K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1 (3,0 điểm):Nêu suy nghĩ của em về tâm trạng Dế Mèn - nhân vật trong tác phẩm Dế Mèn Phiêu lưu ký của Tô Hoài - khi đứng trước nấm mộ của người bạn xấu số Dế Choắt (viết theo lời của Dế Mèn).Câu 2 (5,0 điểm) :Đọc đoạn thơ:“Biển giấu mặt trờiSáng ra mới thảQuả cầu bằng lửaBay trên sóng xanh."(Trích trong bài thơ”Buổi Sáng” của Lam Giang)Hãy viết một đoạn văn nêu cảm...
Đọc tiếp

Câu 1 (3,0 điểm):

Nêu suy nghĩ của em về tâm trạng Dế Mèn - nhân vật trong tác phẩm Dế Mèn Phiêu lưu ký của Tô Hoài - khi đứng trước nấm mộ của người bạn xấu số Dế Choắt (viết theo lời của Dế Mèn).

Câu 2 (5,0 điểm) :

Đọc đoạn thơ:

“Biển giấu mặt trời

Sáng ra mới thả

Quả cầu bằng lửa

Bay trên sóng xanh."

(Trích trong bài thơ”Buổi Sáng” của Lam Giang)

Hãy viết một đoạn văn nêu cảm nhận về cái hay, cái đẹp trong đoạn thơ trên, trong đó có một phép so sánh?

Câu 3 ( 12,0 điểm):

Tưởng tượng và kể lại câu chuyện đã xảy ra với hai mẹ con chú chim trong một đêm mưa gió dựa vào đoạn văn dưới đây:

 

Suốt đêm, mưa to, gió lớn. Sáng ra, ở tổ chim chót vót trên cây cao, con chim mẹ giũ lông cánh cho khô rồi khẽ nhích ra ngoài. Tia nắng ấm vừa vặn rơi xuống đúng chỗ chú chim non đang ngái ngủ, lông cánh vẫn khô nguyên...

2
11 tháng 11 2019

MÌNH NGHĨ CÁI NÀY DÀNH CHO BẠN

Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi HSG môn Ngữ văn lớp 6

Câu

Nội dung

Điểm

1

(3,0 điểm)

+ Yêu cầu về nội dung

Có thể viết đoạn văn, cần đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Đoạn văn là lời của nhân vật Dế Mèn – ngôi thứ nhất;

- Đoạn văn diễn tả được tâm trạng của Dế Mèn khi đứng trước mộ của Dế Choắt: Thương tiếc người bạn xấu số, ăn năn hối hận vì những việc làm sai trái của mình.

- Mong muốn được tha thứ và nghĩ về bài học đường đời đầu tiên (từ bỏ thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo; sẽ khiêm nhường học hỏi, bênh vực giúp đỡ kẻ yếu...)

+ Hình thức: Đoạn văn viết có cảm xúc, có sáng tạo, các câu trong đoạn văn phải được liên kết chặt chẽ; ngôn ngữ trong sáng, biểu cảm...

2,5

0,5

1,0

1,0

0,5

2

(5,0 điểm)

Viết một đoạn văn nêu cảm nhận về cái hay, cái đẹp của bạn trong đoạn thơ, trong đó có một phép so sánh:

Về nội dung cần đạt:

- Hình ảnh biển nhân hóa như người, giấu cả mặt trời, chỉ thả vào buổi sáng mai, như thả cả niềm tin, ánh sáng của hy vọng vào mỗi buổi bình minh. Đánh thức cả vạn vật muôn loài

- Như quả cầu bằng lửa: sức nóng của tự nhiên khiến người đọc liên tưởng tới sức mạnh, ý chí vươn lên của tuổi trẻ thời đại ngày nay.

- Dồn hết cảm xúc để bay: Sức sống mãnh liệt vượt lên tự nhiên, bay vào vũ trụ, bay theo những ước mơ, bay trong những hy vọng của những cơn sóng mầu xanh.

Về hình thức:

- Đoạn văn có hình thức đúng quy ước. Viết rành mạch, chữ viết sạch sẽ.

- Có một phép so sánh

4 0

2,0

1,0

1,0

1,0

0,5

0,5

3

(12,0 điểm)

1. Về kĩ năng:

- Bài văn có bố cục đầy đủ, chữ viết cẩn thận, đúng chính tả.

- Vận dụng đúng phương pháp làm văn tự sự: Yêu cầu HS tưởng tượng ra câu chuyện của hai mẹ con chú chim trong một đêm mưa to, gió lớn trên cơ sở câu chủ đề đã cho ở đề bài.

- Bài văn có cảm xúc, có lời kể, đúng ngôi kể, thứ tự kể hợp lí và sáng tạo.

- HS phải biết xây dựng cốt truyện, nhân vật dựa trên những gì đã nêu ở đề bài: có hai mẹ con chim sống trong tổ chim nhỏ chót vót trên cây cao; chim mẹ đã vất vả, can đảm, vững vàng bảo vệ tổ ấm và bảo vệ chim con trong đêm mưa gió. Từ đó, nêu được những cảm xúc cá nhân về tình mẫu tử cao cả

2. Về kiến thức:

a) Mở bài:

- Giới thiệu về tổ chim nhỏ chót vót trên cây cao và mẹ con chim.

- Sau một đem mưa như trút nước, sáng ra thấy chim non lông cánh vẫn còn khô nguyên.

b) Thân bài:

- Tưởng tượng và kể được cảnh trời mưa: đám mây đen kịt, mưa nặng nề rơi, sấm nổi ầm ầm, những tia chớp ngoằn ngoèo, ánh lên sáng rực cả bầu trời tối như mực.

- Sự mỏng manh của tổ chim….

- Nỗi lo của chim mẹ….

- Sự sợ hãi của chim con...

- Những nguy hiểm xảy ra trong đêm mưa gió,….

- Nguy hiểm qua đi, chim con vẫn ngủ ngon lành và không bị ướt; chim mẹ mệt mỏi nhưng lòng tràn ngập hạnh phúc.

HS liên hệ thêm về tình mẫu tử khác ở ngoài cuộc sống...

c) Kết bài:

- Những suy nghĩa về sự can đảm vững vàng của chim mẹ.

- Khẳng định tình mẫu tử qua câu chuyện của hai mẹ con chú chim

* Lưu ý:

- Hướng dẫn trên chỉ có tính gợi ý, khi chấm GV cần căn cứ vào bài viết của HS để khuyến khích sự sáng tạo trong cách cảm và cách viết

- Điểm tối đa cho mỗi ý đã bao gồm cả điểm kĩ năng

- Trừ tối đa 5 điểm đối với bài viết không đảm bảo kiểu bài và bố cục bài văn tự sự.

- Trừ tối đa 2 điểm đối với bài văn viết sai nhiều lỗi về diễn đạt, câu từ, chính tả

1,0

10,0

1,0

2,5

0,5

1,0

1,0

1,0

1,0

2,0

1,0

0,5

0,5

11 tháng 11 2019

bạn  fan bts ơi cái đấy mk đã đọc rồi nhưng vấn đề là đáp án cơ

11 tháng 11 2019

Cứ mỗi sáng thứ 2 đầu tuần, em lại háo hức mong chờ được đến trường để tham dự buổi lễ chào cờ. Đối với em, buổi lễ chào cờ có một ý nghĩa rất đặc biệt, nó mang lại cho em cảm giác thiêng liêng khó tả.

Như đã thành thói quen, thứ 2 nào em cũng đến trường sớm hơn thường lệ để chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ. Buổi sáng ngày hôm nay thật đẹp. Bầu trời cao trong xanh vời vợi có vài áng mây trắng bay hững hờ. Ông mặt trời tỏa ánh nắng ấm áp khắp muôn nơi, vạn vật như căng tràn nhựa sống, tinh khôi và tươi mới. Không khí trong lành, mát mẻ, thỉnh thoảng lại có vài cơn gió thoảng qua tạo cảm giác rất dễ chịu. Cành cây rung rinh trong gió như muốn reo vui, trên cao, những chú chim hót líu lo làm cho khung cảnh thêm tưng bừng, rộn rã. 

Lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong gió nhẹ và nắng mai, màu đỏ vốn rực rỡ hôm nay càng rực rỡ hơn. Cả sân trường chìm trong màu áo trắng học trò. Trên vai mỗi người học sinh là chiếc khăn quàng đỏ thắm tượng trưng cho Đội viên. Tiếng trống trường được đánh liền một hồi, các bạn học sinh dừng lại tất cả các hoạt động của mình, chẳng ai bảo ai xếp hàng thật ngay ngắn, đôi mắt ngước nhìn lên phía trên nơi các thầy cô giáo đang ngồi. 

Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của bạn tổng phụ trách vang lên: “Nghiêm! Chào cờ! Chào”. Tất cả học sinh và thầy cô giáo đặt bàn tay búp măng lên đầu, ánh mắt nhìn theo lá quốc kì. Một bầu không khí trang trọng, thiêng liêng bao phủ lên toàn bộ ngôi trường. Chào cờ xong, mọi người đồng thanh hát Quốc ca. Ai cũng cố gắng hát to và dõng dạc nhất có thể. Bài hát gợi nhớ về một thời quá khứ vàng son của dân tộc Việt Nam, nhắc nhở chúng em phải kính trọng và biết ơn tới thế hệ đi trước, những người đã ngã xuống để chúng ta có cuộc sống độc lập, tự do như ngày hôm nay. 

Sau bài hát quốc ca là đến bài hát đội ca. Bài hát có giai điệu tươi vui làm chúng em không khỏi phấn khởi và tự nhắc mình phải học tập thật tốt để xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ. Cuối cùng, bạn tổng phụ trách lên nhận xét tình hình học tập và thực hiện nề nếp của cả trường trong tuần vừa rồi, khen ngợi những lớp thực hiện tốt, đồng thời phê bình và nhắc nhở một số cá nhân, tập thể về những khuyết điểm còn tồn tại.

Dù giờ chào cờ đã kết thúc nhưng hình ảnh của nó vẫn in đậm trong tâm trí em. Giờ chào cờ không chỉ là một tiết học lí thú mà còn tô đậm tình yêu đối với mái trường, với quê hương, đất nước trong lòng mỗi người học sinh.

11 tháng 11 2019

Bài làm :

Sáng thứ hai nào cũng vậy, cả trường em lại tập hợp nơi chính giữa sân trường để cùng dự lễ chào cơ đầu tuần. Đó là tiêt sinh hoạt chung của toàn trường mà ai cũng háo hức.

Tiếng trống trường điểm một hồi dài lúc bảy giờ mười lăm phút sáng thứ hai, chúng em từ các lớp rất nhanh nhẹn xuống tập trung ở sân trường. Tâm trạng ai cũng vui vẻ hồ hởi bắt đầu tuần mới sau hay ngày nghỉ giữa tuần. Các lớp đều xếp thành hai hàng ngay ngắn. Ai cũng mặc đồng phục áo trắng, đeo khăn quàng đỏ nghiêm trang tạo nên một hình ảnh thật đẹp ở sân trường. 

Bầu trời cao trong, cây lá xanh tươi rì rào trong gió, tiếng chim hót véo von như cũng vui chào đón tuần mới học tập nhiều niềm vui. Trên bục chào cờ là chiếc bàn với tượng Bác Hồ và lọ hoa rực rỡ. Từ phía trên bục, cô tổng phụ trách hô “Nghiêm! Chào cờ, chào”. Nghi lễ buổi chào cờ trang nghiêm bắt đầu. Tất cả nhìn theo lá cơ tổ quốc tung bay phấp phới rồi hát vang bài hát quốc ca. 

Trong cái không khí trang nghiêm ấy, trên nền trời trong trẻo, lá cờ đỏ sao vàng bay bay nổi bật lên. Nhìn lá cờ tổ quốc cùng lời bài hát quốc ca hào hùng, trong em trào dâng những cảm xúc khó tả, đó là sự biêt ơn các anh hùng đã ngã xuống cho chúng em được học tập dưới mái trường thân yêu này. Trong giây phút xúc động ấy, những chú chim sơn ca cũng như nín lặng, ngừng hót để hòa mình vào buổi lễ. Chỉ có những tia nắng vàng của buổi ban mai hắt nhẹ chiếu xuống nhè nhẹ, lung linh khiến khung cảnh buổi lễ chào cờ trở nên thiêng liêng hơn bao giờ hết.

Sau khi bài hát quốc ca kết thúc, ca khúc đội ca của chúng em lại vang lên như một lời hứa của những người thiếu niên đeo khăn quàng đỏ cùng lời hô vang “sẵn sàng” vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa và lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại. Kết thúc buổi lễ chào cờ đầu tuần, sân trường lại trở lại như bình thường với giờ ra chơi rộn rã tiếng cười. Cây lá xanh tươi hơn, chim sơn ca họa mi lại hót  véo von. Còn chúng em lại chuẩn bị một tuần mới tràn đầy năng lượng học tập.

11 tháng 11 2019

Trl:

Cò mù là cò ko thấy

Cò không thấy là thầy ko có

Hok tốt

TL

cò mù là cò không thấy 

cò không thấy là thầy không có

k mik nha

11 tháng 11 2019

KIỂM TRA TIẾNG VIỆT LỚP 5 - GIỮA HỌC KÌ I

Năm học: 2019 - 2020

I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

- Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ (với tốc độ khoảng 75 tiếng/phút) trong các bài tập đọc đã học từ Tuần 1 đến Tuần 9 (Sgk Tiếng Việt lớp 5 - Tập 1) do HS bốc thăm.

- Trả lời được 1 – 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn văn (thơ) đã đọc theo yêu cầu của giáo viên.

2. Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)

Em hãy đọc thầm bài “Những người bạn tốt” rồi trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? (0,5đ)

A. Đánh rơi đàn.
B. Đánh nhau với thủy thủ.
C. Bọn cướp đòi giết ông.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 2: Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? (0,5đ)

A. Đàn cá heo cướp hết tặng vật và đòi giết ông.
B. Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu.
C. Nhấn chìm ông xuống biển.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 3: Khi tiếng đàn, tiếng hát của ông cất lên điều gì đã xảy ra ? (0,5đ)

A. Bọn cướp nhảy xuống biển.
B. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu để hát cùng ông.
C. Tàu bị chìm.
D. Đàn cá heo bơi đến vây quanh tàu và say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba.

Câu 4: Em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào? (0,5đ)

.................................................................................

.................................................................................

Câu 5: Em có nhận xét gì về cách đối xử của đám thủy thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn? (1đ)

.................................................................................

.................................................................................

Câu 6: Em hãy nêu nội dung chính của bài? (1đ)

.................................................................................

.................................................................................

Câu 7: Dựa vào nghĩa của tiếng “hoà”, chia các từ sau thành 2 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm: (1đ)

Hòa bình, hòa giải, hòa hợp, hòa mình, hòa tan, hòa tấu, hòa thuận.

.................................................................................

.................................................................................

Câu 8: Hãy đặt 1 câu với từ “kho” để phân biệt từ đồng âm: (0,5 điểm)

.................................................................................

.................................................................................

Câu 9: Hãy xác định chủ ngữ có trong câu sau: (0,5đ)

“Những tàu lá chuối vàng ối xoã xuống như những đuôi áo, vạt áo”.

Chủ ngữ có trong câu trên là:................................................................................. ................................................................................................................................

Câu 10: Hãy nêu đúng nghĩa của từ in nghiêng có trong câu sau và cho biết từ đó được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? (1đ)

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

.................................................................................

.................................................................................

II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả (Nghe – viết) (3 điểm)

HS viết bài chính tả "Một chuyên gia máy xúc" đoạn: “Qua khung cửa kính buồng máy …….những nét giản dị, thân mật”.

2. Tập làm văn: (7 điểm) - 30 phút:

Đề bài: Hãy tả cảnh một cơn mưa mà em đã quan sát được.

11 tháng 11 2019

Chú chim bay thong thả, chấp chới lúc cao lúc thấp không một chút sợ hãi, như muốn rủ tôi cùng đi; vừa mỉm cười thích thú, tôi vừa chạy theo. Cánh chim cứ xập xòe phía trước, ngay sát gần tôi, lúc ẩn lúc hiện, cứ như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch. Vui chân, mải theo bóng chim, không ngờ tôi vào rừng lúc nào không rõ.

Trước mặt tôi, một cây sòi cao lớn phủ đầy lá đỏ. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sòi. Tôi ngắt một chiếc lá sòi đỏ thắm thả xuống dòng nước. Chiếc lá vừa chạm mặt nước, lập tức một chú nhái bén tí xíu như đã phục sẵn từ bao giờ nhảy phóc lên ngồi chễm chệ trên đó. Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.

Trên các cành cây xung quanh tôi cơ man là chim. Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng. Tôi đưa tay lên miệng bắt đầu trổ tài bắt chước tiếng chim hót. Tôi vừa cất giọng, nhiều con bay đến đậu gần tôi hơn. Thế là chúng bắt đầu hót. Hàng chục loại âm thanh lảnh lót vang lên. Không gian đầy tiếng chim ngân nga, dường như gió thổi cũng dịu đi, những chiếc lá rơi cũng nhẹ hơn, lơ lửng lâu hơn. Loang loáng trong các lùm cây, những cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại… Đâu đó vẳng lại tiếng hót thơ dại của chú chim non của tôi, cao lắm, xa lắm nhưng tôi vẫn nghe rất rõ.

(Theo Trần Hoài Dương)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: (Mức 1 – 0,5 đ) Chú chim non dẫn cậu bé đi đâu?

a. Về nhà.            b. Vào rừng.                c. Ra vườn.

Câu 2: (Mức 1 – 0,5đ) Đoạn văn thứ 2 miêu tả những cảnh vật gì?

a. Cây sòi cao lớn có lá đỏ, chú nhái bén ngồi bên một lạch nước nhỏ.

b. Cây sòi, làn gió, chú nhái nhảy lên lá sòi cậu bé thả xuống lạch nước.

c. Cây sòi bên cạnh dòng suối có chú nhái bén đang lái thuyền.

Câu 3: (Mức 2 – 0,5đ) Những từ ngữ nào trong bài miêu tả âm thanh của tiếng chim hót?

a. Líu ríu, ngân nga, vang vọng, hót đủ thứ giọng.

b. Kêu líu ríu, hót, ngân nga, vang vọng.

c. Líu ríu, lảnh lót, ngân nga, thơ dại.

Câu 4: (Mức 2 – 0,5 đ) Món quà chính mà chú chim non tặng chú bé là món quà gì?

a. Một cuộc đi chơi đầy lí thú.

b. Một chuyến vào rừng đầy bổ ích.

c. Bản nhạc rừng đầy tiếng chim ngân nga.

Câu 5: (Mức 3 – 1đ) Đoạn văn thứ nhất của bài “Quà tặng của chim non” có những hình ảnh nhân hóa nào?

a. Chim bay thong thả, lúc ẩn lúc hiện, rủ tôi đi cùng.

b. Chim bay thong thả, không một chút sợ hãi, rủ tôi đi cùng.

c. Chim bay thong thả, không một chút sợ hãi.

Câu 6: (Mức 3 – 1đ) Đoạn văn thứ nhất của bài “Quà tặng của chim non” có những hình ảnh so sánh nào?

a. Chú chim bay thong thả, chấp chới như muốn rủ tôi cùng đi.

b. Chú chim bay thong thả, chấp chới như muốn rủ tôi cùng đi, cánh chim lúc ẩn lúc hiện như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch.

c. Cánh chim xập xòe như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch.

Câu 7: (Mức 1 – 0,5đ) Cậu bé gặp những cảnh vật gì khi đi cùng chú chim non?

a. Cây sòi, làn gió, đốm lửa, lạch nước, chiếc thuyền, chú nhái bén.

b. Cây sòi, làn gió, lá sòi, lạch nước, chú nhái bén lái thuyền lá sòi.

c. Cây sòi lá đỏ, làn gió, lạch nước, chú nhái bén, đàn chim hót.

Câu 8: (Mức 1 – 0,5 đ) Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?

a. Những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy.

b. Một làn gió rì rào chạy qua.

c. Chú nhái bén nhảy phóc lên lái thuyền lá sòi.

Câu 9: (Mức 4 – 1đ). Dòng nào dưới đây có chứa từ đồng âm?

a. Rừng đầy tiếng chim ngân nga./ Tiếng lành đồn xa.

b. Chim kêu líu ríu đủ thứ giọng./ Giọng cô dịu dàng, âu yếm.

c. Cậu bé dẫn đường tinh nghịch./ Chè thiếu đường nên không ngọt.

Câu 10: (Mức 4 – 1đ) Dãy từ nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ “kêu” (trong câu “Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng.”)?

a. Rên, la, hét, gọi, cười, đùa, hót.

b. Gọi, la, hét, mắng, nhại.

c. Gọi, la, hét, hót, gào.

B. KIỂM TRA VIẾT

1. Chính tả: (2 điểm – Thời gian: 15 phút) nghe – viết:

Ông tôi

Nghe bố tôi kể thì ông tôi vốn là một thợ gò hàn vào loại giỏi. Chính mắt tôi đã trông thấy ông chui vào nồi hơi xe lửa để tán đinh đồng. Cái nồi hơi tròn, to phơi bỏng rát dưới cái nắng tháng bảy như cái lò bánh mì, nóng khủng khiếp. Quạt máy, quạt gió mạnh tới cấp bảy, thổi như vũ bão, vậy mà tóc ông cứ bếch vào trán. Ông tôi nện búa vào đầu đinh đồng mới dồn dập làm sao. Tay búa hoa lên, nhát đậm, nhát mờ, nhát nghiêng, nhát thẳng, chính xác và nhanh đến mức tôi chỉ mơ hồ cảm thấy trước mặt ông tôi phất phơ bay những sợi tơ mỏng.

Theo Vũ Cao

2. Tập làm văn: (8 điểm) – Thời gian: 35 phút

Đề: Em hãy tả một cảnh đẹp ở địa phương em.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

11 tháng 11 2019

+ qui ước: A: vàng, a: xanh

B: trơn, b: nhăn

+ P t/c: vàng, trơn x xanh, trơn

AABB x aaBB

+ F1: AaBB : vàng, trơn

+ F1 x F1: AaBB x AaBB

F2: KG: 1AABB : 2AaBB : 1aaBB

KH: 3 vàng, trơn : 1 xanh, trơn

13 tháng 11 2019

-G-G-A-X-U-A-A-U-A-X-A-X-U-G-U-G-X-U-

11 tháng 11 2019

1. Mở bài: Mẹ là người em yêu quí nhất nhà.

2. Thân bài:

a) Hình dáng:

- Mẹ đã ngoài tuổi bốn mươi, dáng người cân đối.

- Khuôn mặt tròn, làn da trắng mịn.

- Vầng trán cao.

- Đôi mắt đen, dịu hiền. Lông mày cong như nét vẽ.

- Hàm răng trắng muốt, đều đặn.

- Đôi bàn tay xương xương, ngón tay thon, trắng trẻo.

b) Tính tình:

- Tận tụy với công việc ở cơ quan, hoà nhã với đồng nghiệp.

- Cần mẫn làm việc nhà, nấu ăn rất khéo.

- Chăm lo cho con cái rất chu đáo.

- Yêu thương mọi người.

- Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

- Mẹ thường dạy em về “lòng nhân ái”.

3. Kết bài:

- Em rất tự hào về mẹ.

- Mẹ là chỗ dựa vững chắc của em.

- Mẹ là nguồn động viên để em vững bước trên con đường học tập.

- Mẹ là tượng đài tráng lệ trong em.

11 tháng 11 2019

minh viet ko dau duoc ko

12 tháng 11 2019

Năm lớp 5 tôi được may mắn hoc thầy Phong. Cho đến giờ chúng tôi vẫn còn nhớ mãi những kỉ niệm về thầy.

Dáng người thầy cao to, phải đến hơn mét bảy, gần mét tám. Tầm tuổi thầy mà cao như vậy thật hiếm có. Tóc thầy đã điểm hoa râm, xoăn tít rất lạ. Mắt thầy to, sáng. Ánh nhìn sắc lạnh và rất nghiêm. Nhưng khi cười trông thầy thật hiền từ.

Thầy Phong dạy hay nhất là môn Toán. Bình thường lúc giảng bài thầy rất say sưa. Giọng nói chậm rãi nhưng nhịp tay cứ thoăn thoắt ghi những công thức lên bảng. Thầy không thích ngồi trên bàn giáo viên lâu. Thầy thường hay đi lại quanh lớp nhìn chúng tôi loay hoay tính toán. Và đặc biệt, thầy rất vui khi chúng tôi tìm ra những cách giải mới, hay và khác cách giải của thầy.

Đầu năm học, khi mới học thầy, trong lớp đứa nào cũng sợ thầy một phép. Thầy cứ vào là lớp im phăng phắc, không dám ho he một tiếng. Gọi dạ bảo vâng. Bởi trông thầy nghiêm nghị quá. Mái tóc xoăn chải gọn ra sau, chiếc áo sơ mi trắng cộc tay và chiếc quần âu luôn được là phẳng nếp. Thầy ít khi nói đùa. Đang giảng bài mà phát hiện anh chàng nào hí hoáy làm việc riêng hay cười đùa là thầy dừng lại ngay. Bằng ánh mắt nghiêm nghị, thầy nhìn thẳng vào người đó. Lúc ấy, chàng ta chỉ có nước xấu hổ mà tự động đứng lên xin lỗi thầy. Xong, thầy không nói gì, lại tiếp tục giảng bài say sưa như chưa có chuyện gì xảy ra. Chính vì thầy nghiêm nghị thế nên chúng tôi ít khi dám trò chuyện với thầy bên ngoài giờ học.

Khi đã gần gũi với thầy hơn, chúng tôi phát hiện ra nhiều điều mới từ thầy. Thầy là một nhà giáo rất tâm huyết với nghề. Thầy thường bỏ hàng giờ đồng hồ, thậm chí cả buổi chiều thứ bảy chủ nhật để kèm thêm cho những bạn kém mà không lấy tiền. Thầy rất kiên nhẫn. Thầy giảng thật chậm, thật kĩ. Khi chúng tôi đã hiểu thầy mới chuyển sang bài khác.

Năm học cuối cấp của tôi trôi qua rất nhanh. Ngày chúng tôi ra trường cũng là ngày thầy về hưu. Thầy buồn lắm khi phải xa chúng tôi, xa lớp học trò cuối cùng của thầy, xa nghề dạy học. Cho đến giờ tôi còn nhớ mãi bài thơ thầy đọc trong buổi lễ chia tay:

                     "Hãy nhìn đi em - con đường phía  trước

                     Còn rất dài, cũng thật nhiều chông gai.

                     Thầy cô sẽ không dắt em đi suốt con đường dài

                     Chỉ mong sao

                    Mỗi bước em đi trên chặng đường mới.

                    Em vững vàng, vấp ngã - biết đứng dậy,

                   Chẳng bao giờ đánh mất niềm tin”.

 

Mãi đến 20/11, kỉ niệm ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam, bọn chúng tôi mới khám phá hết con người của thầy. Thầy là một con người rất tình cảm. Thầy rớt nước mắt khi nhận từ chúng tôi những bài hát và lời chúc chân thành. Đáp lại chúng tôi được thưởng thức giọng ca trầm ấm hay hơn cả Trọng Tấn của thầy. Chưa bao giờ chúng tôi thấy thầy cười tươi và nói nhiều đến vậy. Thầy kể cho chúng tôi nghe hồi còn trẻ, thầy và các bạn học trong lớp tre nứa, vừa học vừa nghe tiếng báo động. Những lúc trời mưa, lớp dột, cả thầy và trò ngồi dúm lại một góc mà vẫn ướt. Hồi ấy khổ nhưng mà vui lắm. Ai cũng chăm học và ngoan ngoãn.

11 tháng 11 2019

Thiếu niên vượt khó ?>?

Vô lí ???/