K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

nếu nói binh lính Mỹ chết vì hòa là sai, bởi vì chúng ta thắng họ và đánh đuổi họ ra khỏi Việt Nam cơ mà. Chứ với quân Mỹ khi đó mà cầu hòa với nó ư, thì nó sẽ đánh tiếp thì có.

16 tháng 8 2022

nhưng mà trong đề của em câu hỏi nó là thế ạ , có 4 đáp án là

A.The Korean War(Chiến tranh Hàn Quốc)

B.The Vietnamese War(Chiến tranh Việt Nam)

C.The World War II(Chiến tranh thế giới thứ hai)

D.The World War I (Chiến tranh thế giới thứ nhất)

16 tháng 8 2022

Hội nghị Yalta, còn gọi là Hội nghị Crimea với tên mã Argonaut, diễn ra ngày 4–11 tháng 2 năm 1945, là cuộc gặp giữa nguyên thủ quốc gia của Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, và Liên Xô khi Chiến tranh thế giới thứ hai gần kết thúc nhằm thảo luận việc tái cấu trúc Đức và châu Âu hậu chiến tranh.

16 tháng 8 2022

 Bắt đầu từ những năm 1600, Đế chế Ottoman bắt đầu mất sự thống trị về kinh tế và quân sự đối với châu Âu. Trong khoảng thời gian này, châu Âu đã mạnh lên nhanh chóng với thời kỳ phục hưng và bình minh của Cách mạng Công nghiệp. Các yếu tố khác, như lãnh đạo kém và phải cạnh tranh với thương mại từ châu Mỹ và Ấn Độ, dẫn đến sự suy yếu của đế chế. Năm 1683, người Ottoman bị đánh bại tại Trận chiến Vienna. Mất mát này cộng vào tình trạng suy yếu của họ. Trong một trăm năm tiếp theo, đế chế bắt đầu mất các vùng đất quan trọng. Sau một cuộc nổi dậy, Hy Lạp đã giành được độc lập từ Đế chế Ottoman năm 1830. Năm 1878, Quốc hội Berlin tuyên bố độc lập của Romania, Serbia và Bulgaria.

16 tháng 8 2022

thx bro

25 tháng 8 2022

Mạc phủ Tokugawa (Tiếng Nhật: 徳川幕府, Tokugawa bakufu; Hán Việt: Đức Xuyên Mạc phủ), hay còn gọi là Mạc phủ Edo (江戸幕府, Giang Hộ Mạc phủ), là chính quyền Mạc phủ ở Nhật Bản do Tokugawa Ieyasu thành lập và trị vì trong thời kỳ từ năm 1603 cho đến năm 1868 bởi các Chinh di Đại tướng quân nhà Tokugawa. Thời kỳ này còn gọi là Thời kỳ Edo (江戸時代; Giang Hộ thời đại), lấy từ tên nơi đóng bản doanh của mạc phủ là Thành Edo, nay là Hoàng cung Tokyo.

Sau thời kỳ Sengoku, chính quyền trung ương đã được tái lập phần lớn là nhờ công của Oda Nobunaga và Toyotomi Hideyoshi trong thời kỳ Azuchi-Momoyama. Sau trận Sekigahara năm 1600, chính quyền trung ương rơi vào tay Tokugawa Ieyasu, ông đã hoàn thành được đại nghiệp và được ban tước hiệu "Chinh di Đại tướng quân" vào năm 1603. Để trở thành Tướng quân, theo truyền thống phải là hậu duệ của gia tộc Minamoto.

Thời kỳ Tokugawa, không giống các Mạc phủ trước đó, được cho là lấy nền tảng từ hệ thống đẳng cấp cha truyền con nối nghiêm ngặt ban đầu do Toyotomi Hideyoshi thiết lập. Tầng lớp chiến binh samurai (sĩ) là tầng lớp cao quý nhất, tiếp theo là nông dân (nông), thợ thủ công (công) và thương nhân (thương). Bản chất cứng nhắc của hệ thống đẳng cấp đã tạo ra trở lực đáng kể cho thời kỳ này. Thuế đối với nông dân luôn được giữ ở một mức cố định mà không tính tới lạm phát hay việc thay đổi tỷ giá tiền tệ. Kết quả là, tổng số thuế mà các samurai chúa đất thu được ngày càng giảm sút. Điều này cũng dẫn đến sự hàng loạt cuộc đối đầu giữa quý tộc và các samurai nghèo đói với những người nông dân giàu có, từ các cuộc va chạm lẻ tẻ ở địa phương đến những cuộc nổi loạn lớn. Tuy vậy, không có cuộc nổi dậy nào đủ mạnh để có thể thách thức thể chế đã được thiết lập, cho đến khi ngoại binh xuất hiện.

Cho đến cuối thế kỷ 19, liên minh giữa vài lãnh chúa đại danh hùng mạnh với vị Thiên hoàng trên danh nghĩa cuối cùng đã lật đổ được Mạc phủ sau chiến tranh Mậu Thìn, với đỉnh cao là cuộc Minh Trị Duy Tân. Mạc phủ Tokugawa chính thức chấm dứt năm 1868, với sự thoái vị của Tướng quân thứ 15 của nhà Tokugawa, Tokugawa Yoshinobu và "sự khôi phục" của Hoàng quyền (Ōsei fukko).

12 tháng 8 2022

gấp ạ

12 tháng 8 2022

A. The Korean War

12 tháng 8 2022

(đây là đề cương không phải đề thi ạ)

12 tháng 8 2022

D (không đúng đâu mà thấy có đáp án này gần đúng với năm 1939 thôi:(

12 tháng 8 2022

- Ngày 1/9/1858 Pháp chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam. Ngay từ đầu, chúng đã vấp phải tinh thần chiến đấu….

- Tại Đà Nẵng: Nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp với quân triều đình dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương chống giặc. Kế hoạch xâm lược ban đầu của Pháp bị thất bại….

- Tại Gia Định: 2/1859 Pháp đánh Gia Định, phong trào kháng chiến của nhân dân ta càng sôi nổi.

* Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực, Khởi nghĩa Trương Định….

- Sau khi hèn nhát ký Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862) triều đình Huế ra sức ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân ta. Lợi dụng sự bạc nhược đó, Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Tây Nam Kỳ (20-24/6/1867). Nhân dân 6 tỉnh Nam Kỳ đã nêu cao tinh thần quyết tâm chống Pháp. Họ nổi lên khởi nghĩa ở khắp nơi.

+ Nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre… với nhiều lãnh tụ nổi tiếng: Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm…

+ Một số người dùng văn thơ chiến đấu: Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp…Một số người bị đưa ra hành hình vẫn nêu cao chí khí kiên cường. Đặc biệt câu nói nổi tiếng của Nguyên Trung Trực: “ Bao giờ….đánh tây”.

- Từ 1867 đến 1875 hàng loạt cuộc khởi nghĩa tiếp tục nổ ra ở Nam Kỳ.

- Tại Bắc Kỳ: 11/1873 Pháp nổ súng đánh Bắc Kỳ lần 1. Nhân dân ta đã anh dũng kháng chiến.

+ Đêm đêm các toán nghĩa binh quấy rối địch, đốt kho đạn, chặn đánh địch….

+ Tại các địa phương: Đi tới đâu Pháp cũng vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta.

+ Ngày 21/12/1873 chiến thắng Cầu Giấy lần 1.

Tháng 4/1882 Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ 2. Nhân dân đánh giặc bằng mợi thứ vũ khí: tự đốt nhà tạo thành bức tường lửa chặn giặc, đào hào, đắp lũy

+ Tại các địa phương: Nhân dân tích cực đắp đập, cắm kè, làm hầm chông, cạm bẫy…

+ 19/5/1883 Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ 2.

- Mặc dù triều đình ký liên tiếp 2 bản Hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp nhưng nhân dân cả nước vẫn kiên quyết đứng lên chiến đấu.

12 tháng 8 2022

Tham khảo :
 

Thái độ của triều đình nhà Nguyễn: nhu nhược, thụ động, không kiên quyết chống giặc. Nhưng mặc dù thái độ của triều đình nhà Nguyễn như vậy, vẫn có nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta bùng nổ

- Nhân dân ta vẫn kiên trì, bền bỉ chống giặc trong những năm 1858 - 1884 để thể hiện sự kiên quyết, tinh thần thép chống giặc của nhân dân ta, nêu cao truyền thống yêu nước, không đầu hàng của nhân dân ta

Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:

- Rạng sáng 1/9/1858, Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta nhưng đã bị thất bại do Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân dân ta chống trả quyết liệt làm chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà

- 10/12/1861, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét - pê - răng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông

- Khởi nghĩa của Bình tây đại nguyên soái Trương Định chỉ huy làm quân địch thất điên bát đảo khó khăn dập tắt

- Nhân dân ở các tỉnh Nam Kì nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi từ năm 1858 đến năm 1884

- Các tỉnh ở Đông Kì và Bắc Kì cũng có những cuộc khởi nghĩa từ năm 1858 đến 1884

- Khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ - Tĩnh

- Và còn rất nhiều những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu khác (như cuộc khởi nghĩa của Trương Quyền lãnh đạo, cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hưu Huân lãnh đạo hay cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực lãnh đạo với câu nói nổi tiếng: "Bao giờ người tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây", ...)

 

LM
Lê Minh Vũ
CTVHS VIP
11 tháng 8 2022

Thực dân pháp xâm lược Việt Nam vào năm bao nhiêu?

A. 1858

B. 1847

C. 1843

11 tháng 8 2022

1858nhea

11 tháng 8 2022

Giới thiệu tháp Chăm

Tháp Chăm, hay còn gọi là tháp Champa hay tháp Chàm, là một dạng công trình thuộc thể loại kiến đền tháp Champa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chăm, sinh sống ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay.

Lịch sử xây dựng các đền tháp Chăm kéo dài từ cuối thế kỷ thứ 7 đến đầu thế kỷ 17. Trong khoảng thời gian này, những người Champa xưa đã để lại một số lượng lớn các công trình kiến trúc đền tháp, thành luỹ, các tác phẩm điêu khắc. Đây là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm lấy từ đất địa phương, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa. Mặt bằng tháp đa số là hình vuông có không gian bên trong chật hẹp thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông (hướng Mặt Trời mọc). Trần được cấu tạo vòm cuốn, trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng đá. Nghệ thuật chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muông, vũ nữ, thần thánh thể hiện trên mặt tường ngoài của tháp. Các viên gạch liên kết với nhau rất rắn chắc, bền vững tới hàng chục thế kỷ.

Theo tiếng Chăm, các đến tháp Champa này được gọi là kalan, nghĩa là “lăng”. Các lăng này được các đời vua Chăm xây dựng để thờ cúng các vị thần. Các vị thần được thờ phụng có thể là Các vị thần Ấn Độ giáo tiêu biểu như Siva (thần hủy diệt), Ganesha (phúc thần đầu người mình voi)… hoặc đấy còn có thể là các vị Phật. Điều này tùy thuộc vào lòng tin và kính mộ của mỗi vì vua ở các triều đại khác nhau. Ở thánh địa Mỹ Sơn hiện nay phần lớn là công trình kiến trúc tôn giáo thờ các vị thần thuộc Ấn Độ giáo và Bà la môn giáo. Nhưng ở thánh địa Đồng Dương (thuộc địa phận huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) đây là kinh đô Phật giáo lớn nhất của Champa.

Hiện tại có trên hai mươi cụm di tích kiến trúc đền tháp và rất nhiều phế tích kiến trúc. Các di tích này có giá trị đặc sắc, mang tính toàn cầu, xứng đáng nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Một trong những sự quan tâm ấy là việc tổ chức UNESCO đã công nhận Mỹ Sơn là di sản văn hoá thế giới cũng chính là việc đánh giá cao thành quả nghiên cứu về kiến trúc Champa nói chung.

 

 

11 tháng 8 2022

Giới thiệu tháp Chăm

Tháp Chăm, hay còn gọi là tháp Champa hay tháp Chàm, là một dạng công trình thuộc thể loại kiến đền tháp Champa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chăm, sinh sống ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay.

 

Lịch sử xây dựng các đền tháp Chăm kéo dài từ cuối thế kỷ thứ 7 đến đầu thế kỷ 17. Trong khoảng thời gian này, những người Champa xưa đã để lại một số lượng lớn các công trình kiến trúc đền tháp, thành luỹ, các tác phẩm điêu khắc. Đây là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm lấy từ đất địa phương, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa. Mặt bằng tháp đa số là hình vuông có không gian bên trong chật hẹp thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông (hướng Mặt Trời mọc). Trần được cấu tạo vòm cuốn, trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng đá. Nghệ thuật chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muông, vũ nữ, thần thánh thể hiện trên mặt tường ngoài của tháp. Các viên gạch liên kết với nhau rất rắn chắc, bền vững tới hàng chục thế kỷ.

Theo tiếng Chăm, các đến tháp Champa này được gọi là kalan, nghĩa là “lăng”. Các lăng này được các đời vua Chăm xây dựng để thờ cúng các vị thần. Các vị thần được thờ phụng có thể là Các vị thần Ấn Độ giáo tiêu biểu như Siva (thần hủy diệt), Ganesha (phúc thần đầu người mình voi)… hoặc đấy còn có thể là các vị Phật. Điều này tùy thuộc vào lòng tin và kính mộ của mỗi vì vua ở các triều đại khác nhau. Ở thánh địa Mỹ Sơn hiện nay phần lớn là công trình kiến trúc tôn giáo thờ các vị thần thuộc Ấn Độ giáo và Bà la môn giáo. Nhưng ở thánh địa Đồng Dương (thuộc địa phận huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) đây là kinh đô Phật giáo lớn nhất của Champa.

Hiện tại có trên hai mươi cụm di tích kiến trúc đền tháp và rất nhiều phế tích kiến trúc. Các di tích này có giá trị đặc sắc, mang tính toàn cầu, xứng đáng nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Một trong những sự quan tâm ấy là việc tổ chức UNESCO đã công nhận Mỹ Sơn là di sản văn hoá thế giới cũng chính là việc đánh giá cao thành quả nghiên cứu về kiến trúc Champa nói chung.

 

 

11 tháng 8 2022

Tham khảo 

Tên – Thời gian

Hoàn cảnh

Nội dung cơ bản

Hậu quả

Hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862

Sau khi đại đồn Chí Hòa thất thủ, quân pháp thừa thắng, lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long. Tình hình này làm cho triều đình phong kiến nhà Nguyễn rất hốt hoảng và lo sợ nên triều đình đã kí với pháp bản hiệp ước Nhâm Tuất

- Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn; mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán; cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây; bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến......

- Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp.
- Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống
Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.

 

 

 

 

Hiệp ước Giáp Tuất 15/3/1874

- Chiến thắng của ta ở Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang cực độ còn quân và dân ta phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc.
- Ngược lại, triều đình phong kiến nhà Nguyễn lo sợ nên đã vội vã kí với pháp Hiệp ước Giáp Tuất, trước mắt để pháp rút khỏi Bắc Kì.

- Triều đình chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
- Quân Pháp sẽ rút hết quân ở Bắc Kì.

- Triều đình sớm tỏ ra hoang mang, giao động vô căn cứ nên lo sợ, dẫn đến những việc làm ngu ngốc và tội lỗi.
- Với nội dung kí kết đó, triều đình đã tiếp tục phản bội lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân, tạo đà cho quân Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta.

Hiệp ước Quý Mùi 25/8/1883

- Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai làm quân Pháp thêm hoang mang dao động. Chúng đã toan bỏ chạy nhưng triều đình lại chủ trương thương lượng với Pháp.
- Sau khi có thêm viện binh, lại nhân cơ hội vua Tự Đức qua đời, triều đình nhà Nguyễn lục đục, thực dân Pháp chớp ngay lấy cơ hội và quyết định tấn công thẳng vào cửa ngõ kinh thành Huế Đó là cửa biển Thuận An.
- Ngày 20/8/1883 sau 2 ngày bắn pháo, quân Pháp đổ bộ lên Thuận An.Triều đình hoảng hốt xin đình chiến.
- Cao ủy Pháp lên ngay Huế, đưa ra bản hiệp ước thảo sẵn, buộc triều đình chấp nhận và kí ngày 25/8/1883. Hiệp ước mang chính tên viên Cao ủy Pháp: Hiệp ước Hac - măng (còn gọi là hiệp ước Quý Mùi)

+ Triều đình Huế Chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì,cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh_Nghệ_Tỉnh được sáp nhập vào Bắc Kì .Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì,nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế.Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình,nắm cá quyền trị an và nội vụ.Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.

- Tuy nội dung hiệp ước chỉ nói đến mức độ bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và trung Kì nhưng thực chất quyền đối nội, đối ngoại của triều đình đã phụ thuộc vào Pháp và do Pháp quyết định. Vì vậy, thực chất hiệp ước 1883 đã chính thức chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lạp. Tuy vẫn còn tồn tại trên hình thức nhưng triều đình phong kiến chỉ còn là tay sai cho Pháp.
- Với hiệp ước 1883, triều đình phong kiến nhà Nguyễn không những tự mình làm mất đi sự độc lập của một chính quyền nhà nước phong kiến mà qua đó còn thể hiện sự phản bội trắng trợn của triều đình phong kiến và bè lũ vua tôi nhà Nguyễn với lợi ích của dân tộc.

Hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884

- Sau hiệp ước 1883, nhân dân cả nước một mặt phẫn nộ trước thái độ đầu hàng của triều nguyễn, mặt khác càng căm thù quân xâm lược Pháp nên soi nổi đứng lên kháng chiến.
- Trước hoàn cảnh đó, chính quyền thực dân Pháp chủ trương làm dịu bớt tình hình căng thẳng của nhân dân và tỏ ra rộng lượng với triều đình để lấy lòng bọn tay sai nên đã dẫn đến việc kí kết hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884

• Chia nước Việt Nam ra làm ba xứ: Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam), Nam Kỳ (Cochinchine) dưới ba chế độ khác nhau; mỗi kỳ có một chế độ cai trị riêng như là ba nước riêng biệt. Nam Kỳ là xứ thuộc địa Pháp; Bắc Kỳ và Trung Kỳ là xứ Pháp bảo hộ nhưng triều đình nhà Nguyễn trên danh nghĩa vẫn được quyền kiểm soát.
• Trả các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh trước thuộc Bắc Kỳ nay thuộc về Trung Kỳ và trả tỉnh Bình Thuận trước thuộc Nam Kỳ hoàn lại cho Trung kỳ.
nhận xét : Việc kí kết hiệp ước đó không làm thay đổi căn bản tình hình nước ta, kẻ thù vẫn nham hiểm và đô hộ nước ta, triều đình vẫn đầu hàng, can tâm làm tay sai cho giặc.