K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 2 2023

- Sông Nin dài khoảng 6650 km, chảy từ Trung Phi đến Bắc Phi, trong đó có phần chảy qua lãnh thổ Ai Cập cổ đại.

Hằng năm, nước dâng lên đem theo lượng phù sa màu mỡ bồi đắp cho đồng bằng dọc hai bên bờ sông, tạo điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp. Mặt khác, sông Nin cũng là tuyến giao thông huyết mạch kết nối giữa các vùng ở Ai Cập. Vì vậy, nhà sử học Hê-rô-đốt nhận định: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”.

5 tháng 2 2023

(*) Giới thiệu về: Kim Tự tháp Kê-ốp

- Kim tự tháp Kê-ốp là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại, còn được gọi là Kim tự tháp Gi-za hay Ku-phu. Kim tự tháp được xây dựng vào khoảng thời gian từ năm 2580 - 2560 TCN. Khi mới hoàn thành, công trình này có chiều cao 149,6m.

- Theo ước tính, kim tự tháp Kê-ốp được xây từ 2,3 triệu khối đá với tổng trọng lượng lên tới 5,9 triệu tấn. Dựa trên các tài liệu cổ và dựa trên ước tính khoa học cho biết, để có thể hoàn thành kim tự tháp này, số lượng nhân công dao động từ khoảng vài chục nghìn cho đến cả trăm nghìn người làm việc liên tục. Và theo ước tính, phải mất khoảng 20 năm để xây dựng xong một kim tự tháp. Điều này đồng nghĩa với việc có rất nhiều những kim tự tháp tại Ai Cập được xây dựng cùng một thời điểm để tiết kiệm thời gian.

- Các nhà nghiên cứu khám phá về kim tự tháp Ai Cập cũng đã chỉ ra rằng kim tự tháp Kê-ốp và nhiều kim tự tháp khác đã được xây dựng trong thời gian “rực rỡ” nhất của nền văn minh Ai Cập thời cổ đại. Đây cũng được đánh giá là cấu trúc nhân tạo tráng lệ nhất trong lịch sử loài người và tồn tại bền vững cho đến hơn 4000 năm sau.

- Kim tự tháp Kê-ốp nói riêng và các kim tháp khác tại Ai Cập nói chung được xây dựng từ các khối đá thiên nhiên nguyên khối, hoàn toàn không sử dụng các vật liệu liên kết như cách chúng ta dùng xi măng trong công nghệ xây dựng hiện đại. Các khối đá khổng lồ có khi nặng hàng chục tấn được đẽo gọt và ghép lại với nhau vô cùng vững chắc, hoàn hảo, trường tồn với thời gian và được liên kết với nhau hoàn toàn dựa trên trọng lượng của chúng. Loại đá này không phải được lấy ngay ở gần kim tự tháp mà một số trường hợp, phải được vận chuyển từ những địa điểm cách xa nơi xây dựng hàng trăm thậm chí hàng ngàn km. Và cách mà những người Ai Cập cổ đại vận chuyển những tảng đá nặng hàng tấn này vào những vị trí chính xác để hoàn thành kim tự tháp hiện còn là điều bí ẩn.

- Bên cạnh Kim tự tháp là bức tượng Nhân sư huyền bí, tượng trưng cho trí tuệ và sức mạnh quyền lực của các Pha-ra-ông. Hình ảnh Kim tự tháp và tượng Nhân sư trở thành biểu tượng cho văn minh Ai Cập tồn tại mãi với thời gian. Cho đến ngày nay, Kim tự tháp Kê-ốp là một trong những công trình cổ nhất và duy nhất còn tồn tại trong số Bảy kỳ quan thế giới cổ đại.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

5 tháng 2 2023

Chữ viết là một trong những thành tựu tiêu biểu và sớm nhất của văn minh nhân loại vì:

+ Chữ viết phản ánh trình độ tư duy cao của con người.

+ Nhờ có chữ viết, việc ghi chép lại tri thức, thành tựu văn hóa trở nên dễ dàng hơn, từ đó, thế hệ sau có thể hiểu hơn về lịch sử và văn hóa của nhân loại.

+ Chữ viết đã đặt nền tảng cho sự phát triển chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa - nghệ thuật của văn minh nhân loại.

5 tháng 2 2023

- Khoảng 3200 - năm 30 TCN: Văn minh Ai Cập cổ đại.

- Giữa thiên niên kỉ III TCN - năm 1857: Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại.

- Khoảng thế kỉ XXI TCN - năm 1911: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại.

- Khoảng cuối thiên niên kỉ III - năm 476: Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại.

- Thế kỉ XV - XVII: Văn minh Tây Âu thời Phục hưng.

5 tháng 2 2023

5 tháng 2 2023

Văn minh là trạng thái tiến hoá, phát triển cao của nền văn hoá và đối lập với nó là dã man, nguyên thuỷ.

5 tháng 2 2023

(*) Giới thiệu về: Thành nhà Hồ (Thanh Hóa)

- Thông tin tham khảo về Thành Nhà Hồ ở Thanh Hóa:

Thành Nhà Hồ - tên thường gọi của tòa thành bằng đá độc đáo còn khá nguyên vẹn giữa vùng đồng bằng lưu vực sông Mã và sông Bưởi, thuộc địa phận các thôn Tây Giai, Xuân Giai (xã Vĩnh Tiến), Đông Môn (xã Vĩnh Long), huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Thành còn có các tên gọi khác như: An Tôn, Tây Đô, thành Phủ Thanh Hoá, Tây Kinh, Thạch Thành, Tây Giai.

Thành Nhà Hồ là hiện tượng có tính đột khởi về kỹ thuật khai thác, chế tác và xây dựng một đại công trình với nguyên liệu cơ bản là các tảng đá lớn. Không phải công trình duy nhất trong nước và khu vực có lối kiến trúc bằng đá, nhưng Thành Nhà Hồ vẫn là minh chứng “vô tiền khoáng hậu” về kỹ thuật xây dựng khác biệt, độc đáo.

Theo sử liệu, năm 1397, trước nguy cơ đất nước bị giặc Minh từ phương Bắc xâm lăng, Hồ Quý Ly đã chọn đất An Tôn (nay là Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) để xây dựng kinh thành nhằm chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến lâu dài.

Với tư cách là kinh đô của nhà nước Đại Việt cuối Trần đầu Hồ, Tây Đô được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản về địa thế, phong thủy, tiền án hậu chẩm đều có hình sông thế núi bao bọc. Thành tọa lạc ở vị trí giáp ranh đồng bằng và miền núi, cảnh quan đẹp, sông núi hài hòa, địa hình đa dạng tạo lợi thế về quân sự. Phía Bắc có núi Thổ Tượng, phía Tây có núi Ngưu Ngọa, phía Đông có núi Hắc Khuyển, phía Nam còn là nơi hội tụ của sông Mã chảy từ phía Tây về và sông Bưởi chảy tới. Thành Nhà Hồ được kết cấu gồm 3 phần: La thành, Hào thành và Hoàng thành.

Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá vôi màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau mà không cần chất kết dính. Các phiến đá dài trung bình 1,5m, có tấm dài tới 6m, trọng lượng ước nặng 24 tấn. Tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20.000m3 và gần 100.000m3 đất được đào đắp công phu.

Cũng theo sử sách trong thành còn rất nhiều công trình được xây dựng, như Điện Hoàng Nguyên, cung Diên Thọ (chỗ ở của Hồ Quý Ly), Đông cung, tây Thái Miếu, đông Thái miếu, núi Thọ Kỳ, Dục Tượng… rất nguy nga, chẳng khác gì kinh đô Thăng Long.

- Đoạn băng ghi hình về thành nhà Hồ:

+ Tiêu đề: Thành nhà Hồ: Những câu chuyện linh thiêng bí ẩn

+ Đường link video tham khảo: 

https://www.youtube.com/watch?v=dc_Q9ZhHgH4&ab_channel=%C4%90%C3%A0iPTTHThanhHo%C3%A1

5 tháng 2 2023

- Để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và di sản thiên nhiên, ngành du lịch cần phải:

+ Trích một phần doanh thu từ du lịch để dùng vào việc tái đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, tôn vinh, phục dựng và quản lý di tích, di sản.

+ Cung cấp thông tin của ngành để Sử học nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững.

+ Quảng bá hình ảnh của các di tích, di sản đến du khách trong nước và quốc tế.

+ Nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

5 tháng 2 2023

- Lịch sử văn minh thế giới (tác giả: Vũ Dương Ninh).

- Lịch sử văn minh Ả rập (tác giả: Nguyễn Hiến Lê).

- Lịch sử văn minh Ấn Độ (tác giả: Nguyễn Hiến Lê).

- Lịch sử văn minh Trung Hoa (tác giả: Nguyễn Hiến Lê)

- Di tích lịch sử và di sản văn hóa Việt Nam (tác giả: Thùy Linh - Việt Trinh).

- Di sản văn hóa Việt Nam dưới góc nhìn lịch sử (tác giả: Phan Huy Lê)

5 tháng 2 2023

Du lịch có tầm quan trọng to lớn đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa:

- Du lịch vừa là sự tham quan, tìm hiểu về các di tích lịch sử, di sản văn hóa đồng thời là sự tương tác, trải nghiệm lý thú để hiểu rõ giá trị di sản, di tích ấy. 

- Thông qua các hoạt động du lịch mà việc bảo tồn, phát huy những giá trị di tích lịch sử - văn hóa địa phương được đẩy mạnh và phát triển mạnh mẽ. 

- Du lịch là hình thức hiệu quả để quảng bá hình ảnh, nét đẹp của các di tích lịch sử - văn hóa. Đồng thời, tạo ra các nguồn thu nhập nhất định để tiếp tục chu kì hoạt động bảo tồn, trùng tu và phát triển các giá trị di sản văn hóa, di tích lịch sử,…