K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2020

I. Tư tưởng, tôn giáo

- Ở thời kỳ độc lập, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện phát triển mạnh.

- Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp phong kiến thống trị, chi phối nội dung giáo dục thi cử. Tuy nhiên từ thế kỉ X – XIV, Nho giáo không phổ biến trong nhân dân.

- Đạo Phật giữ vị trí quan trọng và rất phổ biến, các nhà sư có lúc còn tham gia bàn việc nước, chùa chiền được xây dựng khắp nơi, sư sãi đông.

- Đạo giáo tuy không phổ cập nhưng hòa lẫn với tín ngưỡng dân gian.

- Từ cuối thế kỉ XIV, Phật giáo và Đạo giáo suy dần, thời Lê sơ, Nho giáo có vị trí độc tôn đến thế kỉ XIX. Nhà nước phong kiến hạn chế sự phát triển của Phật giáo, thiết lập tôn ti trật tự xã hội của nho giáo trong nhân dân.

II. Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học - kỹ thuật

1. Giáo dục.

- Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu.

- Năm 1075, tổ chức khoa thi đầu tiên ở kinh thành.

- Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, giáo dục Đại Việt được hoàn thiện và phát triển, là nguồn đào tạo quan chức và người tài.

- Thời Lê sơ, cứ ba năm có một kỳ thi Hội chọn tiến sĩ.

- Năm 1484, dựng bia ghi tên tiến sĩ.

- Giáo dục góp phần đào tạo người làm quan, người tài cho đất nước, nâng cao dân trí nhưng giáo dục Nho học không tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.

2. Văn học.

- Ban đầu, văn học mang nặng tư tưởng Phật giáo, từ thời nhà Trần, văn học ngày càng phát triển. Tác phẩm tiêu biểu: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú, Bình Ngô đại cáo…

- Từ thế kỷ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm (được sáng tạo từ thế kỉ XI - XII) đều phát triển, xuất hiện hàng loạt tập thơ ca ngợi đất nước.

3. Nghệ thuật.

- Từ thế kỉ X – XIV, nhiều công trình Phật giáo được xây dựng như chùa Một cột, chùa Dâu, chùa Phật Tích, tháp Phổ Minh.

- Bên cạnh đó có những công trình kiến trúc điển hình như thành nhà Hồ, tháp Chăm…

- Xuất hiện nhiều tác phẩm điêu khắc độc đáo như rồng mình trơn cuộn trong lá đề, bông cúc nhiều cánh, bệ chân cột hình hoa sen…

- Nghệ thuật sân khấu mang đậm tính dân gian truyền thống như chèo, tuồng, múa rối… ngày càng phát triển.

- Âm nhạc phát triển với nhiều nhạc cụ như trống cơm, sáo, tiêu, đàn tranh, chiêng đồng…

4. Khoa học kỹ thuật.

- Thời Trần, bộ Đại Việt sử ký của Lê văn Hưu (bộ sử chính thống thời Trần) được biên soạn; nhiều bộ sử khác như Nam Sơn thực lục, Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên) được soạn thảo.

- Địa lý có Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ.

- Quân sự có Binh thư yếu lược.

- Thiết chế chính trị có Thiên Nam dư hạ.

- Toán học có Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh; Lập thành toán pháp của Vũ Hữu.

- Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo súng thần cơ, thuyền chiến có lầu.

6 tháng 5 2020

-Sau khi đánh thắng quân Xiêm, 1786 Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc tiêu diệt họ Trịnh. Họ Trịnh đổ, ông tôn phò vua Lê và kết duyên với Công chúa Lê Ngọc Hân (con gái Lê Hiển Tông). Sau đó ông về Nam (Phú Xuân).

- Ở ngoài Bắc, Nguyễn Hữu Chỉnh giúp vua Lê Chiêu Thống phản bội Tây Sơn. Sau khi bị quân Tây Sơn đánh vua Lê Chiêu Thống đã cầu cứu quân Thanh. Vua Thanh đã cho 29 vạn quân sang nước ta.

Cuộc khác chiến chống Thanh:

-Nhiệm vụ mục tiêu : Chống lại quân xâm lược Thanh, bảo vệ nền độc lập cho đất nước, dân tộc

- Lãnh đạo: Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (25 - 11 - 1788.), lấy niên hiệu là Quang Trung chỉ huy quân tiến ra Bắc.

-Lực lượng: Quân Tây Sơn và trên đường đi đã dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hoá để tuyển thêm quân => Là cuộc chiến tranh của toàn dân chống giặc.

-Nghệ thuật quân sự

+Nghệ thuật nghi binh: Việc rút quân của Tây Sơn từ phía Bắc về Tam Điệp đã khiến quân Thanh chủ quan. Việc đưa thư cầu hòa của Quang Trung càng khiến quân Thanh chủ quan đến đỉnh cao, lơ là, mất cảnh giác...

+Nghệ thuật tấn công bất ngờ: Thực hiện tấn công đánh nhanh, thắng nhanh đúng thời điểm kẻ thù mất cảnh giác nhất (30 tết) và giành thắng lợi....

-Kết quả : Sau 5 ngày tiến quân thần tốc chiến đấu quyết liệt và với chiến thắng vang dội Ngọc Hồi- Đống Đa quân ta đã đánh bại hoàn toàn quân xâm lược , tiến vào Thăng Long

6 tháng 5 2020

Cảm ơn bạn nhiều nha\"yeu\"

\n\n

\n
6 tháng 5 2020

Nhà Nguyễn có đầu tư về nông nghiệp nhưng không phát triển vì :

Các vua triều Nguyễn đã thực hiện một số biện pháp, chính sách về ruộng đất như chính sách quân điền.Tuy nhiên vẫn ưu tiên cho bọn quan lại, quân lính, nên người nông dân chẳng còn được bao nhiêu.

Thực hiện cải cách ruộng đất sung công một nửa số ruộng tư của các nhà giàu để chia lại cho dân đinh theo phép quân điền, nhưng kết quả ruộng công thì cường hào cưỡng chiếm, dân chỉ được một phần rất nhỏ

Tuy thực hiện các cải cách nhưng chính sách thuế khoá vẫn không có gì thay đổi, đời sống nông dân gặp rất nhiều khó khăn

Công cuộc trị thuỷ và thuỷ lợi cũng được các vua quan tâm. Hằng năm đều tu sửa đê điều nhưng do thiếu quản lý và quy hoạch một cách thống nhất và đồng bộ cũng như do tác động của môi trường sinh thái, nạn vỡ đê vẫn tiếp tục xảy ra, gây nên mất mùa, đói kém liên miên, làng xóm nhiều nơi điêu tàn

Cho đến giữa thế kỷ XIX, nền kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa vượt ra khỏi phương thức sản xuất cổ truyền với các nông cụ thô sơ, sức kéo đơn giản lại thiếu thốn. Cuộc sống của nông dân và các tầng lớp lao động khác vẫn nghèo đói khốn khó.

5 tháng 5 2020

Thống kê những loại hình nghệ thuật tiêu biểu ở nước ta trong các thế kỉ 10 đến 18. Nhận xét đời sống văn hóa của nhân dân ta thời đó?

-Từ thế kỉ X - XV

+ Kiến trúc phát triển chủ yếu ở giai đoạn Lý - Trần - Hồ, thế kỉ X - XV theo hướng phật giáo gồm chùa, tháp, đền.

+ Bên cạnh đó có những công trình kiến trúc ảnh hưởng của nho giáo: cung điện, thành quách, thành Thăng Long.

+ Điêu khắc: Gồm những công trình trạm khắc, trang trí ảnh hưởng của phật giáo và nho giáo nhưng vẫn mang nét độc đáo riêng.

+ Nghệ thuật sân khấu ca, múa, nhạc mang đậm tính dân gian truyền thống.

- Nhận xét:

+ Văn hóa Đại Việt thế kỉ X - XV phát triển phong phú đa dạng.

+ Chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoài nhưng vẫn mang đậm tính dân tộc và dân gian.

-Từ thế kỉ XVI - XVIII

+ Kiến trúc, điêu khắc:Nhiều công trình có giá trị: Chùa Thiên Mụ (Huế), tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), các tượng La Hán ở chùa Tây Phương (Hà Nội)… một số tượng nhân vật (vua, chúa), tranh vẽ chân dung.

+ Nghệ thuật dân gian: Được thể hiện trên các vì, kèo ở các đình làng với các hình điêu khắc những cảnh sinh hoạt thường ngày của nhân dân như đi cày, đi bừa, đấu vật…

+ Nghệ thuật sân khấu: Nhiều làng có phường tuồng, phường chèo, phổ biến hàng loạt các làn điệu dân ca mang tính địa phương đậm nét như quan họ, hát dặm, hò, vè, lí, sim lượn…

-Nhận xét:

- Những thành tựu trên đã phản ánh trình độ phát triển cao, sự đa dạng phong phú của đời sống văn hoá của nhân dân ta.

- Thể hiện sức sáng tạo của nhân dân trong lĩnh vực văn hoá.

4 tháng 5 2020

C. Đảm bảo thực hiện quyền lợi cho nông dân, người cày có ruộng

5 tháng 5 2020

yeu

5 tháng 5 2020

* Bộ mấy của Lê Thánh Tông khác nhiều so với các thời kì trước :

- Ở trung ương: đứng đầu là vua, giúp vua là 6 bộ trực tiếp chịu trách nhiệm trước vua. Các bộ quản lí, chỉ đạo toàn bộ các hoạt động của nhà nước. Các cơ quan giúp việc được thiết lập đầy đủ, nhiệm vụ rõ ràng.

- Ở địa phương: các đơn vị hành chính được phân chia thống nhất… Đào tạo, tuyển dụng quan lại chủ yếu bằng thi cử.

Cách đào tạo, tuyển chọn bổ dụng quan lại:

+ Đẩy mạnh và mở rộng giáo dục (các trường học, các đối tượng được đi học…).

+ Đưa chế độ thi cử vào nề nếp và có hệ thống để đào tạo và tuyển chọn quan lại (thi Hương ờ các đạo, thi Hội, thi Đình ờ kinh đô), nhiều kì thi hơn, số lượng các trí thức cử nhân, tiến sĩ, trạng nguyên nhiều hơn.

+ Đối tượng chủ yếu để được tuyển chọn làm quan là những người có học văn, được đào tạo trong nhà trường, đỗ đạt, có học vị.

* Tác dụng :

- Tạo ra bộ máy quản lí hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương. Tổ chức bộ máy nhà nước ngày càng chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn, tạo điều kiện ổn định về chính trị và phát triển kinh tế.

- Tạo ra sự thống nhất trong bộ máy quản lí của nhà nước quân chủ mới.

- Tạo ra được uy lực và uy quyền của nhà vua trong việc cai quản đất nước.

1. Ý nghĩa của quốc hiệu Quốc hiệu Đại Cồ Việt thời Đinh Bộ Lĩnh là gì ? A. Thể hiện mong muốn đất nước mãi mãi trường tồn B. Khẳng định sự bình đẳng với nước lớn láng giềng C. Thể hiện sự tự tôn, bình đẳng với nước lớn láng giềng D. Khẳng định chủ quyền của quốc gia đối với nước lớn láng giềng 2. Nội dung cơ bản của các bộ luật thời Lý - Trần - Lê là A. Bảo vệ lợi...
Đọc tiếp

1. Ý nghĩa của quốc hiệu Quốc hiệu Đại Cồ Việt thời Đinh Bộ Lĩnh là gì ?

A. Thể hiện mong muốn đất nước mãi mãi trường tồn

B. Khẳng định sự bình đẳng với nước lớn láng giềng

C. Thể hiện sự tự tôn, bình đẳng với nước lớn láng giềng

D. Khẳng định chủ quyền của quốc gia đối với nước lớn láng giềng

2. Nội dung cơ bản của các bộ luật thời Lý - Trần - Lê là

A. Bảo vệ lợi ích của nhân dân, đặc biệt là dân nghèo

B. Bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trị

C. Bảo vệ đất đai, lãnh thổ và an ninh của tổ quốc

D. Bảo vệ tính mạng và tài sản của nông dân làng xã

3. Nhận xét nào dưới đây về tổ chức bộ máy nhà nước ở nước ta thế kỷ X là đúng ?

A. Nhà nước quân chủ chuyên chế được tổ chức ngày càng hoàn thiện và chặt chẽ

B. Nhà nước độc lập tự chủ theo chế độ quân chủ chuyên chế, song còn sơ khai

C. Nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao, tổ chức hoàn thiện và chặt chẽ

D. Nhà nước quân chủ chuyên chế bước đầu xây dựng hoàn chỉnh và chặt chẽ

4. Nhận xét nào dưới đây về cuộc cải cách của Lê Thánh Tông ở thế kỷ XV là không đúng ?

A. Đây là một cuộc cải cách hành chính có qui mô lớn, toàn diện và sâu sắc

B. Đây là một cuộc cải cách đã tạo điều kiện ổn định về chính trị và phát triển về kinh tế

C. Đây là một cuộc cải cách đưa nhà nước chuyên chế Đại Việt đạt đến đỉnh cao

D. Đây là một cuộc cải cách hành chính đã tạo cơ sở để phân chia các tỉnh như ngày nay

5. Phát biểu nào dưới đây là đúng và đầy đủ về nhận định:" Hiền tài là nguyên khí của quốc gia "?

A. Hiền tài chính là phần cốt lõi, chất ban đầu làm nên sự sống còn của đất nước

B. Hiền tài là yếu tố quyết định sự phát triển mạnh, hưng thịnh của quốc gia

C. Hiền tài là phần cốt lõi quyết định sự hưng thịnh của một quốc gia

D. Hiền tài là yếu tố quyết định làm nên sự sống còn, hưng thịnh của đất nước

1
5 tháng 5 2020

1.A

2.B

3.A

4.A

5.D

3 tháng 5 2020

Trong lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn chống giặc Minh, Lê Lợi và Nguyễn Trãi là những nhà chiến lược tài ba- văn võ song toàn, đặc biệt là chiến lược “mưu phạt tâm công” (đánh vào lòng người).Đó là một chiến lược cơ bản trong Bình Ngô sách mà Nguyễn Trãi đệ trình Lê Lợi ngay lúc khởi nghĩa Lam Sơn còn ở trong thời kỳ trứng nước. “Đánh vào lòng người” là sự khởi đầu cho chủ trương kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao của Nguyễn Trãi. Theo đó, khi lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi và Nguyễn Trãi “đánh vào lòng địch” với hai phương thức chủ yếu là dụ hàng các tướng lĩnh, binh sĩ địch và ngụy quân, thực hiện hòa đàm, khi thì để hòa hoãn tạm thời với địch để bảo toàn lực lượng; khi ưu thế thuộc về nghĩa quân thì dùng lý lẽ để buộc địch chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước. Trong suốt 10 năm khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi triệt để thực hiện tiến công ngoại giao, kết hợp với đấu tranh quân sự, chính trị. Khi quân địch bị dồn vào thế bất lợi, Lê Lợi, Nguyễn Trãi không vội dùng sức mạnh quân sự để tiến công tiêu diệt địch mà bình tĩnh thực hiện bao vây uy hiếp kết hợp với tiến công chính trị dụ hàng. Vây đánh kết hợp với dụ hàng là nét đặc sắc trong nghệ thuật tiến hành chiến tranh của Nguyễn Trãi.

Mặt khác để đạt tới mục đích đập tan lực lượng quân sự to lớn của địch, đánh bại các thủ đoạn tác chiến nham hiểm của chúng, phá phép dụng binh sở trường, đánh theo lối trận địa bằng những đội hình dày đặc, Nguyễn Trãi và bộ Thống soái Lam Sơn đã chỉ huy quân đội thực hiện lối đánh sở trường của mình là “đặt quân phục, dùng kỳ binh, tránh chỗ chắc, đánh chỗ mềm, lấy ít địch nhiều, lấy ít đánh mạnh”. Với nghệ thuật và phương thức tác chiến ấy, nghĩa quân Lam Sơn đã liên tiếp tạo nên những trận đánh lớn tiêu diệt quân địch như các trận: trận “ Bồ Đằng sấm vang chớp giật”, trận “Trà Lân trúc chẻ tro bay”, trận “Lạng Sơn, Lạng Giang xác chất đầy đường”, trận “Ninh Kiều máu chảy thành sông, hôi tanh vạn dặm”, trận “Xương Giang, Bình Than máu trôi đỏ nước”.

Nghệ thuật đánh tiêu diệt “làm một mà được hai”, “dùng sức một nửa mà công được gấp đôi” của nghĩa quân Lam Sơn trong trận Chi Lăng- Xương Giang mang nhiều nét đặc sắc, độc đáo, trong đó nổi bật lên cách đánh tiêu diệt từng bộ phận quân địch, giành thắng lợi từng bước, từng phần trên từng khu vực lãnh thổ của Tổ quốc. Kết hợp chặt chẽ hành động tác chiến của quân chủ lực, quân địa phương và dân quân làng, xã trong thế trận chiến tranh nhân dân, căng địch ra để giáng đòn quyết định sấm sét vào đúng khâu then chốt, đúng lúc, đúng nơi.

=> Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược dài 20 năm kết thúc tốt đẹp là nhờ hiệu quả tổng hợp của: quân sự, chính trị, ngoại giao, bằng sức mạnh của vũ khí và tài ba, ý thức của con người yêu nước, bằng chính nghĩa, đạo lý, lòng nhân và ý chí hòa bình của dân tộc ta

2 tháng 5 2020

Có hai lí do chính mà Đinh Bộ Lĩnh chọn Hoa Lư làm kinh đô:

- Hoa Lư là quê hương của Đinh Bộ Lĩnh.

- Hoa Lư được miêu tả: “Là nơi núi non trùng điệp, núi trong sông, sông trong núi. Căn cứ thủy bộ rất thuận tiện. Sau lưng là rừng, trước là đồng bằng, xa nữa là biển... Nơi đây non sông tráng lệ, phong thủy hài hòa, xứng được chọn để dựng đô”.

=> Là nền tảng để xây dựng đất nước, nhiều đồi núi tạo ra thế phòng thủ trước kẻ thù xâm lược.

2 tháng 5 2020

Tham khảo nhé bạn

Là người phụ nữ có quyết định ảnh hưởng đến cả vận mệnh dân tộc khi tôn Lê Hoàn lên làm vua thay nhà Đinh, Dương Vân Nga đã bị sử cũ phê phán gay gắt.

Dương Vân Nga là Hoàng hậu của 2 vị Hoàng đế thời kỳ đầu lập quốc trong lịch sử Việt Nam - Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Bà đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh sang nhà Tiền Lê. Tuy nhiên, bà không được chính sử ghi chép nhiều. Đại Việt sử ký toàn thư chỉ cho biết bà họ Dương, không nói bà tên là gì, cũng không viết xuất thân của bà ra sao.

Còn theo truyền tụng dân gian, Dương Vân Nga là con gái của ông Dương Thế Hiển, quê ở vùng Nho Quan, Ninh Bình. Sinh thời, Vân Nga rất xinh đẹp. Bà có khuôn mặt bầu bĩnh rất phúc hậu song vẫn có nét thanh tú, cao sang. Nước da trắng hồng và cặp mắt phượng, mày ngài lúc nào cũng long lanh đầy tình tứ.

Năm 968, sau khi dẹp xong "loạn 12 sứ quân", thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng) lên ngôi vua, lấy tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng đế, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình), đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, lấy niên hiệu là Thái Bình.

Trong một lần đến vùng Nga My, nghe tiếng hát giọng trong trẻo của một cô gái, Đinh Bộ Lĩnh xuống ngựa, cho người gọi cô gái, nhưng không thấy. Ông chợt nghĩ đến người bạn bố mình xưa kia là Tướng quân Dương Thế Hiển ở gần đây, bèn ghé vào thăm. Thế Hiển sai con gái Vân Nga bưng nước mời khách. Nàng có tiếng nói hệt giọng hát Đinh Bộ Lĩnh vừa nghe. Nhà vua xin được đón cô gái về kinh đô, lúc đó Vân Nga tròn 16 tuổi. Về sau, bà là một trong 5 hoàng hậu của vua Đinh, được vua rất yêu chiều do có nhan sắc và hiểu biết.

Năm 979, Đinh Bộ Lĩnh và hoàng tử Đinh Liễn bị hoạn quan Đỗ Thích giết hại. Triều thần tôn Vệ Vương Đinh Toàn (mới được 6 tuổi) lên ngôi Hoàng đế, tôn Dương Vân Nga làm Hoàng Thái Hậu. Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn (Lê Đại Hành) được Dương Thái hậu chọn làm Nhiếp chính, sau tự xưng là Phó Vương.

Các đại thần Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp thấy quyền lực rơi vào tay Lê Hoàn, lại nghi Dương Thái hậu cùng Lê Hoàn tư thông nên kéo quân về Hoa Lư tiến đánh nhưng bị Lê Hoàn đánh bại. Ở biên giới phía Bắc, giặc Tống lợi dụng tình hình Đại Cồ Việt rối ren, chuẩn bị cất binh xâm lược.

Năm 980, trước nguy cơ xâm lược của quân Tống, Dương hoàng hậu cùng triều thần tôn Lê Hoàn lên làm Hoàng đế, lập nên nhà Tiền Lê. Việc này, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư và Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục đều có chép lại:

"Bấy giờ, Lạng Châu nghe tin quân Tống sắp kéo sang, liền làm tờ tâu báo về. Thái hậu sai Lê Hoàn chọn dũng sĩ đi đánh giặc, lấy người ở Nam Sách Giang là Phạm Cư Lạng làm đại tướng quân. Khi triều đình đang bàn kế hoạch xuất quân, Cự Lạng cùng các tướng quân khác đều mặc áo trận đi thẳng vào Nội phủ, nói với mọi người rằng: 'Nay chúa thượng còn trẻ thơ, chúng ta dẫu hết sức liều chết để chặn giặc ngoài, may có chút công lao, thì có ai biết cho? Chi bằng trước hãy tôn lập ông Thập đạo làm Thiên tử, sau đó sẽ xuất quân thì hơn'".

Quân sĩ nghe vậy đều hô 'vạn tuế'. Thái hậu thấy mọi người vui lòng quy phục bèn sai lấy áo long cổn khoác lên người Lê Hoàn, mời lên ngôi Hoàng đế. Từ đó Lê Hoàn lên ngôi, đổi niên hiệu là Thiên Phúc vào đầu năm 980, giáng phong Đinh Toàn làm Vệ Vương".

Tháng 7/980 quân Tống xâm lược Đại Cồ Việt. Lê Hoàn vừa lên ngôi đã phải triển khai lực lượng kháng chiến đánh giặc bảo vệ đất nước. Đến tháng 3/981, cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy thắng lợi hoàn toàn. Vua Tống buộc phải xuống chiếu lui quân. Sau thắng lợi, Lê Hoàn dốc sức chăm lo xây dựng đất nước.

Năm 982, Lê Đại Hành phong Dương Vân Nga là Đại Thắng Minh Hoàng Hậu. Chính sử không cho biết hai người có bao nhiêu con, nhưng theo các thần tích ở cố đô Hoa Lư thì họ có một cô con gái tên Lê Thị Phất Ngân. Về sau, công chúa Phất Ngân được gả cho cho Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn - người mở đầu triều đại nhà Lý.

Cuối đời, hoàng hậu Dương Vân Nga tu hành tại động Am Tiên ở phía đông kinh thành Hoa Lư. Tại đây còn lưu giữ một bài thơ truyền khẩu khắc trên tường Chùa tóm tắt về cuộc đời bà: "Hai vai gồng gánh hai Vua/ Hai triều hoàng hậu, tu Chùa Am Tiên/ Theo chồng đánh Tống bình Chiêm/ Có công với nước, vô duyên với đời...". Năm 1000, bà qua đời.

Hoàng hậu Dương Vân Nga được thờ cùng với vua Lê Đại Hành tại đền vua Lê ở khu di tích cố đô Hoa Lư và thờ cùng vua Đinh Tiên Hoàng tại đền Mỹ Hạ ở Gia Thủy, Nho Quan. Tại khu di tích đình - chùa Trung Trữ, Ninh Giang, huyện Hoa Lư, bà còn được phối thờ cùng cả hai vua. Nhân dân khi làm đền thờ, tô pho tượng Dương thái hậu, nhưng mặt pho tượng tô đỏ. Theo truyền thuyết dân gian thì việc tô mặt đỏ thể hiện sự ngượng ngùng của người đàn bà thờ hai đời chồng, một Hoàng hậu thờ hai đời vua.

Việc Dương Vân Nga - thái hậu nhà Đinh tôn Lê Đại Hành lên làm vua, mở đầu nhà Tiền Lê, rồi lại trở thành vợ vua Lê bị các nhà nho và sử gia trước đây lên án rất gay gắt. Khâm Định nhà Nguyễn bàn: "Đại Thắng Minh là tên hiệu của Đinh Tiên Hoàng. Đại Hành lấy hiệu vua cũ đặt cho vợ mình: Thật là không còn kiêng nể chút gì cả! Sử sách ghi chép, để cười nghìn thu".

Đại Việt Sử Ký toàn thư còn phê phán nặng nề hơn: "Đạo vợ chồng là đầu của nhân luân, dây mối của vương hóa. Hạ kinh của Kinh Dịch nêu quẻ Hàm và quẻ Hằng lên đầu, là để tỏ cái ý lấy đàn bà tất phải chính đáng. Đại Hành thông dâm với vợ vua, đến chỗ nghiễm nhiên lập làm hoàng hậu, mất cả lòng biết hổ thẹn. Đem cái thói ấy truyền cho đời sau, con mình bắt chước mà dâm dật đến nỗi mất nước, há chẳng phải là mở đầu mối họa đó sao?"

Tuy nhiên, về sau giới nghiên cứu lịch sử đã có cái nhìn thông cảm hơn đối với hoàng hậu hai triều Dương Vân Nga. Những nhà sử học bênh vực bà cho rằng, trong khi đất nước đang lâm nguy, nếu chỉ vì quyền lợi của dòng họ và ngôi vị của con mình thì có thể giữ được nước không? Sự lựa chọn và quyết định của bà trong hoàn cảnh ấy, đã biểu hiện thái độ chính trị sáng suốt của một người có khối óc lớn thức thời, xứng đáng được coi là anh hùng.

Sử gia Nguyễn Khắc Thuần trong Việt Sử Giai Thoại cũng cho rằng: "Đinh Tiên Hoàng mất, vua nối ngôi là Đinh Toàn chỉ mới được 6 tuổi, Lê Hoàn làm Phó Vương, giữ quyền nhiếp chính, ấy là vì sự thể lúc đó buộc phải làm như vậy. Sau, vận nước lâm nguy, xã tắc không thể phó thác cho Đinh Toàn bé nhỏ, chư tướng cùng Dương Thái hậu tôn Lê Hoàn lên ngôi, và Lê Hoàn đã vui nhận ý tôn lập đó, ấy cũng bởi sự thể lúc bấy giờ buộc phải làm như vậy đó thôi. Ai lên ngôi để hưởng cuộc đời nhung lụa, còn Lê Hoàn lên ngôi trước hết là để nhận lấy sứ mệnh vinh quang mà cực kì khó khăn, đó là chỉ huy cuộc chiến đấu chống quân Tống xâm lăng, bảo vệ nền tự chủ và thái bình cho xã tắc, kính thay".