(4,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: HƯƠNG MÙA THU, PHỐ BIỂN…Tôi có gì thêm khi đến Hải PhòngThành phố của bộn bề cần cẩu thépCủa những trục, những đà, những xà ngang, tời dọc,Của màu khói xi măng, những ánh chớp lửa hàn,Hàng cây số dài, búa máy râm ran,Lại cả của mùa thu, ngăn ngắt xanh sương biển,Con hải âu lượn chao như niềm vui...
Đọc tiếp
(4,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:
HƯƠNG MÙA THU, PHỐ BIỂN…
Tôi có gì thêm khi đến Hải Phòng
Thành phố của bộn bề cần cẩu thép
Của những trục, những đà, những xà ngang, tời dọc,
Của màu khói xi măng, những ánh chớp lửa hàn,
Hàng cây số dài, búa máy râm ran,
Lại cả của mùa thu, ngăn ngắt xanh sương biển,
Con hải âu lượn chao như niềm vui hiển hiện,
Một bờ cát nguyên ròng ánh một vết chân in.
Giữa náo nhiệt lạ lùng, tôi bỗng muốn lặng yên
Hơi thở trong tôi như dồn nén lại
Hơi thở sâu đằm, hơi thở ngày bé dại,
Trong cảm giác yêu đời như bỏng cháy trên da.
Tôi thức giấc lần đầu từ tiếng vọng khơi xa
Con tàu mới xuống đà(1) như tiệc cưới
Màu sơn thắm lao xao triền nước nổi
Sóng cồn lên mùi hăng lạ – hương dầu.
Hải Phòng buộc tôi thức giấc lần đầu
Để từ đó không sao còn ngủ được
Biển mê mải mùa thu đầy ắp nước
Suốt đêm ngày vỗ sóng lớn không thôi!
Và vị mặn cần lao bỗng xộc đến trong tôi
Vị mặn của mồ hôi, bến tàu, gỉ sắt,
Của bụi trắng trên đầu, của gió se trên mặt,
Của hơi người đi, hối hả nối nhau...
[...]
Hải Phòng, 1974
(Trích Bằng Việt – Tác phẩm chọn lọc, NXB Hội Nhà văn, 2010, tr.120 – 121)
* Chú thích:
Đà: Là thiết bị dùng để hạ thuỷ tàu mới. Sau khi hoàn thành việc đóng tàu trên cạn, tàu sẽ được di chuyển từ trên đà để trượt xuống nước một cách an toàn.
Câu 1. Chỉ ra dấu hiệu hình thức để xác định thể thơ của đoạn trích.
Câu 2. Trong khổ thơ đầu, tác giả đã lựa chọn những hình ảnh thiên nhiên nào để miêu tả mùa thu phố biển?
Câu 3. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong những dòng thơ sau:
Tôi có gì thêm khi đến Hải Phòng
Thành phố của bộn bề cần cẩu thép
Của những trục, những đà, những xà ngang, tời dọc,
Của màu khói xi măng, những ánh chớp lửa hàn,
Hàng cây số dài, búa máy râm ran,
Câu 4. Anh chị hiểu như thế nào về vị mặn cần lao trong khổ thơ:
Và vị mặn cần lao bỗng xộc đến trong tôi
Vị mặn của mồ hôi, bến tàu, gỉ sắt,
Của bụi trắng trên đầu, của gió se trên mặt,
Của hơi người đi, hối hả nối nhau...
Câu 5. Từ ý thơ Giữa náo nhiệt lạ lùng, tôi bỗng muốn lặng yên, anh/chị suy nghĩ gì về ý nghĩa của những khoảng lặng yên giữa sự náo nhiệt lạ lùng của đô thị. (Trình bày khoảng 5 – 7 dòng)
Câu 1. Thể thơ của văn bản trên là thể tự do.
Câu 2. Những từ ngữ miêu tả hình ảnh ngọn lửa trong văn bản: "hồng đêm lạnh", "bập bùng đỏ rực".
Câu 3. Hai dòng thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh: “anh yêu em như anh yêu đất nước”. So sánh tình yêu đôi lứa với tình yêu đất nước làm nổi bật sự thiêng liêng, sâu sắc và thủy chung. Qua đó, nhà thơ thể hiện quan niệm cao đẹp: tình yêu cá nhân hòa quyện trong tình yêu lớn lao với Tổ quốc, làm cho tình cảm trở nên vừa lãng mạn vừa hào hùng.
Câu 4. Hình ảnh “ngôi sao” tượng trưng cho ánh sáng dẫn đường, hy vọng và lý tưởng sống. Hình ảnh “ngọn lửa” tượng trưng cho sự ấm áp, nhiệt huyết, sức sống bền bỉ trong hoàn cảnh gian khổ. Cả hai hình ảnh đều thể hiện tinh thần lạc quan và ý chí kiên cường của người chiến sĩ giữa chiến trường.
Câu 5. từ văn bản em nhận ra thế hệ trẻ hôm nay cần có trách nhiệm yêu nước và sống có lý tưởng. dù không phải cầm súng ra trận nhưng chúng em phải học tập tốt, rèn luyện bản thân, biết yêu thương con người và cống hiến cho cộng đồng. đó chính là cách thể hiện lòng biết ơn với những người đi trước và góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.