K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

yêu đương phương là j🤭

6 tháng 5

- Dưới đây là phần trả lời cho các câu hỏi bạn đưa ra:

  1. 1. There was so many customers that we had to work overtime
    • + Sửa lại: There were so many customers that we had to work overtime.
    • + Giải thích: "Customers" là danh từ số nhiều đếm được, vì vậy ta dùng "were" thay vì "was". "So many" được sử dụng đúng để chỉ số lượng lớn khách hàng.
    • + Dịch nghĩa: Có quá nhiều khách hàng đến nỗi chúng tôi phải làm thêm giờ.
  2. 2. If more bikes lanes are not added, people won't feel safe cycling
    • + Sửa lại: If more bike lanes are not added, people won't feel safe cycling.
    • + Giải thích: "Bike lanes" (làn đường dành cho xe đạp) là cụm danh từ đúng. Câu này sử dụng cấu trúc câu điều kiện loại 1 để diễn tả một tình huống có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
    • + Dịch nghĩa: Nếu không có thêm làn đường dành cho xe đạp, mọi người sẽ không cảm thấy an toàn khi đi xe đạp.
  3. 3. I expect to get feedback on my job application
    • + Câu này đúng ngữ pháp.
    • + Giải thích: "Expect to get" là cấu trúc đúng để diễn tả sự mong đợi nhận được điều gì. "Feedback on" được sử dụng đúng để chỉ phản hồi về một vấn đề cụ thể.
    • + Dịch nghĩa: Tôi mong đợi nhận được phản hồi về đơn xin việc của mình.
               Huyền bí tháp Nhạn Phú Yên  Tới Phú Yên, đừng bỏ lỡ hành trình tham quan tháp Nhạn để khám phá nền văn hóa Sa Huỳnh cũng như những bí ẩn trong cách xây dựng công trình, lối kiến trúc của người Chăm-pa cổ.   Người ta kể rằng: xưa kia có nàng tiên nữ Thiên Y A Na giáng trần chỉ dạy cho người dân sống ở vùng đất này tất cả mọi thứ từ cấy cày, dệt vải, kéo...
Đọc tiếp

               Huyền bí tháp Nhạn Phú Yên  Tới Phú Yên, đừng bỏ lỡ hành trình tham quan tháp Nhạn để khám phá nền văn hóa Sa Huỳnh cũng như những bí ẩn trong cách xây dựng công trình, lối kiến trúc của người Chăm-pa cổ.   Người ta kể rằng: xưa kia có nàng tiên nữ Thiên Y A Na giáng trần chỉ dạy cho người dân sống ở vùng đất này tất cả mọi thứ từ cấy cày, dệt vải, kéo sợi…để tìm cách mưu sinh. Sau khi tiên nữ quay trở lại cõi tiên, người dân Chăm-pa vì thương nhớ và muốn khắc ghi công ơn người khai sáng cho dân tộc mình bèn xây ngọn tháp ấy để phụng thờ. Tháp được gọi tên là “tháp Nhạn” là bởi có rất nhiều chim nhạn bay tới đây sinh sống, làm tổ nên ngọn tháp cũng được đặt theo tên của loài chim này.   Tháp Nhạn nằm trên núi Nhạn, soi bóng trên dòng Đà giang hùng vĩ, một cặp sông - núi hữu tình, là không gian linh thiêng, nơi người Chăm xưa hướng về, thánh địa thờ phụng thần linh bao đời. Tòa tháp được xây theo tỉ lệ cân đối với ba phần: Đế, thân và mái, các tầng tháp đều có phong cách giống nhau, càng lên cao càng thu nhỏ lại. Chân tháp được ốp đá sa thạch. Thân cao, đồ sộ với một màu nâu đỏ rực rỡ. Nóc của tháp gồm nhiều lớp xếp. Trên đỉnh tháp là hình tượng Linga bằng đá được điêu khắc công phu, gắn với ý nghĩa tâm linh của người Chăm. Cửa và mặt chính của tháp quay về hướng Đông. Ba mặt tường còn lại đều có trang trí hoa văn gắn với những ý niệm tôn giáo xa xưa và tạo hình cửa giả. Vì lối xây dựng tầng cao càng thu hẹp, nên tường phía trong tháp cũng uốn theo và thu nhỏ dần, vòm lại theo hình chóp nón và nối với nhau ở viên gạch cuối cùng. Lòng tháp Nhạn có diện tích khoảng 25m2, đứng từ trong nhìn lên thấy không gian vừa cao rộng, vừa sâu thẳm huyền bí.   Du khách tìm tới tháp Nhạn không chỉ để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngọn tháp huyền bí này mà còn bởi tò mò về vật liệu mà người Chăm xưa dùng để xây tháp. Tháp Nhạn được xây dựng hoàn toàn bằng gạch nung xếp khin khít nhau mà rất vững chắc. Theo nghiên cứu, loại gạch này có khối lượng nhẹ hơn một viên gạch thông thường khoảng 1,3 lần. Kể cả độ bền chịu nén, chịu va đập cũng hơn gạch thường rất nhiều.   Tìm hiểu về loại keo dùng để gắn kết các viên gạch này với nhau một cách chắc chắn và không lộ ra chút đường hồ nào thì được biết, người Chăm cũng sử dụng hoàn toàn từ nguyên liệu thiên nhiên. Khi xưa chưa có xi măng, người dân Chăm-pa đã biết sử dụng chất kết dính từ cây dầu rái vào việc xây dựng. Tuy nhiên, việc pha trộn các loại chất liệu thế nào để có được loại keo bền chắc có thể “nâng đỡ” cả một tòa tháp lớn như vậy thì các nhà nghiên cứu vẫn chưa lý giải được. Để các viên gạch dính lại với nhau chắc chắn như vậy không chỉ do có hỗn hợp keo kể trên mà còn nhờ vào bàn tay khéo léo của những người xây dựng. Các viên gạch được sử dụng kĩ thuật mài chập, nghĩa là sau khi phết keo lên, họ mài các viên gạch với nhau cho đến khi bề mặt tiếp túc hoàn toàn khít không lộ ra một chút kẽ hở nào. Sự kết hợp hài hòa giữa vật liệu xây dựng, đường nét kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc đã tạo cho tháp Nhạn một dáng vẻ vừa vững chãi vừa thanh thoát, tinh tế, mang tính thẩm mỹ cao.   Đến Tuy Hòa mà chưa đặt chân tới tháp Nhạn thì coi như bạn chưa đến thành phố này.  Năm 1988, Tháp Nhạn đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) công nhận là di tích kiến trúc – nghệ thuật cấp quốc gia. Những dấu tích ở núi Nhạn cho biết xưa kia từng có một quần thể kiến trúc Champa rất lớn tại đây. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn lại công trình kiến trúc tháp Nhạn chứa đựng nhiều giá trị về lịch sử và nghệ thuật, góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.   Vào mỗi dịp lễ, Tết, mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng, nhân dân trong vùng đều đến đây cầu nguyện cho cuộc sống được bình an. Tháng 3 âm lịch hàng năm, tại đây diễn ra Lễ hội vía Bà – Tạ ơn Mẹ Xứ sở, vị thần đã có công dạy người dân nghề nông, nghề dệt, che chở và bảo vệ mọi người khỏi thiên tai, địch họa. Với ý nghĩa ấy, Lễ hội vía Bà (hay còn gọi là lễ hội Tháp Nhạn) là lễ hội chung của nhân dân trong vùng, cả người Chăm và người Việt dọc khu vực miền Trung cùng hành hương, dâng hương. Ngày nay, lễ hội còn thu hút hàng ngàn du khách thập phương đến tham dự.   Toàn bộ khu vực tháp Nhạn đã được quy hoạch gọn trong khuôn viên khoảng 1000 m2, lát gạch và quy hoạch gọn gàng, sạch sẽ. Ngọn tháp Chăm cổ kính vươn cao sừng sững, nổi bật giữa một khung cảnh xanh thẫm màu cây cối và màu trời. Khi màn đêm buông xuống, ánh đèn từ chân tháp chiếu lên soi rõ tòa tháp, chói sáng một góc trời, làm cho tháp Nhạn càng trở nên lung linh, rực rỡ. Đây cũng là nơi thường xuyên có các chương trình biểu diễn nghệ thuật múa hát truyền thống phục vụ du khách vào dịp cuối tuần.             (Theo Trung tâm Thông tin du lịch) Câu 1: Xác định kiểu văn bản thông tin của đoạn trích trên Câu 2: Chỉ ra các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên Câu 3: Nêu tác dụng của số liệu được sử dụng trong đoạn trích Câu 4: Tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện trong đoạn trích Câu 5: Thông điệp nào từ đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao?

1
6 tháng 5

câu 1:Văn bản thuyết minh

câu 2:các phương tiện phi ngôn ngữ thường là:

  • Tên riêng – “Tháp Nhạn”, “Đà giang”, “Thiên Y A Na”… giúp tăng tính xác thực.
  • Các con số như: 25m², 1.3 lần, 1000m², năm 1988... (thuộc về phương tiện phi ngôn ngữ biểu đạt bằng ký hiệu số).
  • Dấu ngoặc đơn (ví dụ: nay là Bộ VHTTDL) → bổ sung thông tin chính xác, hiện đại.

câu 3:Tác dụng của số liệu:

  • Làm rõ quy mô, kích thướctính chất đặc biệt của tháp Nhạn (ví dụ: diện tích lòng tháp, độ nhẹ của gạch, diện tích khuôn viên...).
  • Tăng độ tin cậythuyết phục cho thông tin (ví dụ: chất lượng gạch, lịch sử xây dựng, quy hoạch).
  • Giúp người đọc dễ hình dung cụ thể hơn về di tích.

câu 4:Tình cảm, thái độ:

  • Trân trọng, ngưỡng mộ giá trị văn hóa, nghệ thuật và kỹ thuật xây dựng của người Chăm xưa.
  • Tự hào, yêu mến di sản văn hóa dân tộc.
  • Kêu gọi giữ gìn, khám phá, tìm hiểu và tôn vinh những giá trị lịch sử – văn hóa.

câu 5:“Đến Tuy Hòa mà chưa đặt chân tới tháp Nhạn thì coi như bạn chưa đến thành phố này.”

👉 Vì sao?

  • Thông điệp ấy nhấn mạnh tầm quan trọng của di tích tháp Nhạn – như một biểu tượng linh thiêng của vùng đất Phú Yên.
  • Giúp em hiểu rằng mỗi vùng đất đều có di sản văn hóa đặc trưng, và việc tìm hiểu, chiêm ngưỡng, gìn giữ những giá trị ấy là trách nhiệm và niềm tự hào của thế hệ trẻ.

Mình làm cho bạn rồi nhớ like đấy




5 tháng 5

Giải pháp

-Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện hạn, mặn.

-Phát triển hạ tầng thủy lợi và trữ nước ngọt.

-Di dời, tái định cư các khu vực thường xuyên ngập lụt.

-Tăng cường trồng rừng ngập mặn chống xói lở, nước biển dâng.

-Ứng dụng công nghệ canh tác thông minh thích ứng biến đổi khí hậu.

5 tháng 5

Lối sống hòa mình với thiên nhiên mang lại nhiều ý nghĩa sâu sắc đối với con người, đặc biệt trong cuộc sống hiện đại đầy áp lực và ồn ào. Thiên nhiên không chỉ cung cấp cho chúng ta nguồn sống như không khí, nước, thức ăn mà còn là nơi giúp tâm hồn thư thái, bình yên. Khi con người sống chan hòa với thiên nhiên, biết trân trọng và bảo vệ môi trường, họ sẽ cảm nhận được vẻ đẹp giản dị mà trong lành của cuộc sống, từ đó nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách tốt đẹp và lối sống tích cực. Ngược lại, nếu con người sống xa rời hoặc tàn phá thiên nhiên, thì cũng chính là tự hủy hoại môi trường sống của chính mình. Vì vậy, mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên, sống hài hòa với cây cối, sông ngòi, đất trời, bởi thiên nhiên là người bạn lớn không thể thiếu trong cuộc đời.

Câu 1 (2,0 điểm). Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc tự lập trong cuộc sống.Câu 2 (4,0 điểm).Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích tình cảm của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau:“Khi tôi vun trồng xanh những ước mơMẹ gánh mùa dông xuống đồng chiêm mặnLội dòng sông tát ánh trăng chống hạnCây lúa gầy nhễ nhại giọt phù sa. […] Cơn gió...
Đọc tiếp

Câu 1 (2,0 điểm). Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc tự lập trong cuộc sống.

Câu 2 (4,0 điểm).

Viết bài văn (khoảng 600 chữ) phân tích tình cảm của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau:

Khi tôi vun trồng xanh những ước mơ

Mẹ gánh mùa dông xuống đồng chiêm mặn

Lội dòng sông tát ánh trăng chống hạn

Cây lúa gầy nhễ nhại giọt phù sa.

 

[…] Cơn gió Lào cho mắt mẹ âu lo

Cỏ dại mọc tràn bờ xôi, ruộng mật

Đám lá lúa cứa nóng bừng da mặt

Ngọn cỏ gừng đâm nhói những bước chân.

 

[…] Và tôi như hạt thóc vàng bé nhỏ

Mẹ đã gieo hi vọng ở trên đồng

Chợt lo sợ ngày cuối mùa, hết vụ

Hạnh phúc mẹ chờ chẳng kịp trổ bông.

(Trích “Mẹ và cánh đồng” – Trần Văn Lợi, “Miền gió cát”, NXB Thanh niên, 2000)

Chú thích: Nhà giáo, nhà thơ Trần Văn Lợi sinh năm 1976 tại Nam Định, hiện là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, uỷ viên Ban chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Nam Định. Với niềm đam mê sáng tạo văn chương, ông không chỉ nổi vật trong lĩnh vực thơ ca mà còn sáng tác nhiều truyện ngắn, tản văn và nghiên cứu phê bình sâu sắc. Thơ Trần Văn Lợi giống tư chất của ông ngoài đời: chân thành, giản dị, trầm lắng mà đằm sâu, tha thiết, thể hiện một tâm hồn phong phú, luôn gắn bó sâu sắc với làng quê, với những con người thân thuộc trong cuộc sống. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông: “Miền gió cát” (2000); “Lật mùa” (2005); “Bàn tay châu thổ” (2010); “Đã như là hoá thạch những mồ hôi” (2019); “Qua những mùa trăng” (2015) và “Mùa hoa xoan tím” (2016).

0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“… Có lẽ các bạn trẻ ai cũng mang trong mình ước mơ và hi vọng sẽ làm được điều gì đó vĩ đại trong cuộc đời. Nhưng, trước hết, các bạn nên biết rằng điều vĩ đại chỉ sinh ra từ những nỗ lực âm thầm từng bước. Nếu chỉ vẽ lên ước mơ to lớn mà không âm thầm nỗ lực thực hiện thì suốt cả đời ước mơ cũng chỉ là mơ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

… Có lẽ các bạn trẻ ai cũng mang trong mình ước mơ và hi vọng sẽ làm được điều gì đó vĩ đại trong cuộc đời. Nhưng, trước hết, các bạn nên biết rằng điều vĩ đại chỉ sinh ra từ những nỗ lực âm thầm từng bước. Nếu chỉ vẽ lên ước mơ to lớn mà không âm thầm nỗ lực thực hiện thì suốt cả đời ước mơ cũng chỉ là mơ ước mà thôi.

Không có chiếc thang máy tiện lợi nào dành riêng cho cuộc đời mình cả. Chỉ có thể đi lên bằng đôi chân và sức lực của chính mình. Đừng ảo tưởng sẽ có con đường đi tắt, đừng ảo tưởng sẽ có thủ đoạn chớp cơ hội để biến ước mơ thành hiện thực. Phương pháp tốt nhất thực hiện giấc mơ là tiến từng bước, từng bước chắc chắn như con ốc sên trên con đường thực hiện giấc mơ.

Có lẽ các bạn trẻ sẽ kêu lên rằng: “Bước từng bước như lời ông khuyên thì có mất cả đời cũng chưa chắc đã đi hết một con đường.”. […] Trên thực tế, quá trình tích tụ từng bước, từng bước sẽ tạo ra hiệu quả cấp số nhân như thể có phép thần vậy. Chính những nỗ lực mới, rồi đến một ngày bạn chợt nhận thấy nó chất cao như ngọn núi sừng sững không thể ngờ tới. Đó là phương pháp để biến giấc mơ trong học tập, trong thể thao hay trong công việc thành hiện thực.

(Trích “Ước mơ của bạn nhất định thành hiện thực”, Inamori Kazuo, dịch giả Phạm Hữu Lợi, NXB Trẻ 2023, tr.94,95)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định một lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm). Theo tác giả, những nỗ lực âm thầm sẽ mang lại điều gì trong cuộc đời con người?

Câu 3 (1,0 điểm). Em hiểu như thế nào về ý kiến sau: “Không có chiếc thang máy tiện lợi nào dành riêng cho cuộc đời mình cả.”?

Câu 4 (1,0 điểm). Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Chính những thành quả nhỏ nhoi sinh ra nhờ nỗ lực âm thầm mỗi ngày sẽ kéo theo những thành quả và nỗ lực mới, rồi đến một ngày bạn chợt nhận thất nó chất cao như ngọn núi sừng sững không thể ngờ tới.”.

Câu 5 (1,0 điểm). Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao?

0