K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3

Những đặc điểm về cấu trúc của phân tử ADN phù hợp với chức năng:

- Trên mỗi mạch đơn của phân tử ADN, các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị bền vững.

- Trên mạch kép các cặp nucleotide lên kết với nhau bằng liên kết hidro giữa các cặp bazơ nitơ bổ sung. Tuy lên kết hidro không bền nhưng số lượng liên kết lại rất lớn nên đảm bảo cấu trúc không gian của ADN được ổn định và dễ dàng cắt đứt trong quá trình tự sao.

- Nhờ các cặp nucleotide liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung đã tạo cho chiều rộng ADN ổn định, các vòng xoắn của ADN dễ dàng liên kết với protein tạo cho cấu trúc ADN ổn định, thông tin di truyền được điều hòa.

- Từ 4 loại nucleotide, do cách sắp xếp khác nhau đã tạo nên tính đặc trưng và đa dạng của các phân tử ADN ở các loài sinh vật

28 tháng 3

Một phân tử hữu cơ cần có đặc điểm cấu trúc như sau để có thể đảm nhận chức năng của một vật chất di truyền:

- Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân nên có đủ thông tin quy định các tính trạng của sinh vật.

- Cấu trúc theo NTBS nên thông tin di truyền được truyền từ gene đến protein qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

27 tháng 3

(*) Môi trường sống:

- Cây ưa bóng: Thường sống ở nơi có ánh sáng yếu, tán xạ như dưới tán rừng, trong hang, hoặc được trồng trong nhà.
- Cây ưa sáng: Thường sống ở nơi có ánh sáng mạnh, quang đãng như ven bờ ruộng, ao hồ, hay trên các trảng cỏ.
(*) Đặc điểm hình thái:

- Cây ưa bóng:
+ Phiến lá thường rộng, mỏng, màu xanh thẫm.
+ Mô giậu kém phát triển hoặc không có.
+ Lỗ khí tập trung ở mặt dưới của lá.
+ Gân lá thường nổi rõ ở mặt dưới.
- Cây ưa sáng:
+ Phiến lá thường hẹp, dày, màu xanh nhạt.
+ Mô giậu phát triển.
+ Lỗ khí tập trung ở cả hai mặt lá.
+ Gân lá thường không nổi rõ.
(*) Màu sắc:

- Cây ưa bóng: Phiến lá có màu xanh thẫm do chứa nhiều lục lạp để hấp thu ánh sáng tốt hơn.
- Cây ưa sáng: Phiến lá có màu xanh nhạt do có lớp cutin dày để hạn chế thoát hơi nước.

27 tháng 3

- Thành phần vô sinh: 

Nước, Đất, Nhiệt độ, Độ ẩm, Ánh sáng, cành cây mục

- Sinh vật sản xuất: 

Cây gỗ, Cây cỏ, Nấm, Vi khuẩn

- Sinh vật tiêu thụ: 

Châu chấu, Sâu, Chim sẻ, Gà rừng, Thỏ, Hổ, Chim ưng

- Sinh vật phân giải: 

Nấm, Giun đất, Vi khuẩn

27 tháng 3

Giống lợn Móng Cái có thể đẻ 10 - 14 con/lứa, giống lợn Bản và lợn Cỏ chỉ đẻ 6 - 7 con/lứa; giống lợn ngoại Landrace có thể đạt 80 - 100 kg sau 5 - 6 tháng nhưng giống lợn Ỉ chỉ đạt khối lượng cơ thể tối đa 04 - 50kg khi được nuôi trên 21 tháng. Dựa trên cơ sở đó, nhà chăn nuôi lựa chọn được giống lợn phù hợp với việc nuôi để lấy thịt hoặc ểđ gia tăng kích thước đàn vật nuôi.

27 tháng 3

Hiểu biết về vai trò của môi trường đối với sự biểu hiện kiểu hình ở người có kiểu gene gây bệnh có ý nghĩa giúp cho người đó hiểu được bệnh, từ đó phòng tránh tác nhân không tốt ảnh hưởng tới bệnh, có chế độ ăn uống và chăm sóc hợp lý,...

27 tháng 3

Học sinh tự báo cáo dựa vào quá trình làm và đáp án các câu hỏi trên.

27 tháng 3

Có sự khác nhau là do cây ở lô 2 được bón phân đầy đủ.

27 tháng 3

Cây lô 2 có khả năng sinh trưởng tốt hơn cây ở lô 1.

27 tháng 3

Bón phân hợp lý là yếu tố quan trọng giúp nâng cao năng suất cây trồng, nhưng cần cân nhắc nhiều yếu tố khác để đạt hiệu quả cao nhất. Không phải cứ bón nhiều phân là chiều cao cây và năng suất hạt luôn tăng lên.