K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài làm

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

* Biện pháp tu từ:

- Đối lậi: đối lặp từ : Nổi-chìm.

Tác dụng: làm nổi bật thân phận chìm nổi bấp bênh, không biết nương tựa vào ai trong xã hội xưa.

-  Đối lạp từ: Rắn-nát.

Tác dụng: Thể hiện người phụ nữ xa xưa lúc thì mạnh, lúc thì yếu

# Học tốt #

19 tháng 8 2019

Ẩn dụ: Hình ảnh bánh trôi nước là ẩn dụ cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đó là những người phụ nữ đẹp cả hình thức vẫn tâm hồn bên trong, bị vùi dập, không được quyền quyết định hạnh phúc nhưng vẫn sáng ngời lòng thủy chung son sắt.

Ánh nắng chói chang của mùa hạ đã khép lại, nhường chỗ cho màu nắng vàng hoe khi mùa thu đến. Cảnh mùa thu quê em thật đẹp, thật thơ mộng.   

Biết nói gì với mùa thu khi bầu trời trong veo và xanh thẳm, bao la. Những dải mây mỏng như những chiếc khăn voan vắt ngang bầu trời. Gió thu mát rượi, nhè nhẹ thổi, mang theo hương lúa nếp, hương cốm mới từ các cánh đồng quê. Sau một đêm mưa, trời thu như dịu lại, nắng trở nên vàng hoe.

Trăng thu sáng trong vằng vặc. Hoa cúc thêm vàng, cây hồng thêm ửng đỏ, quả bưởi vàng óng căng tròn. Lá vàng bay vào khung cửa sổ, giàn trầu lại xanh trước ngõ, vài quả cam cười chúm chím trên cây. Các cô gái quê em, gò má lại thêm ứng hồng vì mùa thu vội đến.   

Ngoài vườn hoa cúc cùng nhiều loài hoa khác cũng rực rỡ sắc màu. Hương thơm ngát hòa quyện với màu sắc rực rỡ làm cuốn hút bao bầy ong bướm bay rập rờn. Chúng em vui mừng đón đợt Tết Trung thu để rước đèn, rước sư tử và phá cỗ. Nằm mơ em đã thấy ông trăng thu lơ lửng giữa trời.

Những dãy núi xa cúi xuống nhìn đồng lúa trổ đòng. Dòng sông trong xanh lững lờ trôi, thuyền buồm tấp nập, ghe xuồng rộn rã trên sông. Những cánh buồm như những cánh chim bay giữa trời thu. Thật thú vị khi nhìn mùa thu “thay áo mới”. 

Đẹp thay lúc thu sang. Mùa thu khai trường để lại trong em sự cảm nhận thật tuyệt vời và bao kỉ niệm đầy vơi.

17 tháng 8 2019

chép à

28 tháng 10 2021

mơ tưởng=)

17 tháng 8 2019

Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường được bộc lộ rõ nhất.

Nội dung chính

  • Yếu tố 1: Nắm chắc được đề bài
  • Yếu tố 2: Rèn luyện và phát triển khả năng quan sát của học sinh
  • Yếu tố 3: Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý chi tiết và cụ thể cho bài viết
  • Yếu tố 4: Viết đoạn văn và bài văn cụ thể
  • Yếu tố 5: Rèn luyện kỹ năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật và tích lũy vốn từ ngữ, kiến thức thông qua các phân môn khác của văn học
17 tháng 8 2019

Thank Lê Mai Phương

Văn kể chuyện là :Tự sự hay kể chuyện là bất kỳ sự tường thuật nào để kết nối các sự kiện, trình bày cho người đọc hoặc người nghe bằng một chuỗi câu viết hoặc nói, hoặc một chuỗi hình ảnh. ... Tự sự cũng hoạt động như những thực thể sống qua những câu chuyện văn hóa, khi chúng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Các kiểu văn ben trên khác nhau ở hai điểm chính : Phương thức biểu đạt và hình thức thể hiện.

Cụ thể:

- Tự sự: trình bày sự việc

- Miêu tả: đối tượng là con người, sự vật, hiện tượng và tái hiện đặc điểm của chúng.

- Thuyết minh: Cần trình bày những đối tượng thuyết minh càn làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan.

- Nghị luận: Bày tỏ quan điểm

- Biểu cảm: bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc.

- Điều hành: Văn bản mang tính chất hành chính – công vụ.

Câu chuyện :

Từ xa xưa, nhân dân ta đã coi trọng tinh thần đoàn kết, đại đoàn kết. Đoàn kết để sống, để tồn tại và vượt qua mọi thử thách to lớn trong cuộc đời. Đoàn kết đã trở thành niềm tin và đạo lí của nhân dân ta từ bao đời nay. Chính vì thế, ông bà, cha mẹ luôn nhắc nhở con cháu ghi nhớ câu tục ngữ:

"Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao".

Tôi sẽ kể cho các bạn nghe chuyện có tựa đề là "Câu chuyện bó đũa", ca ngợi về sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Chuyện như sau:

"Ngày xưa ở một gia đình, có hai anh em. Lúc còn nhỏ hai người rất thương yêu nhau, có cái gì ngon, anh em thường nhường nhịn cho nhau, nhưng khi lớn lên anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn thường hay va chạm.

Thấy các con không thương yêu nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:

- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền. Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố gắng hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.

Thấy vậy, bốn người con cùng nói:

- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!

Người cha liền bảo:

- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh”.

Câu chuyện khuyên chúng ta: anh chị em trong gia đình phải biết yêu thương, giúp đỡ, cưu mang nhau. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Chỉ cần đoàn kết thì sẽ tạo thành một khối vững mạnh, vững bền ngược lại, chỉ cần lục đục và chia rẽ kết quả sẽ giống như bó đũa kia, từng chiếc, từng chiếc đều bị bẻ gãy.

17 tháng 8 2019

-Kể chuyện là kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi câu chuyện nói một điều có ý nghĩa.

Tính cách của nhân vật được thể hiện qua:

-  Hành động của nhân vật.

-  Lời nói, ý nghĩ của nhân vật.

-  Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu.

 Bài văn kể chuyện có cấu tạo 3 phần:

-  Mở đầu (mở bài trực tiếp hay gián tiếp)

-  Diễn biến (thân bài)

-  Kết thúc (kết bài không mở rộng hoặc mở rộng). 

Văn tả cảnh, văn tả người

Điều ước của vua Mi-đát

Cuộc sống của con người gắn liền với những ước mơ. Có những ước mơ ngọt ngào làm cho ta hạnh phúc, lại có những ước muốn tham lam đem tới cho ta nhiều phiền toái. Câu chuyện sau nói lên điều đó: Điều ước của vua Mi - đát.

Tại đất nước Hi Lạp xa xưa, có ông vua nổi tiếng tham lam tên là Mi - đát.

Một ngày nọ, khi Mi - đát đang dạo chơi trong vườn thượng uyển thì gặp thần Đi - ô - ni - dốt và được thần ban cho một điều ước. Sẵn tính tham lam, Mi - đát ước ngay:

- Xin thần cho mọi vật tôi chạm vào đều biến thành vàng!

Thần ban cho Mi - đát cái ước muồn tham lam ấy rồi biến mất. Mi - đát sung sướng bẻ thử cành sồi, cành cây lập tức biến thành vàng. Ông ta lượm một quả táo, quả táo biến thành vàng nốt. Mi - đát hí hửng tưởng rằng lão là người hạnh phúc nhất mà không mảy may ngờ đến rắc rối đang chờ mình ở phía trước ...

Bữa ăn được người hầu dọn ra. Giờ thì ông ta hiểu rằng mình vừa ước một điều khủng khiếp : mọi thức ăn đều biến thành vàng khi ông ta chạm tới. Bụng đói cồn cào, Mi - đát hối hận, miệng không ngừng van nãi thần Đi - ô - ni - dốt. Bỗng, thần hiện ra, với vẻ mặt nghiêm nghị, phán:

- Nhà người hãy tới sông Pác - tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất.

Mi - đát làm như vậy và quả nhiên phép màu biến mất.

Bạn thấy đấy, hạnh phúc không đến từ ước muốn tham lam mà làm nên từ bàn tay và trí óc.

17 tháng 8 2019

A. Đọc thầm bài văn sau:

Hương làng

Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm.

Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.

Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư, hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy.

Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm.

Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương xông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà...hai tay mình như cũng đã biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi.

Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió...

Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!

( Theo Băng Sơn )

B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Tác giả cho rằng mùi thơm của làng mình có là do đâu?

A. Do mùi thơm của nước hoa.

B. Do mùi thơm của cây lá trong làng.

C. Do mùi thơm của nồi cơm gạo mới.

Câu 2: Trong câu: “Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất”, từ “đó” chỉ cái gì?

A. Đất quê

B. Làng

C. Làn hương quen thuộc của đất quê.

Câu 3: Những hương thơm nào giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới?

A. Hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ.

B. Hương hoa thiên lí, hoa ngâu, hoa cau.

C. Hương hoa sen, hoa bưởi, hoa chanh.

Câu 4: Tại sao tác giả lại cho rằng những mùi thơm đó là những mùi thơm “mộc mạc chân chất”?

A. Vì những mùi thơm đó không thơm như mùi nước hoa.

B. Vì những mùi thơm đó là những làn hương quen thuộc của đất quê.

C. Vì những mùi thơm đó không phải mua bằng nhiều tiền.

Câu 5: Từ “làn hương” thuộc từ loại nào?

A. Danh từ

B. Động từ

C. Tính từ

Câu 6: Câu: “Tháng ba, tháng tư, hoa cau thơm lạ lùng.” thuộc kiểu câu gì?

A. Câu kể Ai là gì?

B. Câu kể Ai làm gì?

C. Câu kể Ai thế nào?

Câu 7: Chủ ngữ trong câu: “Tháng ba, tháng tư, hoa cau thơm lạ lùng.” là gì?

A. Tháng ba

B. tháng tư

C. hoa cau

Câu 8: Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì?

Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi nhẹ bay đến, rồi thoáng cái lại bay đi.

A. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

B. Ngăn cách các bộ phận vị ngữ trong câu.

C. Ngăn cách trạng ngữ với bộ phận chính của câu.

Câu 9: Dòng nào sau đây chỉ gồm toàn những từ láy?

A. không khí, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc.

B. rậm rạp, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc.

C. rơm rạ, rậm rạp, nồng nàn, no nê, hăng hắc.

Câu 10: Hai câu sau liên kết với nhau bằng cách nào?

Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.

A. Thay thế từ ngữ

B. Lặp từ ngữ

C. Dùng từ ngữ nối

II. Tập làm văn

Đề bài: Em hãy tả hình dáng và những nết tốt của một người bạn đã học cùng lớp với em ở trường Tiểu học mà em quý mến.

18 tháng 8 2019

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

\(1+1=2\) 

Đã kết bạn

Lần sau đừng đăng câu hỏi linh tinh lên diễn đàn nha bạn ...!

Nếu như có ai đó hỏi em rằng: "Ai là người phụ nữ mà em yêu quý nhất?", em sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng: "Đó chính là mẹ của em". Mẹ không chỉ là người em yêu quý nhất mà còn là người em ngưỡng mộ, kính trọng và tự hào nhất, bởi đơn giản mẹ đã cho em cuộc sống này, mang lại tất cả những gì tốt đẹp nhất đối với em.

Nhắc đến mẹ, em lại nhớ đến hoa mai vàng rực rỡ ngày Tết vì tên của mẹ em là Mai. Mẹ em năm nay đã bước sang tuổi 40, tuy không còn là độ tuổi trẻ đẹp nữa nhưng trông mẹ em vẫn rất trẻ trung và tràn đầy sức sống. Dáng người thanh mảnh và nhỏ nhắn khiến cho mẹ em được trẻ hơn tuổi rất nhiều, mọi người nếu không quen biết chỉ đoán mẹ em khoảng ngoài 35 tuổi, đối với em mẹ vẫn rất trẻ trung, xinh đẹp. Mẹ em có một làn da trắng hồng mà các chị mới lớn sẽ phải ghen tị, trên khuôn mặt mẹ tuy đã xuất hiện những nếp nhăn ở khóe mắt và miệng nhưng vì làn da trắng hồng nên đã che đi khuyết điểm đó. Nụ cười của mẹ rất tươi, càng ngày trong nụ cười của mẹ càng xuất hiện thêm nhiều nếp nhăn, đó chính là biểu hiện của sự lo toan, vất vả trong cuộc đời của mẹ. Mái tóc dài đen bóng của mẹ đã dần ngả màu, có thể hình dáng và khuôn mặt che giấu rất tốt tuổi thật của mẹ nhưng chỉ cần nhìn những sợi tóc bạc ngày càng nhiều trên mái tóc là em biết mẹ đang già đi. Em rất thích tết tóc cho mẹ, mỗi lần tết tóc em lại nhổ đi những cây tóc bạc với mong muốn rằng mái tóc của mẹ sẽ chậm bạc hơn. Mẹ em là một giáo viên dạy ở trường cấp hai, công việc của mẹ tuy được gọi là nhàn nhưng thực sự cũng không nhàn hạ và nhẹ nhàng. Đã rất nhiều lần mẹ bị ốm không thể nói được vẫn cố gắng đi dạy, rồi những đêm mẹ thức khuya để soạn giáo án và chấm bài, sửa bài cho học sinh. Nhìn bóng của mẹ dưới ánh đèn bàn, em cảm nhận được mẹ thực sự rất hoàn hảo, công việc dù có bận rộn mẹ vẫn chăm lo cho cả gia đình chu đáo và tươm tất, chẳng hề ca thán hay trách móc một lời. Đối với em mẹ như một bà tiên, bởi mẹ có thể đảm nhiệm và hoàn thành tốt mọi việc, mọi thứ trong nhà cứ vào tay mẹ là gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ đâu ra đấy.

Em rất tự hào về mẹ của em và mẹ chính là tấm gương hoàn hảo nhất để em soi vào học tập và noi theo, đối với em tình yêu thương của mẹ là vô bờ bến và không có gì có thể thay thế được. Em sẽ cố gắng trở thành một người con ngoan trò giỏi để không phụ lòng thương yêu, tin tưởng và mong mỏi của mẹ.

Ai được sinh ra trên cuộc đời này đều có mẹ, vì mẹ chính là người đã cho ta cuộc sống này. Em cũng vậy, mẹ chính là người tuyệt vời nhất đối với em, mẹ đã cho em được sinh ra, được lớn lên và được sống trong vòng tay yêu thương của gia đình. Mẹ em năm nay đã ngoài 30 tuổi, công việc của mẹ là bán hoa quả ngoài chợ, công việc đó rất vất vả, buổi sáng mẹ dậy thật sớm để sắp hàng mang ra chợ, đến tối muộn mẹ mới dọn hàng về. Vì hay thức khuya dậy sớm nên trông dáng mẹ rất gầy, nước da sạm đi và xuất hiện vài nếp nhăn. Mỗi buổi được nghỉ học em đều ra chợ phụ mẹ trông hàng, em mong sao có thể giúp đỡ mẹ để mẹ được nghỉ ngơi nhiều hơn.