K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 3
 

Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

 
Giới hạnPhía tây tây nam của miền dọc theo hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ.Từ hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam của đồng bằng Bắc Bộ tới dãy núi Bạch Mã.Phía nam dãy núi Bạch Mã (khoảng vĩ độ 16°B) trở vào nam là miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. 
Địa hình

Chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng, cao ở tây bắc thấp dần về phía đông nam.

 + Ở vùng đồi núi, các dãy núi chủ yếu có hướng vòng cung, mở ra về phía bắc và phía đông.  

+ Địa hình cac-xtơ có diện tích lớn và rất độc đáo.  

+ Đối lập với các vùng đồi núi là vùng đồng bằng Bắc Bộ với địa hình thấp, khá bằng phẳng, ở các vùng cửa sông độ cao trung bình là 1-2 m.  

+ Phía đông nam là vùng vịnh biển nông, thêm lục địa mở rộng, có nhiều vịnh biển, đảo ven bờ và quần đảo.

 - Đây là miền có địa hình cao nhất cả nước với nhiều định núi cao trên 2.000 m.  

+ Khu vực Tây Bắc có dãy Hoàng Liên Sơn kéo dài theo hướng tây bắc đông nam, giáp biên giới Việt – Lào là các dãy núi trung bình với độ cao khoảng 1800 m; trung tâm là các dãy núi, cao nguyên đá vôi xen kẽ những bồn địa, lòng chảo.  

+ Ở Bắc Trung Bộ, vùng núi Trường Sơn Bắc có các dây núi chạy song song và so le nhau theo hướng tây bắc đông nam và mở rộng về phía biển, dải đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều đồi núi sót, có nhiều cồn cát, đầm phá. Khu vực ven biển có kiểu địa hình bồi tụ – mài mòn.  

+ Thềm lục địa càng vào nam càng thu hẹp. Vùng biển có một số đảo như: Cồn Cỏ, hòn Mê, hòn Ngư,...

 - Địa hình của miền này bao gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc môn, các cao nguyên ba-dan, đồng bằng châu thổ sông ở Nam Bộ và các đồng bằng nhỏ, hẹp ven biển Nam Trung Bộ.  

- Vùng biển, đảo rộng lớn, có nhiều vịnh biển kín như: Quy Nhơn, Vân Phong. Cam Ranh.... nhiều đảo và quần đảo thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế biển.

 
Khí hậu

 - Có nền nhiệt độ thấp hơn so với hai miền còn lại.  

- Mùa đông lạnh nhất và kéo dài nhất cả nước do ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc kết hợp với yếu tố địa hình; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

So với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ trung bình thảng 1 cao hơn, mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn (riêng vùng núi cao Tây Bắc có khí hậu lạnh, nhiệt độ trung bình năm dưới 15 °C).

 + Chế độ mưa có sự phân mùa rõ rệt. Mùa mưa khác nhau giữa các khu vực, ở Tây Bắc có mưa nhiều vào mùa hạ, còn ở Bắc Trung Bộ mưa nhiều vào thu – đông.

Khí hậu của miền mang tính chất cận xích đạo gió mùa, thể hiện ở nền nhiệt độ cao, biên độ nhiệt độ năm nhỏ và khí hậu có hai mùa mưa, khô rõ rệt. Khí hậu có sự tương phản giữa sườn Đông và sườn Tây của dãy Trường Sơn Nam. 
Sông ngòi

 - Mạng lưới sông ngòi có mật độ khá lớn với hai hướng chính là vòng cung và tây bắc – đông nam, phù hợp với hướng của các dãy núi lớn.  

- Chế độ dòng chảy phân mùa rõ rệt, phù hợp với chế độ mưa.

 - Mạng lưới sông ngòi có hướng tây bắc – đông nam, một số sông ở Bắc Trung Bộ có hướng tây – đông.  

- Đặc điểm chế độ nước sông của miền phản ảnh chế độ mưa và khác nhau giữa các khu vực, mùa lũ chậm dần từ Tây Bắc xuống Bắc Trung Bộ. Sông ngòi Bắc Trung Bộ có lũ tiểu mãn vào tháng 5, tháng 6.

Mạng lưới sông ngòi của miền khá dày đặc, nhất là ở đồng bằng Nam Bộ. Chế độ dòng chảy phân mùa sâu sắc, phù hợp với sự phân hoá địa hình và chế độ mưa.

 

 

 
Cảnh quan

 - tiêu biểu là rừng nhiệt đới gió mùa.  - Sự khác biệt về mùa nóng, mùa lạnh làm thay đổi cảnh sắc thiên nhiên.  

- Thành phần loài sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế. Ở vùng núi cao trên 600 m đã xuất hiện đai rừng cận nhiệt đới trên núi với nhiều loài sinh vật cận nhiệt và ôn đới.

Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là rừng nhiệt đới gió mùa.

 + Ngoài thành phần loài sinh vật nhiệt đới, còn có các loài thực vật phương Nam.  

+ Ở vùng núi cao phổ biến các loài sinh vật cận nhiệt và ôn đới.

 

 - Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là rừng cận xích đạo gió mùa, phổ biến là các loài nhiệt đới, xích đạo. Trong rừng xuất hiện các loài cây chịu hạn, rụng lá theo mùa.  

- Ven biển có hệ sinh thái rừng ngập mặn với diện tích và tính da dạng sinh học lớn nhất cả nước.

 
Khoáng sảnCó nhiều loại khoáng sản nhưng thường có trữ lượng nhỏ. Các khoáng sản chủ yếu là: than, sắt, thiếc, von-phram, chỉ, kẽm, vật liệu xây dựng.... Vùng thểm lục địa phía đông nam còn có dầu khí ở bể trầm tích Sông Hồng.Các khoáng sản chủ yếu là: sắt, crôm, ti-tan, thiếc, a-pa-tit, đá vôi.....Trong miền có một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn là dầu mỏ, khí tự nhiên ở thềm lục địa, bô-xít ở Tây Nguyên

Đề thi đánh giá năng lực

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 3

- Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

- Sự phân hoá của tự nhiên đã tạo cho các vùng, miền của nước ta có thể mạnh khác nhau. Đây là một trong những cơ sở để phân vùng kinh tế,

- Phân hoá tự nhiên cũng tạo ra sự phân hoá lãnh thổ sản xuất của các ngành kinh tế mới cùng những sản phẩm đặc trưng.

- Sự phân hoá của tự nhiên cũng tạo ra sự phân hoá về phân bố dân cư ở các vùng lãnh thổ.

- Tuy nhiên, sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên sẽ gây khó khăn cho việc sản xuất quy mô lớn ở các vùng. Ngoài ra, mỗi vùng lại có thiên tai khác nhau gây tác hại rất lớn đến việc phát triển các ngành kinh tế và đời sống người dân, đòi hỏi trong phát triển kinh tế - xã hội phải có kế hoạch để khắc phục nhịp điệu mùa của khí hậu và thiên nhiên nước ta.

22 tháng 3

(*) Thuận lợi:

- Vị trí địa lý:

+ Nằm ở trung tâm cả nước, giao thông thuận lợi.
+ Tiếp giáp với nhiều vùng kinh tế năng động.
+ Có thủ đô Hà Nội - trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn nhất cả nước.
- Dân số:

+ Đông dân, trình độ dân trí cao.
+ Nguồn lao động dồi dào, chất lượng.
- Nền kinh tế:

+ Phát triển mạnh mẽ, đa dạng.
+ Thị trường tiêu thụ lớn.
- Hạ tầng:

+ Phát triển, hiện đại.
+ Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, năng lượng,...

(*) Khó khăn:

- Diện tích đất công nghiệp:

+ Hạn hẹp.
+ Giá đất cao.
- Môi trường: ô nhiễm do hoạt động công nghiệp.
- Cạnh tranh gay gắt: Do sự gia nhập của các nước trong khu vực và thế giới.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 3

Phía nam dãy núi Bạch Mã (khoảng vĩ độ 16°B) trở vào nam là miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

- Địa hình của miền này bao gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc môn, các cao nguyên ba-dan, đồng bằng châu thổ sông ở Nam Bộ và các đồng bằng nhỏ, hẹp ven biển Nam Trung Bộ.

- Vùng biển, đảo rộng lớn, có nhiều vịnh biển kín như: Quy Nhơn, Vân Phong. Cam Ranh.... nhiều đảo và quần đảo thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế biển.

- Khí hậu của miền mang tính chất cận xích đạo gió mùa, thể hiện ở nền nhiệt độ cao, biên độ nhiệt độ năm nhỏ và khí hậu có hai mùa mưa, khô rõ rệt. Khí hậu có sự tương phản giữa sườn Đông và sườn Tây của dãy Trường Sơn Nam.

- Mạng lưới sông ngòi của miền khá dày đặc, nhất là ở đồng bằng Nam Bộ. Chế độ dòng chảy phân mùa sâu sắc, phù hợp với sự phân hoá địa hình và chế độ mưa.

- Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là rừng cận xích đạo gió mùa, phổ biến là các loài nhiệt đới, xích đạo. Trong rừng xuất hiện các loài cây chịu hạn, rụng lá theo mùa.

- Ven biển có hệ sinh thái rừng ngập mặn với diện tích và tính da dạng sinh học lớn nhất cả nước.

- Trong miền có một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn là dầu mỏ, khí tự nhiên ở thềm lục địa, bô-xít ở Tây Nguyên

22 tháng 3

(*) Thế mạnh:

- Dân số:

+ Đông dân (khoảng 22 triệu người), trình độ dân trí cao.
+ Nguồn lao động dồi dào, chất lượng.
+ Thị trường tiêu thụ lớn.
- Nền kinh tế:

+ Phát triển mạnh mẽ, đa dạng.
+ GDP cao nhất cả nước (chiếm 18% GDP cả nước).
+ Nền công nghiệp phát triển với nhiều ngành công nghiệp quan trọng như: Chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may, hóa chất, cơ khí, điện tử.
+ Nền nông nghiệp phát triển với năng suất cao.
+ Ngành dịch vụ phát triển đa dạng.
- Hạ tầng:

+ Phát triển, hiện đại.
+ Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, năng lượng,...
- Vị trí địa lý:

+ Nằm ở trung tâm cả nước, giao thông thuận lợi.
+ Tiếp giáp với nhiều vùng kinh tế năng động.
+ Có thủ đô Hà Nội - trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn nhất cả nước.
(*) Hạn chế:

- Diện tích đất nông nghiệp:

+ Thu hẹp do quá trình đô thị hóa.
+ Áp lực dân số cao.
- Môi trường: Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp, nông nghiệp.
- Cạnh tranh gay gắt: Do sự gia nhập của các nước trong khu vực và thế giới.

22 tháng 3

(*) Thế mạnh:

- Khí hậu:

+ Nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm.
+ Mưa nhiều, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Đất đai: Đất phù sa sông Hồng màu mỡ, thích hợp cho trồng lúa và nhiều loại cây trồng khác.
- Sông ngòi: Mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho giao thông vận tải, tưới tiêu và phát triển thủy sản.
- Biển: Bờ biển dài, nhiều cửa sông, thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản và du lịch biển.
- Tài nguyên khoáng sản: Có một số khoáng sản như: than bùn, đá vôi, cát,...
(*) Hạn chế:

- Thiên tai: Bão, lốc xoáy, sương muối,...
- Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa.
- Tài nguyên khoáng sản: Hạn chế, trữ lượng không lớn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 3

- Giới hạn của miền là từ hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam của đồng bằng Bắc Bộ tới dãy núi Bạch Mã.

- Về địa hình, đây là miền có địa hình cao nhất cả nước với nhiều định núi cao trên 2.000 m.

+ Khu vực Tây Bắc có dãy Hoàng Liên Sơn kéo dài theo hướng tây bắc đông nam, giáp biên giới Việt – Lào là các dãy núi trung bình với độ cao khoảng 1800 m; trung tâm là các dãy núi, cao nguyên đá vôi xen kẽ những bồn địa, lòng chảo.

+ Ở Bắc Trung Bộ, vùng núi Trường Sơn Bắc có các dây núi chạy song song và so le nhau theo hướng tây bắc đông nam và mở rộng về phía biển, dải đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều đồi núi sót, có nhiều cồn cát, đầm phá. Khu vực ven biển có kiểu địa hình bồi tụ – mài mòn.

+ Thềm lục địa càng vào nam càng thu hẹp. Vùng biển có một số đảo như: Cồn Cỏ, hòn Mê, hòn Ngư,...

- Về khí hậu, so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ trung bình thảng 1 cao hơn, mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn (riêng vùng núi cao Tây Bắc có khí hậu lạnh, nhiệt độ trung bình năm dưới 15 °C).

+ Chế độ mưa có sự phân mùa rõ rệt. Mùa mưa khác nhau giữa các khu vực, ở Tây Bắc có mưa nhiều vào mùa hạ, còn ở Bắc Trung Bộ mưa nhiều vào thu – đông.

- Mạng lưới sông ngòi có hướng tây bắc – đông nam, một số sông ở Bắc Trung Bộ có hướng tây – đông.

- Đặc điểm chế độ nước sông của miền phản ảnh chế độ mưa và khác nhau giữa các khu vực, mùa lũ chậm dần từ Tây Bắc xuống Bắc Trung Bộ. Sông ngòi Bắc Trung Bộ có lũ tiểu mãn vào tháng 5, tháng 6.

- Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là rừng nhiệt đới gió mùa.

+ Ngoài thành phần loài sinh vật nhiệt đới, còn có các loài thực vật phương Nam.

+ Ở vùng núi cao phổ biến các loài sinh vật cận nhiệt và ôn đới.

- Các khoáng sản chủ yếu là: sắt, crôm, ti-tan, thiếc, a-pa-tit, đá vôi.....

22 tháng 3

Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Đồng bằng sông Hồng:
(*) Vị trí địa lí:

- Nằm ở trung tâm Bắc Bộ, bao gồm 10 tỉnh, thành phố:
+ Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh.
- Tiếp giáp với:
+ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ở phía Bắc và Tây Bắc.
+ Vùng Bắc Trung Bộ ở phía Nam.
+ Vịnh Bắc Bộ ở phía Đông.
- Nằm trên giao điểm của các tuyến đường giao thông quan trọng:
+ Quốc lộ 1A, 5A, 10,...
+ Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai,...
+ Sông Hồng, sông Thái Bình,...
(*) Phạm vi lãnh thổ:

- Diện tích: 15.000 km².
- Địa hình:
+ Đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng.
+ Có một số dải đồi thấp ở rìa phía Bắc và Tây Bắc.
=> Vị trí địa lí thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội:
- Giao thông vận tải thuận tiện.
- Trao đổi kinh tế với các vùng khác trong nước và quốc tế.
- Trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật của cả nước.

Đặc điểm dân số:

- Dân số đông, trình độ dân trí cao.
- Nguồn lao động dồi dào, chất lượng.
- Thị trường tiêu thụ lớn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 3

- Ranh giới phía tây tây nam của miền dọc theo hữu ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ.

- Địa hình của miền chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng, cao ở tây bắc thấp dần về phía đông nam.

+ Ở vùng đồi núi, các dãy núi chủ yếu có hướng vòng cung, mở ra về phía bắc và phía đông.

+ Địa hình cac-xtơ có diện tích lớn và rất độc đáo.

+ Đối lập với các vùng đồi núi là vùng đồng bằng Bắc Bộ với địa hình thấp, khá bằng phẳng, ở các vùng cửa sông độ cao trung bình là 1-2 m.

+ Phía đông nam là vùng vịnh biển nông, thêm lục địa mở rộng, có nhiều vịnh biển, đảo ven bờ và quần đảo.

+ Ở Quảng Ninh có kiểu địa hình bờ biển mài mòn – bồi tụ, khu vực cửa sông Hồng có kiểu địa hình bồi tụ.

- Về khí hậu, đây là miền có nền nhiệt độ thấp hơn so với hai miền còn lại. Mùa đông lạnh nhất và kéo dài nhất cả nước do ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc kết hợp với yếu tố địa hình; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

- Mạng lưới sông ngòi của miền có mật độ khá lớn với hai hướng chính là vòng cung và tây bắc – đông nam, phù hợp với hướng của các dãy núi lớn. Chế độ dòng chảy phân mùa rõ rệt, phù hợp với chế độ mưa.

- Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là rừng nhiệt đới gió mùa. Sự khác biệt về mùa nóng, mùa lạnh làm thay đổi cảnh sắc thiên nhiên. Thành phần loài sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế. Ở vùng núi cao trên 600 m đã xuất hiện đai rừng cận nhiệt đới trên núi với nhiều loài sinh vật cận nhiệt và ôn đới.

- Trong miền có nhiều loại khoáng sản nhưng thường có trữ lượng nhỏ. Các khoáng sản chủ yếu là: than, sắt, thiếc, von-phram, chỉ, kẽm, vật liệu xây dựng.... Vùng thểm lục địa phía đông nam còn có dầu khí ở bể trầm tích Sông Hồng.

22 tháng 3

Thế mạnh và hạn chế:
(*) Thế mạnh

- Vị trí địa lí:

+ Nằm ở trung tâm cả nước, giao thông thuận lợi.
+ Tiếp giáp với nhiều vùng kinh tế năng động.
+ Có thủ đô Hà Nội - trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn nhất cả nước.
- Dân số:

+ đông dân, trình độ dân trí cao.
+ Nguồn lao động dồi dào, chất lượng.
+ Thị trường tiêu thụ lớn.
- Nền kinh tế:

+ phát triển mạnh mẽ, đa dạng.
+ GDP cao nhất cả nước (chiếm 18% GDP cả nước).
+ Nền công nghiệp phát triển với nhiều ngành công nghiệp quan trọng như: Chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may, hóa chất, cơ khí, điện tử.
+ Nền nông nghiệp phát triển với năng suất cao.
+ Ngành dịch vụ phát triển đa dạng.
- Hạ tầng:

+ Phát triển, hiện đại.
+ Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, năng lượng,...
(*) Hạn chế:

- Diện tích đất nông nghiệp:

+ Thu hẹp do quá trình đô thị hóa.
+ Áp lực dân số cao.
- Môi trường: ô nhiễm do hoạt động công nghiệp, nông nghiệp.
- Cạnh tranh gay gắt: Do sự gia nhập của các nước trong khu vực và thế giới.
Vấn đề phát triển công nghiệp, dịch vụ của vùng:
(*) Công nghiệp:

- Ưu tiên phát triển:

+ Công nghiệp công nghệ cao, sử dụng ít tài nguyên, ít lao động, ít ô nhiễm môi trường.
+ Các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may,...
- Giải pháp:

+ Kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước.
+ Nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động.
+ Bảo vệ môi trường.
(*) Dịch vụ:

- Ưu tiên phát triển: Du lịch, tài chính - ngân hàng, thương mại, giáo dục - đào tạo, y tế,...
- Giải pháp:

+ Nâng cao chất lượng dịch vụ.
+ Phát triển hạ tầng du lịch.
+ Đào tạo nguồn nhân lực.