K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 8 2019

* Giáo dục:

- Năm 1070, xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua.

- Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại.

- Năm 1076, mở Quốc tử giám cho con em quý tộc đến học, sau đó mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong cả nước, tổ chức thêm một số kì thi.

=> Như vậy, nhà Lý đã bắt đầu quan tâm đến giáo dục, khoa cử song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ, khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi.

* Văn hóa:

- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

- Tư tưởng:

+ Phật giáo phát triển thịnh trị, chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi, nhiều công trình Phật giáo nổi tiếng ra đời.

+ Nho giáo đã được du nhập vào từ trước, tuy nhiên chưa được phát triển rộng rãi.

+ Đạo giáo: tiếp tục duy trì và phát triển.

- Nghệ thuật: Hát chèo, múa rối nước đều phát triển. Dàn nhạc có trống, đàn, sáo, nhị.

- Đời sống tinh thần: nhân dân ưa thích ca hát, nhảy múa. Nhiều trò chơi dân gian như đá cầu, vật, đua thuyền rất được ham chuộng. Mùa xuân, khắp nơi đều mở hội.

- Kiến trúc, điêu khắc: rất phát triển. Các công trình có quy mô tương đối lớn và mang tính cách độc đáo.

+ Nhiều công trình nghệ thuật nổi tiếng và đặc sắc được xây dựng như: Chùa Một Cột, tháp Báo Thiên (Thăng Long), tháp Chương Sơn (Nam Định), chuông chùa Trùng Quang (Bắc Ninh),…

+ Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát được thể hiện trên các tượng Phật, các hình trang trí rồng, bệ đá hình hoa sen,… Rồng mình trơn, toàn thân uốn khúc, uyển chuyển như một ngọn lửa là hình tượng nghệ thuật độc đáo, phổ biến ở thời Lý.

+ Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo, linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng của dân tộc - văn

31 tháng 7 2019
Nho giáo vào Việt Nam từ thế kỷ I TCN; khi ở Trung Quốc nhà Tây Hán đã đánh bại tập đoàn phong kiến họ Triệu và giành lấy quyền thống trị đất Giao Châu. Nhưng, trong suốt một ngàn năm Bắc thuộc, ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam còn rất hạn chế. Đa phần sự ảnh hưởng đó chỉ có ở các đô thị, gắn liền với sinh hoạt của những viên quan cai trị và một bộ phận những người bản xứ giúp việc cho những quan cai trị đó. Có thể nói, ở Việt Nam lúc bấy giờ, Nho giáo là công cụ thống trị của chính quyền đô hộ và phục vụ cho chính quyền đô hộ. Mặt khác, sự truyền bá Nho giáo cùng với việc phổ biến chữ Hán đã đưa tới Việt Nam một kho tàng tri thức về xã hội và tự nhiên, đó là nền văn học, sử học, triết học, thiên văn học và y học của người Trung Hoa cổ đại. Lúc đó, ảnh hưởng của Nho giáo chưa vượt khỏi phạm vi của các thị trấn để đến với các vùng dân cư rộng lớn của đồng bằng và trung du Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Nhân dân ở các làng xã chưa thực sự tiếp thu những nguyên tắc của Nho giáo. Phải đến thế kỷ X, sau chiến thắng Bạch Đằng vĩ đại của Ngô Quyền, khi dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên độc lập, tự chủ và thực sự bắt tay vào xây dựng nền văn minh Đại Việt trong khuôn khổ của một nhà nước phong kiến quân chủ tập quyền, thì xã hội Việt Nam lúc này mới đặt ra những yêu cầu đối với sự tồn tại và phát triển của Nho giáo ở Việt Nam.
31 tháng 7 2019

Phân tích sự phát triển và vai trò của Nho giáo đối với nhà nước phong kiến Việt Nam trong thế kỷ X đến thế kỷ XV .Xã hội Việt Nam hiện nay có cần phát huy những yếu tố tích cực của nho giáo không? Tại sao?

Về sự phát triển của nho giáo tại Việt Nam

Sự du nhập Nho giáo vào Việt Nam từ rất sớm (thế kỷ I TCN), tuy nhiên do quá trình chống Hán hóa, nên Nho giáo thời kỳ Bắc thuộc không xâm nhập mãnh mẽ vào xã hội Việt Nam, nó chỉ được ghi bởi dấu ấn một số cá nhân như Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp.

Sau năm 938, nước ta hoàn toàn độc lập, từ đây Nho giáo có bước thăng tiến đáng kể. Thời kỳ Ngô, Đinh, Tiền Lê, nho giáo chưa thực sự mạnh mẽ, chỉ là một trong những hệ tư tưởng ở nước ta nhưng không có ảnh hưởng sâu rộng. Phật giáo và đạo giáo vẫn là những hệ tư tưởng, tôn giáo mạnh, trong triều đình luôn có 1 quốc sư phật giáo.

Sang thời Lý Trần, Nho giáo có bước tiến lớn, các vua nhà Lý và nhà Trần chú trọng quan tâm nho giáo (mở Văn miếu, lập Quốc tử giám)… đặc biệt các khoa thi đã được mở, tuyển chọn quan lại từ khoa bảng nho học. Tuy nhiên, thời kỳ này phật giáo và đạo giáo phát triển mạnh mẽ do được các vua Lý Trần chú trọng quân tâm, thời Lý là thời kỳ của 3 tôn giáo, hệ tư tưởng này cùng đồng hành, được gọi là Tam giáo đồng nguyên. Thời Trần, Nho giáo được phát triển mạnh hơn, các khoa thi được tổ chức quy củ hơn, định danh tước rõ ràng. Tuy nhiên tại các làng xã, nho giáo chưa có tác động sâu rộng.

Sang thời Lê sơ, Nho giáo được độc tôn và phát triển mạnh mẽ, nhà nước được xây dựng trên nền tảng nho giáo, quan lại được tuyển chọn qua con đường thi cử, các khoa thi có quy định, tổ chức rõ ràng, thời gian đều đặn. Đặc biệt, nho giáo đã bắt đầu ảnh hưởng đến các làng xã, có tác động nhất định đến đời sống làng xã Việt Nam.

Vai trò của nho giáo

- Thứ nhất, tạo ra một hệ tư tưởng góp phần ổn định xã hội.

- Thứ hai, hòa quyện vào văn hóa dân tộc, góp phần tạo nên văn hóa Việt Nam trong suốt thời kỳ phong kiến.

- Thứ ba, giúp dân tộc ta trong quá trình mở rộng lãnh thổ.

- Thứ tư, góp phần xây dựng bộ máy chính trị nước ta ngày càng hoàn thiện hơn.

Ngày nay, chúng ta cần phát huy những giá trị tốt của Nho giáo như: đề cao lễ nghĩa, sự hiếu thảo, tôn sư trọng đạo, đề cao lòng nhân từ trong cuộc sống, chữ tín trong làm ăn, đề cao trí tuệ, lòng dũng cảm…

a, Điều kiện tự nhiên:

- Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành ở lưu vực những dòng sông lớn: Ai Cập (sông Nin), Trung Quốc (Hoàng Hà, Trường Giang)...

- Có nhiều diện tích đất đai để canh tác, đất mềm tơi xốp, phù sa màu mỡ, mưa đều đặn theo mùa...

b, Những tác động:

* Sự hình thành nhà nước:

- Thời gian hình thành sớm: khoảng thiên niên kỉ IV – III trước Công nguyên. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất canh tác màu mỡ... chỉ cần công cụ gỗ, đá, đồng cũng tạo nên mùa màng bội thu -> sản phẩm dư thừa -> tư hữu xuất hiện -> xã hội phân chia giai cấp -> nhà nước được hình thành...

- Quy mô quốc gia: do lãnh thổ đồng bằng rộng lớn, tập trung đông dân cư... nhà nước xuất hiện với quy mô quốc gia rộng lớn...

* Sự phát triển:

- Kinh tế: Do điều kiện tự nhiên tác động, kinh tế nông nghiệp là chủ đạo, các nghề thủ công bổ trợ cho nông nghiệp...

- Chính trị: Từ nền kinh tế chính là nông nghiệp, nên quyền lực tập trung trong tay tầng lớp quý tộc thị tộc cũ gắn với ruộng đất. Đứng đầu là một ông vua chuyên chế... gọi là chế độ chuyên chế cổ đại.

- Văn hóa:

+ Từ nền kinh tế nông nghiệp: cư dân cổ đại phương Đông đã tính lịch theo mùa vụ (nông lịch). Họ tìm hiểu về trời, đất, mây mưa... thiên văn học ra đời.

+ Nhà nước hình thành, nhu cầu quản lí hành chính, ghi chép (số liệu ruộng đất, thuế má...) nên chữ viết xuất hiện. Để mô phỏng theo sự vật: chữ tượng hình ra đời...

+ Toán học: do nhu cầu tính toán về diện tích ruộng đất, xây dựng các công trình...

+ Các công trình kiến trúc: thể hiện cho uy quyền của nhà vua, các công trình được xây dựng đồ sộ, trường tồn...

31 tháng 7 2019

Đặc điểm hoà đồng, thuận tự nhiên của văn hoá phương Đông thường được đặt trong sự so sánh với đặc điểm chinh phục tự nhiên của văn hoá phương Tây. Văn hoá phương Tây thiên về giải thích, cải tạo thế giới. Nói như C. Mac: “Vấn đề là cải tạo thế giới”. Tất nhiên nói như trên không có nghĩa là đối lập tuyệt đối giữa văn hoá phương Đông và văn hoá phương Tây trong vấn đề đối xử với môi trường tự nhiên.

Thái độ hoà đồng với tự nhiên của văn hoá phương Đông đã được hình thành từ rất lâu và định hình trên cơ sở của những quan niệm về con người trong các học thuyết phương Đông. Theo nhiều tác giả, con người trong quan niệm của tất cả các tôn giáo phương Đông và trong hầu hết các học thuyết triết học phương Đông truyền thống đều không đối lập với giới tự nhiên. Nó luôn luôn được coi là một thành tố, một bộ phận của giới tự nhiên [Hồ Sĩ Quý, 2004, 12].

Có thể cắt nghĩa đặc điểm hoà đồng, thuận tự nhiên bằng cơ sở kinh tế – xã hội của phương Đông.

Trước hết có thể giải thích bằng nền sản xuất nông nghiệp. Như đã nói ở trên, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Một sự “nổi giận” của trời đất có thể làm cho toàn bộ công sức của người dân “tan thành mây khói”. Điều này có thể thấy rõ qua các trận bão gió, lụt lội, lở đất, động đất, núi lửa, v.v. Bởi vậy từ trong tâm khảm của người dân, tự nhiên là đấng tối cao. Sản xuất nông nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả khi thuận theo tự nhiên. Một trong những biểu hiện của sự thuận theo ấy là tính thời vụ. Có thể nói, kinh nghiệm sống, nói cụ thể hơn là kinh nghiệm sản xuất, đã khiến cư dân nông nghiệp phương Đông phải hành động thuận theo tự nhiên. Trái ý tự nhiên, trái ý Trời sẽ bị trả giá. Đó là bài học có thể phải trả bằng đói khổ, nước mắt và tính mạng. Không còn cách nào khác, Nhật Bản vẫn phải “sống chung với động đất”, Indonesia phải “sống chung với núi lửa”, Philippines phải “sống chung với bão” còn đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam thì phải chấp nhận “sống chung với lũ” như là một lẽ tự nhiên. Bài học về động đất và sóng thần ở Đông Nam Á và Nam Á (đặc biệt là đối với các nước Indonesia, Ấn Độ, Sri Lanca) ngày 26 tháng 12 năm 2004 làm hơn 280.000.000 người thiệt mạng càng khẳng định sức mạnh cực kì to lớn của thiên nhiên mà con người không dễ gì có thể “chế ngự” nổi.

Một lí do khác nữa cắt nghĩa cho đặc điểm hoà đồng, thuận tự nhiên là ở tổ chức của xã hội truyền thống phương Đông, đó là xã hội nông nghiệp với chế độ công xã nông thôn. Chế độ này, như đã nói, mang lại cho mỗi đơn vị nhỏ bé (làng xã) một cuộc sống cô lập, tách biệt. Công xã tổ chức theo lối gia đình tự cấp, tự túc. Con người bị trói buộc bởi những xiềng xích nô lệ của các quy tắc truyền thống, do đó hạn chế sự phát triển của lí trí, từ đó rất dễ trở thành nô lệ của những điều mê tín dị đoan. Những công xã nông thôn phương Đông, do vậy, hạn chế con người ở việc chủ yếu phục tùng những hoàn cảnh bên ngoài, phục tùng tự nhiên chứ không có ý thức và năng lực làm chủ hoàn cảnh, chinh phục tự nhiên. Đây cũng chính là lí do để chế độ chuyên chế phương Đông tồn tại và phát triển.

* Những thành tựu về văn hóa chủ yếu và ý nghĩa Văn Hóa Thăng Long dưới thời Lý Trần :

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

+ Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.

- Sử học: Có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

- Địa lí: Có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

- Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.

- Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.



31 tháng 7 2019

Hỏi đáp Lịch sử

Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ta thời Bắc thuộc từ thế kỷ 2 trước công nguyên đến đầu thế kỷ 10 diễn ra liên tục và rộng lớn thể hiện ở :

* Liên tục:

- Từ thế kỉ I đến đến đầu thế kỉ X, các cuộc khởii nghĩa của nhân dân ta đã diễn ra liên tiếp, hầu như thế kỉ nào cũng nổ ra khởi nghĩa của nhân dân.

- Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (248), khởi nghĩa Lý Bí (542), khởi nghĩa Đinh Kiến, Lý Tự Tiên (687), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (713-722),…

* Rộng lớn: các cuộc khởi nghĩa đã nổ ra ở nhiều địa phương trên địa bàn cả 3 quận của nước ta là Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam,...



1 tháng 8 2019

* Liên tục:

- Từ thế kỉ I đến đến đầu thế kỉ X, các cuộc khởii nghĩa của nhân dân ta đã diễn ra liên tiếp, hầu như thế kỉ nào cũng nổ ra khởi nghĩa của nhân dân.

- Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (248), khởi nghĩa Lý Bí (542), khởi nghĩa Đinh Kiến, Lý Tự Tiên (687), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (713-722),…

* Rộng lớn: các cuộc khởi nghĩa đã nổ ra ở nhiều địa phương trên địa bàn cả 3 quận của nước ta là Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam,...



Tín ngưỡng phổ biến của cư dân Văn Lang Âu Lạc và giá trị :

Tín ngưỡng thờ Mặt Trời là một trong những tín ngưỡng của cư dân Văn Lang. Đây cũng là tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam và một số nước Đông Nam Á. Trên mặt trống đồng, thạp đồng thường có hình ảnh mặt trời ở tâm. Ở phương Nam thường lập bàn thờ Thiên Đài – bàn thờ Trời. Ở Việt Nam, thờ mặt trời phổ biến ở dân tộc Ê đê, M’Nông, Dao, Gia Rai…

  • Dân tộc Ê đê: Thần Yang Hruê
  • Người M’nô ng: Thần Yang Nar, Yang TNghe, Yang Măt
  • Dao: Thần Chang Lô Cô có mắt trái là mặt trời, mắt phải là mặt trăng.
31 tháng 7 2019

Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có đời sống vật chất và tinh thần khá phong phú.

* Đời sống vật chất:

- Ăn: Nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có khoai, sắn. Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ.

- Ở: Tập quán ở nhà sàn.

- Mặc: Nữ mặc áo, váy. Nam đóng khố.

* Đời sống tinh thần:

- Tín ngưỡng:

+ Sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực).

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước là nét đặc sắc của người Việt cổ.

- Dần dần hình thành một số tục lệ: cưới xin, ma chay. Lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.

- Có tập quán nhuộm răng đen, nhai trầu, xăm mình; cả nam lẫn nữ đều thích đeo đồ trang sức.


Tình hình tư tưởng tôn giáo của Đại Việt qua các thời kì từ thế kỉ X đến thế kỉ XV :

- Ở thời kỳ độc lập, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện phát triển mạnh.

- Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp phong kiến thống trị, chi phối nội dung giáo dục thi cử. Tuy nhiên từ thế kỉ X – XIV, Nho giáo không phổ biến trong nhân dân.

- Đạo Phật giữ vị trí quan trọng và rất phổ biến, các nhà sư có lúc còn tham gia bàn việc nước, chùa chiền được xây dựng khắp nơi, sư sãi đông.

- Đạo giáo tuy không phổ cập nhưng hòa lẫn với tín ngưỡng dân gian.

- Từ cuối thế kỉ XIV, Phật giáo và Đạo giáo suy dần, thời Lê sơ, Nho giáo có vị trí độc tôn đến thế kỉ XIX. Nhà nước phong kiến hạn chế sự phát triển của Phật giáo, thiết lập tôn ti trật tự xã hội của nho giáo trong nhân dân.

31 tháng 7 2019

Ở thời kỳ độc lập Nho giáo,Phật giáo,Đạo giáo có điều kiện phát triển mạnh.

Nho giáo

Thời Lý, Trần, Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục thi cử song không phổ biến trong nhân dân.

Đạo Phật

- Thời Lý - Trần được phổ biến rộng rãi, chùa chiền được xây dựng khắp nơi, sư sãi đông.

- Thời Lê sơ Phật giáo bị hạn chế.

29 tháng 7 2019

Bởi vì chế độ quân điền được thực hiện theo chủ trương "người cày có ruộng" nên ai ai cũng có ruộng sản xuất, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tác dụng tích cực của chế độ quân điền là làm cho nhân dân tích cực sản xuất để khôi phục kinh tế sau 20 năm chiến tranh xâm lược đã tàm phá đất nước. Chế độ quân điền có tác động tích cực trong việc thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp Việt nam ở thế kỉ này phát triển, khi nền kinh tế đại điền trang của thời trước không còn nữa. Vì thế được hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, quan lại, quý tộc.

29 tháng 7 2019

- Nhà Lê tịch thu ruộng đất trong tay quân Minh và bọn tay sai, tịch thu điền trang thái ấp của quý tộc trước đây, cộng với ruộng hoang hoá; tất cả sung làm ruộng đất công. Với quỹ đất công lớn, nhà Lê đã sử dụng một phần ban cho quý tộc tôn thất và quan lại cao cấp (lộc điền), phần lớn bổ sung cho công xã để chia cho dân cày cấy (quân điền). Phép quân điền được Lê Lợi ban hành năm 1429 và hoàn thiện vào thời Lê Thánh Tông; bộ 'luật quân điền' được chép trong Thiên Nam dư hạ tập năm 1481. Như vậy, ruộng đất phong thì được thu hẹp lại còn ruộng đất công xã trực tiếp đến tay người dân thì được mở rộng thêm. Chính sách này cho phép giải quyết khá ổn thoả mối quan hệ sở hữu ruộng đất giữa nhà nước với quý tộc quan lại và giữa nhà nước với nhân dân

-'Chế độ lộc điền' xuất hiện nhằm bảo vệ quyền lợi cho quý tộc, tông thất và những quan lại cao cấp, đẩy mạnh sự phát triển của giai cấp địa chủ - tầng lớp thống trị mới trong xã hội phong kiến lúc đó. Còn 'chế độ quân điền' thì lại có tác dụng tích cực nhằm phục hồi và phát triển kinh tế nông nghiệp, tạo điều kiện cho nhà nước huy động nhân lực và vật lực cho quốc phòng. 'Chế độ quân điền' thời Lê Sơ còn có tác dụng làm giảm bớt bất công trong xã hội, góp phần động viên những người đã và đang có công đóng góp xây dựng quân đội, đánh giặc giữ nước, như Lê Lợi (Lê Thái Tổ)

Vậy nên.....

Theo mình, việc xậy dựng hoàn thiện bộ máy nhà nước quân chủ có ý nghĩa :

- Giúp cho đất nước có thêm một vị quốc vương, thể hiện quyền tự chủ của dân tộc.

- Giúp vua dễ cai quản hơn, tránh tình trạng phản bội vua.

- Họ thiết lập bộ máy nhà nước do vua đứng đầu để bóc lột, đàn áp các giai cấp khác.

=> Chế độ nhà nước quân chủ : Vua có quyền lợi nhiều, nhưng nhân dân thì cực khổ vì bị bóc lột.

Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế thời phong kiến ở nước ta gồm 2 quá trình, đó là :

I. Bước đầu xây dựng nhà nước độc lập ở thế kỉ X

  • Năm 939, Ngô quyền xưng vương, xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Cổ Loa.
  • Sau khi nhà Ngô suy yếu => “loạn 12 sứ quân”, Đinh Bô Lĩnh dẹp yên và lên ngôi hoàng đế (968).Đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, dời đô về Hoa Lư.
  • Tiếp đó nhà Tiền Lê xây dựng nhà nước quân chủ gồm 3 ban: Văn ban, Võ ban, Tăng ban và chia đất nước thành 10 đạo.

II. Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở các thế kỉ XI – XV.

1. Tổ chức bộ máy nhà nước:

a. Thời Lý, Trần, Hồ:

  • Từ thế kỉ XI, đất nước dần phát triển ổn định.
  • Năm 1010, Vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, mở đầu giai đoạn phát triển mới của lịch sử dân tộc.
  • Năm 1054, Nhà Lý lấy quốc hiệu là Đại Việt.
  • Tổ chức nhà nước ngày càng chặt chẽ hơn, quyền lực của nhà vua ngày càng lớn.

b. Thờ Lê Sơ:

  • Năm 1428, Lê lợi lên ngôi hoang đế, khôi phục quốc hiệu Đại Việt.
  • Mô hình nhà nước lúc đầu được tổ chức theo mô hình thời Trần, Hồ.
  • Những năm 60 của thế kỉ XV, vua Lê Thánh Tông tiến hành cải cánh hành chính lớn. Quyền hành tập trung về tay vua, bỏ các chức quan trung gian (Tể tướng, các Đại thành khiển, giúp vua cai trị nước là 6 bộ).
  • Vua nắm quyền trực tiếp đến các địa phương.
  • Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê được coi là nhà nước quân chủ hoàn chỉnh, chặt chẽ, vững mạnh.
  • Tính đẳng cấp trong bộ máy chính quyền thời Lê sơ không còn nữa.
  • Đây là một chính quyền vừa mang tính quan liêu, vừa mang tính chuyên chế cao độ, mọi quyền hành đều tập trung vào người đứng đầu.

2. Luật pháp và quân đội:

a. Luật pháp:

  • Các triều đại phong kiến từ thế kỉ VI => XV đã cai trị nước bằng các bộ luật thành văn.
  • Năm 1402: Hình thư (Lý) – bộ luật thành văn của nước ta.
  • Thời Trần: Hình Luật.
  • Thời Lê Sơ: bộ luật Hồng Đức hoàn chỉnh nhất.
  • Như vậy, nhà nước phong kiến Việt Nam đã phát triển hoàn chỉnh, các điều luật chủ yếu bảo vệ quyền hành cho giai cấp thống trị, một số quyền lợi chân chính của đát nước.

b. Quân đội:

  • Quân đội được tổ chức qui cũ, gồm hai bộ phận:
    • Quân chính qui: bảo vệ đất nước.
    • Quân các lộ: (ngoại binh) được tuyển chọn theo chế đô “ngụ binh ư nông”.
  • Quân đội được trang bị đầy đủ trang bị và vũ khí.
  • Thời Trần các vương hầu được phép mộ quân đánh giặc, tổ chức dân binh.

3. Hoạt động đối nội và đối ngoại:

a. Đối nội:

  • Vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia, các triều đại phong kiến rất coi trọng.
  • Nhân dân chấp hành đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước.
  • Nhà nước chăm lo đến đời sống của dân.
  • Đặc biệt nhà nước rất quan tâm đến vấn đề đoàn kêt với đồng bào dân tộc ít người để bảo vệ biên cương, nhưng nhà nước rất nghiêm khắc với nhãng hành động phản loạn.

b. Đối ngoại:

  • Đối với các triều đại phong kiến phương Bắc, Đại Việt cống nạp đầy đủ, nhưng giữ vững độc lập, chủ quyền, lãnh thổ.
  • Đối với các quốc gia láng giềng phía Tây Nam: Lan Xang, Chăm-pa, Chân Lạp, giữ quan hệ thân thiện, có lúc xảy ra chiến tranh.
27 tháng 6 2019

Triều đại

Thời gian thống trị

Người sáng lập

Tên nước

Kinh đô

1. Ngô

939- 965

Ngô Quyền

Chưa đặt

Cổ Loa

2. Đinh

968 - 980

Đinh Bộ Lĩnh

Đại Cồ Việt

Hoa Lư

3. Tiền Lê

980- 1009

Lê Hoàn

Đại Cồ Việt

Hoa Lư

4. Lý

1009- 1225

Lý Công Uẩn

Đại Việt

Thăng Long

5. Trần

1226- 1400

Trần Cảnh

Đại Việt

Thăng Long

6. Hồ

1400- 1407

Hồ Quý Ly

Đại Ngu

Thanh Hoá

7. Lê sơ

1428 - 1527

Lê Lợi

Đại Việt

Thăng Long

8. Mạc

1527- 1592

Mạc Đăng Dung

Đại Việt

Thăng Long

9. Lê Trung Hưng

1533 -1788

Lê Duy Ninh

Đại Việt

Thăng Long

10. Tây Sơn

1778- 1802

Nguyễn Nhạc

Đại Việt

Phú Xuân (Huế)

11. Nguyễn

1802- 1945

Nguyễn Ánh

Việt Nam

Phú Xuân (Huế)

Bạn bỏ đi người sáng lập nhé