K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 11 2023

Hiện nay, 54 dân tộc ở Việt Nam được chia thành năm ngữ hệ, tám nhóm ngôn ngữ, trong đó:

+ Ngữ hệ Nam Á, bao gồm: nhóm ngôn ngữ Việt – Mường và nhóm ngôn ngữ Môn – Khơme.

+ Ngữ hệ Thái – Kađai, bao gồm: nhóm ngôn ngữ Tày – Thái và nhóm ngôn ngữ Kađai.

+ Ngữ hệ Mông – Dao gồm nhóm ngôn ngữ Mông – Dao

+ Ngữ hệ Nam đảo, gồm nhóm ngôn ngữ: Malayô – Pôlinêdi.

+ Ngữ hệ Hán – Tạng, bao gồm: nhóm ngôn ngữ Hán và nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến.

- Em là người dân tộc Kinh, dân tộc của em thuộc ngữ hệ Nam Á, thuộc nhóm Việt – Mường (lưu ý: học sinh căn cứ vào thực tiễn bản thân và hình 2 trong SGK trang 125 để trả lời).

11 tháng 12 2022
Chủ yếu là sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước.Hoạt động canh tác lúc nước gắn liền với việc trị thủy, xây dựng hệ thống thủy lợi như: đắp đê, tạo kênh, mương dẫn vào ruộng.
11 tháng 12 2022
Ngữ hệ là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc, có những đặc điểm giống nhau về ngữ pháp, hệ thống từ vựng cơ bản, thanh điệu và ngữ âm,... Mỗi ngữ hệ có thể bao gồm một hoặc nhiều nhóm ngôn ngữ.Dựa vào đặc điểm để xếp các dân tộc vào cùng một ngữ hệ: ngữ pháp, hệ thống từ vựng cơ bản, thanh điệu và ngữ âm,...
11 tháng 12 2022

Khai thác thông tin trong Tư liệu 2 (tr.124), hãy kể tên một số dân tộc thuộc mỗi nhóm đó.

11 tháng 12 2022

- Dựa vào Tư liệu 1 (tr124), các dân tộc ở Việt Nam được chia thành 2 nhóm: dân tộc đa số (dân tộc Kinh) và dân tộc thiểu số.

- Căn cứ vào dân số của các dân tộc trên phạm vi lãnh thổ để chia các dân tộc thành nhóm khác nhau

11 tháng 12 2022

Hội An là một đô thị cổ nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam vẫn giữ được gần như nguyên vẹn với hơn 1000 di tích kiến trúc mang nét đẹp xưa cổ trầm mặc rêu phong trong từng mái ngói, viên gạch, hàng cây từ phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ… đến các món ăn truyền thống phản ánh đời sống bình dị trong tính cách, tâm hồn thuần hậu, chân chất của người dân địa phương. Một lần du lịch Hội An sẽ làm say đắm bởi những nét đẹp trường tồn cùng thời gian, vô cùng mộc mạc, bình dị.

Khi tham quan đến Hội An, chúng ta sẽ ghé thăm Chùa Cầu được coi là “biểu tượng của Hội An”. Cầu dài 18m có mái che lợp bằng ngói âm dương, quay mặt về phía sông Thu Bồn. Điều đặc biệt là dù được người Nhật xây dựng nhưng chùa Cầu lại mang đậm nét kiến trúc Việt Nam. Công trình kiến trúc độc đáo này còn được in trên tờ tiền polyme 20.000đ của nước ta nữa đó!

Bên cạnh đó, để hiểu hơn về cuộc sống và văn hóa người Hội An, chúng ta nên đến tham quan một số nhà cổ nổi tiếng và các công trình tâm linh, xã hội như nhà cổ Quân Thắng, Đức An, Tấn Ký, … hay một số hội quán như Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông … Đây là những địa điểm đẹp ở Hội An giúp các bạn sẽ được trải nghiệm không gian văn hóa đặc trưng phố Hội An.

Bên cạnh đó các bạn cũng có thể thử món ăn ngon ở Hội An nổi tiếng như mì Quảng tại rất nhiều nơi dọc phố cổ như quán bà Minh, trong chợ Hội An hay đầu phố Trần Phú. Ngoài ra, Cao Lầu cũng được xem là món ăn đáng để thử khi đi du lịch Hội An; các bạn có thể thưởng thức món chè bắp, bánh đập, hến xào ngon nhất ở Hội An, bạn nên tới quán bánh đập Bà Già, trên vỉa hè phố Trần Phú…

Phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới và được bình chọn là trở thành thành phố tuyệt vời nhất thế giới.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 11 2023

(*) Giới thiệu về: Bia đề danh Tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội)

- Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm ở phía Nam thành Thăng Long. Trước đây, khu vực này thuộc thôn Minh Giám, tổng Hữu Nghiêm, huyện Thọ Xương; thời Pháp thuộc, thuộc làng Thịnh Hào, tổng Yên Hạ, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông. Hiện nay, di tích thuộc địa bàn 2 quận Đống Đa và Ba Đình, thành phố Hà Nội. Đây là một trong những di tích có giá trị đặc biệt, phản ánh hết sức sinh động truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, coi trọng hiền tài của dân tộc ta trong lịch sử ngàn năm văn hiến, trong đó, các bia tiến sĩ hiện còn tại di tích là một di sản văn hóa nổi tiếng và là niềm tự hào của dân tộc.

- Vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) là người đề xướng dựng bia đề danh tiến sĩ để tôn vinh các trí thức Nho học đỗ đạt. Đến nay, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn lưu giữ được 82 bia ghi rõ họ tên, quê quán của 1.304 nhà trí thức khoa bảng (85 trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa; 283 hoàng giáp và 939 tiến sĩ). Trong số văn bia này, bia tiến sĩ có niên đại sớm nhất, được dựng năm 1484, đời Lê Thánh Tông, ghi lại lịch sử khoa thi năm 1442; bia tiến sĩ có niên đại muộn nhất, được dựng vào năm 1780, ghi về khoa thi năm 1779.

- Từ lâu, hệ thống bia đề danh tiến sĩ trong Khu di tích đã được coi là một trong những di sản văn hóa vô cùng giá trị của ông cha ta để lại. Giá trị ấy được thể hiện qua một số điểm sau:

Thứ nhất,đây là những tư liệu lịch sử xác thực, ghi lại kết quả các kỳ thi tiến sĩ từ năm 1442 đến năm 1779, thuộc thời Lê sơ, Mạc và Lê Trung hưng, (từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII). Mỗi tấm bia dựng cho một khoa thi. Những bài ký trên bia là nguồn sử liệu phong phú về một khoa thi. 82 bia này là nguồn sử liệu quí giá, phản ánh về lịch sử giáo dục Việt Nam trong suốt 300 năm.

Thứ hai, trên mỗi tấm bia đều có các bài văn thể hiện quan điểm đào tạo nhân tài của các triều đại phong kiến Việt Nam. Nhiều triết lý về dựng nước, giữ nước, bảo tồn văn hóa, phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài của các triều đại… đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị. Chẳng hạn, việc khẳng định: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp" được khắc trên bia đề danh tiến sĩ năm 1484 (ghi lại khoa thi năm 1442) đến nay vẫn được coi như một tư tưởng lớn về việc đánh giá và sử dụng nhân tài của đất nước.

Thứ ba, bia đề danh tiến sĩ là nguồn sử liệu quí giá, giúp cho việc nghiên cứu  về tiểu sử, hành trang của nhiều danh nhân Việt Nam, như Nguyễn Trãi - người được UNESCO công nhận là Danh nhân Văn hóa thế giới, Lê Quí Đôn, Lương Thế Vinh.... Hơn nữa, trong số 1304 tiến sĩ được khắc tên trên 82 bia, có tới 225 vị từng đi sứ Trung Quốc, như Nguyễn Như Đổ, Lê Quý Đôn… Điều này đã thể hiện giá trị độc đáo và khẳng định ý nghĩa quốc tế của bia đề danh tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).

Thứ tư, chữ Hán khắc trên các bia, có niên đại rất cụ thể, phản ánh về thư pháp (cách viết chữ) của các thời liên quan. Vì vậy, có thể coi đây là căn cứ quan trọng để nhận diện tiến trình phát triển thư pháp chữ Hán của người Việt từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII.

Thứ năm, về giá trị nghệ thuật, mỗi tấm bia là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, do các nghệ nhân hàng đầu tạo tác. Do đó, 82 tấm bia là 82 phong cách nghệ thuật khác nhau, phản ánh cụ thể và sinh động nghệ thuật tạo tác bia đá của tiền nhân.

- 82 bia đá tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) là những tấm bia đề danh tiến sĩ duy nhất trên thế giới có bài ký (văn bia) không chỉ lưu danh những tiến sĩ đã thi đỗ trong các kỳ thi trải dài suốt gần 300 năm (từ 1442 đến 1779), mà còn ghi lại triết lý của các triều đại về vấn đề giáo dục và đào tạo, sử dụng nhân tài, do đó có tác động to lớn đối với xã hội đương thời và hậu thế. Ngoài ý nghĩa văn hóa, giáo dục, mỗi tấm bia tiến sĩ còn mang theo những thông tin về các khoa thi Hội, như tên các quan trông coi thi, chấm thi, ngày thi, ngày yết bảng xướng danh những người thi đỗ...

- Qua phong cách nghệ thuật và nội dung phản ánh, về cơ bản, có thể chia 82 bia này thành 3 loại: 

+ Loại I gồm 14 bia dựng từ năm 1484 đến năm 1536

+ Loại II gồm 25 bia dựng vào năm 1653

+ Loại III gồm 43 bia dựng từ năm 1717 đến năm 1780. 

Trong số trong số 82 bia này, các nhà mỹ thuật đánh giá bia loại II là những hiện vật quý giá nhất về mặt nghệ thuật trang trí (đề tài trang trí trên trán và diềm bia phong phú và tinh tế, đường nét chạm đục hoa văn, linh thú, mây trời đều rất sinh động, tươi vui, hóm hỉnh. Rùa đế của bia loại II được tạc đơn sơ nhưng khỏe mạnh, mang cái đẹp của những phác thảo, tượng trưng và gợi cảm...)

- Với những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mỹ đặc sắc, Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO  đã ghi danh 82 bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê sơ - Mạc - Lê Trung Hưng tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào Danh mục Ký ức thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Bia đề danh tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội)

10 tháng 12 2022

Tham khảo : 

- Để bảo tồn và phát huy giá trị của những thành tựu văn minh Đại Việt trong thời đại ngày nay, chúng ta cần:

+ Hiểu rõ tiến trình lịch sử của dân tộc và những thành tựu cơ bản mà cha ông để lại

+ Tuyên truyền, quảng bá các di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam đến người thân, bạn bè trong và ngoài nước

+ Thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc

+ Đấu tranh chống lại các hành động xâm phạm và làm tổn hại đến di sản văn hóa dân tộc. Ví dụ như: viết, vẽ bậy lên các di tích lịch sử…

11 tháng 12 2022

Để bảo tồn và phát huy những thành tựu của văn minh Đại Việt chúng ta cần:

+  nắm rõ tiến trình lịch sử của dân tộc và những thành tựu mà tổ tiên ta đã để lại. 

 Đưa ra các biện pháp bảo tồn những thành tựu của văn minh Đại Việt.

+ Tuyên truyền về văn minh Đại Việt đến người dân và khuyến khích mọi người bảo tồn, phát huy văn minh Đại Việt…

10 tháng 12 2022

Tham khảo :

- Em đồng tình với ý kiến cho rằng: “Văn minh Đại Việt phát triển rất phong phú, đa dạng và mang tính dân tộc sâu sắc”.

- Bởi vì:

+ Tính đa dạng và phong phú của văn minh Đại Việt được thể hiện qua các thành tựu trên nhiều lĩnh vực, như: chính trị, kinh tế; tín ngưỡng, tư tưởng – tôn giáo, chữ viết, văn học; khoa học – kĩ thuật và nghệ thuật

+ Tính dân tộc của văn minh Đại Việt được thể hiện ở việc: văn minh Đại Việt có sự kế thừa, phát triển ở trình độ cao hơn các thành tựu của nền văn minh Việt cổ; tiếp thu có chọn lọc và cải biến các thành tựu văn hóa bên ngoài cho phù hợp với vh dân tộc...

10 tháng 12 2022

Tham khảo : 

-  Một số dẫn chứng chứng minh: Văn minh Đại Việt là sự kế thừa, phát triển các thành tựu của nền văn minh Việt cổ

+ Tín ngưỡng thờ thần Đồng Cổ (thần Trống đồng) được đưa vào cung đình từ thời Lý, được triều đình bảo trì và phát triển.

+ Các tín ngưỡng có từ thời Văn minh Văn Lang – Âu lạc như: sùng bái các vị thần tự nhiên; thờ cúng anh hùng dân tộc hoặc những người có công với cộng đồng, làng xã…. vẫn tiếp tục được duy trì và ngày càng phổ biến rộng rãi trong nhân dân

+ Nghề nông trồng lúa nước tiếp tục phát triển

+ Tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm được duy trì qua các thời kì lịch sử.

- Một số dẫn chứng chứng minh: Văn minh Đại Việt tiếp thu có chọn lọc ảnh hưởng từ bên ngoài

+ Học hỏi thiết chế chính trị của Trung Hoa, song cũng có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của Đại Việt

+ Tiếp thu chữ Hán của Trung Quốc; trên cơ sở chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm

+ Tiếp thu Phật giáo; vua Trần Nhân Tông sáng lập la Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.