K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 6 2021

Để làm muối: người ta cho nước biển chảy vào ruộng muối. Nước trong nước biển bay hơi, còn muối đọng lại trên ruộng. Nếu thời tiết nắng to và có gió mạnh thì nhanh thu hoạch được muối.

5 tháng 6 2021

+ Giống nhau: Sự bay hơi và sự sôi giống nhau là đều là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi. + Khác nhau: Sự bay hơi diễn ra trên bề mặt chất lỏng ở mọi nhiệt độ, còn sự sôi là sự bay hơi cả trên mặt và trong lòng chất lỏng, diễn ra ở nhiệt độ sôi.

5 tháng 6 2021

Trả lời :

Giống nhau: Sự bay hơi và sự sôi giống nhau là đều là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

Khác nhau: Sự bay hơi diễn ra trên bề mặt chất lỏng ở mọi nhiệt độ, còn sự sôi là sự bay hơi cả trên mặt và trong lòng chất lỏng, diễn ra ở nhiệt độ sôi.

5 tháng 6 2021

– Phần lớn các chất nóng chảy hay đông đặc ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy.

– Trong suốt thời gian đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi.

– Các chất khác nhau thì có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.

5 tháng 6 2021

Trả lời :

Đáp án: Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của một chất bằng nhau. Trong thời gian nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi.

~HT~

Soạn văn 7 VNEN bài Cổng trường mở ra trang 3 sách VNEN Ngữ văn lớp 7 do VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn bao gồm tổng hợp lời giải và hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi liên quan trong bài. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho thầy cô cũng như các em học sinh.Soạn Ngữ văn 7 theo chương trình VNEN bao gồm rất nhiều hoạt động khác nhau như: Hoạt động khởi động, Hoạt động...
Đọc tiếp
Soạn văn 7 VNEN bài Cổng trường mở ra trang 3 sách VNEN Ngữ văn lớp 7 do VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn bao gồm tổng hợp lời giải và hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi liên quan trong bài. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho thầy cô cũng như các em học sinh.
Soạn Ngữ văn 7 theo chương trình VNEN bao gồm rất nhiều hoạt động khác nhau như: Hoạt động khởi động, Hoạt động hình thành kiến thức, Hoạt động luyện tập, Hoạt động vận dụng... Tất cả những hoạt động này đều hướng tới học sinh, với mục đích giúp học sinh hiểu bài theo nhiều cách khác nhau, từ đó giúp các em không chỉ tiếp thu bài nhanh mà còn có sự hứng thú đối với môn học.

Soạn Ngữ văn 7 VNEN bài Cổng trường mở ra

  • A. Hoạt động khởi động
  • B. Hoạt động hình thành kiến thức
    • 1. Đọc văn bản Cổng trường mở ra
    • 2. Tìm hiểu văn bản.
    • 3. Tìm hiểu về các loại từ ghép và nghĩa của từ ghép
    • 4. Liên kết trong văn bản
  • C. Hoạt động luyện tập
    • 1. Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
    • 2. Luyện tập về từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
    • 3. Luyện tập về liên kết trong văn bản
Xem thêm

A. Hoạt động khởi động

Văn bản sau đây có nhan đề là “Cổng trường mở ra”. Đã trải qua quãng thời gian được học tập dưới mái trường, theo em cổng trường mở ra cho em những điều gì diệu gì?

Bài làm:

Ấn trường của em khi đã trải qua thời học sinh, cổng trường mở ra là những dãy nhà với các phòng học khang trang, là những chiếc ghế đá dưới hàng cây xanh mát , là sân trường rộng rãi để chúng em nô đùa. Trường học là nơi có các thầy cô giáo luôn yêu thương, hiệt tình dạy dỗ chúng em và có bạn bè đồng trang lứa. Ở dưới mái trường em còn được học nhiều điều bổ ích và lí thú.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản Cổng trường mở ra

2. Tìm hiểu văn bản.

a. Trao đổi trong nhóm để trả lời các câu hỏi:

(1) Trong đêm trước ngày khai trường của con, tâm trạng của người mẹ và đứa con khác nhau như thế nào?

(2) Những chi tiết nào biểu hiện tâm trạng của người mẹ?

Bài làm:

(1) Tâm trạng của người mẹ và con:

  • Tâm trạng của người mẹ: Thao thức, bồn chồn triền miên trong suy nghĩ, không thể nào ngủ được. Người mẹ bồi hồi thao thức mẹ lo lắng cho ngày đầu tiên con tới trường của con
  • Tâm trạng của người con: Háo hức như mỗi lần được đi chơi xa. Đứa bé ngây thơ, hồn nhiên, vô tư, thanh thản ngủ một cách ngon lành. Người con vẫn có những cảm giác bồn chồn nhưng rồi mọi việc đều được xua tan bởi sự hồn nhiên của đứa trẻ.

(2) Những chi tiết thể hiện tâm trạng của mẹ

  • Mẹ không ngủ được.
  • Mẹ đắp mền cho con, buông mùng… rồi bỗng không biết làm gì nữa
  • Mẹ không tập trung được vào việc gì cả.
  • Nhìn con ngủ… đi xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con
  • Mẹ lên giường trằn trọc… Nhớ lại ngày khai trường đầu tiên của mình.
  • Mẹ lên giường trằn trọc, đêm nay mẹ không ngủ được dù con đã đi tới trường cách đây 3 năm nhưng năm nay mẹ cảm thấy khác hoàn toàn

b. Em hiểu thế nào về hình ảnh “thế giới kì diệu” trong câu nói của người mẹ “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”?

Bài làm:

Điều kì diệu mở ra trong câu nói của người mẹ khi nói về trường học là muốn nói tới:

  • Trường học sẽ cho ta tri thức, là hành trang để chúng ta bước vào cuộc sống. Nhà trường sẽ giáo dục cả nhân cách và những kĩ năng cần thiết, là nền tảng cho con người phát triển định hướng tương lai.
  • Cổng trường mở ra sẽ cho chúng ta những người bạn mới, các thầy cô giáo luôn chăm lo, dạy dỗ. Đó là những người sẽ gắn bó với chúng ta suốt một chặng đường dài
  • Cánh cổng trường mở ra còn giúp chúng ta thêm yêu và tự hào về dân tộc mình.

c. Từ văn bản trên, em thấy vai trò của nhà trường với cuộc đời của mỗi con người như thế nào?

Bài làm:

Trường học có vai trò rất quan trọng với cuộc đời của mỗi người. Bên cạnh sự giáo dục của gia đình, xã hội, trường học với các thầy cô giáo tận tâm, hiểu biết sâu rộng về tri thức sẽ rèn giũa chúng ta nên người, trở thành những người có ích cho xã hội. Nhà trường sẽ dạy chúng ta trở thành một người can đảm, ở đó sẽ có thế giới của riêng mình và con có thể tự phát triển khả năng của bản thân mình.

d. Nêu suy nghĩ của bản thân khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của gia đình và được sự học tập, vui chơi dưới mái trường.

Bài làm:

Em cảm thấy rất hạnh phúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của gia đình. Cha mẹ đã lao động vất vả để kiếm sống, lo cho em những bữa cơm tươm tất, mua sách vở cho em mỗi khi năm học mới bắt đầu. Cha mẹ còn dạy em biết cư xử đúng mực, hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Và mỗi ngày đến trường, em nhận được chỉ bảo, dạy dỗ của thầy cô, được vui chơi, sẻ chia mọi niềm vui với bạn bè. Em nhận thấy đó là sự may mắn của bản thân em khi nhận được đầy đủ tình yêu thương, chăm lo của gia đình, thầy cô và bạn bè.

3. Tìm hiểu về các loại từ ghép và nghĩa của từ ghép

a. Từ ghép chính phụ

Đọc câu văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:

“Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại…”

(1) Lựa chọn những nhận xét đúng về tiếng bà ở từ bà ngoại trong câu văn trên.

  • Tiếng “bà” có nghĩa khái quát hơn nghĩa của từ “bà ngoại”
  • Tiếng “bà” có nghĩa cụ thể hơn nghĩa của từ “bà ngoại”
  • Tiếng “bà” là tiếng chính
  • Tiếng “bà” là tiếng phụ

(2) Tìm thêm một số từ ghép chính phụ có tiếng “bà” đứng trước.

(3) Trong những từ ghép chính phụ vừa tìm được, các tiếng đứng sau tiếng “bà” có vai trò gì? Có thể đổi vị trí cho các tiếng đứng sau lên trước mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa của từ được không?

(4) Hình thành kiến thức về từ ghép chính phụ qua việc bổ sung những chỗ trống trong bảng sau:

Từ ghép chính phụ:

  • Có tính chất……………., nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
  • Tiếng……… đứng trước tiếng……………, tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
Bài làm:

(1) Lựa chọn những nhận xét đúng về tiếng bà ở từ bà ngoại trong câu văn trên.

  • Tiếng “bà” có nghĩa khái quát hơn nghĩa của từ “bà ngoại”
  • Tiếng “bà” là tiếng chính

(2)

Một số từ ghép chính phụ có tiếng “bà” đứng trước: bà nội, bà cố, bà mụ, bà tôi

(3)

Trong các từ vừa tìm được trên, các tiếng đứng sau có tác dụng bổ sung, giải thích rõ nghĩa hơn cho tiếng “bà”.

(4)

Hình thành kiến thức về từ ghép chính phụ qua việc bổ sung những chỗ trống trong bảng sau:

Từ ghép chính phụ:

  • Có tính chất phân nghĩa, nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
  • Tiếng chính đứng trước tiếng phụ, tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.

b. Từ ghép đẳng lập

(1) Liệt kê tiếng gọi tên các đồ vật hoặc dụng cụ học tập trong lớp em, sau đó tạo thành các tiếng ghép phù hợp về nghĩa

(2) Những từ ghép em vừa tìm được có phân thành tiếng chính và tiếng phụ không? Vì sao?

(3) So sánh về nghĩa của từ ghép với nghĩa của mỗi tiếng trong từ ghép đó.

(4) Hình thành những kiến thức về từ ghép đẳng lập qua việc bổ sung những chỗ trống trong bảng sau:

Từ ghép đẳng lập:

  • Có các tiếng…………………….. về mặt ngữ pháp
  • Có tính chất……………………, nghĩa của từ ghép đẳng lập……………. hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
Bài làm:

(1) Tên các đồ vật hoặc dụng cụ học tập trong lớp em: sách, vở, bút, thước, bàn, ghế,

  • Tạo thành các tiếng ghép phù hợp về nghĩa: sách vở, bàn ghế, bút thước

(2)

Những từ ghép em vừa tìm được không phân thành tiếng chính, tiếng phụ vì các tiếng bình đẳng về nghĩa. Chúng có tính chất hợp nghĩa, nghĩa của từ ghép vừa tạo thành khái quát hơn nghĩa của từng tiếng tạo nên nó

(3)

  • Nghĩa của từ “bàn ghế” khái quát hơn nghĩa của tiếng “bàn” và tiếng “ghế”
  • Nghĩa của từ “sách vở” khái quát hơn nghĩa của tiếng “sách” và tiếng “vở”
  • Nghĩa của từ “bút thước” khái quát hơn nghĩa của tiếng “bút” và tiếng “thước”

(4) Hình thành những kiến thức về từ ghép đẳng lập qua việc bổ sung những chỗ trống trong bảng sau:

Từ ghép đẳng lập:

Có các tiếng bình đẳng về ngữ pháp

Có tính chất hợp nghĩa, nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.

c. Điền thêm các tiếng vào chỗ trống trong bảng sau đây để tạo thành từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập

Từ ghép chính phụTừ ghép đẳng lập
Làm………Núi...
Ăn……….Ham...
Trắng……Xinh...
Vui……..Học...
Mưa...Cây...
Nhà... 
Bài làm:
Từ ghép chính phụTừ ghép đẳng lập
Làm bánhNúi đồi
Ăn cơmHam học
Trắng tinhXInh đẹp
Vui taihọc hỏi
Mưa phùnCây trái
Nhà tầng 

4. Liên kết trong văn bản

a. Đọc các câu văn dưới đây và cho biết mối quan hệ về nội dung giữa chúng

Tôi nhớ đến mẹ tôi “lúc người còn sống, tôi lên mười”. Mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, tôi nói với mẹ có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ. Còn chiều nay, mẹ tôi cho tôi đi dạo chơi với anh con trai lớn của bác gác cổng.

Bài làm:
  • Đoạn văn trên chi có tính liên kết hình thức mà chưa có sự liên kết về nội dung, ý nghĩa.
  • Nội dung các câu chưa có sự logic, thống nhất với nhau vì ở câu đầu tiên có nói đến “lúc người còn sống, tôi lên mười” tức là hiện tại mẹ đã mất. Nhưng ở các câu tiếp theo, nội dung lại nói đến khi mẹ còn sống.

b. Đọc các văn bản sau và chỉ ra sự chưa thống nhất của chúng. Hãy sửa lại để đoạn văn đảm bảo tính thống nhất.

Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là ko ngủ được. Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của đứa trẻ tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.

Bài làm:

Đoạn văn trên còn thiếu sự liên kết giữa các câu trên phương diện ngôn ngữ, làm cho mối quan hệ giữa các câu không được đảm đảm bảo. Vì vậy có thể sửa như sau:

Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là ko ngủ được. Còn bây giờ, giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của đứa trẻ tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.

c. Từ những ví dụ trên, hãy cho biết: Một văn bản đc liên kết phải đảm bảo những điều kiện gì? Cần sử dụng phương tiện nào để đảm bảo điều kiện gì? Cần sử dụng phương tiện nào để đảm bảo điều kiện đó?

Bài làm:
  • Một văn bản đc liên kết phải đảm bảo những điều kiện: Nội dung các câu, các đoạn phải thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau. Sự nối kết chặt chẽ giữa các câu, các đoạn thể hiện trên cả hai phương diện nội dung ý nghĩa và hình thức ngôn ngữ.
  • Các phương tiện để liên kết rất đa dạng như phép lặp từ, phép liên tưởng, phép thay thế, thêm từ, cụm từ.

C. Hoạt động luyện tập

1. Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:

(1) En-ri-cô yêu dấu của bố ! Việc học quả là khó nhọc đối với con. Như mẹ đã nói, con vẫn chưa đến trường với thái độ hăm hở và vẻ mặt tươi cười. Nhưng con thử nghĩ xem, một ngày sẽ trống trải biết bao nếu con không đến trường…. Sách vở là vũ khí của con, lớp học là đơn vị của con, trận địa là cả hoàn cầu và chiến thắng là nền văn minh nhân loại ...

(Theo Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả)

(2) Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!.....… Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!

(Theo Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả)

a. Xác định nội dung chính và đặt nhan đề cho mỗi đoạn văn trên.

b. Nội dung hai đoạn văn trên có gì giống với văn bản Cổng trường mở ra của Lý Lan ?

c. Em hãy viết một đến hai câu vào đầu hoặc cuối mỗi đoạn văn để khái quát lại nội dung của đoạn.

Bài làm:

a.

Nội dung đoạn 1: Tầm quan trọng của việc học đối với mỗi người và cả nhân loại. Nhan đề: Việc học của chúng ta

Nội dung đoạn 2: Sự hi sinh và tình yêu thương của người mẹ dành cho con. Nhan đề: Tình thương của mẹ

b. Nội dung của hai đoạn văn trên trong văn bản Những tấm lòng cao cả có nét giống với văn bản Cổng trường mở ra là đều đề cập đến vai trò quan trọng của giáo dục nhà trường và tình thương yêu sâu sắc của người mẹ dành cho con.

c. Thêm câu chủ đề cho mỗi đoạn

(1) En-ri-cô yêu dấu của bố ! Việc học quả là khó nhọc đối với con. Như mẹ đã nói, con vẫn chưa đến trường với thái độ hăm hở và vẻ mặt tươi cười. Nhưng con thử nghĩ xem, một ngày sẽ trống trải biết bao nếu con không đến trường. Và chắc chắn chỉ một tuần lễ thôi, thế nào con cũng xin trở lại lớp học. Hiện nay tất cả thiếu niên đều đi học, En-ri-cô yêu dấu ạ. Con hãy nghĩ đến những người thợ tôi tôi vẫn đến trường sau khi lao động vất vả suốt ngày ; hãy nghĩ đến những cô gái đã đi học ngày chủ nhật vì cả tuần lễ phải bận rộn trong các xưởng thợ,đến những người lính ở thao trường trở về là đã viết viết, đọc đọc. Con hãy nghĩ đến những cậu bé câm và mù mà vẫn phải học [...]. Hãy can đảm lên con, người lính nhỏ của đạo quân mênh mông ấy. Sách vở là vũ khí của con, lớp học là đơn vị của con, trận địa là cả hoàn cầu và chiến thắng là nền văn minh nhân loại ... En-ri-cô à! Con phải hiểu việc học có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người cả nhân loại.

(2) Mẹ của con đã yêu thương con hết mực và hi sinh tất cả vì con. Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!.... Nhớ lại điều ấy, bố ko thể nén được cơn tức giận đối với con. Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư? Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!

2. Luyện tập về từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ

a. Tìm từ ghép trong đoạn văn sau và xếp chúng vào bảng phân loại

Mưa phùn đem mùa xuân đến,mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rợ các trảng ruộng cao. mầm cây sấu, cây nhội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác.

... Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nảy ra. mưa bụi ấm áp.

b. Nối các tiếng sau thành từ ghép chính phụ hợp nghĩa: xanh, mùa, lồng, nhãn, gặt, ngắt

c. Viết 1 đoạn văn (khoảng 4 câu) có sử dụng từ ghép đẳng lập, từ ghép chính phụ kể về tâm trạng của em trong ngày khai trường đầu tiên. Liệt kê theo từng loại những từ ghép đã sử dụng.

Bài làm:

a. Từ ghép trong đoạn văn trên

  • Từ ghép chính phụ: mưa phùn, mùa xuân, xanh lá mạ, dây khoai, cây cà chua, xanh rợ, mầm cây sấu, cây nhội, cây bàng, cây bằng lăng, mùa hạ, mưa bụi
  • Từ ghép đẳng lập: ốm yếu

b. các từ ghép chính phụ: xanh ngắt, nhãn lồng, mùa gặt

c. Viết một đoạn văn

Vậy là năm học mới đã đến, em vui mừng đến trường để dự buổi lễ khai giảng. Các bạn học sinh đều mặc áo trắng, quần đen và đeo khăn quàng đỏ nghiêm trang. Các bạn cùng kể nhau nghe những chuyện vui trong mùa hè vừa qua. Chúng em vô cùng phấn khởi và hi vọng một năm học mới sẽ đạt được nhiều kết quả tốt trong học tập.

  • Từ ghép chính phụ: áo trắng, quần đen, khăn quàng đỏ, mùa hạ
  • Từ ghép đẳng lập: học tập, mừng vui

3. Luyện tập về liên kết trong văn bản

a. Hãy sắp xếp các câu văn sau theo thứ tự hợp lí để tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh:

(1) Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?

(2) Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt.

(3) Dưới gốc tre , tua tủa những mầm măng.

Bài làm:

Có thể sắp xếp các câu trên thành đoạn văn hoàn chỉnh theo thứ tự: (3) - (2) - (1)

Dưới gốc tre , tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?

b. "Đêm nay mẹ không ngủ được. ngày mai là ngày khai trường lớp một của con". Có người nhận xét: Sự liên kết giữa hai câu trên hình như không chặt chẽ, vậy mà chúng vẫn được đặt cạnh nhau trong văn bản Cổng trường mở ra. Em hãy giải thích tại sao.

Bài làm:
  • Hai câu trên trong văn bản Cổng trường mở ra tưởng như liên kết không chặt chẽ vì câu trước nói về mẹ, câu sau nói về người con. Tuy nhiên chúng được đặt cạnh nhau vì câu sau thể hiểu là nguyên nhân, giải thích cho câu trước: Ngày mai là ngày khai trường của con nên mẹ lo lắng không ngủ được
  • Câu văn thứ ba “Mẹ sẽ đưa con đến trường…” đã liên kết câu 1 và câu 2 thành một khối thống nhất, làm cho nội dung cả đoạn gắn bó chặt chẽ với nhau

D. Hoạt động vận dụng

1. Viết một đoạn văn ngắn (từ 3-5 câu) đảm bảo tính liên kết với chủ đề “Mẹ tôi”.

Bài làm:

Mẹ tôi là một người phụ nữ tần tảo, luôn chăm lo chu đáo cho gia đình. Hàng ngày, mẹ dậy sớm chuẩn bị đồ ăn cho cả nhà. Mẹ sắp xếp nhà cửa gọn gàng và sạch sẽ. Mỗi tối, mẹ thường hướng dẫn hai chị em tôi cách làm những bài tập khó. Mẹ thường nhẹ nhàng chỉ bảo chúng tôi những điều hay lẽ phải ở đời. Tôi rất thương mẹ và tự hứa sẽ cố gắng luôn chăm chỉ học tập để mẹ được vui lòng.

2. Em hãy cho biết “mẹ tôi” có phải là một từ ghép chính phụ không? Giải thích câu trả lời của em

Bài làm:
  • Mẹ tôi là một từ ghép chính phụ, từ “tôi” là tiếng phụ có ý nghĩa bổ sung nghĩa cho tiếng chính là “mẹ”.
  • Nghĩa của từ “mẹ tôi” cũng hẹp hơn so với nghĩa của tiếng “mẹ” (tiếng chính)

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Tìm đọc và chép lại một bài thơ/ đoạn thơ hoặc một đoặn văn hay viết về ngày khai trường.

Bài làm:

Một đoạn trong bài thơ

CON ĐI HỌC

Thơ Trịnh Thanh Hằng

Tiếng trống trường đã điểm
Năm học mới đến rồi
Mau lẹ bước chân thôi
Con tới trường khai giảng.

Hàng cây xanh gió thoảng
Sắc cờ đỏ rợp trời
Cùng áo trắng tinh khôi
Đưa con vào lớp một.

Mẹ ơi con thấy nhột
Chẳng giống lớp mầm non
Anh chị lớn hơn con
Cô giáo nhìn nghiêm lắm.

Mắt tròn xoe môi bặm
Tập nghi thức đi thôi
Một hai bước hàng đôi
Tay cầm cờ con phất.

2. Cùng trao đổi với bạn bè về cái hay của bài thơ/ đoạn thơ/ đoạn văn đó.

Bài làm:

Bài thơ trên diễn tả những cảm xúc, tâm trạng của một học sinh khi bước vào lớp Một. Em cảm nhận mọi thứ xung quanh mình đều lạ lẫm với nhiều những bỡ ngỡ. Qua đó thấy được sự hồn nhiên trong trẻo của em.

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Soạn bài Cổng trường mở ra VNEN. Mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Ngữ Văn 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
 
1448
Tải về Bản in
Tìm thêm:Soạn Văn 7 VNEN bài Cổng trường mở ra bài Cổng trường mở ra sách vnen ngữ văn 7 giải ngữ văn 7 sách vnen
0 Bình luận
Sắp xếp theo  Mặc định Mới nhất Cũ nhất 
 
 
 
 Soạn Ngữ văn 7 VNEN
  • Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất VNEN
  • Soạn văn 7 VNEN bài 16: Ôn tập
  • Soạn bài Mùa xuân của tôi VNEN
  • Soạn bài Một thứ quà của lúa non: Cốm VNEN
  • Soạn bài Tiếng gà trưa VNEN
  • Soạn bài Rằm tháng Giêng VNEN
Xem thêm
0
Trong các thiết bị đóng ngắt mạch điện tự động khi nhiệt độ thay đổi, người ta thường dùng gì trong thiết kế?Cầu dao.Công tắc.Băng kép.Nút bấm.Câu 2 Mã: 39706Chọn câu trả lời đúngMột băng kép được cấu tạo bởi một thanh đồng và một thanh thép. Khi làm lạnh:Băng kép không bị cong.Băng kép bị cong mặt lồi về phía thanh đồng.Băng kép bị cong mặt lồi về phía thanh thép.Băng kép có...
Đọc tiếp

Trong các thiết bị đóng ngắt mạch điện tự động khi nhiệt độ thay đổi, người ta thường dùng gì trong thiết kế?

  • Cầu dao.
  • Công tắc.
  • Băng kép.
  • Nút bấm.

Câu 2 Mã: 39706

Chọn câu trả lời đúng

Một băng kép được cấu tạo bởi một thanh đồng và một thanh thép. Khi làm lạnh:

  • Băng kép không bị cong.
  • Băng kép bị cong mặt lồi về phía thanh đồng.
  • Băng kép bị cong mặt lồi về phía thanh thép.
  • Băng kép có lúc cong mặt lồi về phía thanh đồng, có lúc cong mặt lồi về phía thanh thép tùy theo hạ tới nhiệt độ nào.

Câu 3 Mã: 39725

Pit- tông và xi-lanh là hai thiết bị hút và nén khí vào buồng đốt để tạo lực đẩy cho động cơ( động cơ đốt trong), như vậy cả pit- tong và xi- lanh phải được làm:

  • Cùng một chất liệu ( kim loại đặc biệt) để cả hai có độ dãn nở như nhau.
  • Kim loại làm xi- lanh có độ dãn nở nhiều hơn kim loại làm pit-tong
  • Kim loại làm xi- lanh có độ dãn nở ít hơn kim loại làm pit-tong
  • Không cần thiết vì đã có bộ phận giải nhiệt.

Câu 4 Mã: 39704

Chọn câu trả lời đúng:

Để tạo thành một băng kép, hai thanh kim loại phải được:

  • Hai thanh kim loại khác nhau về chất liệu và tán chặt vào nhau dọc theo bề dày của thanh.
  • Tán chặt vào nhau dọc theo chiều dài của thanh.
  • Nối lại với nhau theo chiều dài của thanh.
  • Hai thanh kim loại khác nhau về chất liệu rồi đem chúng ghép lại với nhau theo bề ngang của thanh.

Câu 5 Mã: 39717

Quan sát hiện tượng: trên đường ray tàu hỏa, người ta không đặt các thanh ray khác nhau, mà lại đặt khe hở giữa chúng.

Giải thích: Hệ thống đường sắt nước ta rất dài đặt như vậy tức là ta đã tiết kiệm được một lượng thép làm đường ray rất lớn.

  • Hiện tượng đúng – giải thích sai
  • A. Hiện tượng đúng-giải thích đúng
  • Hiện tượng sai- giải thích sai
  • Hiện tượng sai- giải thích đúng

Câu 6 Mã: 39708

Chọn câu trả lời đúng

Một băng kép được cấu tạo bởi một thanh nhôm và một thanh thép. Khi làm lạnh, băng kép bị cong mặt lồi về phía thanh nào? Tại sao?

  • Cong về phía thanh nhôm, vì nhôm nở vì nhiệt lớn hơn thép
  • Cong về phía thanh thép, vì thép nở vì nhiệt lớn hơn nhôm.
  • Cong về phía thanh nhôm, vì nhôm nở vì nhiệt nhỏ hơn thép.
  • Cong về phía thanh thép, vì thép nở vì nhiệt nhỏ hơn nhôm.

Câu 7 Mã: 39707

Chọn câu trả lời đúng

Một băng kép được câu tạo bởi một thanh nhôm và một thanh thép. Khi hơ nóng, băng kép bị cong mặt lồi về phía thanh nào? Tại sao?

  • Cong về phía thanh nhôm,vì nhôm nở vì nhiệt lớn hơn thép.
  • Cong về phía thanh thép, vì thép nở vì nhiệt lớn hơn nhôm.
  • Cong về phía thanh nhôm, vì nhôm nở vì nhiệt nhỏ hơn thép.
  • Cong về phía thanh thép, vì thép nở vì nhiệt nhỏ hơn nhôm.

Câu 8 Mã: 39711

Chọn câu trả lời đúng

Tại sao ở chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa, người ta thường chừa ra các khoảng cách nhỏ?

  • Để tiết kiệm chi phí khi làm đường ray.
  • Vì không thể ghép sát các thanh lại.
  • Để khi nhiệt độ tăng hoặc giảm thì các thanh ray không bị uốn cong.
  • Để khi nhiệt độ giảm thì các thanh ray không bị uốn cong.

Câu 9 Mã: 39702

Chọn câu trả lời đúng. Sự co dãn ........ khi bị ngăn cản có thể gây ra ..........

  • Vì nhiệt, những lực rất nhỏ.
  • Vì khí hậu, những lực rất nhỏ.
  • Vì nhiệt, những lực rất lớn.
  • Vì khí hậu, những lực rất lớn.

Câu 10 Mã: 39721

 Ở những nước lạnh, người ta thường gắn lò sưởi dưới sát mặt đất vì:

  • Dễ xử lý sự cố vì nhiệt hơn
  • Dễ tiếp thêm nhiên liệu( than. Củi, ga..)
  • Đã gắn máy lạnh ở trên cao rồi thì lò sưởi phải gắn ở dưới
  • Không khí nóng nhẹ hơn nên nó sẽ bốc được lên cao.Chính vì vậy, lò sưởi gắn ở dưới, không khí nóng lan tỏa khắp phòng nhiều hơn.

Câu 11 Mã: 67349

Phát biều nào sau đây không chính xác

  • Chất rắn nở ra khi nóng lên
  • Chất rắn co lại khi lạnh đi
  • Khi co dãn vì nhiệt, nếu gặp vật cản, vật rắn sẽ gây ra một lực rất lớn
  • Sự co dãn vì nhiệt của vật rắn không phụ thuộc bản chất của chất cấu tạo nên vật

Câu 12 Mã: 67330

Vì sao băng kép ở hình bên lại uốn lên phía trên khi bị nung nóng?

67330- lý 6

  • Vì băng kép dãn nở vì nhiệt
  • Vì đồng và thép dãn nở vì nhiệt khác nhau
  • Vì đồng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn thép
  • Vì đồng dãn nở vì nhiệt ít hơn thép

Câu 13 Mã: 67352

Hãy chọn phát biểu mà em cho đúng

  • Không phải mọi chất đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
  • Đồng nở vì nhiệt nhiều hơn nhôm và ít hơn sắt
  • Rượu nở vì nhiệt nhiều hơn dầu, nước nở vì nhiệt nhiều hơn rượu
  • Băng kép dùng để đóng ngắt mạch điện tự động

Câu 14 Mã: 67346

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • Chất rắn bị nở vì nhiệt, khi bị ngăn cản có thể gây ra một lực rất lớn
  • Băng kép khi bị đốt nóng thì cong lại
  • Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở vì nhiệt ít nhất
  • Chất lỏng nở vì nhiệt ít hơn chất khí, các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

Câu 15 Mã: 67359

Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau

  • Sự nở vì nhiệt của chất rắn có nhiều ứng dụng trong kỹ thuật: xây dựng cầu, đặt đường ray xe lửa chế tạo các thiết bị dùng điện
  • Khi nút chai thủy tinh khó mở, ta đốt nóng cổ chai thì cổ chai nở trong lúc nút chai chưa kịp nở, giuos ta mở nút chai dễ dàng
  • Khi cùng tăng lên một nhiệt độ như nhau, ta thấy chất rắn dãn nở nhiều nhất, rồi đến chất khí, rồi đến chất lỏng
  • Cả A,B,C đều đúng

Câu 16 Mã: 67362

Chọn câu trả lời đúng. Cốc thủy tinh như thế nào thì khó bị vỡ hơn khi rót nước nóng vào

  • Thành dày, đáy dày
  • Thành dày, đáy mỏng
  • Thành mỏng, đáy dày
  • Thành mỏng, đáy mỏng

Câu 17 Mã: 67320

Tại sao chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khi hở?

  • Vì không thể hàn hai thanh ray được
  • Vì để vậy sẽ lắp các thanh ray dễ dàng hơn
  • Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra
  • Vì chiều dài của thanh ray không đủ

Câu 18 Mã: 67365

Một băng giấy bạc trong bao thuốc lá khí hơ nóng trên ngọn lửa sẽ có hình dạng như hình bên. Chọn kết luận sai

67365

  • Băng giấy có cầu tạo tương tự như băng kép gồm một mặt giấy và một mặt bạc
  • giấy và bạc dãn nở vì nhiệt khác nhau nên giấy bị cong
  • Phía dưới là mặt giấy nên giấy nở vì nhiệt nhiều hơn bạc
  • Phía dưới là mặt giấy nên giấy nở vì nhiệt ít hơn bạc

Câu 19 Mã: 67322

Chọn câu trả lời đúng nhất. Băng kép được chế tạo dựa trên hiện tượng

  • Chất rắn nở ra khi nóng lên
  • Chất rắn co lại khi lạnh đi
  • Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau
  • Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau

Câu 20 Mã: 67357

Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau đây

  • Trong kết cấu bê tông, người ta chỉ dùng sắt hoặc thép mà không dùng các kim loại khác vì sắt, thép có độ dãn nở vì nhiệt gần giống với bê tông
  • Đối với nước khi nhiệt độ tăng từ 0C0∘C đến 4C4∘C thì thể tích của nó lại giảm. Bởi vậy ở 4C4∘C nước có khối lượng riêng lớn nhất
  • Qủa bóng bàn bị bẹp nếu nhúng vào nước nóng thì sẽ phồn lên như cũ vì vỏ bóng bàn gặp nóng nở ra
  • Quả bóng bàn bị bẹp nếu nhúng vào nước nóng thì sẽ phồng lên như cũ vì khi tiếp xúc với nước nóng ,lượng khí trong quả bóng bàn và vỏ bóng bàn sẽ nở ra làm cho quả bóng phồng lên
  • giúp mk vs
1
5 tháng 6 2021

aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa

vãiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii

Sự giống nhau : Đều là do sức nóng tạo ra và thành các khí bay lên.

Sự khác nhau : Sự sôi còn tạo ra các bọt khí trên mặt phẳng.

# Hok tốt !

4 tháng 6 2021

Giống nhau:

- Đều là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

 Khác nhau:

+) Sự bay hơi: xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng và xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào.

+) Sự sôi: là sự hóa hơi xảy ra đồng thời trên mặt thoáng và trong lòng chất lỏng, mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ xác định.

4 tháng 6 2021

Trong hơi thả của người bao giờ cũng có hơi nước. ... Khi ta thở, chất khí từ phổi ra ngoài trời, hơi nước trong khí thở ra, gặp lạnh mới bị ngưng tụ thành các giọt sương rất nhỏ và ta nhìn thấy được. Ngày trời nóng thì hơi nước trong khí thở không bị ngưng tụ nên không thấy được.

4 tháng 6 2021

Vào mùa lạnh, nhiệt độ ngoài trời thấp, khi ta hà hơi vào mặt gương thì hơi nước được hà từ miệng sẽ bị ngưng tụ thành các hạt nước rất nhỏ vào bề mặt gương làm cho mặt gương bị mờ đi.Sau khi để một thời gian, nhiệt độ khí quyển sẽ tăng lên, làm cho các hơi nước bám trên mặt gương sẽ bị bay hơi và làm cho mặt gương sẽ sáng dần trở lại.

4 tháng 6 2021

Trong hơi thả của người bao giờ cũng có hơi nước. ... Khi ta thở, chất khí từ phổi ra ngoài trời, hơi nước trong khí thở ra, gặp lạnh mới bị ngưng tụ thành các giọt sương rất nhỏ và ta nhìn thấy được. Ngày trời nóng thì hơi nước trong khí thở không bị ngưng tụ nên không thấy được.

Vì những ngày lạnh (nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ trong cơ thể) thì hơi nước ngưng tụ tạo thành những giọt nước li ti trong như sương khói.

Những ngày khác hơi nước trong hơi thở của chúng ta sẽ hòa tan với không khí nóng ngay lập tức nên chúng ta sẽ không nhìn thấy được hơi thở của con người

Mik chỉ ghi theo suy nghĩ của mik thôi nha chúc bn học tốt

4 tháng 6 2021

Lượng hơi nước bão hòa trong không khí là lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được. Nhiệt độ không khí càng cao thì lượng hơi nước bão hoà cao. Khi nhiệt độ không khí giảm đi thì lượng hơi nước bão hoà giảm theo. Do nhiệt độ ở thành cốc thuỷ tinh giảm làm nhiệt độ không khí quanh thành cốc giảm, lượng hơi nước bão hòa mà không khí chứa được giảm, làm lượng hơi nước dư ra ngưng đọng lại bám vào phía ngoài cốc

4 tháng 6 2021

 Hiện tượng nước bám vào thành ngoài của ly: Vì ly đựng nước đá có nhiệt độ thấp do đó các hơi nước có trong không khí xung quanh ly nước đá gặp lạnh thì xảy ra hiện tượng ngưng tụ thành nước và đọng lại, bám lên thành ngoài của ly nước đá.

Hok Tốt