K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 1 2020

Cuối năm 867 đầu năm 1868, chế độ Mạc phủ bị sụp đổ. Thiên hoàng Minh Trị sau khi lên ngôi đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ toàn diện – Cuộc Duy tân Minh Trị với nội dung cơ bản:

- Chính trị: xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản ; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ Quân chủ lập hiến.

- Về kinh tế : thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống.

- Về quân sự : tổ chức và huấn luyện quân đội theo phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng.

- Về giáo dục : thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây.

→ Cuộc Duy tân Minh Trị đã làm thay đổi bộ mặt quốc gia Nhật Bản, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường TBCN. Cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc Cách mạng tư sản.

6 tháng 1 2020

Nguyên nhân:

-Chế độ phong kiến Nhật khủng hoảng suy yếu.

-Chủ nghĩa tư bản phương tây dâng nhòm ngó,xâm lược.

-1-1868 Thiên Hoàng Minh Trị tiến hành cải cách.

Tác dụng:

-Giúp Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa.

-Trở thành nước tư bản chủ nghĩa.

5 tháng 1 2020

câu 1 rõ ra nha bạn

2)- Cách mạng tháng Hai(2/1917) đã lật đổ chế độ Nga Hoàng và dẫn tới tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. Đó là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.

- Cách mạng tháng Mười(10/1917) do Lê – Nin và Đảng Bôn – sê – vich lãnh đạo, lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, thiết lập chính quyền thống nhất trong toàn quốc của Xô Viết,đưa nước Nga bước vào thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa.

3)- Kinh tế: tàn phá tất cả các ngành kinh tế, kéo lùi sức sản xuất...

- Xã hội: nạn thất nghiệp tăng, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ.

- Chính trị: chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước (Đức, Ý, Nhật Bản).

- Quan hệ quốc tế: xuất hiện hai khối đế quốc đối lập nhau, nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.

6 tháng 1 2020

Câu 1: Bối cảnh của chính sách kinh tế mới:

- Chính sách kinh tế cộng sản thời chiến không còn phát huy hiệu quả sau khi Nga chấm dứt nội chiến.

- Chính sách cộng sản thời chiến trở thành vật cản, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Nội dung chính sách kinh tế mới:

- Xóa bỏ chính sách trưng thu lương thực thừa, thay bằng chính sách thu thuế lương thực.

- Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó nhà nước nắm các ngành công nghiệp lớn và các ngành kinh tế quan trọng.

- Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga.

- Sử dụng các hình thức chủ nghĩa tư bản nhà nước, nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức quản lý sản xuất công nghiệp, chuyển sang tự hạch toán kinh tế.

- Mở rộng thị trường, phát triển thương nghiệp.

- Ban hành tiền mới, 1924: ban hành đồng Rúp mới.

5 tháng 1 2020

Ngoài tinh thần bất khuất chống giặc của quân và dân ta thì địa hình cũng là 1 lợi thế cực kì quan trọng. Đất nước chúng ta có địa hình đặc biệt, nhiều núi cao, rừng rậm, sông ngòi chằn chịt,... vì thế vừa tạo thuận lợi cho chúng ta vừa tấn công vừa phòng thủ. Lúc trước nếu ta bị thất thế thường chạy vào rừng, vào thời chống Mỹ và Pháp, rừng là nơi ta ẩn nấp, đề ra kế hoạch tác chiến. Địa hình còn giúp ta tấn công Vd điển hình là các chiến tích trên sông Bạch Đằng và các chiến tích của quân Tây Sơn.

6 tháng 1 2020

Cô tổng hợp lại 1 chút về vai trò của địa thế địa hình trong các cuộc kháng chiến, các em có thể bổ sung, góp ý nhé:

* Đồi núi:

- Nơi dễ dàng phòng thủ, dễ dàng phản công.

- Nơi có thể ở, trú ngụ: hang núi, hang đá.

- Nơi tiếp tế, cất giấu, vận chuyển lương thực.

- Là nơi mà giao thông chiến của ta phát triển mạnh, hành quân qua rừng, che giấu quân đội, khí tài.

* Sông ngòi:

- Ngăn cản thế mạnh của nhiều lực lượng địch: kỵ binh (chống Tống, Nguyên Mông...) nước ta nhiều sông ngòi, nên đồng bằng bị chia cắt nhiều, kỵ binh mất thời gian vượt sông.

- Thuận lợi cho ta di chuyển, vận lương.

5 tháng 1 2020

* Hoàn cảnh

- Liên Xô vẫn là nước có nền kinh tế nông nghiệp, nghèo nàn và lạc hậu.

- Sự phụ thuộc vào máy móc nhập khẩu.

=> Thực hiện công cuộc công nghiệp hóa Xã hội chủ nghĩa, tiến hành công cuộc tập thể hóa nông nghiệp, thu hút nông dân tham gia vào các nông trang tập thể.

* Các kế hoạch 5 năm và thành tựu

Bằng hai kế hoạch 5 năm - kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 - 1932) và kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933 - 1937), Liên Xô đã giành được những thắng lợi to lớn trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội: trở thành nước công nghiệp hóa Xã hội chủ nghĩa với:

- Công nghiệp: Sản lượng công nghiệp đứng đầu châu Âu, đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ).

- Nông nghiệp:

+ Đã tiến hành tập thể hóa nông nghiệp.

+ Có quy mô sản xuất lớn và được cơ giới hóa.

- Về văn hóa - giáo dục:

+ Liên Xô đã thanh toán nạn mù chữ.

+ Phát triển hệ thống giáo dục quốc dân.

+ Đạt nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học - kĩ thuật và văn hóa - nghệ thuật.

- Về xã hội: các giai cấp bóc lột đã bị xóa bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức Xã hội chủ nghĩa.

Từ tháng 6 - 1941, trước cuộc tấn công xâm lược của phát xít Đức, nhân dân Liên Xô phải ngừng việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1937 - 1941).

Chúc bạn học tốt!
TL
4 tháng 1 2020

+ Từ năm 1926-1929 , nhân dan liên xô đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa theo con đường lối ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.

+ Từ năm 1928-1937,Liên Xô trải qua hai kế hoạch 5 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+Đến năm 1936 , sản lượng công nghiệp của Liên Xô đứng đầu Châu Âu và đứng thứ hai thế giới.

+ Từ năm 1937 , Liên Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba.

+ Tháng 6-1941 , phát xít Đức tấn công Liên Xô nên kế hoạch buộc phải ngừng lại để tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại.

3 tháng 1 2020

Cuộc Duy tân Minh trị của Nhật Bản (1868) được thực hiện trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục. Thông qua cuộc cải cách này đã đưa Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Để có được sự thành công này nhân tố quan trọng nhất là có sự đoàn kết của toàn dân tộc và tinh thần tự cường của quốc gia. Nhân dân đoàn kết vì mục tiêu chung là sức mạnh để cuộc cải cách thực hiện thành công và thúc đẩy đất nước phát triển.

Việt Nam hiện nay trong công cuộc xây dựng đất nước cần học tập Nhật Bản, đoàn kết toàn dân thực hiện vì một mục tiêu chung, phát huy tinh thần tự lực tự cường của dân tộc.

=> Bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản (1868) là: coi trọng truyền thống đoàn kết dân tộc và tinh thần tự cường quốc gia

3 tháng 1 2020

Nhận xét về cuộc duy tân Minh Trị:

Tích cực:

- Duy tân Minh Trị như một cuộc cách mạng tư sản của Nhật Bản, một cuộc cách mạng tư sản không triệt để, đưa Nhật ra khỏi tình trạng một nước phong kiến nghèo nàn, lạc hậu, tiến lên chủ nghĩa tư bản.

- Cuộc cách mạng này là một cuộc cách mạng tiến bộ, làm thay đổi bộ mặt nước Nhật trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa xã hội…

- Nước Nhật tránh khỏi nguy cơ trở thành nước bị xâm lược, tiềm lực đất nước được phát triển.

- Trở thành một nước hùng mạnh nhất châu Á, cuối thế kỷ XIX, Nhật nhanh chóng trở thành một nước đế quốc chủ nghĩa ở châu Á.

- Tạo ra ảnh hưởng lớn đến các nước châu Á khác như Trung Quốc, Việt Nam.

Hạn chế:

- Đời sống người lao động không được cải thiện

+ Nông dân gặp nhiều khó khăn, nhiều người phá sản.

+ Công nhân bị bóc lột nặng nề.

Bài học cho bản thân:

- Tự lực tự cường, có ý chí vươn lên, không ỷ lại vào quốc gia khác.

- Thay đổi phù hợp với xu thế mới.

- Đẩy mạnh học tập các điều tiến bộ, tiếp thu cái tích cực, khắc phục hạn chế.

3 tháng 1 2020

- Các nước đế quốc như Anh, Pháp, Mỹ chọn con đường cải cách kinh tế xã hội để thoát khỏi khủng hoảng

- Các nước Đức, Ý, Nhật chọn con đường phát xít, quân phiệt hóa bộ máy nhà nước để thoát khỏi khủng hoảng.

Nguyên nhân:

Với các nước Anh, Pháp, Mỹ

- Các quốc gia có nhiều thuộc địa (Anh, Pháp), hoặc có nhiều tài nguyên và ảnh hưởng (Mỹ), nên có đủ tiềm lực thị trường, nhân công, vốn để thoát khỏi khủng hoảng, đồng thời có những chính sách cải cách phù hợp.

- Các nước này muốn duy trì nền dân chủ của mình.

Với các nước Đức, Ý, Nhật:

- Hạn chế tài nguyên, nhất là Nhật, Nhật đã khủng hoảng nhiều vấn đề từ trước cuộc khủng hoảng 1929-1933. Nhật rất cần tài nguyên cho sản xuất, thị trường để tiêu thụ.

- Các quốc gia này đều muốn gây chiến tranh để chia lại thế giới.

- Đức muốn gây chiến để trả thù Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Nền dân chủ ở các quốc gia này bị hạn chế, tiềm lực phe dân chủ không lớn.

3 tháng 1 2020

Học sinh hiện nay được xem là hạt giống mới cho sau này. Tương lai về sau sẽ luôn phụ thuộc về những lứa học sinh. Một khẳng định bất diệt rằng: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình" đây là một triết lý cho bản năng học sinh. Học sinh ngày nay luôn có rất nhiều điều kiện để học tập hơn ngày xưa, bởi vậy trình độ kiến thức có thể nói là vượt trội, không chỉ để khẳng định mình mà còn khẳng định đất nước, khẳng định khả năng của một người được đào tạo chu đáo, kĩ lưỡng khi ngồi ghế nhà trường. Từ Tất cả điều này cho thấy học sinh có vai trò hết sức quan trọng trong vấn đề tiếp nối xây dựng đất nước

3 tháng 1 2020

Học sinh chúng ta cần phải rèn luyện tốt , chăm học , rèn luyện theo tấm hướng đạo đức Hồ Chí Minh 😁😂

2 tháng 1 2020

-Nhật Bản đã phát xít hóa chế độ thống trị để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trên
-Hầu hết các nước châu Âu đều tiến hành cải cách kinh tế, xã hội. Riêng Đức và Ý thì phát xít hóa chế độ thống trị

4 tháng 1 2020

Cách mạng tháng Tám là sự kiện lịch sử trọng đại, trang sử vàng chói lọi của dân tộc, là đỉnh cao thiên tài trí tuệ của Đảng ta và của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đấu tranh giải phóng dân tộc, là biểu tượng sức mạnh tổng hợp của mọi tầng lớp nhân dân vì mục tiêu độc lập dân tộc.

2 tháng 1 2020

* Giống : Cả 2 cuộc ciến tranh đều nổ ra nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa

- Đều hình thành 2 khối quan sự đối địch nhau

- Đều là cuộc chiến tranh phi nghĩa với cả 2 bên tham chiến

*Khác : CCTG 2: Một số nước nước thiệt lập chế độ phát xít như Đức, Ý, Nhật

CCTG 1 : Không thiết lập chế độ phát xít

CCTG 2: cả 2 khối quân sự mâu thuẫn với Liên xô và coi Liên Xô là kẻ thù chung cần tiêu diệt