K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

         Thời gian                                                                      Sự kiện
      Ngày 1-9-1858 Liên quân Pháp - Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam
     Ngày 17-2-1859 Quân Pháp nổ súng đánh thành Gia Định
     Ngày 24-2-1861 Quân Pháp nổ súng tấn công Đại đồn Chí Hòa
    Ngày 10-12-1861 Nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông
      Ngày 5-6-1862 Triều đình Huế kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất
     Ngày 24-6-1867 Thực dân Pháp chiếm được ba tỉnh Nam Kì gồm Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên
    Ngày 20-11-1873 Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội
    Ngày 21-12-1873 Diễn ra trận Cầu Giấy, tướng giặc là Gác - ghi - nê bị giết
     Ngày 19-5-1883 Diễn ra trận Cầu Giấy lần thứ hai, tướng Pháp là Ri - vi - e bị giết
      Ngày 6-6-1884 Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Pa - tơ - nốt

Có chỗ gì không đúng thì nhắn mình nhé bạn :))

5 tháng 4 2021

- Qua 4 hiệp ước ta thấy quá trình triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta.

- Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.

- Triều đình sớm tỏ ra hoang mang, giao động vô căn cứ nên lo sợ, dẫn đến những việc làm ngu ngốc và tội lỗi.

- Với nội dung kí kết đó, triều đình đã tiếp tục phản bội lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân, tạo đà cho quân Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta.

5 tháng 4 2021

* Em có nhận xét gì về việc triều đình Huế kí các Hiệp ước với Pháp?

- Qua 4 hiệp ước ta thấy quá trình triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta.

- Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.

- Triều đình sớm tỏ ra hoang mang, giao động vô căn cứ nên lo sợ, dẫn đến những việc làm ngu ngốc và tội lỗi.

- Với nội dung kí kết đó, triều đình đã tiếp tục phản bội lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân, tạo đà cho quân Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta.

* Tinh thần chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858-1884?

- Có sự phối hợp của triều đình với nhân dân kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khí thế kháng chiến sôi sục trong nhân dân cả nước, toàn dân tham gia đánh giặc.

- Đã đẩy lùi được nhiều đợt tấn công của địch, vận dụng đúng đắn kế sách “vườn không nhà trống”, gây cho địch nhiều khó khăn.

⟹ Đã làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.

5 tháng 4 2021

Câu 1:

a)

Từ năm 1858-1884 triều đình huế kí với pháp 4 bản hiệp ước gồm :

-Hiệp ước Nhâm Tuất kí ngày 5/6/1862

-Hiệp ước Giáp Tuất kí ngày 15/3/1874.

-Hiệp ước Quý Mùi (Hacmang) kí ngày 25/8/1883

-Hiệp ước Patonot kí ngày 6/6/1884.

5 tháng 4 2021

Câu 3:

tham khảo

Theo em, nhận định này là đúng vì:

Có thể nói, ngay từ khi bắt đầu xâm lược Việt Nam (1858), khả năng đánh bại Pháp dưới sự lãnh đạo của triều đình không phải là không có, mà do chính sách sai lầm của triều đình đã làm cho các khả năng đề kháng và chiến thắng của quân ta ngày càng hao mòn, khiến địch ngày càng lấn lướt, từng bước thôn tính nước ta.

Dẫn chứng cho điều này là trong thời kì đầu khi Pháp xâm lược cũng đã vấp ngã trước sự kháng cự quyết liệt của quân dân ta dưới ngọn cờ của triều đình, có lúc chúng tính chuyện rút quân về nước trong lúc gặp nguy nan. Thế nhưng càng về sau, quá trình chiến đấu bị giảm sút, suy yếu dần đã bộc lộ sự bất lực và yếu hèn của triều đình. Triều đình Nguyễn đã nhanh chóng trượt dài trên con đường nội bộ, cầu hòa.

Bên ngoài thì kẻ thù đang ra sức đẩy mạnh âm mưu thôn tính, mà bên trong thì giữa người cầm quyền với nhân lại không cố kết một lòng, thậm chí có lúc kẻ cầm quyền đã sẵng sàng chìa tay ra hợp tác với kẻ thù dân tộc để có thêm điều kiện đàn áp phong trào quần chúng. Họ đi từ sai lầm này đến sai lầm khác.

Và chính những sai lầm đó, những chính sách bảo thủ, lạc hậu của triều Nguyễn là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của đất nước và sức sáng tạo của nhân dân. Đến khi thất bại trước cuộc vũ trang xâm lược của thực dân Pháp thì triều Nguyễn lại đổ lỗi cho khách quan và lấy việc ký hiệp ước làm lối thoát duy nhất. Thực ra trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc làm mất nước ta vào tay thực dân Pháp là điều không thể chối cải được.

5 tháng 4 2021

Tham khảo!

- Thực dân Pháp sau khi chiếm xong ba tỉnh miền Đông Nam Kì đã bắt tay ngay vào thiết lập bộ máy thống trị và tiến hành bóc lột kinh tế, biến nơi đây thành bàn đạp để đánh chiếm Cam-pu-chia rồi chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì.

+ Xây dựng bộ máy có tính chất quân sự từ trên xuống dưới.

+ Đẩy mạnh chính sách bóc lột bằng tô thuế, cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

+ Ra sức vơ vét lúa gạo để xuất khẩu, mở trường đào tạo tay sai.

+ Xuất bản báo chí để tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược nước ta.

- Triều dình Huế thi hành chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời:

+ Ra sức vơ vét tiền của trong nhân dân để phục vụ cho cuộc sống xa hoa và bồi thường chiến phí cho Pháp.

+ Các ngành kinh tế công, nông, thương nghiệp sa sút. Tài chính thiếu hụt, binh lực suy yếu.

+ Đời sống nhân dân cơ cực, hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra bị đàn áp dữ dội.

+ Muốn tiếp tục thương lượng với Pháp để chia sẽ quyền thống trị.

5 tháng 4 2021

- Thực dân Pháp sau khi chiếm xong ba tỉnh miền Đông Nam Kì đã bắt tay ngay vào thiết lập bộ máy thống trị và tiến hành bóc lột kinh tế, biến nơi đây thành bàn đạp để đánh chiếm Cam-pu-chia rồi chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì.

+ Xây dựng bộ máy có tính chất quân sự từ trên xuống dưới.

+ Đẩy mạnh chính sách bóc lột bằng tô thuế, cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

+ Ra sức vơ vét lúa gạo để xuất khẩu, mở trường đào tạo tay sai.

+ Xuất bản báo chí để tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược nước ta.

- Triều dình Huế thi hành chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời:

+ Ra sức vơ vét tiền của trong nhân dân để phục vụ cho cuộc sống xa hoa và bồi thường chiến phí cho Pháp.

+ Các ngành kinh tế công, nông, thương nghiệp sa sút. Tài chính thiếu hụt, binh lực suy yếu.

+ Đời sống nhân dân cơ cực, hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra bị đàn áp dữ dội.

+ Muốn tiếp tục thương lượng với Pháp để chia sẽ quyền thống trị.

 

5 tháng 4 2021

C1:Từ năm 1858-1884 triều đình huế kí với pháp 4 bản hiệp ước gồm :

-Hiệp ước Nhâm Tuất kí ngày 5/6/1862

-Hiệp ước Giáp Tuất kí ngày 15/3/1874.

-Hiệp ước Quý Mùi (Hacmang) kí ngày 25/8/1883 -Hiệp ước Patonot kí ngày 6/6/1884.

5 tháng 4 2021

C4: tham khảo

Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta mặc dù diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng cuối cùng vẫn bị thất bại vì: Các cuộc khởi nghĩa không phát triển rộng trên toàn dân, chỉ diễn ra một số nơi lẻ tẻ nên không tập hợp được sức mạnh đoàn kết của nhân dân, đa số các cuộc khởi nghĩa đều mang tính tự phác. Ngoài ra, sự lãnh đạo của các cuộc khởi nghĩa còn non kém, so sánh lực lượng và vũ khí chúng ta đều thua kém và lạc hậu hơn...

Bài học lịch sử được rút ra từ các phong trào là:

Phải có sự liên kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân yêu nước
Phải có đường lối đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh
Các phong trào yêu nước phải luôn ở thế chủ động và tự giác.

5 tháng 4 2021

- Khởi nghĩa Yên Thế không chịu sự chi phối của tư tưởng “Cần vương”

- Phong trào đấu tranh tự phát của nông dân để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất giữ làng.

- Nghĩa quân đã chiến đấu rất quyết liệt, buộc kẻ thù hai lần phải giảng hòa và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta.

- Đặc biệt trong thời kì đình chiến lần thứ hai, nghĩa quân Yên Thế còn liên lạc với các nghĩa sĩ yêu nước theo xu hướng mới như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.

24 tháng 4 2021

- nổ ra song song và đồng thời với phong trào Cần Vương (1885-1896)

- có phạm vi và quy mô bé hơn phong trào Cần Vương. Chính vì vậy Yên Thế có cơ hội kéo dài khi Pháp dồn toàn lực lượng dập tắt Cần Vương

- Hình thức đấu tranh kết hợp hoà hoãn

-Nổ ra ở trung du miền núi phía Bắc. Được các đồng bào dân tộc thiểu số tham gia chiến đấu, đùm bọc và cưu mang. 

-Là cuộc chiến tranh tự vệ tự phát để bảo vệ được quyền lợi chính đáng của nhân dân

4 tháng 4 2021

tham khảo

1.Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền đông Nam Kỳ.

- Nhân dân tích cực phối hợp với Triều đình chống

Pháp.

- Năm 1859: Pháp đánh Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét- pê- răng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10.12.1861)

- Cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã làm cho địch thất điên bát đảo.

- Trương Quyền tiếp tục kháng chiến.

 2. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam kỳ:

- Triều đình tập trung đàn áp khởi nghĩa của nhân dân ở Trung kỳ và Bắc kỳ..

- Ra sức ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân Nam kỳ.

- Cử người sang Pháp thương lượng nhưng thất bại.

- Từ ngày 20- 24.6.1867: Pháp chiếm các tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên).

- Nhân dân nổi dậy khắp nơi, nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Trà Vinh, Hà Tiên, …

+ Với các lãnh tụ: Trương Quyền, Phan Tôn, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, …

+ Các nhà nho sĩ dùng ngòi bút chiến đấu như: Nguyễn Trung Trực, Phan Văn Trị, ….

 

=> Số lượng người tham gia đông đảo, nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân. Quy mô: Rộng khắp 6 tỉnh Nam Kỳ → thất bại.

4 tháng 4 2021

Do sự chỉ huy tài tình của Nguyễn Tri Phương và sự phản kháng mạnh mẽ của nhân dân ta

Do sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương và sự phản kháng mạnh mẽ của nhân dân ta