K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 12 2023

\(A=1^3+2^3+3^3+...+n^3\)

Ta chứng minh

\(A=1^3+2^3+3^3+...+n^3=\left(1+2+3+...+n\right)^2\) (1)

+ Với \(n=3\)

\(1^3+2^3+3^3=36\)

\(\left(1+2+3\right)^2=36\)

=> (1) đúng

+ Giả sử (1) đúng với \(n=k\)

\(\Rightarrow1^3+2^3+3^3+...+k^3=\left(1+2+3+...+k\right)^2\)

+ Ta cần chứng minh (1) đúng với \(n=k+1\) Khi đó

\(VT=1^3+2^3+3^3+...+k^3+\left(k+1\right)^3=\)

\(=\left(1+2+3+...+k\right)^2+\left(k+1\right)^3=\)

\(=\left[\dfrac{k\left(k+1\right)}{2}\right]^2+\left(k+1\right)^3=\)

\(=\dfrac{k^2\left(k+1\right)^2+4\left(k+1\right)^3}{4}=\dfrac{\left(k+1\right)^2\left(k^2+4k+4\right)}{4}\)

\(VP=\left[1+2+3+...+k+\left(k+1\right)\right]^2=\)

\(=\left[\dfrac{\left(k+1\right)\left(k+1+1\right)}{2}\right]^2=\)

\(\dfrac{\left(k+1\right)^2\left(k+2\right)^2}{4}=\dfrac{\left(k+1\right)^2\left(k^2+4k+4\right)}{4}\)

Như vậy VT=VP nên (1) đúng  với \(n=k+1\)

Theo nguyên tắc của phương pháp quy nạp => (1) đúng

 

 

 

 

26 tháng 12 2023

3x=2y

=>\(\dfrac{x}{2}=\dfrac{y}{3}=k\)

=>x=2k; y=3k

\(\left(x+y\right)^3-\left(x-y\right)^3=126\)

=>\(\left(2k+3k\right)^3-\left(2k-3k\right)^3=126\)

=>\(\left(5k\right)^3-\left(-k\right)^3=126\)

=>\(126k^3=126\)

=>k3=1

=>k=1

=>\(x=2\cdot1=2;y=3\cdot1=3\)

26 tháng 12 2023

a: Xét ΔMAB và ΔMEC có

MA=ME

\(\widehat{AMB}=\widehat{EMC}\)(hai góc đối đỉnh)

MB=MC

Do đó: ΔMAB=ΔMEC

=>AB=EC

Ta có: ΔMAB=ΔMEC

=>\(\widehat{MAB}=\widehat{MEC}\)

mà hai góc này là hai góc ở vị trí so le trong

nên AB//CE

b: Ta có: AB//CE

AB\(\perp\)AC

Do đó: CE\(\perp\)CA

=>ΔCAE vuông tại C

c: Xét ΔABC vuông tại A và ΔCEA vuông tại C có

CA chung

AB=CE

Do đó: ΔABC=ΔCEA

d: ta có: ΔABC=ΔCEA

=>BC=EA

mà \(AM=\dfrac{1}{2}EA\)

nên \(AM=\dfrac{1}{2}BC\)

e: Xét ΔMAC và ΔMEB có

MA=ME

\(\widehat{AMC}=\widehat{EMB}\)(hai góc đối đỉnh)

MC=MB

Do đó: ΔMAC=ΔMEB

=>\(\widehat{MAC}=\widehat{MEB}\)

mà hai góc này là hai góc ở vị trí so le trong

nên AC//BE

f: Xét ΔMHC và ΔMKB có

MB=MC

\(\widehat{MBK}=\widehat{MCH}\)

BK=CH

Do đó: ΔMHC=ΔMKB

=>\(\widehat{HMC}=\widehat{KMB}\)

mà \(\widehat{KMB}+\widehat{KMC}=180^0\)(hai góc kề bù)

nên \(\widehat{HMC}+\widehat{KMC}=180^0\)

=>K,M,H thẳng hàng

25 tháng 12 2023

a) Ta có M là trung điểm của BC, vậy BM = MC. Vì MA = ME, nên ta có MA = ME = MC. Do đó, tam giác MEC là tam giác đều. 

Vì BM = MC và tam giác MEC là tam giác đều, nên ta có AB = EC và AB // EC.

 

b) Vì tam giác ABC là tam giác vuông tại A, nên góc BAC = 90 độ. 

Vì AB // EC, nên góc BAC = góc ECA. 

Vậy tam giác ACE cũng là tam giác vuông tại C.

 

c) Tam giác ABC và tam giác CEA có cạnh chung AC và góc AEC = góc BAC = 90 độ (vì tam giác ABC là tam giác vuông tại A). 

Vậy theo trường hợp góc - cạnh - góc, ta có tam giác ABC và tam giác CEA là hai tam giác đồng dạng.

 

d) Ta đã biết M là trung điểm của BC, vậy BM = MC. 

Vì MA = ME, nên MA = MC/2. 

Do đó, AM = 1/2 BC.

 

e) Ta đã biết AB = EC và AB // EC. 

Vì MA = ME, nên MA = MC. 

Vậy theo trường hợp cạnh - góc - cạnh, ta có tam giác MAC và tam giác MEC là hai tam giác đồng dạng. 

Vậy AC = BE và AC // BC.

 

f) Trên BE lấy K, trên AC lấy H sao cho BK = CH. 

Vì M là trung điểm của BC, nên MK = MC/2. 

Vì tam giác MEC là tam giác đều, nên góc MCE = 60 độ. 

Vậy góc MCK = 60 độ. 

Vì BK = CH, nên góc BKC = góc CHB. 

Vậy góc BKC = góc CHB = 60 độ. 

Vậy tam giác BKC và tam giác CHB là hai tam giác đều. 

Vậy 3 điểm K, M, H thẳng hàng.

30 tháng 12 2023

b: Xét ΔDCH và ΔDBA có

\(\widehat{DCH}=\widehat{DBA}\)(hai góc so le trong, CH//AB)

DC=DB

\(\widehat{CDH}=\widehat{BDA}\)(hai góc đối đỉnh)

Do đó: ΔDCH=ΔDBA

=>CH=BA

Xét tứ giác ABHC có

AB//HC

AB=HC

Do đó: ABHC là hình bình hành

=>AC//BH

c: H là trung điểm của CK

=>CH=HK

mà CH=AB

nên AB=KH

Xét tứ giác ABKH có

AB//KH

AB=KH

Do đó: ABKH là hình bình hành

=>AK cắt BH tại trung điểm của mỗi đường

mà M là trung điểm của BH

nên M là trung điểm của AK

=>A,M,K thẳng hàng

AH
Akai Haruma
Giáo viên
26 tháng 12 2023

Lời giải:

Gọi số máy cày của 3 đội lần lượt là $a,b,c$.

Vì số máy cày tỉ lệ nghịch với thời gian cày nên:

$4a=6b=8c$; $a-b=1$

Áp dụng TCDTSBN:

$4a=6b=8c=\frac{a}{\frac{1}{4}}=\frac{b}{\frac{1}{6}}=\frac{a-b}{\frac{1}{4}-\frac{1}{6}}=\frac{1}{\frac{1}{12}}=12$

$\Rightarrow a=12:4=3; b=12:6=2; c=12:8=1,5$ máy 

Bạn xem lại chứ số máy cày phải là số tự nhiên.

25 tháng 12 2023

Chiều rộng: 28:(2+5)x2=8 m

Chiều dài: 28-8=20 m

Diện tích: 20x8=160 m vuông

AH
Akai Haruma
Giáo viên
26 tháng 12 2023

Lời giải:

a. Diện tích cần lát gạch bên trong lòng hồ:

$12.5+2.3(12+5)=162$ (m2)

b. Đổi 162 m2 = 1620000 cm2

Diện tích 1 viên gạch: $50\times 50=2500$ (cm2)

Cần mua ít nhất số viên gạch là:

$1620000:2500=648$ (viên gạch)

AH
Akai Haruma
Giáo viên
26 tháng 12 2023

Câu 1: 

a. Xét tam giác $ABM$ và $DCM$ có:

$BM=CM$ (do $M$ là trung điểm $AB$)

$AM=MD$ (gt)

$\widehat{AMB}=\widehat{DMC}$ (đối đỉnh)

$\Rightarrow \triangle ABM=\triangle DCM$ (c.g.c)

b.

Từ tam giác bằng nhau phần a suy ra $\widehat{ABM}=\widehat{DCM}$

Mà 2 góc này ở vị trí so le trong nên $AB\parallel CD$

c. 

Xét tam giác $ABM$ và $ACM$ có:

$AB=AC$

$BM=CM$

$AM$ chung

$\Rightarrow \triangle ABM=\triangle ACM$ (c.c.c)

$\Rightarrow \widehat{AMB}=\widehat{AMC}$ 

Mà 2 góc này kề bù nên $\widehat{AMB}=\widehat{AMC}=90^0$

$\Rightarrow AM\perp BC$ hay $AM\perp BC$

Mà $M$ là trung điểm của $BC$ nên $AM$ là trung trực của $BC$

AH
Akai Haruma
Giáo viên
26 tháng 12 2023

Hình vẽ:

25 tháng 12 2023

giúp với huhu

 

31 tháng 12 2023

a: Xét ΔBAM và ΔBNM có

BA=BN

\(\widehat{ABM}=\widehat{NBM}\)

BM chung

Do đó: ΔBAM=ΔBNM

b: Ta có: ΔBAM=ΔBNM

=>MA=MN

=>M nằm trên đường trung trực của AN(1)

ta có: BA=BN

=>B nằm trên đường trung trực của AN(2)

Từ (1) và (2) suy ra BM là đường trung trực của AN

=>BM\(\perp\)AN tại H và H là trung điểm của AN

vì H là trung điểm của AN

nên HA=HN

c: Ta có: CK\(\perp\)BM

HN\(\perp\)BM

Do đó: CK//HN