K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Sự biến đổi hóa học là sự thay đổi chất này thành chất khác. Chất mới có tính chất khác và 1 hoặc nhiều tính chất mới được hình thành

Ví dụ:

Băng tan dần do nhiệt độ

Nến cháy bị nóng chảy

19 tháng 5

sự biến đổi hoá hovn là sự biến đổi từ chất này sang chất khác 

VD : - Xi măng trộn cát và nước

        - Đinh mới thành đinh gỉ

7 tháng 5

Su bien doi hoa hoc LA su bien doi giua cac chat tron Lai 

câu đố nek

có ai bít hog tui cho tick

5 tháng 5

- Những việc nên làm:

+ Đậy nắp các chum, giếng cẩn thận.

+ Học bơi khi có người lớn bên cạnh.

+ Mặc đồ bảo hộ, áo phao khi xuống nước.

+ Kêu cứu khi thấy có người bị đuối nước…

- Những việc không nên làm:

+ Chơi nô đùa gần bờ ao, bờ hồ, bờ sông.

+ Tự học bơi khi không có người lớn giám sát.

+ Đứng gần giếng sâu.

+ Nô đùa khi đi thuyền, không mặc áo phao khi đi tàu, thuyển...

5 tháng 5

* Nên làm : 

Học bơi và bơi ở những nơi an toàn, có phương tiện cứu hộ và người lớn giám sát; thực hiện đúng các quy tắc về an toàn khi tham gia giao thông đường thủy; che chắn các bể chứa nước, rào kín các vũng nước sâu, khu vực ngập nước lớn,...

* Không nên làm : 

Chơi đùa gần, đi bơi ở hồ ao, sông suối, biển; đi qua lại gần nơi có dòng nước lớn, các nơi ngập nước. 

Chúc bạn học và thi tốt môn Khoa học trong những khoảnh khắc cuối năm nhé. 

 

5 tháng 5

1. S

2. Đ

3. S

4. Đ

7 tháng 5

Khoa voi khi ko su dung .

Dung nuoc rua rau de tuoi cay ,goat Quan ao.

5 tháng 5

¯\_(⊙_ʖ⊙)_/¯

4
456
CTVHS
5 tháng 5

Đề gì ?

Cây bách điện:Đó là loại cây giống một cây dứa khổng lồ, cao trên 2,5m, tán phủ rộng 2 mét trên mặt đất. Nó có vô số những cái tua dài, to như cẳng tay người, xoắn xuýt, vươn lên cao.

Có một bài báo đăng trên tờ South Australian Register cách đây nhiều năm cho biết, cây ăn thịt người là một “đặc sản” của Madagascar và được người dân bộ tộc Mkodo ở đây tôn thờ như một linh vật. Họ thường tổ chức lễ hiến sinh cho cây với lễ vật là các thiếu nữ trẻ.

Khi bắt đầu buổi lễ, họ bị bắt uống thật nhiều nhựa cây. Sau đó, họ bị quẳng vào giữa bụi cây. Những chiếc lá chậm rãi vươn ra, phủ kín nạn nhân. Những chiếc tua dài gớm ghiếc xiết chặt lấy cô gái tội nghiệp. Càng giãy giụa thì chúng càng siết chặt. Một vài ngày sau, người ta sẽ chỉ còn thấy xương của nạn nhân vướng trong đám tua chằng chịt.

“Quy trình ăn thịt" của cây

Không giống như động vật, cây cối có thể tự tạo ra thức ăn cho mình. Chúng lấy carbon dioxide từ không khí, nước ngầm dưới đất, ánh sáng quang hợp từ mặt trời. Ngoài những thứ đó, khoáng chất cũng rất cần thiết cho sự phát triển của chúng. 

Có một vài loại cây lấy khoáng chất bằng cách trở thành cây ăn thịt - carnivorous plant. Theo tiếng Latinh carnivorous nghĩa là ... ăn thịt. Chúng không lấy khoáng chất từ đất mà bằng cách bẫy và ăn thịt động vật. Cây lấy chất dinh dưỡng từ xác những con vật xấu số đó để tiếp tục phát triển. Phần lớn nạn nhân của chúng chỉ là côn trùng. 

Cây ăn thịt có nhiều phương cách để bẫy động vật. Cây nắp ấm (Pitcher plants) có lá mọc như một chiếc bình với một chiếc mũ để mở. Bên trong chiếc bình là những chất có mùi ngọt rất hấp dẫn côn trùng. Một cọng nhỏ dẫn từ mũ xuống ruột bình khiến côn trùng có thể bò sâu vào nắp bình. Tuy nhiên cọng nhỏ đó và thành bình rất trơn khiến côn trùng khi bò vào sẽ bị trượt ngã xuống, chất nhầy bám vào cánh khiến chúng không thoát ra được và xác côn trùng nhanh chóng bị phân hủy thành thức ăn giúp cây có thêm chất dinh dưỡng. Cây gọng vó (sundew) thì dùng mật hoa dụ côn trùng đậu vào cánh hoa. Cánh hoa gọng vó có hàng loạt những sợi tóc nhỏ rất nhạy cảm với chất dính bọc quanh. Khi côn trùng đậu vào, những sợi tóc đó sẽ cuộn vào nạn nhân và chất keo dính sẽ khiến côn trùng không thể thoát được. Sau đó những sợi tóc đó sẽ phủ lớp keo quanh người côn trùng khiến chúng bị chết ngạt. Một chất nhờn sẽ phân hủy xác côn trùng thành bữa ăn ngon cho cây gọng vó.

Cây loa kèn vàng (the yellow trumpet) thì có một cách khác để nhử động vật. Bên trong lá của hoa loa kèn vàng có một chất ngọt khiến côn trùng rất thích nhưng khi ăn vào chúng sẽ bị tê liệt và rơi vào đáy hoa rồi bị phân hủy thành chất dinh dưỡng cho cây. Loài cây ăn thịt kỳ lạ nhất có lẽ là cây Venus flytrap có tên khoa học là Dionaea muscipula. Loài cây này chỉ mọc ở vùng Carolina. Lá cây có hình hai nắp chai úp vào nhau với hàm răng tua tủa. Bên trong lá cây là hai sợi tóc rất nhạy cảm. Chỉ cần côn trùng đậu và chạm vào hai sợi tóc này, lá cây lập tức ụp lại khiến cho côn trùng không thể thoát ra. Bên trong, chất phân hủy sẽ trào ra giết chết nạn nhân và biến chúng thành chất sinh dưỡng cho cây.

 

Huyền thoại đến từ đâu?

Không có loài cây ăn thịt nào đủ lớn để ăn thịt người cả. Vậy huyền thoại về cây ăn thịt người đến từ đâu?

Loài cây gây ra những lời đồn đại về cây ăn thịt người là cây Amorphophallus titanum thường được biết với một cái tên khác là "hoa xác chết". Amorphophallus titanum là loài cây có hoa lớn nhất, có mùi mạnh nhất và trông hình dáng khá dữ tợn. Hoa của cây Amorphophallus titanum có thể dài tới 9 feet (gần 3m) và có mùi rất khó chịu như mùi thịt thối đang bị phân hủy. Mùi đó thu hút ong đậu lên. Khi đó, phấn hoa sẽ rơi xuống rào rào khiến con ong không bay được và rơi vào đáy hoa rồi bị phân hủy thành thức ăn của cây. 

Loài cây Amorphophallus titanum có nguồn gốc từ Indonesia. Điều đặc biệt là khi mang cây này đi trồng ở những vùng đất khác như Mỹ thì cây ít khi nở hoa nữa. Chỉ duy nhất có một cây Amorphophallus titanum nở hoa vào năm 1937 tại Thảo Cầm viên New York. Khi hoa nở, cánh hoa dài ra 4 inches (10cm) mỗi ngày. 

Tại Việt Nam, năm ngoái trong chuyến khảo sát giữa Viện Sinh học Nhiệt đới và các nhà nghiên cứu đến từ Pháp và Anh tại Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát, Tây Ninh các nhà khoa học tìm thấy cây nắp ấm Thorel. 

Cây nắp ấm là một trong những giống cây leo từ Đông Nam Á. Một số lá của chúng tạo thành hình ấm để bắt côn trùng. Bên trong lá hình ấm có lông răng. Đó là vòng tròn chứa các gai nhỏ hướng xuống dưới và bao quanh lối vào ấm. Ở phía trên ấm có một nắp để ngăn chặn nước mưa (nếu nước mưa vào quá nhiều thì các enzyme tiêu hóa sẽ bị hòa tan hết). Nắp có vô số tế bào trong và mờ nên côn trùng dễ lầm tưởng đó là một mảng của bầu trời.

Khi con mồi rơi vào lá, nắp sẽ nhanh chóng úp xuống để nó không thể thoát ra. Sau đó con mồi sẽ trượt xuống phần cuống lá, nơi có rất nhiều enzyme tiêu hóa đang chờ sẵn.

Loài cây nắp ấm Thorel được nhà thực vật học người Pháp Clovis Thorel phát hiện lần đầu tiên ở xã Thị Tĩnh, huyện Lò Thiêu, tỉnh Bình Dương khoảng 1861-1869. Sau đó, nhà thực vật học Paul Henri Lecomte mô tả năm 1909. Paul Henri Lecomte đã lấy tên Thorel để đặt tên cho loài cây.

Kể từ khi Thorel thu được mẫu vật của loài này, sau hơn một thế kỷ  cây nắp ấm Thorel mới lại được tìm thấy ở vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát. Theo tiến sĩ Lưu Hồng Trường, thành viên nhóm nghiên cứu, số lượng loài cây này chỉ còn chưa đến 100 cá thể. Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) xếp loại nắp ấm Thorel ở tình trạng Cực kỳ nguy cấp.

Câu chuyện được mô tả sinh động kèm theo hình vẽ minh họa đã trở thành nỗi ám ảnh về xứ Madagascar. Thế nhưng, nhiều thập kỷ qua, hàng nghìn lượt người muốn được tận mắt chứng kiến sinh vật đáng sợ đó đã quần nát các cánh rừng của Madagascar, nhưng chưa một ai nhìn thấy cây ăn thịt người. Tất cả những gì người ta biết về nó vẫn chỉ là chuyện kể của các thổ dân. Người ta viết truyện, làm phim về nó mà chưa từng thấy nó.

 

Vậy loại cây như vậy có thực sự tồn tại hay không? Cây ăn thịt người đã trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều người mà cũng là đề tài hứng thú với cả các nhà khoa học nghiêm túc. Sinh thời, nhà sinh vật học vĩ đại Charles Robert Darwin (1809-1882), cha đẻ của thuyết tiến hóa đã bỏ ra 15 năm để nghiên cứu về đề tài này, để rồi cuối cùng đưa ra một kết luận: cây ăn thịt người chỉ tồn tại trong các truyền thuyết. Song đó lại là thiếu sót lớn khi có nhiều loài cây có khả năng này, chỉ có điều không kinh hoàng đến mức ... xơi luôn cả một cơ thể con người!

 

Cây ăn thịt có khá nhiều loại, nhưng không có loại nào đủ lớn, cũng như đủ độc tố để giết chết và phân hủy một con người. Cho đến nay, loài cây ăn thịt lớn nhất đã được biết đến là cây Nepenthes rajah. Đây là loài thực vật lớn nhất trong bộ cây nắp ấm, thậm chí lớn nhất trong số những loài cây ăn thịt trên trái đất. Nó có khả năng tiêu hóa thịt chuột nhờ các enzyme có tính chất giống axit. Loài cây này mọc khá nhiều ở vùng Đông Nam Á, thuộc họ cây nắp ấm có kích thước tới 50 feet (15m). Chỉ có điều, “chiếc ấm” của nó có thể cao tới 35cm, đường kính 18cm, bên trong chứa tới 1 gallon (gần 4 lít) dung dịch tiêu hóa.

Cây Nepenthes rajah có khả năng bẫy côn trùng lớn và thậm chí là cả những động vật nhỏ như chuột, cóc nhái, thằn lằn, nhưng chắc chắn nó không thể làm thịt con người. Ở một số nơi, nông dân còn trồng cây Nepenthes rajah quanh ruộng lúa để chống lại chuột bọ ăn lúa. Người ta cũng có thể đổ gạo, thịt..vào bên trong “chiếc ấm” và chờ dung dịch tiêu hóa của cây làm chín các thực phẩm này là có được những món ăn lạ miệng.