K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

Thành nhà Hồ:

Thành nhà Hồ bắt đầu khởi công vào mùa xuân năm Đinh Sửu. Mục đích của việc xây thành này là để buộc vua Trần Nhân Tông phải dời kinh đô từ Thăng Long về Thanh Hóa, nhằm lật đổ triều Trần. Đến năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi vua, lấy quốc hiệu là Đại Ngu. Thành nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô của triều đại mới. Thành Nhà Hồ có địa thế khá hiểm trở, lợi thế về phòng ngự quân sự hơn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá. Vị trí xây thành đặc biệt hiểm yếu, có sông nước bao quanh, có núi non hiểm trở, vừa có ý nghĩa chiến lược phòng thủ, vừa phát huy được ưu thế giao thông thủy bộ.
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

Múa rối nước:

Múa rối nước đã ra đời chừng hơn 10 thế kỷ trước ở vùng châu thổ sông Hồng. Loại hình này thường diễn vào dịp lễ, hội làng, ngày vui, ngày Tết, dùng con rối diễn trò, diễn kịch trên mặt nước. Trò rối nước cũng được coi là nét văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Là một loại hình nghệ thuật sân khấu nên nghệ thuật múa rối nước cũng mang tính tổng hợp, đa diện của nhiều thành phần, nhưng múa rối nước cũng có cái độc đáo, diệu kỳ, hấp dẫn từ sân khấu, buồng trò, quân rối đến các yếu tố kỳ ảo khác như máy điều khiển nghệ nhân, trò và tích trò.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

- Hoàng thành Thăng Long: Di tích Hoàng Thành là một giáo cụ trực quan sống động về lịch sử, là nguồn cung cấp nhiều tư liệu độc đáo, minh chứng thuyết phục vị thế của Hà Nội là kinh đô của nước Đại Việt, từ đó góp phần nâng cao hiểu biết của người dân về quá trình phát triển Hà Nội và lịch sử dân tộc.

- Kinh thành Huế:là di tích lịch sử quý giá mang giá trị truyền thống sâu sắc, những nét văn hóa cung đình như Nhã nhạc cung đình Huế, ẩm thực cung đình góp phần làm nên nét đặc trưng của Huế mà không tìm được ở bất kỳ nơi nào khác.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

3 tháng 2 2023

* Ưu điểm – hạn chế của văn minh Đại Việt

- Ưu điểm:

+ Là nền văn minh nông nghiệp lúa nước, hình thành dựa trên sự kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, tiếp biến các yếu tố của văn minh nước ngoài

+ Phát triển rực rỡ, toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

+ Yếu tố xuyên suốt quá trình phát triển của văn minh Đại Việt là truyền thống yêu nước, nhân ái, nhân văn và tính cộng đồng sâu sắc

- Han chế:

+ Do chính sách “trọng nông ức thương” của một số triều đại phong kiến nên kinh tế hàng hoá còn nhiều hạn chế.

+ Lĩnh vực khoa học, kĩ thuật chưa thực sự phát triển.

+ Kinh tế nông nghiệp, thiết chế làng xã và mô hình quân chủ chuyên chế cũng góp phần tạo ra tính thụ động, tư tưởng quân bình, thiếu năng động, sáng tạo của cá nhân và xã hội.

+ Những hạn chế về tri thức khoa học khiến đời sống tinh thần của cư dân vẫn còn nhiều yếu tố duy tâm.

* Ý nghĩa của văn minh Đại Việt

- Thể hiện sức sáng tạo và truyền thống lao động bền bỉ của các thế hệ người Việt.

- Là tiền đề và điều kiện quan trọng để tạo nên sức mạnh của dân tộc trong công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, đồng thời, góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy được những thành tựu và giá trị của văn minh Việt cổ.

- Văn minh Đại Việt có giá trị lớn đối với quốc gia, dân tộc Việt Nam và một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt đã được UNESCO ghi danh.

3 tháng 2 2023

* Trình bày những thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật của nền văn minh Đại Việt.

- Nghệ thuật kiến trúc phát triển mạnh mẽ. Hệ thống cung điện, chùa, tháp, thành quách được xây dựng ở nhiều nơi, với quy mô lớn và vững chãi. Công trình tiêu biểu:

+ Hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ, thành Lam Kinh, thành nhà Mạc, Đại nội Huế, thành Gia Định,...

+ Chùa Một Cột, chùa Thiên Mụ….

+ Đình làng Thạch Lôi (Hưng Yên), đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh),...

- Nghệ thuật điêu khắc trên đá, gốm, gỗ thể hiện phong cách đặc sắc, tinh xảo với nhiều loại hình phong phú, như hoa văn trang trí hình sóng nước, hoa cúc, tượng rồng,...

- Âm nhạc phát triển mạnh với nhiều thể loại (nhạc dân gian, nhạc cung đình,...) và nhạc cụ phong phú (trống, đàn bầu, sáo, tiêu, đàn tranh, tì bà, đàn nguyệt, đàn thập lục,...).

- Nghệ thuật sân khấu phát triển với nhiều loại hình, như hát chèo, hát tuồng, hát quan họ, hát ví, hát giặm, hát chèo thuyền, hát ả đào, hát xẩm,..

- Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng trong dân gian được duy trì và được tổ chức hằng năm với nhiều loại hình, như: hội mùa, tết Nguyên đán, lễ Tịch điền, Đoan Ngọ,... Cùng với lễ hội là những trò vui, như đầu vật, đua thuyền, múa rối nước,...

3 tháng 2 2023

* Nêu giá trị của “An Nam tứ đại khí” đối với nền văn minh Đại Việt.

- “An Nam tứ đại khí" gồm bốn công trình nghệ thuật thời Lý, Trần: tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, đỉnh tháp Bảo Thiên, chuông Ngân Thiên (chuông Quy Điền) và vạc Phổ Minh.

- “An Nam tứ khí” là bốn kì quan, bốn quốc bảo của Đại Việt thời Lý, Trần cho thấy tài năng, sự sáng tạo và trình độ kĩ thuật điêu luyện của người nghệ nhân.

3 tháng 2 2023

- Sử học:

+ Nhà Trần lập Quốc sử viện, nhà Nguyễn lập Quốc sử quán

+ Nhiều bộ sử lớn được biên soạn như: Đại Việt sử kí (Lê Văn Hưu), Đại Việt sử kí toàn thư (Ngô Sĩ Liên)…

- Địa lí: có các tác phẩm nổi tiếng như: Dư địa chí (Nguyễn Trãi); Hồng Đức bản đồ (triều Lê sơ); Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức)…

- Quân sự: có các tác phẩm nổi tiếng như: Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thứ (của Trần Quốc Tuấ); Hổ Trướng khu cơ (của Đào Duy Từ)…

- Y học: có các tác phẩm nổi tiếng như: Nam dược thần hiệu (của Nguyễn Bá Tĩnh – Tuệ Tĩnh); Hải Thượng y tông tâm lĩnh (Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác)…

- Toán học: có các tác phẩm nổi tiếng như: Đại thành toán pháp (Lương Thế Vinh); Lập thành toán pháp (Vũ Hữu)..

- Khoa học: Đúc súng thần cơ, đóng chiến thuyền có lầu (cổ lâu); xây dựng thành lũy…

3 tháng 2 2023

* Thành tựu về chữ viết:

- Trên cơ sở tiếp thu chữ Hán của người Trung Quốc, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm để ghi lại tiếng nói của dân tộc.

- Đến thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được hình thành từ việc sử dụng, cải biến bảng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt. Chữ Quốc ngữ trở thành chữ viết chính thức của người Việt ngày nay.

* Thành tựu về văn học:

- Văn học chữ Hán phát triển mạnh, đạt nhiều thành tựu rực rỡ. Nội dung chủ yếu là ca ngợi truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc. Một số tác phẩm tiêu biểu là: Chiếu dời đô, Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ; Hoàng Lê nhất thống chí…

- Văn học chữ Nôm xuất hiện từ khoảng thế kỉ XIII và phát triển mạnh từ thế kỉ XV, đặc biệt là trong các thế kỉ XVI-XIX. Nội dung chủ yếu là ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người, phê phán một bộ phận quan lại cường hào và phản ảnh những bất công trong xã hội, đề cao vẻ đẹp con người... Tiêu biểu là tác phẩm Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, các bài thơ sáng tác bằng chữ Nôm của Lê Thánh Tông, Truyện Kiều của Nguyễn Du,…

- Văn học dân gian tiếp tục duy trì và phát triển mạnh trong các thể kỉ XVI - XVIII. Nội dung chủ yếu là phản ảnh tâm tư, tình cảm con người, tình yêu quê hương, đất nước, với nhiều thể loại phong phú, như thơ ca, tục ngữ, hỏ vẻ, hát, truyện cổ tích,...

3 tháng 2 2023

* Thành tựu tiêu biểu về giáo dục của Đại Việt

- Về hệ thống giáo dục:

+ Năm 1070, nhà Lý cho dựng Văn Miếu, tạc tượng Chu Công, Khổng Tử. Năm 1075, triều đình mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài, Năm 1076, vua Lý cho mở Quốc Tử Giám để dạy học cho hoàng tử, công chúa.

+ Từ thời Trần, triều đình lập Quốc học viện cho con em quan lại học tập. Các lớp học tư nhân ở các làng xã cũng được mở ra.

+ Từ thời Lê sơ, hệ thống trường học mở rộng trên cả nước; nhà nước tăng cường khuyến khích nhân dân học tập, tiêu biểu như việc ban Chiểu khuyến học thời Tây Sơn.

- Về phương thức thi cử, tuyển chọn quan lại:

+ Nhà nước chính quy hoá việc thi cử để tuyển chọn người tài

+ Thể lệ thi cử được quy định chặt chẽ, các kì thi được tổ chức chính quy, hệ thống (thi Hương, thi Hội, thi Đình),

* Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử. Quốc Tử Giám được coi là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam; nơi đầy đã đạo tạo nên nhiều nhân tài cho quốc gia Đại Việt