(4.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:
Nghịch cảnh giúp ta thành công
Một người có nghị lực có thể đổi rủi thành may, chuyển hoạ thành phúc. Tôi không bàn đến lẽ thất bại là mẹ thành công.
Bạn nào cũng đã biết Edison phải nếm mùi thất bại cả ngàn lần rồi mới chế tạo được ra bóng đèn điện và ông cho những thất bại ấy là những thành công nho nhỏ vì mỗi thất bại ấy là những kinh nghiệm để tiến gần tới mục đích. Ở đây, tôi chỉ xin tiếp tục xét đến sự rủi ro. Những rủi ro lớn và lâu ta gọi là nghịch cảnh; mà nghịch cảnh thường giữ một chức vụ quan trọng trong sự thành công. Bệnh tật liên miên là một nghịch cảnh phải không bạn?
Nhưng nếu Voltaire không đau vặt, về già phải nằm trên giường quanh năm thì chắc gì ông đã sáng tác được nhiều như vậy? Marcel Proust, nếu không mắc bệnh thần kinh, sợ tiếng động đến nỗi suốt đời tự giam mình trong một phòng kín mịt, cách thanh, thì ông có được cô tịch để suy nghĩ về tâm lý và viết được tác phẩm độc đáo bất hủ, tức cuốn “Đi tìm thời gian đã mất” không?
Ông Ben Fortson bị tai nạn xe hơi, cụt cả hai chân, mà không cho như vậy là nghịch cảnh, còn mừng là diễm phúc vì nằm liệt một chỗ, ông đọc được rất nhiều sách về chính trị, kinh tế, xã hội, thành một nhà bác học có tài hùng biện rồi được bầu làm thống đốc một tiểu bang ở Mỹ.
Nếu không bị loà chưa chắc Milton đã thành một thi hào của muôn thuở và nhạc sĩ Beethoven nếu không bị điếc thì tài nghệ của ông chắc gì đã tới mức tuyệt đích?
Charles Darwin nhờ tàn tật mà lập nên sự nghiệp. Ông nói: “Nếu thân tôi không là cái xác vô dụng, chưa chắc tôi đã có đủ sức mạnh tinh thần để biểu minh lý thuyết của tôi”.
Bà Hellen Keller hồi hai tuổi, bị bệnh nặng, hoá đui, điếc và câm, lớn lên lại nghèo tới nỗi có hồi phải ngủ trong một nhà xác. Vậy mà bà thắng được nghịch cảnh, học rộng, viết bảy cuốn sách, đi diễn thuyết khắp châu Mỹ và châu Âu, được Mark Twain cho là một người lạ lùng nhất, ngang hàng với Nã Phá Luân ở thế kỷ 19.
Nhiều bạn trẻ thường phàn nàn với tôi vì cảnh nhà nghèo túng, hoặc không được lâu và làm ăn cũng không được. Nghèo túng là một nghịch cảnh thật, nhưng biết lợi dụng nó thì nó lại là một tay sai đắc lực giúp ta thành công. Chính vì nghèo khổ, người ta mới ham tự học, thấy cần phải tự học, J.J.Rousseau trên mười tuổi đã phải đi lang thang khắp nơi, làm đủ các nghề để kiếm ăn, nhờ có chí, biết tự học trong lúc rảnh mà nổi danh là một triết gia, ảnh hưởng lớn đến thế giới. Một người hỏi ông: “Ông học tại những trường nào mà giỏi như vậy?”. Ông đáp: “Học trong trường nghịch cảnh”. […]
Trên đường doanh nghiệp cảnh nghèo thường kích thích hoạt động chứ không phải luôn luôn là một trở ngại. Hầu hết những ông vua thép, vua báo, vua dầu lửa, vua xe hơi ở Âu - Mỹ đều xuất thân hàn vi hơn bạn và tôi. Họ đã phải bán báo, đánh giày, lượm rác, làm bồi phòng, … chỉ nhờ hai bàn tay trắng mà làm nên sự nghiệp. Cổ nhân đã nhận xét đúng: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”, vì hễ nghèo thì bị tủi nhục, bị hiếp đáp nên người ta quyết tâm thắng nó, tận lực cải thiện đời sống, đem cả tâm trí ra phấn đấu đến cùng, và sớm muộn gì người ta cũng thắng, cũng hoá giàu. Vả lại, có nghèo người ta mới dám mạo hiểm để làm lớn, không sợ thất bại, thắng thì được tất cả mà thua thì chẳng mất gì. Giàu có sinh nhút nhát, làm biếng; nên một người Pháp đã nói: “Những con ngựa mập không chạy được nhanh” và một nhà doanh nghiệp nọ phàn nàn với bạn như vầy: “Tôi biết thằng con tôi, nó có nhiều đức tính lắm, song nó có một cái bất lợi rất lớn là nó sinh trong một nhà giàu”. Russell H. Conwell trong bài “Hàng mẫu kim cương” nói: “Không có vốn là phước cho bạn đó. Thấy bạn không có vốn, tôi mừng lắm. Tôi thương hại con trai những phú gia. Những cậu Hai, cậu Ba đó ở thời này có một địa vị thực khó khăn. Họ đáng thương. Họ không biết nổi những cái quý nhất trong đời. Theo bảng thống kê ở Massachusetts, trong số 17 cậu con phú gia, không cậu nào khi chết mà giàu. Họ sinh trưởng trong cảnh giàu sang thì chết trong cảnh nghèo hèn”. Vậy bạn đừng phàn nàn không có vốn để làm ăn. Thiếu cái vốn tiền bạc thì bạn đã có cái vốn khác quý báu hơn nhiều, không ai ăn cướp được, đánh cắp được, tịch thâu được của bạn, một cái vốn mà sự phá giá của đồng tiền không hề ảnh hưởng mảy may gì tới cả, cái vốn đó là sự hiểu biết, những kinh nghiệm, sức làm việc, lòng kiên nhẫn, chí quyết thắng của bạn. Trời đã ban cho ta bộ óc, hai bàn tay và 24 giờ mỗi ngày thì ta không thể phàn nàn rằng thiếu tiền, thiếu vốn là một nghịch cảnh. Nghịch cảnh lớn nhất trong đời người có lẽ là sự tù đày. Nhưng biết bao vĩ nhân đã lập nên sự nghiệp bất hủ giữa bốn bức tường đá của nhà giam! Vua Văn Vương nhà Chu bị cùm nơi ngục Dữu Lý mà viết “Chu Dịch” - một cuốn triết lý cao siêu của phương Đông; Hàn Phi bị tù ở Tần mới soạn hai thiên “Thuyết nạn” và “Cô phẫn”; Tư Mã Thiên dùng những ngày sống thừa trong khám để viết bộ “Sử ký”, một tác phẩm bất hủ làm vẻ vang cho dân tộc Trung Hoa; Phan Bội Châu để lại tập “Ngục trung thư” (thư viết trong ngục); Huỳnh Thúc Kháng, Phan Văn Hùm tự học chữ Pháp hoặc chữ Hán trong khi bị đày ở Côn Đảo; Gandhi bảo “vào ngục vui như phòng hoa đêm tân hôn” và trong cái “phòng hoa” ấy, ông đã luyện nhân cách, suy nghĩ về phương pháp bất hợp tác để chống người Anh.
Không ai cầu nghịch cảnh, nhưng nghịch cảnh tới thì kẻ có chí khí mỉm cười ngâm câu thơ của Nguyễn Công Trứ: “Muốn đại thụ hãy ghìm cho lúng túng” và nghĩ như một triết gia Đức: “Người lý tưởng là người khi bị định mạng thử thách, không những đã tỏ ra xuất chúng mà còn luôn luôn thích đương đầu với trở lực”. Sinh trong một gia đình phú quý, được du học bên Tây, bên Mỹ, đậu bằng cấp kỹ sư, bác sĩ, về nước cưới được vợ giàu, mở xưởng máy hoặc phòng khám bệnh rồi mỗi ngày một giàu thêm, như vậy có vẻ vang gì đâu, ai ở trong địa vị đó mà chẳng thành công được như vậy? Phải thắng được nghịch cảnh, dựng nên sự nghiệp mới đáng khen chứ? Mà tâm hồn ta mới cao thượng lên, tài đức ta mới tiến lên chứ?
(Trích Rèn nghị lực để lập thân, Nguyễn Hiến Lê)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Xác định luận đề của văn bản.
Câu 3. Để làm sáng tỏ cho ý kiến: “nghịch cảnh thường giữ một chức vụ quan trọng trong sự thành công”, tác giả đã sử dụng những bằng chứng nào? Nhận xét về những bằng chứng ấy.
Câu 4. Mục đích và nội dung của văn bản trên là gì?
Câu 5. Nhận xét cách lập luận của tác giả trong văn bản.
Câu 1: Đoạn văn (khoảng 200 chữ) đưa ra những giải pháp giúp thế hệ trẻ hiện nay không chùn bước trước nghịch cảnh.
Nghịch cảnh là một phần tất yếu của cuộc sống, và thế hệ trẻ ngày nay cần được trang bị những kỹ năng và phẩm chất để vượt qua những khó khăn, thử thách. Để không chùn bước trước nghịch cảnh, các bạn trẻ cần:
Câu 2: Bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản "Những dòng sông quê hương" của Bùi Minh Trí.
Bài thơ "Những dòng sông quê hương" của Bùi Minh Trí là một khúc ca trữ tình sâu lắng, thể hiện tình yêu quê hương đất nước tha thiết qua hình ảnh những dòng sông. Bài thơ không chỉ gây ấn tượng bởi nội dung giàu cảm xúc mà còn bởi những nét đặc sắc về nghệ thuật.
Trước hết, tác giả đã sử dụng hình ảnh "những dòng sông quê hương" như một biểu tượng nghệ thuật độc đáo. Những dòng sông không chỉ là những thực thể địa lý mà còn là những chứng nhân lịch sử, mang trong mình những giá trị văn hóa và tinh thần của dân tộc. Hình ảnh dòng sông "muôn đời cuộn chảy" gợi lên sự trường tồn, vĩnh cửu của quê hương đất nước.
Bên cạnh đó, tác giả đã khéo léo sử dụng các biện pháp tu từ như ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ để tăng tính biểu cảm cho bài thơ. Dòng sông "mang nguồn sống phù sa đất bãi" là một ẩn dụ về sự nuôi dưỡng, bồi đắp của quê hương đối với con người. Hình ảnh "lòng sông mới hiểu nước mắt, mồ hôi, máu thấm ruộng đồng" là một sự nhân hóa, thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của dòng sông với những nỗi đau và mất mát của dân tộc. Điệp ngữ "những dòng sông" được lặp lại nhiều lần, nhấn mạnh vai trò quan trọng của dòng sông trong đời sống của người dân.
Không chỉ vậy, bài thơ còn có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố trữ tình và yếu tố lịch sử. Những câu thơ như "tiếng vọng ngàn xưa khao khát chờ mong..." hay "tiếng đoàn quân rầm rập trở về" đã tái hiện lại những trang sử hào hùng của dân tộc, khơi dậy lòng tự hào và tình yêu quê hương trong lòng người đọc.
Ngoài ra, bài thơ còn có nhạc điệu du dương, trầm lắng, phù hợp với cảm xúc hoài niệm và suy tư của tác giả. Nhịp điệu của bài thơ như một dòng chảy nhẹ nhàng, êm đềm, đưa người đọc vào một không gian trữ tình sâu lắng.
Tóm lại, bài thơ "Những dòng sông quê hương" của Bùi Minh Trí là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, thể hiện tình yêu quê hương đất nước sâu sắc và lòng tự hào dân tộc của tác giả. Những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ đã góp phần tạo nên sức lay động mạnh mẽ trong lòng người đọc.