K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 12 2019

1. Mở bài

- Giới thiệu mối quan hệ của bản thân với người mà mình đã có được kỉ niệm giàu ấn tượng và sâu sắc (ông bà, cha mẹ, bạn bè, thầy cô…).

- Kể lại hoàn cảnh nảy sinh kỉ niệm ấy (trong một lần về thăm quê, trong một lần cùng cả lớp đi chơi, đi học nhóm hoặc trong một lần được điểm tốt, hay một lần mắc lỗi được thầy cô rộng lượng phân tích và tha thứ...).

2. Thân bài

(1) Giới thiệu chung về tình cảm của bản thân với người mà ta sắp xếp (tình cảm gắn bó lâu bền hay mới gặp, mới quen, mới được thầy (cô) dạy bộ môn hay chủ nhiệm…).

(2) Kể về kỉ niệm.

- Câu chuyện diễn ra vào khi nào ?

- Kể lại nội dung sự việc.

    + Sự việc xảy ra thế nào ?

    + Cách ứng xử của mọi người ra sao ?

   Ví dụ: Vào giờ kiểm tra, tôi không học thuộc bài nhưng không nói thật. Tôi tìm đủ lí do để chối quanh co (do mẹ tôi bị ốm…). Nhưng không ngờ hôm trước cô có gọi điện cho mẹ trao đổi về tình hình học tập của tôi. Nhưng ngay lúc ấy cô không trách phạt. Để giữ thể diện cho tôi, cô mời tôi cuối giờ ở lại để "hỏi thăm" sức khoẻ của mẹ tôi…

- Kỉ niệm ấy đã để lại trong bản thân điều gì? (Một bài học, thêm yêu quý ông bà, bạn bè, thầy cô hơn…).

3. Kết bài

- Nhấn mạnh lại ý nghĩa của kỉ niệm ấy.

- Tự hào và hạnh phúc vì có được người ông (bà, cha mẹ, bạn, thầy cô …) như thế.

6 tháng 10 2017

Căn cứ vào mức độ sử dụng. Khi có thêm các yếu tố miêu tả, biểu cảm thì văn bản tự sự trở nên sinh động, truyền cảm hơn.

13 tháng 5 2017

Miêu tả là sử dụng ngôn ngữ làm cho người nghe (người đọc, người xem) có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người như đang hiện ra trước mắt.

- Biểu cảm bộc lộ những tình cảm, cảm xúc của bản thân trước sự vật, hiện tượng trong đời sống

26 tháng 7 2018

Miêu tả trong văn tự sự là phương tiện để làm cho sự vật, con người, sự việc trở nên rõ ràng sinh động. Miêu tả trong văn miêu tả là phương thức chính để biểu hiện sự vật, hiện tượng, con người…

Biểu cảm trong văn tự sự cũng là phương tiện để bộc lộ cảm xúc trước nhân vật, hiện tượng, sự vật. Biểu cảm trong văn biểu cảm với mục đích chính thể hiện tình cảm, cảm xúc trước sự vật, hiện tượng.

Biểu cảm và miêu tả trong văn tự sự chỉ là một yếu tố, còn biểu cảm trong văn biểu cảm và miêu tả trong văn miêu tả lại là phương thức.

5 tháng 3 2019

Đoạn trích trên là văn tự sự vì có các yếu tố: nhân vật, sự việc, người dẫn chuyện (tôi- chàng chăn cừu)

- Đoạn trích sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm làm phương tiện cho việc kể chuyện.

   + Miêu tả: hiện thực cảnh ban đêm, tả trời ngàn sao.

   + Biểu cảm: diễn tả cảm xúc của nhân vật tôi khi ngồi cạnh Xtê-pha-nét (lòng hơi xao xuyến nhưng vẫn giữ được mình).

- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm nâng cao hiệu quả văn tự sự, giúp chúng ta hình dung được khung cảnh sinh động khi hai nhân vật ngồi cạnh nhau, cũng như tình cảm của nhân vật chàng trai chăn cừu với cô gái ngây thơ, xinh đẹp. Diễn biến của cốt truyện được phát triển.

22 tháng 1 2018

- Sử dụng ngữ liệu: đoạn trích kể lại cuộc chiến giữa Đam- Săn với Mtao- Mxây

- Yếu tố miêu tả mà khung cảnh của cuộc chiến, hình ảnh của các nhân vật, diễn biến cuộc chiến hiện ra chân thật, sinh động tới từng chi tiết, người đọc có thể dễ dàng tưởng tượng được

- Yếu tố biểu cảm thể hiện cảm xúc của các nhân vật, và cộng đồng, khiến cuộc chiến trở nên hoành tráng.

Hình ảnh người anh hùng được nâng lên

b, Đoạn trích trong truyện ngắn Lẵng quả thông của C. Pau-tôp-xki người kể chuyện quan sát, tưởng tượng và suy ngẫm

   + Vẻ đẹp của mùa thu, hình ảnh nhân vật em bé con ông gác rừng

   + Để giúp người đọc có những cảm nhận riêng, tác giả không trực tiếp miêu tả mà gợi liên tưởng cho người đọc “ nếu như có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đem đánh thành muôn vàn lá cây rất mực tinh xảo”

   + Gợi suy ngẫm “những chiếc lá nhân tạo nó sẽ rất thô kệch…”

   + Những câu văn miêu tả vẻ đẹp tự nhiên của mùa thu làm chúng ta cảm nhận độc đáo, lí thú hơn.

11 tháng 11 2017

-     Nhớ ai như nhớ thuốc lào

Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên

-     Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ

Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai?

-     Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn trông sao sao mờ

    Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai

    Buồn trông chênh chếch sao mai

Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ.

-     Gửi khăn, gửi áo, gửi lời

Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa

-     Nhớ khi khăn mở trầu trao

Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình.

Bài ca dao Khăn thương nhớ ai nằm trong hệ thống những bài ca dao nỗi nhớ người yêu.

Câu thơ: “Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” (Nguyễn Khoa Điềm) lấy ý từ ca dao nhưng sáng tạo vượt bậc khi tình cảm nam nữ hòa quyện vào tình yêu đất nước.

6 tháng 10 2019

Nhân vật Ngô và Cải:

   + Là những người nông dân tội nghiệp, đáng thương

   + Họ đánh nhau nhưng không chịu nhận sai lại muốn đổ tội cho nhau nên đều đút lót cho thầy lí

   + Nhân vật Cải: vừa đáng thương lại vừa đáng trách- đáng thương khi đã hối lộ mà vẫn bị ăn đòn. Đáng trách là vì đã tiếp tay cho thói tham lam của quan lí.

   + Nhân vật Ngô: mất tiền, lâm vào kiện cáo

→ Tựu chung họ vừa đáng thương, vừa đáng trách.

26 tháng 1 2017

a, Liên tưởng

b, Quan sát

c, Tưởng tượng

11 tháng 10 2019

Hai câu kết diễn tả khát vọng, nỗi lòng da diết của tác giả về cuộc sống yên bình, hạnh phúc của dân chúng:

   + Nhà thơ mong mỏi khúc đàn Nam Phong của vua Thuấn, khúc đàn tượng trưng cho sự no đủ, thuận hòa của nhân dân

   + Lấy chuyện xưa để nói tới hiện tại, cho thấy tấm lòng yêu nước thương dân tới muôn đời

- Câu thơ cũng gợi lên khúc nhạc ngợi ca cuộc sống thái bình, no đủ của dân chúng, đồng thời cũng là lời nhắc các bậc quân vương lấy dân làm trọng

- Nhà thơ thể hiện niềm mong ước, nguyện vọng cho đất nước thái bình chính là tư tưởng “lấy dân làm gốc” của Nguyễn Trãi

   + Tư tưởng này có nguồn gốc từ lời dạy của Khổng Tử “dân vi bản, xã tắc vi quy, quân vi khinh

- Âm điệu của bài thơ có sự thay đổi, lúc nhanh dồn dập, lúc lại thong thả khoan thai.

- Tác dụng của việc kết thúc bằng câu thơ lục ngôn: cảm xúc được dồn nén, dư âm được mở ra – đó cũng là tác dụng khi kết thúc bằng câu thơ sáu chữ trong thơ thất ngôn.

18 tháng 11 2021

Hai câu thơ cuối cho ta hiểu tấm lòng của Nguyễn Trãi muốn có cây đàn của vua Thuấn để gảy lên khúc ca sự no ấm, thái bình của người dân. Ông là người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo cho dân, cho đất nước. Nhìn thấy dân làng chài trong cảnh yên vui cũng đủ khiến ông yên lòng. Âm điệu những câu thơ lục ngôn ( sáu chữ) kết thúc bài thơ khác âm điệu những câu thơ thất ngôn ( bảy chữ) ở chỗ nó như dồn nén trong câu chữ những tính cảm của ông dành cho nhân dân. Ông ước mơ người dân đất nước ta có cuộc sống no đủ sum vầy hạnh phúc, ấm êm.