K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. Dựa vào h.23 SGK hãy trình bày hiện tượng mùa diễn ra ở 2 nửa cầu trong ngày 22 / 6 và 22/12 (góc chiếu sáng , thời gian chiếu sáng , lượng nhiệt ở các mùa) ? Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra 2 thời kì nóng lạnh luôn phiên nhau ở 2 nửa cầu trong 1 năm? Câu 2. Dựa vào h.25 SGK hãy trình bày hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất theo mùa ? Giải thích vì sao có...
Đọc tiếp

Câu 1. Dựa vào h.23 SGK hãy trình bày hiện tượng mùa diễn ra ở 2 nửa cầu trong ngày 22 / 6 và 22/12 (góc chiếu sáng , thời gian chiếu sáng , lượng nhiệt ở các mùa) ? Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra 2 thời kì nóng lạnh luôn phiên nhau ở 2 nửa cầu trong 1 năm?

Câu 2. Dựa vào h.25 SGK hãy trình bày hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất theo mùa ? Giải thích vì sao có hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất ?

Câu 3. Dựa vào h.26 SGK và bảng kiến thức Trang 32 SGK hãy nêu tên , nhận xét về vị trí các lớp cấu tạo bên trong của Trái Đất và trình bày đặc điểm của từng lớp . Trình bày cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất

Ai nhanh giúp mình thì tick và chúc được cộng đồng chọn!

2
9 tháng 12 2019

Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra 2 thời kì nóng lạnh luôn phiên nhau ở 2 nửa cầu trong 1 năm?

Vì:

- Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất vẫn giữ nguyên độ nghiêng và hướng của trục trên mặt phẳng quỹ đạo (mặt phẳng chứa quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời), làm cho Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.

- Nửa cầu nào nghiêng về phía Mặt Trời thì nửa cầu đó đang là thời kì nóng; nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời thì nửa cầu đó đang là thời kì lạnh trong năm.

Giải thích vì sao có hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất ?

Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên tuỳ vị trí Trái Đất trên quỹ đạo mà ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ. Mùa theo dương lịch và độ dài ngày, đêm ở hai bán cầu trái ngược nhau.

Trình bày cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất

*Cấu tạo

- Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất. Lớp này rất mỏng, chỉ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất. - Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi một số địa mảng nằm kề nhau *Vai trò

- Vỏ Trái Đất là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên khác như: nước, không khí, sinh vật… và cũng là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.

9 tháng 12 2019

Câu 1

Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm vì :

<p>- Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất vẫn giữ nguyên độ nghiêng và hướng của trục trên mặt phẳng quỹ đạo (mặt phẳng chứa quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời), làm cho Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.</p>

<p>- Nửa cầu nào nghiêng về phía Mặt Trời thì nửa cầu đó đang là thời kì nóng; nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời thì nửa cầu đó đang là thời kì lạnh trong năm. </p>

Câu 2

9 tháng 12 2019

- Ngày 22-6 tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào chí tuyến Bắc

9 tháng 12 2019

-Tại ngày 22-6 ở chí tuyến Bắc có hiện tượng tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào chí tuyến Bắc.

Chúc Phúc Vũ học tốt nha ^^

9 tháng 12 2019

Câu 1+2:

Hiện tượng ngày và đêm sinh ra do Trái Đất tự quay quanh trục...

Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm, do Trái đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.

Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông nên trong cùng một thời điểm, người đứng ở kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt trời ở độ cao khác, các điểm thuộc kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, (giờ địa phương hay giờ mặt trời).

Để cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta chia bề mặt Trái đất thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Giờ ở múi số 0 sẽ được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT (Greenwich Mean Time). Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

Khi Trái đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái đất ( trừ hai cực), đều có vận tốc dài khác nhau và chuyển hướng từ tây sang đông. Do vậy các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái đất sẽ bị lệch so với hướng ban đầu.

9 tháng 12 2019

Câu 5:

Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất,có tác động nén ép vào các lớp đá,làm cho chúng bị uốn nếp,đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa và động đất...

Ngoại lực là những lực sinh ra bên ngoài,trên bề mặt Trái Đất,chủ yếu gồm hai quá trình:phong hóa và xâm thực.

Hai lực đối nghịch nhau=>bề mặt Trái Đất.

Câu 6:

Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất.Độ cao của núi thường trên 500m so với mực nước biển,có đỉnh nhọn,sườn dốc.Chỗ tiếp giáp giữa núi và mặt đất bằng phẳng gọi là chân núi.Sườn núi càng dốc thì đường chân núi biểu hiện càng rõ.

- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều thích hợp với sự phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước.

- Đất đai: đất phù sa màu mỡ thường xuyên được bồi đắp sau mùa mưa

- Sông ngòi: hệ thống sông ngòi dày đặc cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp.

Từ những điều trên cho thấy Châu Á có điều kiện tự nhiên thuận lợi trồng cây lúa gạo

8 tháng 12 2019

Địa hình Việt Nam đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa,
Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa
hình thấp dưới 1.000 m chiếm tới 85% lãnh thổ. Núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm 1%. Đồi núi Việt Nam tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Những dãy núi đồ sộ nhất đều nằm ở phía Tây và Tây Bắc với đỉnh Phan-xi-phăng cao nhất bán đảo Đông Dương (3.143m). Càng ra phía đông, các dãy núi thấp dần và thường kết thúc bằng một dải đất thấp ven biển. Từ đèo Hải Vân vào Nam, địa hình đơn giản hơn. Ở đây không có những dãy núi đá vôi dài mà có những khối đá hoa cương rộng lớn, thỉnh thoảng nhô lên thành đỉnh cao; còn lại là những cao nguyên liên tiếp hợp thành Tây Nguyên, rìa phía đông được nâng lên thành dãy Trường Sơn.

Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích trên đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực. Ở hai đầu đất nước có hai đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu là đồng bằng Bắc Bộ (lưu vực sông Hồng, rộng 16.700 km2) và đồng bằng Nam Bộ (lưu vực sông Mê Công, rộng 40.000 km2). Nằm giữa hai châu thổ lớn đó là một chuỗi đồng bằng nhỏ hẹp, phân bố dọc theo duyên hải miền Trung, từ đồng bằng thuộc lưu vực sông Mã (Thanh Hóa) đến Phan Thiết với tổng diện tích 15.000 km2.

Việt Nam có ba mặt đông, nam và tây-nam trông ra biển với bờ biển dài 3.260 km, từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam. Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía đông và đông nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Chỉ riêng Vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000 hòn đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, các đảo Cát Hải, Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ... Xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phía tây-nam và nam có các nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu.

8 tháng 12 2019

Vị trí đới ôn hoà là nằm giữa đới nóng và đới lạnh

Vị trí đới lạnh là nằm ở nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.

Vị trí hoang mạc tập trung dọc theo hai đường chí tuyến giữa lục địa Á-Âu. Ven biển nơi có dòng biển lạnh đi qua

8 tháng 12 2019

*HOANG MẠC:

Đặc điểm của môi trường hoang mạc:
– Vị trí: Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 chí tuyến hoặc giữa đại lục Á- Âu.
– Khí hậu: Khô hạn, khắc nghiệt, động thực vật nghèo nàn.
– Nguyên nhân: Nằm ở nơi có áp cao thống trị, hoặc ở sâu trong nội địa,…
– Hoang mạc đới nóng: Biên độ nhiệt trong năm cao, có mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng.
– Hoang mạc đới ôn hòa: Biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa đông rất lạnh.

*VÙNG NÚI:

Đặc điểm của môi trường vùng núi:
– Khí hậu và thực vật vùng núi thay đổi theo độ cao và hướng sườn.
– Sự phân tầng thực vật thành các đai cao ở vùng núi cũng gần giống như ở vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.
– Môi trường vùng núi đang bị tác động mạnh gây suy giảm đa dạng sinh học.

*ĐỚI LẠNH:

Đặc điểm của môi trường đới lạnh:
+ Vị trí: Trải dài từ 2 vòng cực và 2 cực.
+ Đặc điểm khí hậu:
– Vô cùng lạnh lẽo (khắc nghiệt)
– Nhiệt độ TB < – 10oC, có nơi – 50oC, mùa hạ ngắn (2-3 tháng) nhiệt độ không quá 10oC, biên độ nhiệt lớn
– Lượng mưa ít, trung bình khoảng 200mm/năm.

Nguồn:Hoc24

2, Theo mình là: + Trước tin là tìm chỗ trú an toàn để tránh các vật cứng rơi vào đầu/người khi có rung lắc.

+ Đối với những người đang ở trong nhà, có thể chui xuống gầm bàn/gầm giường, tránh xa các cửa kính, tránh di chuyển khi vẫn đang có chấn động.

+ Chú ý bảo vệ vùng đầu bằng những vật dụng sẵn có như chăn, gối hay lấy tay che đầu… Nếu đang nấu ăn cần khóa ngay van bình gas. Dùng đèn pin soi thay vì diêm, bật lửa, nến... vì dễ gây hỏa hoạn.

23 tháng 5 2020

tks bạn nhìu nhayeu

Động đấthiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter) do sự dịch chuyển các mảng thạch quyển hoặc các đứt gãy ở dưới mặt đất và truyền qua các khoảng cách lớn.

8 tháng 12 2019

Động đất hay địa chấn là sự rung chuyển trên bề mặt Trái Đất do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái Đất và phát sinh ra Sóng địa chấn. Nó cũng xảy ra ở các hành tinh có cấu tạo với lớp vỏ ngoài rắn như Trái Đất.

7 tháng 12 2019

* Đặc điểm gió mùa:

- Mùa hạ: gió mùa mùa hạ tính chất nóng ẩm, mưa nhiều.

- Mùa đông: gió mùa mùa đông xuất phát từ áp cao Xi-bia thổi về áp thấp Xích đạo theo hướng Đông Bắc, tính chất lạnh và khô.

* Tính chất trái ngược nhau như vậy là do hai loại gió có nguồn gốc hình thành và bề mặt đệm nơi chúng đi qua khác nhau.

- Gió mùa mùa hạ: xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam, vượt qua xích đạo đổi hướng Tây Nam, gió này đi qua vùng biển thuộc khu vực xích đạo nên mang theo nguồn nhiệt ẩm dồi dào.

- Gió mùa mùa đông xuất phát từ khu khí áp cao Xi-bia thổi về áp thấp Xích đạo theo hướng Đông Bắc, gió này di chuyển qua vùng nội địa rộng lớn của Liên Bang Nga và Trung Quốc nên có tính chất khô, lạnh giá.