K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 1 2019

Khách

Mở bài

- Giới thiệu về Trương Hán Siêu, tác phẩm Phú sông Bạch Đằng (hoàn cảnh ra đời cua bài phú), giới thiệu về hình tượng nhân vật khách.

Thân bài

– Hình tượng nhân vật khách: tư thế của một con người có tâm hồn khoáng đạt.

+ Khách dạo chơi phong cảnh không chỉ để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên mà còn nghiên cứu cảnh trí đất nước, bồi bổ tri thức.

+ Hoài bảo lớn lao: “Nơi có … chẳng biết”; “Đầm Vân Mộng chứa ……vẫn còn tha thiết”.

– Tráng chí của khách được gợi lên qua hai loại địa danh:

+ Địa danh trong diển cố Trung quốc: rong chơi bể lớn, Sông Nguyên, Tương, Vũ huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ,Tam Ngô, Bách Việt - những vùng đất nổi tiếng, khách đã đi qua bằng sách vở.

+ Địa danh thứ hai là những dia danh đất Việt, với không gian cụ thể: cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằngà hình ảnh hiện tại mang tính đương đại hiện ra trước mắt

+ Cảnh sắc thiên nhiên hiện lên hùng vĩ hoành tráng “Bát ngát sóng kinh muôn dặm – thướt tha đuôi trĩ một màu”.

+ Song cũng ảm đạm, hắt hiu “bờ lau san sát, bến lách đìu hiu – Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô”.

=> Tâm hồn phong phú nhạy cảm, tâm trạng của khách vừa vui vừa tự hào trước cảnh song hùng vĩ, thơ mộng “nước trời: một sắc , phong cảnh: ba thu”, tự hào trước òng ôn còn ghi bao chiến tích. Nhưng vừa buồn đau, tiếc nuối vì chiến trường xưa một thời oanh liệt nay trơ trọi, hoang vu, thời gian đã làm mờ bao dấu vết.

– Nghệ thuật: lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, vừa gợi hình sắc trực tiếp, vừa mang ý nghia khái quát, tính triết lí, ngôn từ trang trọng, hào hùng, vừa lắng đọng,gợi cảm.

Kết bài

- Với hình tượng nhân vật khách, bài phú thể hiện lòng yêu nướ và niềm tự hào dân tộc, tự hào vè truyền thống anh hùng và tư tưởng nhân văn cao đẹp. Sự hoài niệm về quá khứ là niềm tự hào về truyên thống dan tộc của tác giả.

Bô lão

Phân tích nhân vật bô lão
-Nhân vật bô lão ở đây có thể là người dân địa phương hoặc là những nhân vật hư cấu
- xét về các chiến công trên sông Bạch Đằng qua lời kể của các bô lão
> quân đội nhà Trần : oai hùng, mang khí thế mạnh mẽ, sẵn sàng xông trân
> bọn giặc: kiêu căng, huênh hoang, mang dã tâm cướp nước ta nhưng đã thất bại thảm hại.
- qua lời bình các bô lão ta thấy yếu tố con người rất quan trọng trong việc tạo nên cuộc chiến thắng. mượn một số điển tích điển cô trong lịch sử để ca ngợi chiến công của quân ta
" đây là nơi chiến địa buổi..........
cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng thao......"
- ca ngợi trần quốc tuấn có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên.
- Lời ca của các bô lão như bản tuyên ngôi chân lý
" những người bất nghĩa tiêu vong
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh"

14 tháng 1 2019

Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu là một tác phẩm tiêu biểu của văn học yêu nước thời Lí- Trần.

Trương Hán Siêu (?- 1354) là nhà văn đời Trần, quê ở Ninh Bình. Thời trẻ, ông từng là môn khách của Trần Hưng Đạo, là người có ít nhiều đóng góp trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ hai và thứ ba. Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều Trần, là người học vấn uyên thâm, tính tình cương trực, được các vua Trần tôn là thầy, được các nho sĩ đời sau xem là một trí thức nho học chân chính của thời Thịnh Trần. Tác phẩm của ông bộc lộ tinh thần yêu non sông đất nước, tự hào về truyền thống vẻ vang của lịch sử dân tộc, đượm sắc thái trữ tình hoài cổ. Ngôn ngữ trong văn chương của Trương Hán Siêu tinh tế, lắng đọng, sử dụng thành công những hình dung từ giàu sắc thái trữ tình, giọng điệu thi phú rất uyển chuyển.

Bài “Phú sông Bạch Đằng” được sáng tác sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông khoảng 50 năm. Bạch Đằng là con sông ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt của dân tộc như trận thắng quân Nam Hán năm 938 của Ngô Quyền, trận thắng quân Nguyên Mông năm 1288 của Trần Hưng Đạo. Đã có rất nhiều nhà thơ viết về con sông lịch sử đầy niềm tự hào này, nhưng bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu là nổi tiếng và đặc sắc nhất. Tác phẩm được viết theo lối phú cổ thể. Đây là một thể loại văn có nguồn gốc từ Trung Quốc, viết bằng văn vần hoặc văn xuôi có xen lẫn văn vần, có nội dung kể, tả khách quan các sự việc, phong tục, cảnh vật, bàn sự đời.

Bài “Phú sông Bạch Đằng” có hai nhân vật là khách và các bô lão. Khách trong tác phẩm là người có chí bốn phương, thích du ngoạn, ngắm cảnh, bồi bổ kiến thức “Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều”. Khách bơi thuyền đến sông Bạch Đằng, được gặp các bô lão, được các bô lão kể cho nghe về chiến công oanh liệt của tướng quân nhà Trần năm nào khiến cho “Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ-Bầu trời đất chừ sắp đổi” với ‘Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới-Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói”. Khách và các bô lão bình luận về tầm vóc của chiến thắng, rút ra những nguyên nhân thắng lợi và ca ngợi sự tài tình, nhân đức của các vua Trần cùng tướng quân Trần Quốc Tuấn:

Anh minh hai vị thánh quân,
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.
Giặc tan muôn thủa thanh bình,
Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao

“Phú sông Bạch Đằng” là bài phú tiêu biểu bộc lộ lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống anh hùng, truyền thống nhân nghĩa sáng ngời của đất nước ta. Bài phú còn thể hiện tinh thần nhân văn cao đẹp, tâm sự hoài cổ tha thiết của tác giả. Tác phẩm có cấu tứ đơn giản, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, từ ngữ gợi hình sắc, giọng điệu hào hùng trang trọng, có lúc lắng đọng gợi cảm, lúc lại triết lí sâu xa. Tác phẩm được đánh giá là đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật phú của văn học trung đại Việt Nam.

17 tháng 1 2019

I. Mở bài: Giới thiệu đề tài "phản chiến" và hai bài thơ.

II. Thân bài:

1. Khái quát:

- Về đề tài phản chiến: đề tài phản chiến và tinh thần phản chiến được thể hiện rất phong phú trong ca dao, thơ ca trung đại. Ở Trung Quốc còn hình thành cả một thi phái thơ là thơ "biên tái" hay thi phái thơ "khuê oán", "khuê phụ" để nói về nỗi lòng của người ở biên ải xa và những người thân ở nhà. Đề tài thơ biên tái có phạm vi rất rộng, có thể là nói về nỗi lòng của người ra trận, nỗi lòng của người ở nhà, nỗi lòng của người già tiễn trẻ, của người già đã gần đất xa trời mà vẫn bị bắt đi lính, hay nỗi lòng của đôi vợ chồng trẻ vừa lấy nhau chẳng được bao lâu thì chiến tranh nổ ra... Muôn hình vạn trạng những tình thế của chiến tranh được vẽ ra nhưng mục đích chung đều là tiếng gào khóc thương xé ruột của nhân dân trước tình cảnh chia cắt đầy đau lòng, sự mất mát hi sinh và đặc biệt là đều cùng có tinh thần phản chiến, nghĩa là phản đối chiến tranh phi nghĩa.

- Xác định tinh thần phản chiến được thể hiện trong hai bài thơ: Chinh phụ ngâm và khuê oán: đó đều là nỗi lòng của người chinh phụ héo hon mòn mỏi chờ đợi chồng - người chinh phu nơi biên ải trở về.

2. Phân tích.

- Phân tích tình cảnh, nỗi lòng của người chinh phụ nhớ người chinh phu nơi biên ải trong Chinh phụ ngâm.

- Phân tích tình cảnh, nỗi lòng của người chinh phụ nhớ người chinh phu nơi biên ải trong Khuê oán.

3. Đánh giá

- Điểm gặp gỡ: đều thể hiện tinh thần phản chiến

- Điểm khác biệt: Trong Khuê oán, đó còn là nỗi hờn đau, ai oán, tố cáo chiến tranh phi nghĩa. Tính chất tố cáo mạnh mẽ và rõ hơn trong Chinh Phụ ngâm.

III. Kết luận.

- Cảm nhận của em về tinh thần phản chiến được thể hiện trong hai bài thơ.

- Mở rộng: Tinh thần phản chiến được thể hiện suốt từ thời ca dao, trung đại và tiếp nối tới cả văn học thời hiện đại. Ca dao có câu: "Ngang lưng thì thắt bao vàng/ Đầu đội nón dấu vai mang súng dài/ Một tay thì cắp hỏa mai / Một tay cầm nón quan sai xuống thuyền".

Văn học trung đại bên cạnh 2 bài thơ trên còn có nhiều nhiều những bài thơ khác cũng thể hiện tinh thần phản chiến.

Thời văn học hiện đại cũng thể hiện tinh thần phản chiến này rất rõ nét trong văn học kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ: như Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Chiến tranh không có gương mặt phụ nữ, Người sót lại của rừng cười, Mùi cỏ cháy,...

=> Đó là một đề tài lớn thể hiện tư tưởng và nguyện vọng không chỉ của một bộ phận mà của toàn thể nhân dân. Phản ánh nhịp sống và sự vận động của văn học một thời kì.

17 tháng 1 2019

I. Mở bài

II. Thân bài

1. Khái quát: Người phụ nữ trong xã hội xưa là những người phụ nữ có đủ phẩm chất tốt đẹp nhưng phải chịu những ràng buộc nặng nề của chế độ phong kiến và có số phận bi kịch, bất hạnh.

2. Cụ thể:

a. Họ là những người phụ nữ có phẩm chất tốt, khát vọng và ước mơ riêng:

- Tiễn dặn người yêu: cô gái có khát vọng được sống với người mình yêu nhưng lại bị cha gả bán cho nhà giàu, chàng trai người yêu si mê cô vì nhà quá nghèo nên không được cha chấp nhận.

- Xúy Vân giả dại: Xúy Vân mong muốn và đi theo tiếng gọi của tình yêu với Trần Phương. Vì cuộc hôn nhân của cô với người chồng là cuộc hôn nhân không tình yêu.

b. Họ chịu số phận bất hạnh:

- Tiễn dặn người yêu:

+ Cô gái bị gả về nhà chồng mà chàng trai vẫn đi theo, khuyên cô đừng ăn lá ngón tự tử. Ngay cả khi về nhà chồng, cô cũng cố làm thật vụng, đập mâm, ném bát để "được" gia đình nhà chồng trở về, cô mong được trở về đoàn tụ với người mình yêu. Khi bị gia đình nhà chồng hắt hủi, đánh đập tàn nhẫn, đầu bù tóc rối, chàng trai vẫn tình nguyện đến bên an ủi cô, tắm và chăm sóc cho con của cô khi cô ở nhà chồng.

+ Sau đó, cô gái bị gia đình nhà chồng đem bán ra chợ như một đồ vật. Chàng trai người yêu cô bấy giờ đã quyết chí làm ăn nên trở nên giàu có. Chàng trai đi qua không còn nhận ra cô nhưng thấy thương tình mà mua cô về. Người bán đổi cô lấy một bó lá dong. Cô về sống trong nhà chàng với thân phận người ở. Chàng đã có gia đình. Cô buồn thương, tủi hổ, mang đàn môi ra thổi. Chàng trai bấy giờ mới nhận ra cô và chia một nửa gia tài gửi vợ trở về nhà bố đẻ. Hai người nối lại tình xưa. Chàng trai và cô gái bấy giờ mới được đoàn tụ sau bao nhiêu mất mát, bất hạnh.

- Xúy Vân giả dại: Cô gái vì cuộc hôn nhân gả bán, không có tình yêu, cô đi theo Trần Phương, đi theo tiếng gọi của tình yêu nhưng hóa ra hắn chỉ là một kẻ trăng hoa. Hắn bỏ rơi cô khiến cô nhục nhã ê chề vì bị coi là "bỏ nhà theo trai". Vì thế mà cô không còn đường để quay lại. Cô hóa điên, tự tử.

3. Đánh giá:

- Người phụ nữ trong xã hội xưa, đặc biệt là qua 2 tác phẩm trên hiện lên là những người có số phận bất hạnh. Họ không được quyết định và có lựa chọn cho cuộc đời của mình. Đó là những cô gái có phẩm hạnh, có khát khao, mong muốn được kiếm tìm tự do hạnh phúc nhưng đều bị những luật lệ hà khắc của xã hội phong kiến đè nén, kìm kẹp.

- Những người phụ nữ có số phận bất hạnh, có người dẫn đến cái chết tức tưởi. Có người phải qua bao chặng đường chìm nổi đau thương, bị vùi dập, gương vỡ lại lành, rồi mới được hưởng hạnh phúc.

III. Kết luận

- Cảm nghĩ của em về thân phận và số phận của người phụ nữ qua hai tác phẩm.

- Mở rộng: Không chỉ qua hai tác phẩm mà từ ca dao dân gian đến suốt tiến trình của văn học trung đại, ta đều thấy được những bất hạnh của người phụ nữ. Qua đây ta phần nào thêm trân trọng, đồng cảm với họ và lên án phê phán xã hội bất công, tàn bạo đã vùi dập người phụ nữ yếu mềm.

11 tháng 1 2019

Biện pháp tu từ: so sánh

Ý nghĩa: so sánh người phụ nữ có số phận bồng bềnh, lênh đênh, trôi nổi như cánh lục bình

11 tháng 1 2019

Viet doan van co

11 tháng 1 2019

Cuộc sống luôn có những quy tắc và chuẩn mực của nó. Và con người sống cũng đều tuân theo nó. Những lối sống, phong cách sống luôn là điều mà mọi người quan tâm. Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, có rất nhiều những nền văn hóa khác nhau du nhập vào Việt Nam. Những nền văn hóa ấy cũng kéo theo những suy nghĩ, lối sống mới. Người Việt dễ dàng hòa nhập với chúng đặc biệt là giới trẻ. Điều đó cũng không hề xấu. Biết hội nhập là tốt, biết học hỏi những điều mới là hay. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra chính là người trẻ, sống mới nhưng vẫn phải đẹp. Tuổi trẻ phải sống đẹp. Để nói về vấn đề này, đầu tiên ta phải hiểu sống đẹp là gì, là như thế nào. Chắc chắn, sống đẹp là sống tốt rồi. Bởi đã "đẹp" đương nhiên phải là hợp lý. "Sống đẹp" là sống phù hợp với đạo lý, với những chuẩn mực của xã hội. Sống biết yêu thương, biết sẻ chia. Sống có hoài bão và ước mơ. Sống cho đúng với lương tâm con người, đúng với những lí tưởng cao cả đúng đắn mà mình hướng tới. Sống đẹp là sống với một tâm hồn đẹp. Vậy thế nào là đạo lý, là chuẩn mực xã hôi, là lí tưởng cao cả? Những điều đó có thể là những đạo lý của con người Việt từ xưa đến nay như yêu nước thương nòi, khiêm tốn, kiên trì, giản dị, giàu lòng nhân ái; có thể là lí tưởng xây dựng xã hội chủ nghĩa, những mục tiêu hiện đại hóa đất nước… Biết yêu thương là biết đồng cảm, sẻ chia chân thành với những người thân, những người xung quanh mình, những mảnh đời éo le hơn nếu có thể. Sống có hoài bão, ước mơ. Với những đam mê và ước mơ của mình có trách nhiệm và hành động để đạt được chúng.Sống đẹp là một vấn đề chưa bao giờ là thôi cần thiết. Và tuổi trẻ phải sống đẹp là một điều tất yếu và quan trọng. Không một lĩnh vực nào mà tuổi trẻ bị khuất phục. Bởi vậy hãy rèn luyện cho mình một lối sống đẹp đúng nghĩa để không phí hoài tuổi xuân của chính bản thân mình. Vì "tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại" (Xuân Diệu) nên đừng để thời gian ttrooi qua một cách vô nghĩa. Hãy thức tỉnh và hành động ngay hôm nay để làm giàu cho chính bản thân cũng như chuẩn bị cho một tương lai tươi sáng.

9 tháng 1 2019

I. MỞ BÀI

Không phải ngẫu nhiên mà ở nước ta cũng như ở nhiều nước, bên cạnh bộ môn lịch sử dân tộc, người ta còn rất coi trọng bộ môn lịch sử văn học dân tộc.

Trong nhiều lí do của sự coi trọng đó, có lí do quan trọng sau đây: "Lịch sử văn học của một dân tộc là lịch sử tinh thần và tâm hơn của dân tộc đó".

II. THÂN BÀI

A. TÌM HIỂU Ý KIẾN ĐBÀI

1. Văn học là nghệ thuật ngôn từ được con người sáng tạo ra bằng tiếng nói, chữ viết, lưu hành trong xãhội từ người này sang người khác, lưu truyền trong đất nước từ đời này sang đời khác, có chức năng nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ, giúp con người đạt tới cái thật, cái tốt, cái đẹp (chân, thiện, mĩ).

2. Văn học là hiện tượng nhân văn, tức là ở đâu có con người thì có văn học, khi chưa có văn học thành văn thì đã hiện hữu văn học truyền miệng. Song văn học phát sinh và phát triển chủyếu trong khuôn khổ dân tộc, đồng thời có sự giao lưu giữa các dân tộc với nhau. Văn học trước hết có tính chất dân tộc.

3. Văn học không chỉ nói lên cuộc sống vật chất, tinh thần của một người, của một đời mà còn nói lên cuộc đời và tâm hồn của nhiều người, trải qua nhiều đời.

Cuộc sống vật chất và tinh thần của các dân tộc thường được ghi lại trong văn học qua các thời đại từ xưa đến nay. Vì vậy người ta nói văn học là tấm gương phản ánh

trung thành đời sống của một dân tộc. Văn học là kho tàng chứa đựng những giá trị tinh thần, đạo đức, tình cảm của một dân tộc: "Lịch sử văn học của một dân tộc là lịch sử tinh thần và tâm hồn của dân tộc đó". Muốn hiểu tâm hồn của một dân tộc, phải tìm hiểu văn học của dân tộc đó.

4. Ý kiến trên là đúng đối với mọi dân tộc và mọi nền văn học, trong đó có văn học của dân tộc Việt Nam ta.

B. LIÊN HỆ VỚI VĂN HỌC VIỆT NAM

1. Văn học Việt Nam bao gồm văn học dân gian truyền miệng, văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm từ thế kỉ thứ X đến thế kỉ thứ XIX (có thể gọi là văn học trung đại), và văn học viết bằng chữ quốc ngữ từ đầu thế kỉ XX đến nay (có thể gọi là văn học hiện đại). Văn học Việt Nam là một kho tàng có nhiều giá trị quý báu, nhiều tác phẩm và tác giả vĩ đại: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du...

2. Văn học Việt Nam là tấm gương phản ánh công cuộc lao động dựng nước và đấu tranh giữ nước của dân tộc ta từ Bắc chí Nam, từ xưa tới nay. Không chỉ đấu tranh và xây dựng đất nước về quân sự, chính trị mà cả về văn hóa, tư tưởng, đạo đức, văn học. Thơ văn đời Lí, đời Trần, thơ văn Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh... đều mang những nội dung đó.

3. Nếu nói rằng lịch sử văn học Việt Nam là lịch sử tinh thần và tâm hồn của dân tộc Việt Nam thì lịch sử đó kết tinh thành hai giá trị lớn:

- Chủ nghĩa yêu nước,

- Tinh thần nhân đạo.

Yêu nước thiết tha, thương người sâu sắc, đó là tinh thần Việt Nam, tâm hồn Việt Nam qua văn học Việt Nam.

4. Có thể chứng minh điều trên qua:

- Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.

- Truyện Kiều của Nguyễn Du và rất nhiều tác phẩm khác.

Nguyễn Trãi tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, Nguyễn Du tiêu biểu cho tấm lòng thương người, song ở mỗi người đều có cả hai giá trị đó. ỞNguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh hay bất cứ tác phẩm, tác giả nào trong văn học Việt Nam cùng đều có cả hai giá trị đó.

5. Các giá trị yêu nước và nhân đạo càng thểhiện rõ hơn trong văn học hiện đại, trước cũng như sau Cách mạng tháng Tám 1945. Ví dụ giai đoạn văn học đầu thếkỉ XX-1930, văn học 1930 - 1945, văn học 1945 - 1975.

III. KẾT BÀI

Ý kiến của đề bài thích hợp đối với mọi nền văn học, lại càng đúng đắn và sâu sắc đối với văn học Việt Nam.

Ý kiến đó giúp ta phương hướng học tập văn học Việt Nam; học tập để hiểu, để yêu hơn dân tộc Việt Nam, để trở thành những con người Việt Nam xứng đáng với dân tộc mình.

9 tháng 1 2019

Bạn tham khảo bài viết sau:

Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc là đặc điểm sâu sắc nhất của tâm hồn Việt Nam.
Trước nạn ngoại xâm, tinh thần ấy thể hiện qua những áng hùng văn sôi nổi tinh thần quyết chiến, quyết thắng và những hình tượng anh hùng cứu nước. Nhưng lòng yêu nước, tinh thần dân tộc ấy còn thể hiện ở nhiều mức độ và ở nhiều dạng thức khác nữa. Có khi đó là tình yêu đối với một vùng trời đất cụ thể nào đó của quê hương mình, có khi làm sống dậy những phong tục đẹp hay những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc. Có khi là sự phát hiện những nét riêng đáng yêu của dân tộc Việt Nam, cái duyên dáng của con người Việt Nam. Và có khi đó còn là nỗi buồn đau da diết của một thời mất nước tối tăm, là tấm lòng thành kính thiết tha đói với đất nước, đối với cha ông chỉ biết dồn nén vào lòng yêu tiếng mẹ đẻ.
ở người Việt Nam, lòng yêu nước gắn liền với tình nhân ái. Một dân tộc luôn phải cầm gươm, cầm súng, nhưng thơ văn lại nói nhiều hơn đến lòng nhân ái, đến tình yêu, đến thân phận người phụ nữ trong xã họi bất công. Không phải ngẫu nhiên trên đất nước này, những nhà văn lớn từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du đến Hồ Chí Minh đều là những nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
Sổng ở một nước nông nghiệp, người Việt Nam luôn gắn bó với thiên nhiên . Văn chương Viẹt Nam vì thế có những tác phẩm đầy tài hoa từ ca dao dân ca đến thơ Nguyễn Trãi, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Hàn Mặc Tử, Tố Hữu, văn xuôi Nguyễn Tuân, Tô Hoài...đã ghi lại được những nét bút thật tinh tế cảnh sắc thi vị của quê hương đất nước.
Sống triền miên trong khó khăn vất vả, nhiều cơ cực, lại trải qua một lịch sử đầy sóng gió, bão táp, người Việt Nam vẫn luôn yêu đời, vui sống, luôn tin tưởng ở lẽ tất thắng của điều thiện, của chính nghĩa.Trong văn học Việt Nam, tiếng cười không mấy khi dứt hẳn và cũng có lắm cung bậc. Truyện tiếu lâm, truyện Trạng Quỳnh,thơ Hồ Xuân Hương, Tú Xương... văn Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng ...Tuy nhiên hoàn cảnh thực tế khắc nghiệt không cho phép họ lạc quan một cách dễ dãi. Vì thế những tác phẩm văn chươnglớn nhất, tiêu biểu nhất của dân tộc trong quá khứ phần nhiều lại là những thiên truyện, bài thơ viết về nỗi buồn đau của những kiép người chịu nhiều oan trái, bất hạnh. Và tiếng cười nói trên cũng không hẳn là tiếng cười mà chỉ là “ Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười”- Nguyễn Công Trứ.

7 tháng 1 2019

Tóm lại, đồng tiền đóng một vai trò quan trọng đối với con người và xã hội. Nhưng “tiền bạc chỉ là tiền bạc” vì đồng tiền không phải là tất cả, còn có những thứ quý giá như tình nghĩa, sức khỏe, tri thức, đạo đức … Chính vì thế, học sinh chúng ta cần phải nhận rõ giá trị của đồng tiền và cách tiêu tiền sao cho tiền bạc là một tên đầy tớ tốt, một phương tiện đem lại lợi ích cho bản thân và nhân loại.

8 tháng 1 2019

Đồng tiền có thể nâng cao dân trí, cải thiện đời sống, đưa đất nước phát triển, cải thiện vị thế trên thế giới. Thế nhưng nếu giá trị đồng tiền chi phối tất cả thì những giá trị khác của cuộc sống dễ dàng bị bỏ quên, nhất là những giá trị tinh thần, đạo đức. Tiền bạc có thể mang lại niềm vui nhưng không chắc đem đến hạnh phúc, tiền có giá trị thật nhưng không phải là tất cả vì có nhiều thứ không thể mua hay đánh đổi bằng tiền. Chúng ta cần lên án lối sống thực dụng lạnh lùng cũng như việc sử dụng đồng tiền sai mục đích. Đồng thời mỗi người phải tạo ra tiền bằng công sức chính đáng, bằng cách thức, phương tiện chân chính, và sử dụng đồng tiền hợp lí, có hiệu quả tốt nhất cho bản thân, gia đình và xã hội.