết Rùa chạy chậm nên Thỏ đã nhơ gặm cỏ, đuổi theo vui đùa cùng lũ bướm ven đường, mãi chơii, Thỏ quên mất cả cuộc thi.
+ Bất ngờ Thỏ bật dậy nhớ tới cuộc thi. Ngước đầu lên thì Rùa đã gần tới đích.
+ Thỏ đã có 1 bài học vô cùng bổ ích khi đã không biết tôn trọng người khác.
III) Kết bài:
+ Bài học em rút ra được điều gì và hãy lấy ví dụ về bản thân em
tick tui với ạa
Dàn ý:
- Mở bài: Hóa thân thành nhân vật Thỏ con để giới thiệu bản thân:
Tôi là Thỏ con, tôi sống ở trong rừng. Tôi muốn kể cho các bạn nghe một câu chuyện đáng nhớ về tôi và hai người bạn thân của mình: Dê con, Hươu.
- Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện:
+ Mùa đông, trời rét như cắt da cắt thịt. Mùa này thức ăn rất khan hiếm. Tôi may mắn tìm được hai củ cải trắng.
+ Dù rất đói nhưng nghĩ đến bạn Dê con, sợ bạn không có gì ăn, tôi mang cho Dê một củ. Thấy không có ai ở nhà, tôi để trên bàn.
+ Sau khi ngủ một giấc thật say, thật kì lạ, tôi thấy trên bàn mình có một củ cải trắng. Chắc là có ai đó đem tặng tôi. Tôi bèn gọi Hươu và Dê cùng đến ăn.
+ Vừa ăn, vừa trò chuyện, tôi mới biết được sự thật: hóa ra củ cải này là của tôi cho Dê, sau đó Dê lại cho Hươu, Hươu lại mang đến cho tôi.
- Kết bài: Nêu kết thúc của câu chuyện dưới góc nhìn của nhân vật Thỏ con:
Cả ba chúng tôi đều rưng rưng xúc động. Chúng tôi ôm chầm lấy nhau và hứa sẽ luôn yêu thương nhau.
Trong bài Vật kỉ niệm của những người bạn các sự việc được kể như thế nào theo cảm xúc của người kể?
Em cứ nhớ mãi về một người bạn cũ hồi tiểu học của em dù giờ đây bạn đã sống ở nơi xa lắm mà em cũng biết mình chẳng thể còn cơ hội để gặp lại bạn nữa.
Gần dịp cuối năm học do phải học ôn thi, nhà lại xa mà còn phải đi bộ nên em quyết định không về nhà buổi trưa nữa mà vào nhà bạn chơi để chiều đi học cho tiện, do nhà bạn gần trường. Đến lúc nhà bạn ăn cơm, em lánh mặt ra gốc cây nói là mình xin phép ra ngoài kia ăn cơm nắm mẹ mình có nắm cho hồi sáng bạn nhé, gia đình bạn cứ ăn cơm tự nhiên. Nói xong em ra gốc cây mít ngồi không mà bụng đói meo vì thực tế em chả có nắm cơm nắm nào cả vì lúc đó gia đình kinh tế khó khăn cơm nắm ở đâu ra cơ chứ. Ngược lại với nhà em, nhà bạn em có điều kiện kinh tế lắm nên bạn ấy được ăn ngon, mặc đẹp đến trường. Tuy kinh tế khá giả nhưng bạn ấy rất ôn hòa và cởi mở với mọi người, ngoài ra bạn còn học rất giỏi. Trong lúc em đang ngồi thẫn thờ dưới gốc cây mít với cái bụng đói meo thì bạn ấy xuất hiện bất ngờ vỗ vào vai em và từ tốn nói: "Mình có cái bánh này ngon lắm, bạn ăn cơm xong rồi thì ăn bánh nhé." Bạn đưa cho em xong là chạy ngay vào nhà. Trời ơi, đang lúc cơn đói hành hạ mà được cái gì ăn lót dạ thì còn gì hạnh phúc hơn. Em cảm ơn bạn ấy nhiều lắm, thật không ngờ bạn ấy lại tâm lý và tế nhị đến vậy. Ôi đây là kỉ niệm mà suốt cuộc đời em chả thể nào quên. Và cũng thấm nhuần cái chân lý: "Một miếng khi đói bằng cả gói khi no."
Chợt thấy giá trị nhân văn của cuộc đời không phải là bạn có bao nhiêu tài sản mà quan trọng là với những gì bạn có ấy bạn đã giúp được bao nhiêu người.
Các bạn nhỏ có rất nhiều hoạt động vui chơi trên đồng cỏ đầu làng, đó là một nơi chứa đầy tuổi thơ vừa trong trẻo vừa đẹp đẽ của biết bao nhiêu thế hệ. Với những trò chơi dân gian đậm sắc quê hương như chọi gà, đá bóng, thả diều đó đã trở thành giai điệu ngân nga trong những khúc ca trữ tình rung động lòng người như: "thả diều đá bóng nắng cháy giữa đồng". Ai sinh ra và lớn lên ở chốn miền quê mộc mạc, dung dị lại không biết đến những bãi cỏ đầu làng cơ chứ. Ở đó có rất nhiều chuyện thú vị của tuổi thơ, từ các trò chơi ô ăn quan, bán hàng rong, đánh chắt đánh chuyền, trốn tìm thôi thì đủ cả. Đến bây giờ thì quả thật để đi tìm một vé về tuổi thơ ấy là một điều xa vời và không thể thực hiện được. Nhưng những chuyện xảy ra ở bãi cỏ đầu làng của những người đã từng có tuổi thơ ấy sẽ luôn in sâu trong tâm trí của mỗi người.
Gió là một hiện tượng thiên nhiên gần gũi và thân thuộc với tất cả con người chúng ta. Gió còn đem lại nhiều lợi ích cho cuộc sống như: sản xuất điện bằng năng lượng gió, gió đem lại cho ta sự mát dịu giữa trưa hè oi ả, gió cũng giúp cho thực sự di cư của thực vật như việc gió thổi các hạt giống đến các vùng lân cận làm nó sinh sôi và phát triển trên vùng đất mới. Ngoài ra gió còn tạo ra nhiều thứ âm thanh kỳ ảo trong cuộc sống.
Khi giò thổi nhẹ tiếng gió rì rào rì rào, nếu gió có chút giận hờn gì đó gió sẽ thổi mạnh hơn và tiếng gió cũng trở nên khác hẳn, nó ầm ầm chứ không còn lãng mạn lao xao như lúc gió dịu dàng. Có lẽ gió cũng mang tâm trạng như con người. Cũng bởi vậy khi gió tức giận gió xoáy thành cuồng phong, gió gầm rít bốc hết tất cả những thứ xung quanh rồi quẳng đến một nơi xa nào đó. Sự sáng tạo của gió không chỉ riêng với âm thanh mà với cả những thứ khác đã vượt xa sức tưởng tượng của con người chúng ta.