K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 12 2024

Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!

 

18 tháng 12 2024

Mình cũng thấy vậy

17 tháng 12 2024

giúp em với a!

19 tháng 12 2024

Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!

19 tháng 12 2024

Dạ cô Thương Hoài

17 tháng 12 2024
Bạo Lực Học Đường: Một Vấn Đề Cấp Bách Cần Giải Quyết

Bạo lực học đường đã và đang trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện đại. Những vụ việc học sinh bị bắt nạt, đánh đập hay xúc phạm đã gây ra không ít sự lo lắng và phẫn nộ trong cộng đồng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về tác động của bạo lực học đường, đưa ra ý kiến phản đối mạnh mẽ đối với hiện tượng này và nêu rõ lý lẽ cùng bằng chứng thuyết phục để kêu gọi mọi người chung tay giải quyết vấn đề.

Bạo lực học đường gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của các em học sinh mà còn để lại hậu quả lâu dài cho sự phát triển của các em. Trước hết, bạo lực học đường gây ra tổn thương tâm lý nghiêm trọng cho nạn nhân. Những em học sinh bị bắt nạt thường rơi vào trạng thái lo âu, sợ hãi, tự ti và thiếu tự tin. Những cảm xúc tiêu cực này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình học tập mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống của các em. Theo một nghiên cứu của Đại học California, những trẻ em bị bạo lực học đường có nguy cơ cao bị trầm cảm và lo âu kéo dài, thậm chí có thể dẫn đến hành vi tự tử.

Không chỉ ảnh hưởng đến nạn nhân, bạo lực học đường còn tác động xấu đến môi trường học tập và toàn bộ nhà trường. Khi bạo lực xảy ra, nó tạo ra một bầu không khí sợ hãi, thiếu an toàn và căng thẳng, khiến cho việc học tập trở nên khó khăn. Các em học sinh không thể tập trung vào việc học, dẫn đến kết quả học tập giảm sút. Bên cạnh đó, bạo lực học đường cũng làm mất đi niềm tin của các bậc phụ huynh vào hệ thống giáo dục, gây ra những tác động tiêu cực đến uy tín của nhà trường.

Để giải quyết vấn đề bạo lực học đường, chúng ta cần phải thực hiện một loạt các biện pháp đồng bộ và hiệu quả. Trước hết, cần nâng cao nhận thức của các em học sinh, phụ huynh và giáo viên về tác hại của bạo lực học đường. Các chương trình giáo dục và các chiến dịch truyền thông cần được triển khai rộng rãi nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này và cách phòng tránh. Bên cạnh đó, cần xây dựng một môi trường học tập thân thiện, an toàn và hỗ trợ, nơi mà các em học sinh cảm thấy được bảo vệ và yêu thương.

Ngoài ra, cần có các biện pháp kỷ luật nghiêm khắc đối với những hành vi bạo lực học đường. Nhà trường cần thiết lập các quy định rõ ràng và thực hiện một cách công bằng, minh bạch. Đồng thời, cần tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các cơ quan chức năng để giải quyết kịp thời các vụ việc bạo lực, đảm bảo an toàn cho các em học sinh.

Chúng ta không thể bỏ qua vai trò của giáo viên trong việc ngăn chặn và giải quyết bạo lực học đường. Giáo viên cần được đào tạo về kỹ năng quản lý lớp học, phát hiện sớm các dấu hiệu của bạo lực và có những biện pháp can thiệp kịp thời. Sự tận tâm, trách nhiệm và tình yêu thương của giáo viên sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng một môi trường học tập an toàn và lành mạnh.

Tóm lại, bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng cần được giải quyết kịp thời và hiệu quả. Chúng ta cần chung tay, phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để ngăn chặn và loại bỏ hoàn toàn hiện tượng này, mang lại cho các em học sinh một môi trường học tập an toàn, lành mạnh và hạnh phúc. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể đảm bảo được sự phát triển toàn diện và tương lai tươi sáng cho thế hệ trẻ.

  Em yêu từng sợi nắng cong Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò      Em yêu chao liệng cánh cò Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm      Em yêu khói bếp vương vương Xám màu mái lá mấy tầng mây cao      Em yêu mơ ước đủ màu Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua      Em yêu câu hát ơi à Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa      Em yêu cánh võng đong đưa Cánh diều no gió chiều chưa...
Đọc tiếp
 

Em yêu từng sợi nắng cong

Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò

     Em yêu chao liệng cánh cò

Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm

     Em yêu khói bếp vương vương

Xám màu mái lá mấy tầng mây cao

     Em yêu mơ ước đủ màu

Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua

     Em yêu câu hát ơi à

Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa

     Em yêu cánh võng đong đưa

Cánh diều no gió chiều chưa muốn về

     Đàn trâu thong thả đường đê

Chon von lá hát vọng về cỏ lau

     Trăng lên lốm đốm hạt sao

Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên

     Em đi cuối đất cùng miền

Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân.

 

Em nhận xét gì về tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong bài thơ trên? ( giúp em với ạ!!!!!)

0
17 tháng 12 2024
  1. 1 Suy nghĩ tích cực tự tạo cho mình niềm hứng khởi. ...
  2. 2 Luyện đọc nhiều, tập trung và dành thời gian đọc lại. ...
  3. 3 Soạn bài không phụ thuộc vào sách tham khảo. ...
  4. 4 Tập trung nghe giảng, tránh làm việc riêng và ghi chép bài đầy đủ
17 tháng 12 2024

skibidi

 

17 tháng 12 2024

nhưng, khi , luôn luôn, không,và

 

20 tháng 12 2024

Olm chào em, cảm ơn đánh giá của em về chất lượng bài giảng của Olm, cảm ơn em đã đồng hành cùng Olm trên hành trình tri thức. Chúc em học tập hiệu quả và vui vẻ cùng Olm em nhé!

Môn sinh học bao giờ cũng là tiết học được lớp em hào hứng chờ đợi nhất, bởi lẽ đây là bộ môn nghiên cứu về thế giới sinh vật (có cả con người). Trong giờ học, thầy cô giảng dạy thường tổ chức các hoạt động cho chúng em học nhóm, quan sát thực tiễn. Giờ học không bị áp đặt về kiến thức và luôn vui vẻ, sôi nổi, chính vì vậy cứ tới tiết sinh học chúng em lại chăm chú...
Đọc tiếp

Môn sinh học bao giờ cũng là tiết học được lớp em hào hứng chờ đợi nhất, bởi lẽ đây là bộ môn nghiên cứu về thế giới sinh vật (có cả con người). Trong giờ học, thầy cô giảng dạy thường tổ chức các hoạt động cho chúng em học nhóm, quan sát thực tiễn. Giờ học không bị áp đặt về kiến thức và luôn vui vẻ, sôi nổi, chính vì vậy cứ tới tiết sinh học chúng em lại chăm chú nghe và sôi nổi khi làm bài tập.

   Thầy giáo vừa bước vào lớp cả lớp đứng ngay ngắn chào thầy và không quên mỉm cười vui vẻ, thầy cũng chào cả lớp và cười với chúng em. Sau đó thầy kiểm tra bài cũ, và bắt đầu dẫn dắt vào bài mới. Chúng em được chuẩn bị trước bài ở nhà nên hầu như ai cũng rất tự tin để tiếp nhận bài học của thầy.Nếu các buổi học trước chúng em đã được thầy dạy để hiểu biết về tảo, rêu, quyết rồi các khái niệm sơ lược về phân loại thực vật, cũng như nguồn gốc và sự phát triển của thực vật thì tới bài học hôm nay, thầy dạy về vai trò của thực vật. Thầy viết từng chữ rõ ràng, ngay ngắn tên bài học trên chiếc bảng xanh “Bài 46: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu” . Cả lớp ở dưới chăm chú nghe và viết bài vào vở hệt như bầy sẻ ngoan ngoãn, chăm chỉ góp nhặt những điều tốt lành. Lớp học im phăng phắc chỉ nghe thấy tiếng bút ghi sột soạt trên giấy. Thầy nói rằng thực vật ngoài việc quang hợp tạo ra chất hữu cơ làm thức ăn cho nhiều loại sinh vật khác thì thực vật còn có chức năng điều hòa khí hậu, làm sạch môi trường đó cũng chính là lý do chúng ta cần phải bảo vệ rừng, bảo vệ cây cối chính là bảo vệ môi trường sống trong lành của chính mình. Màn hình trình chiếu bài giảng được thầy sử dụng hiển thị bài giảng của mình, trên màn hình chúng em nhìn thấy sơ đồ trao đổi khí. Cây qua quá trình quang hợp sẽ hấp thụ khí Cacbonic và tạo ra khí oxy-khí vô cùng quan trọng cho sự sống- nhằm giữ cân bằng các khí này trong không khí. Thỉnh thoảng trong lời giảng thầy lại ân cần hỏi cả lớp “các em có hiểu không nào?”, đáp lại thầy là những màn đáp đồng thanh “có ạ!”. Tiếp đó, thầy chia chúng em thành bốn nhóm lớn, và nhiệm vụ của chúng em là hoàn thành vào phiếu lợi ích của cây đối với việc cản trở lượng mưa lớn, gió lớn, điều hòa được nhiệt độ trong không khí cũng như đối chiếu với việc nếu không có cây, không có rừng thì điều gì sẽ xảy ra. Các nhóm thi đua để được nhận cờ điểm tốt nên bạn nào bạn nấy đều hang say làm việc, thảo luận nhóm. Giờ học của chúng em có tính gắn kết đồng đội hơn bao giờ hết. Sau đó kết quả của các nhóm được trình bày, cuối cùng, nhóm em đã giành được chiến thắng và nhận được ba lá cờ điểm tốt, cả đội vui mừng, hớn hở như vừa lập được chiến công. Trên màn hình trình chiếu của thầy, hiện lên những hình ảnh của việc ô nhiễm môi trường, lũ lụt, hạn hán… xảy ra do việc chặt rừng bừa bãi. Từ đó chúng em hiểu thêm về tầm quan trọng to lớn của thực vật đối với việc điều hòa khí hậu. Tổng kết lại, thầy nhắc tới thực vật, tới rừng như lá phổi xanh của con người, mang cho con người nhiều giá trị to lớn. Từ đó chúng em đúc kết ra hành động cần phải làm để bảo vệ môi trường. Lời dạy của thầy cứ nhẹ nhàng như thế, đi vào vun đắp hiểu biết của chúng em.

   Tiết học sinh học bao giờ cũng là tiết học vô cùng thú vị không những bởi cách dạy hấp dẫn, phong phú của thầy mà còn bởi môn học này vô cùng gần gũi và có tính thực tế cao. Chúng em vô cùng biết ơn thầy và sẽ luôn nuôi dưỡng niềm yêu thích môn học này cũng như những môn khoa học khác, bởi kiến thức là vô tận, và con đường khám phá, chinh phục kiến thức luôn thú vị, rộng mở.

   
0