K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 3

- Trung tâm công nghiệp là nơi tập trung hoạt động công nghiệp gắn với đô thị lớn và vừa. Mỗi trung tâm công nghiệp thường có một hoặc một số ngành chuyên môn hoá, là hạt nhân phát triên vùng và địa phương.

- Các trung tâm công nghiệp ở nước ta ngày càng phát triển và rất đa dạng, được phân loại dựa vào vai trò của nó trong phân công lao động theo lãnh thổ, quy mô giá trị sản xuất công nghiệp, tính chất chuyên môn hoá...

- Căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp, có thể chia các trung tâm công nghiệp thành các trung tâm rất lớn (Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hải Phòng); các trung tâm lớn (Phổ Yên, Từ Sơn, Biên Hoà,...); các trung tâm trung bình (Bắc Giang, Dung Quất, Cần Thơ,...) và các trung tâm nhỏ (chiếm đa số, phân bố rộng khắp cả nước).

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 3

- Khu công nghệ cao là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuất và kinh doanh sản phâm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao. Khu công nghệ cao được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và có ranh giớn xác định.

- Khu công nghệ cao có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của khoa học công nghệ và nền kinh tế nước ta, góp phần xây dựng năng lực nghiên cứu, phát triển trong lĩnh vực công nghệ cao, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đầu tư nhằm thu hút nhân lực công nghệ cao ở trong và ngoài nước, góp phần xây dựng các ngành công nghiệp công nghệ cao, làm động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất và cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá.

- Tính đến năm 2021, cả nước có 4 khu công nghệ cao. Ngoài ra, Chính phủ đang quy hoạch các khu công nghệ cao ở Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Đồng Nai, Bình Dương.....

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 3

- Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lí xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.

- Ở nước ta, khu công nghiệp được hình thành gắn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Việc thành lập và đi vào hoạt động các khu công nghiệp đã đóng góp tích cực về nhiều mặt: thu hút được vốn đầu tư lớn ở trong và ngoài nước, đẩy mạnh tăng trưởng sản xuất công nghiệp, nâng cao trị giá xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy liên kết ngành và vùng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực, góp phần bảo vệ môi trường, thúc đẩy thương mại và đầu tư.....

- Tính đến hết năm 2021, cả nước có 397 khu công nghiệp đã được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Trong số đó có 292 khu đã đi vào hoạt động. Số lao động đang làm việc trong các khu công nghiệp có gần 4,1 triệu người.

- Các khu công nghiệp đang hoạt động tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng. Đồng bằng sông Cửu Long. Các tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp đang hoạt động nhất là Đồng Nai, Bình Dương. Thành phố Hồ Chí Minh, Long An và Bắc Ninh.

- Do tác động của khoa học – công nghệ, của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các khu công nghiệp ở nước ta đang chuyển đổi và xây dựng theo mô hình khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ, vận hành và quản lí theo mô hình doanh nghiệp số và chính phủ số.

D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 3
 Khu công nghiệpKhu công nghệ caoTrung tâm công nghiệp
Vai tròĐóng góp tích cực về nhiều mặt: thu hút được vốn đầu tư lớn ở trong và ngoài nước, đẩy mạnh tăng trưởng sản xuất công nghiệp, nâng cao trị giá xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy liên kết ngành và vùng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực, góp phần bảo vệ môi trường, thúc đẩy thương mại và đầu tư.....Khu công nghệ cao có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của khoa học công nghệ và nền kinh tế nước ta, góp phần xây dựng năng lực nghiên cứu, phát triển trong lĩnh vực công nghệ cao, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đầu tư nhằm thu hút nhân lực công nghệ cao ở trong và ngoài nước, góp phần xây dựng các ngành công nghiệp công nghệ cao, làm động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất và cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá.Mỗi trung tâm công nghiệp thường có một hoặc một số ngành chuyên môn hoá, là hạt nhân phát triên vùng và địa phương.
Tình hình hoạt động

- Tính đến hết năm 2021, cả nước có 397 khu công nghiệp đã được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.  

- Trong số đó có 292 khu đã đi vào hoạt động. Số lao động đang làm việc trong các khu công nghiệp có gần 4,1 triệu người.  

- Do tác động của khoa học – công nghệ, của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các khu công nghiệp ở nước ta đang chuyển đổi và xây dựng theo mô hình khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ, vận hành và quản lí theo mô hình doanh nghiệp số và chính phủ số.

Tính đến năm 2021, cả nước có 4 khu công nghệ cao. Ngoài ra, Chính phủ đang quy hoạch các khu công nghệ cao ở Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Đồng Nai, Bình Dương.....Các trung tâm công nghiệp ở nước ta ngày càng phát triển và rất đa dạng, được phân loại dựa vào vai trò của nó trong phân công lao động theo lãnh thổ, quy mô giá trị sản xuất công nghiệp, tính chất chuyên môn hoá...
Phân bốCác khu công nghiệp đang hoạt động tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng. Đồng bằng sông Cửu Long. Các tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp đang hoạt động nhất là Đồng Nai, Bình Dương. Thành phố Hồ Chí Minh, Long An và Bắc Ninh.Hòa Lạc (Hà Nội), Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Đồng NaiCăn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp, có thể chia các trung tâm công nghiệp thành các trung tâm rất lớn (Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hải Phòng); các trung tâm lớn (Phổ Yên, Từ Sơn, Biên Hoà,...); các trung tâm trung bình (Bắc Giang, Dung Quất, Cần Thơ,...) và các trung tâm nhỏ (chiếm đa số, phân bố rộng khắp cả nước).
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
24 tháng 3

*  Đặc điểm phát triển

- Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính có vị trí then chốt và phát triển nhanh nhờ khai thác được lợi thế về nguồn lao động trẻ, có trình độ chuyên môn; chính sách ưu tiên phát triển, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ứng dụng công nghệ hiện đại....

- Giá trị sản xuất và tỉ trọng của ngành tăng nhanh trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp (chiếm 25,3%, năm 2021); đứng đầu trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta. Từ năm 2015 đến nay, các sản phẩm của ngành (thiết bị điện tử, máy tính và linh kiện, điện thoại các loại và linh kiện....) luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong trị giá xuất khẩu ở nước ta (chiếm 32,2%, năm 2021).

Định hướng phát triển của ngành là ưu tiên sản xuất sản phẩm thiết bị máy tính, điện thoại và linh kiện, phát triển phần mềm, điện từ y tế.....

* Phân bố

- Công nghiệp sản xuất các sản phẩm điện tử, máy vì tỉnh tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng. Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ. Đây là các vùng thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sản xuất sản phẩm điện tử từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Xin-ga-po.....

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
24 tháng 3

* Đặc điểm phát triển

- Công nghiệp sản xuất điện ở nước ta phát triển tương đối sớm với sự ra đời của Nhà máy Điện Sông Cấm (Hải Phòng). Giá trị sản xuất và sản lượng điện tăng liên tục do nhu cầu của sản xuất và đời sống. Cơ cấu sản lượng điện có sự thay đổi.

- Mạng lưới điện quốc gia đã được hình thành và phát triển để khắc phục sự mất cân đối về nguồn điện giữa các vùng, cải thiện chất lượng điện áp thông qua đường dây tải điện 500 KV Bắc Nam. Năm 2021, tổng chiều dài đường dây 500 KV Bắc Nam là 9 008 km.

- Xu hướng của ngành điện nước ta là tiếp tục phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối,...) và thuỷ điện. đổi mới công nghệ của nhiều nhà máy điện đang vận hành, kiểm soát phát thải khí nhà kính, đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng quốc gia.

* Phân bố

- Về nhiệt điện, nước ta có các nhà máy nhiệt điện than như: Phả Lại (Hải Dương). Quảng Ninh, Vĩnh Tân (Ninh Thuận), Duyên Hải (Trà Vinh), các nhà máy nhiệt điện khí như: Phủ Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu), Cà Mau 1, 2 (Cà Mau).....

- Về thuỷ điện, các nhà máy thuỷ điện lớn như: Sơn La, Hoà Bình, Lai Châu.....

- Điện gió, điện mặt trời được dây mạnh và phát triển ở nhiều vùng nước ta, cụ thể là: điện gió ở Ninh Thuận, Bạc Liêu, Bến Tre...., điện mặt trời ở Bình Định, Phú Yên,....

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 3

Ngành dệt may ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm dệt may lớn nhất cả nước, với hơn 2.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Ngành dệt may đóng góp quan trọng vào kinh tế thành phố, với kim ngạch xuất khẩu năm 2023 đạt hơn 11 tỷ USD.

- Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều lợi thế để phát triển ngành dệt may, bao gồm:

+ Nguồn nhân lực dồi dào: Thành phố có hơn 10 triệu dân, trong đó có nhiều lao động trẻ có trình độ học vấn và kỹ năng tốt.

+ Hạ tầng giao thông thuận tiện: Thành phố có hệ thống cảng biển, sân bay hiện đại, thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn: Thành phố là trung tâm kinh tế, văn hóa lớn nhất cả nước, với thị trường tiêu thụ lớn cho các sản phẩm dệt may.

- Ngành dệt may Thành phố Hồ Chí Minh sản xuất đa dạng các sản phẩm, bao gồm:

+ Quần áo: Thành phố là trung tâm sản xuất và xuất khẩu quần áo lớn nhất cả nước, với các sản phẩm chủ lực như áo thun, quần jean, đồ veston.

+ Sợi và vải: Thành phố cũng là trung tâm sản xuất sợi và vải lớn nhất cả nước, với các sản phẩm chủ lực như sợi bông, sợi polyester, vải cotton, vải linen.

+ Phụ kiện dệt may: Thành phố cũng sản xuất các phụ kiện dệt may như cúc áo, khóa kéo, chỉ may.

- Sản phẩm dệt may của Thành phố Hồ Chí Minh được xuất khẩu sang hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Thị trường xuất khẩu lớn nhất của thành phố là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu.

=> Ngành dệt may là ngành công nghiệp đặc trưng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ngành này đóng góp quan trọng vào kinh tế thành phố, tạo ra việc làm cho hàng trăm nghìn người lao động. Ngành dệt may Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều tiềm năng để phát triển trong tương lai.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 3

Tên ngành công nghiệp

Đặc điểm phát triển và phân bố

Công nghiệp sản xuất điện

* Đặc điểm phát triển

 - Công nghiệp sản xuất điện ở nước ta phát triển tương đối sớm với sự ra đời của Nhà máy Điện Sông Cấm (Hải Phòng). Giá trị sản xuất và sản lượng điện tăng liên tục do nhu cầu của sản xuất và đời sống. Cơ cấu sản lượng điện có sự thay đổi.  

- Mạng lưới điện quốc gia đã được hình thành và phát triển để khắc phục sự mất cân đối về nguồn điện giữa các vùng, cải thiện chất lượng điện áp thông qua đường dây tải điện 500 KV Bắc Nam. Năm 2021, tổng chiều dài đường dây 500 KV Bắc Nam là 9008 km.  

- Xu hướng của ngành điện nước ta là tiếp tục phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối,...) và thuỷ điện. đổi mới công nghệ của nhiều nhà máy điện đang vận hành, kiểm soát phát thải khí nhà kính, đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng quốc gia.

* Phân bố

 - Về nhiệt điện, nước ta có các nhà máy nhiệt điện than như: Phả Lại (Hải Dương). Quảng Ninh, Vĩnh Tân (Ninh Thuận), Duyên Hải (Trà Vinh), các nhà máy nhiệt điện khí như: Phủ Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu), Cà Mau 1, 2 (Cà Mau)…

- Về thuỷ điện, các nhà máy thuỷ điện lớn như: Sơn La, Hoà Bình, Lai Châu.....  

- Điện gió, điện mặt trời được dây mạnh và phát triển ở nhiều vùng nước ta, cụ thể là: điện gió ở Ninh Thuận, Bạc Liêu, Bến Tre...., điện mặt trời ở Bình Định, Phú Yên,....

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 3

* Đặc điểm phát triển

- Giá trị sản xuất, tỉ trọng của công nghiệp dệt, may và giày, dép ngày càng tăng (chiếm tỉ trọng 11,1%, năm 2021), chỉ đứng sau ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản xuất, chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống.

- Các sản phẩm của ngành đa dạng như: sản xuất sợi vài, quần áo, giày - dép da, giày vải, giày thể thao,... Sản lượng sản phẩm tăng liên tục. Nhiều thương hiệu dệt, may trang phục, giày, dép đã tạo dựng được uy tin ở thị trường trong và ngoài nước.

- Định hướng phát triển của ngành là ưu tiên tập trung vào thiết kế mẫu mã, chủ động sản xuất nguyên phụ liệu trong nước, chuyển từ gia công sang sản xuất quần áo thời trang, giày cao cấp xuất khẩu; đẩy mạnh khai thác các thị trường xuất khẩu truyền thông (Trung Quốc, ASEAN), thúc đẩy các thị trường tiềm năng (Liên bang Nga, EU. Nhật Bản,...).

* Phân bố

- Công nghiệp dệt, may và giày, dép phân bố rộng rãi khắp cả nước, trong đó tập trung nhiều ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
24 tháng 3

* Đặc điểm phân bố

- Sản xuất, chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống phát triển lâu đời dựa vào nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, từ các sản phẩm của nông nghiệp và thuỷ sản, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong và ngoài nước,.....

- Giá trị sản xuất tăng liên tục, song tỉ trọng của ngành trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp cả nước có xu hướng giảm dần (chiếm 12,6%, năm 2021).

- Cơ cấu ngành đa dạng, bao gồm: xay xát gạo, sản xuất thực phẩm (cả phê, chẻ, đường kính,...), chế biến thịt, sữa và các sản phẩm từ sữa, chế biến thuỷ sản; sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm và thức ăn cho thuỷ sản, sản xuất nước tình khiết, rượu, bia,...

- Ngành này đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu, sở hữu nhiều thương hiệu lớn, có uy tín và khả năng cạnh tranh cao.

- Định hướng phát triển của ngành là khuyến khích đầu tư phát triển vùng nguyên liệu quy mô lớn để đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào đủ tiêu chuẩn cho công nghiệp chế biến, ưu tiên chế biến các sản phẩm nông nghiệp và thuỷ sản chủ lực có khả năng cạnh tranh cao, xây dựng và phát triển thương hiệu đặc trưng cho nông nghiệp và thuỷ sản nước ta.

* Phân bố

Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống phân bố tương đối rộng, nhưng tập trung ở Đông Nam Bộ (Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai....). Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Hải Phòng...) và Đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ, Đồng Tháp....).