K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 1 2021

C1: Nguyên nhân chung dẫn đến cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu là

+ Do những mẫu thuẫn về chính trị , kinh tế , xã hội

+ Chế độ phong kiến ngày càng gay gắt (trong đó bao trùm là mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba +Nền kinh tế khủng hoảng trầm trọng

C1: Kết quả chung của các cuộc cách mạng tư sản là

-Cách mạng tư sản, theo học thuyết Marx, là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản(hay quý tộc mới)lãnh đạo nhằm thay thế chế độ phong kiến, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

C3: Những nét mới của phong trào độc lập châu Á là

- Các phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ, lan rộng khắp châu lục.

- Giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Các đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng ở một số nước như Trung Quốc, Việt Nam.

 

 

12 tháng 1 2021

huhu me thi xg ròi :((

29 tháng 12 2020

C1 :Giống nhau- Cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến trang bùng nổ.- Về tính chất cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang tính chất phi nghĩa gây tổn thất nặng nề về sức người sức của của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề.- Thoát ra khỏi 2 cuộc chiến tranh tất cả các nước dù thắng trận hay bại trận đều phải gánh chịu những hậu quả,tổn thất hết sức nặng nề.- Sau 2 cuộc chiến tranh đều có một trật tự thế giới được thiết lập.

- Khác nhau - Chiến tranh thế giới 1 bùng nổ với sự tham chiến của 2 phe là liên minh ( Đức, Áo- Hung, Italia) và phe hiệp ước ( Anh- Pháp- Nga). Còn Chiến tranh thé giới 2 là mâu thuẫn giữa mặt trận đồng minh chống phát xít và phe phát xít ( Đức, Nhật , Italia).- Về quy mô mức độ chiến tranh thế giới thứ 2 lớn hơn chiến tranh thế giới 1.- Chiến tranh thế giới thứ 2 về sau mang tính chất chính nghĩa với sự tham chiến của Liên Xô. Liên Xô đại diện cho thành trì vững chắc của nền hòa bình thế giới, đứng trên lập trường chính nghĩa kêu gọi thành lập đồng minh chống phát xít nhằm bảo vệ nền hòa bình thế giới.- Chiến tranh thế giới 1 chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến trong khi đó chiến tranh thế giới 2 có sự tham gia của cả phe đối lập với tư bản chủ nghĩa đó là chủ nghĩa xã hội đó là Liên Xô.- Sau chiến tranh thế giới 1 nước Đức không bị chia cắt lãnh thổ nhưng sau chiến tranh thế giới thứ 2 nước Đức bị chia cắt thành 2 thành Đông Đức và Tây Đức với 2 chế độ chính trị khac nhau là Xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.- Sau chiến tranh thế giới 1 trật tự thế giới theo hòa ước Vecsai- Oasinhton, chiến tranh thế giới 2 là trật tự 2 cực Ianta Xô_ Mĩ.=> Như vậy điểm mấu chốt dẫn đến sự khác biệt giữa chiến tranh thế giới 1 và 2 là chiến tranh thế giới thứ 2 có sự tham chiến của Liên Xô

Những hậu quả mà chiến tranh mang lại rất khủng khiếp nhất,lớn nhất, khốc liệt nhất và sức tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người:" 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó công lại"

  
29 tháng 12 2020

- Toàn nhân loại phải hứng chịu hậu quả của chiến tranh, cả những nước thắng trận và những nước bại trận ở tất cả các châu lục trên toàn thế giới.

- Chúng ta phải ngăn chặn chiến tranh, phải làm thế nào để chiến tranh không bao giờ xảy ra nữa, đó là trách nhiệm của mỗi người, mỗi quốc gia và toàn nhân loại.

29 tháng 12 2020
- Chiến tranh 1914 là một cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa. Mỗi nước tham gia chiến tranh, bất cứ ở phe nào, đều có mục đích trục lợi, khuếch trương thế lực, chiếm thêm thuộc địa, cướp giật thuộc địa của phe kia. Chiến tranh đó tiến hành giữa hai khối đế quốc để chia lại thế giới. Trong cuộc chiến tranh đó, sự xung đột giữa hai đế quốc Anh và Đức có tác dụng chính quyết định. - Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những tàn phá vô cùng to lớn, làm 10 triệu người chết, gần 20 triệu người bị thương. Những thiệt hại khác về cơ sở vật chất do chiến tranh gây nên cũng rất khủng khiếp. Chiến tranh làm cho các đế quốc châu Âu, thắng trận cũng như bại trận, bị suy yếu. Mĩ trở thành nước chủ nợ chính của Tây Âu, nhờ việc bán vũ khí cho các nước trong cả hai nước tham chiến. - Cũng từ trong chiến tranh thế giới thứ nhất nổi lên một sự kiện lịch sử vĩ đại: Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thành công. Chiến tranh thế giới thứ nhất và Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười mở đầu thời kì tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản. Bên cạnh xã hội tư bản, xuất hiện một xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa, đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa và sớm muộn sẽ thay thế nó. - Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thắng lợi và chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã chấm dứt thời kì cận đại và mở đầu một kỉ nguyên mới trong lịch sử loài người.
chọn câu đúng nhất1/ Máy móc được phát minh và sử dụng đầu tiên trong sản xuất ở nước nào?A Anh B Nga C Mỹ D Pháp2/Ngành nào sử dụng máy móc trước tiên?A Đóng tàu   B Dệt   C Khai mỏ   D Chế biến thực phẩm3/Tại sao cuộc cải cách của Minh Trih là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?A Liên minh quý tộc-tư sản nắm quyền B Không dùng vũ lực đuổi đế quốc về nước C Cho phép nông dân mua bán ruộng đất   D...
Đọc tiếp

chọn câu đúng nhất

1/ Máy móc được phát minh và sử dụng đầu tiên trong sản xuất ở nước nào?

A Anh B Nga C Mỹ D Pháp

2/Ngành nào sử dụng máy móc trước tiên?

A Đóng tàu   B Dệt   C Khai mỏ   D Chế biến thực phẩm

3/Tại sao cuộc cải cách của Minh Trih là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

A Liên minh quý tộc-tư sản nắm quyền B Không dùng vũ lực đuổi đế quốc về nước 

C Cho phép nông dân mua bán ruộng đất   D Giai cấp tư sản chưa tham gia chính quyền

4/Quốc gia thoát khỏi tình trạng nước nửa thuộc địa ở Đông Nam Á là

A Indonesia   B Thái Lan    C Philippin  D Mã Lai

5/đầu thế kỉ XX, về chính trị, Nga là nước nhưu thế nào?

A Quân chủ chuyên chế    B Phong kiến   C Cộng hòa D Quân chủ lập hiến

6/Hậu quả nghiêm trọng nhất nước Nga gánh chịu do chiến trang đế quốc(1914-1918) để lại gì?

A Kinh tế suy sụp  B Liên tiếp thua trận, xã hội không ổn định.

C Kinh tế suy sụp, quân đội thiếu vũ khí lương thực D Kinh tế suy sụp, mẫu thuẫn xã hội gay gắt

6/Chính sách kinh tế mới được thực hiện trong điều kiện nào?

A Hòa bình    B Chiến tranh   C Kinh tế bị tàn phá D  Khủng hoảng chính trị

7/Chính sách kinh tế mới bắt đầu từ đâu?

A Công nghiệp   B Nông nghiệp   C thương nghiệp   D Công nghiệp và thương nghiệp

8/Vì sao giai đoạn 1924-1929 các nước thư bản châu âu ổn định được về chính trị?

A  các chính quyền tư sản củng cố được nền thống trị của mình

B đàn áp đẩy lùi các cuộc đấu tranh của quần chúng

C tôc độ tưng trưởng kinh tế nhanh

D mẫu thuẫn xã hội được điề hòa

            CHÚC CÁC BẠN THI TỐT<3

1
29 tháng 12 2020

chọn câu đúng nhất

1/ Máy móc được phát minh và sử dụng đầu tiên trong sản xuất ở nước nào?

A Anh B Nga C Mỹ D Pháp

2/Ngành nào sử dụng máy móc trước tiên?

A Đóng tàu   B Dệt   C Khai mỏ   D Chế biến thực phẩm

3/Tại sao cuộc cải cách của Minh Trih là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

A Liên minh quý tộc-tư sản nắm quyền B Không dùng vũ lực đuổi đế quốc về nước 

C Cho phép nông dân mua bán ruộng đất   D Giai cấp tư sản chưa tham gia chính quyền

4/Quốc gia thoát khỏi tình trạng nước nửa thuộc địa ở Đông Nam Á là

A Indonesia   B Thái Lan    C Philippin  D Mã Lai

5/đầu thế kỉ XX, về chính trị, Nga là nước nhưu thế nào?

A Quân chủ chuyên chế    B Phong kiến   C Cộng hòa D Quân chủ lập hiến

6/Hậu quả nghiêm trọng nhất nước Nga gánh chịu do chiến trang đế quốc(1914-1918) để lại gì?

A Kinh tế suy sụp  B Liên tiếp thua trận, xã hội không ổn định.

C Kinh tế suy sụp, quân đội thiếu vũ khí lương thực D Kinh tế suy sụp, mẫu thuẫn xã hội gay gắt

6/ Chính sách kinh tế mới được thực hiện trong điều kiện nào?

A Hòa bình    B Chiến tranh   C Kinh tế bị tàn phá D  Khủng hoảng chính trị

7/Chính sách kinh tế mới bắt đầu từ đâu?

A Công nghiệp   B Nông nghiệp   C thương nghiệp   D Công nghiệp và thương nghiệp

8/Vì sao giai đoạn 1924-1929 các nước thư bản châu âu ổn định được về chính trị?

A  các chính quyền tư sản củng cố được nền thống trị của mình

B đàn áp đẩy lùi các cuộc đấu tranh của quần chúng

C tôc độ tưng trưởng kinh tế nhanh

D mẫu thuẫn xã hội được điề hòa

29 tháng 12 2020

Câu 1 : 

* Những biểu hiện chứng tỏ sự phồn vịnh ... :

* Biểu hiện:

- Công nghiệp:

+ Trong vòng 6 năm (1923-1929), sản lượng công nghiệp tăng 69%

+ Năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản cộng lại.

+ Đứng đầu thế giới về sản xuất ôtô, thép, dầu mỏ,…

- Tài chính: Trở thành chủ nợ của thế giới. Năm 1929, Mĩ nắm 60% trữ lượng vàng của thế giới.

* Hạn chế:

- Sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp với nông nghiệp.

- Không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng,…

* Vì ;

+ Thu được nhiều lợi nhuận do buôn bán vũ khí trong chiến tranh

+ Không bị chiến tranh tàn phá

+ Là nước thắng trận, trở thành chủ nợ của Châu Âu

+ Sớm áp dụng khoa học-kĩ thuật vào trong sản xuất

+ Biết sửu dụng phương pháp quản lí sản xuất tiên tiến, mở rộng qui mô và chuyên môn hoá trong sản xuất

Câu 2 : 

- Cách mạng tháng Mười Nga không những làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước, số phận của hàng triệu con người Nga: lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng đã đưa con người lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới, chế độ xã hội chủ nghĩa, làm cho các nước đế quốc phải hoảng sợ.

- Tiếng vang của cuộc cách mạng tháng mười Nga đã vượt qua biên giới nước Nga, có tác động lớn đến thế giới, đã dẫn đến những thay đổi lớn lao và để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức. 

- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân các nước, chỉ ra cho họ con đường đúng đắn đi tới thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp giải phóng dân tộc.

- Tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước A, Phi, Mĩ la tinh..

28 tháng 12 2020

Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven cuối 1932.

- Cuối năm 1932 Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội được gọi chung là Chính sách mới.

*Nội dung:

+ Giải quyết nạn thất nghiệp

+ Thông qua các đạo luật: Ngân hàng, phục hưng công nghiệp, trong các đạo luật đó - đạo luật phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. Đạo luật này quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ, quy định việc công nhân có quyền thương lượng với chủ đề mức lương và chế độ làm việc.

+Điều chỉnh nông nghiệp: nâng cao giá nông sản, giảm bớt nông phẩm thừa, cho vay dài hạn đối với dân trại...

*Kết luận: nhà nước can thiệp tích cực vào nền kinh tế, dùng sức mạnh, biện pháp để điều tiết kinh tế, giải quyết các vấn đề kinh tế chính trị, xã hội.

*Kết quả:

+ Giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, xoa dịu mâu thuẫn xã hội.

+ Khôi phục được sản xuất.

+ Thu nhập quốc dân tăng liên tục từ sau 1933.

+ Duy trì chế độ dân chủ tư sản .

*Chính sách ngoại giao:

+ Thực hiện chính sách “láng giềng thân thiện”

+ Tháng 11/1933 chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

- Trung lập với các xung đột quân sự ngoài châu Âu.

28 tháng 12 2020

 Nhằm tạo sự can thiệp tích cực của nhà nước vào các vấn đề kinh tế- xã hội

 

 

28 tháng 12 2020

* Hoàn cảnh ra đời:

- Cuối năm 1932, Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội được gọi chung là Chính sách mới.

* Nội dung:

+ Giải quyết nạn thất nghiệp

+ Ban hành các Đạo luật về Phục Hưng, ngành ngành công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.

+Điều chỉnh nông nghiệp: nâng cao giá nông sản, giảm bớt nông phẩm thừa, cho vay dài hạn đối với dân trại...

* Tác dụng:

+ Giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, xoa dịu mâu thuẫn xã hội.

+ Khôi phục được sản xuất.

+ Thu nhập quốc dân tăng liên tục từ sau 1933.

+ Duy trì chế độ dân chủ tư sản .

⇒ Tóm lại : Nhờ áp dụng chính sách kinh tế mới, nước Mĩ đã thoát ra khỏi khủng hoảng.

Chúc bạn học tốt. Nhớ tick nha