K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 5 2017

Đáp án C

Việc Mĩ thực hiện kế hoạch Mácsan (1947) đã tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế - chính trị giữa Tây Âu và Đông Âu.

*Sự đối lập về chính trị:

- Nước Đức bị chia cắt thành hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau:

+ Tây Đức: Cộng hòa Liên bang Đức (9-1949) theo chế độ Tư bản chủ nghĩa.

+ Đông Đức: Công hòa Dân chủ Đức (10-1949) theo chế độ Xã hội chủ nghĩa

– Các nước Tây Âu và Đông Âu:

+ Khối nước Tây Âu: theo chế độ Tư bản chủ nghĩa, chịu ảnh hưởng của Mĩ.

+ Khối nước Đông Âu: theo chế độ Xã hội chủ nghĩa, liên minh chặt chẽ với Liên Xô.

*Sự đối lập về kinh tế:

– Khối nước Tây Âu: Mĩ viện trợ cho các nước Tây Âu (kế hoạch Mác san).

- Khối nước Đông Âu: Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV, 1-1949).

4 tháng 9 2019

Đáp án C
Mặc dù Chiến tranh lạnh vẫn tiếp diễn, nhưng từ đầu những năm 70 xu hướng hòa hoãn Đông - Tây đã xuất hiện với những cuộc gặp gỡ thương lượng Xô - Mĩ

30 tháng 10 2019

Đáp án D

Sự đối lập và mục tiêu và chiến lược phát triển của hai cường quốc là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đối đầu gay gắt giữa Liên Xô và Mĩ sau năm 1945. Cụ thể:

+ Liên Xô: chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.

+ Mỹ:

Chống phá Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, chống phong trào cách mạng, mưu đồ làm bá chủ thế giới. Lo ngại trước ảnh hưởng to lớn của Liên Xô và Đông Âu, sự thắng lợi của CHND Trung Quốc, CNXH đã trở thành hệ thống thế giới từ Động Âu sang Đông Á (sự lớn mạnh của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai)

18 tháng 7 2019

Đáp án B

- Sau năm 1945, Mĩ, Anh và sau đó là Pháp đã tiến hành riêng rẽ việc hợp nhất các khu vực chiếm đóng của mình, tháng 9-1949 lập ra Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức.

- Tháng 10-1949, được sự giúp đỡ của Liên Xô, các lực lượng dân chủ ở Đông Đức đã thành lập Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức.

=> Như thế, trên lãnh thổ nước Đức đã xuất hiện hai nhà nước với hai chế độ chính trị và con đường phát triển khác nhau.

=> Sự ra đời của hai nhà nước Đức đã khiến Đức đã trở thành tâm điểm của sự đối đầu giữa hai cực Xô-Mĩ và hai khối Đông-Tây ở châu Âu

5 tháng 12 2019

Đáp án A

- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) đều có sự xung đột trực tiếp giữa hai phe (các quôc gia tham chiến).

- Chiến tranh lạnh với các cuộc chiến tranh thế giới trước đây là diễn ra trên mọi lĩnh vực, ngoại trừ xung đột quân sự trực tiếp giữa Liên Xô và Mĩ.

8 tháng 6 2018

Đáp án B

Từ đầu những năm 90, Chiến tranh lạnh chấm dứt, “vấn đề Campuchia” được giải quyết, tình hình chính trị khu vực Đông Nam Á được cải thiện căn bản đã giúp cho quan hệ giữa các nước ASEAN và các nước Đông Dương trở nên hòa dịu, chuyển sang đối thoại, hợp tác.

10 tháng 9 2019

Đáp án B

- Hai miền nước Đức kí Hiệp đinh về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức.

- 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Canađa kí kết Định ước Henxinki.

- Liên Xô và Mĩ thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược

=> Hiệp định đình chiến giữa hai miền Triêu Tiên được kí kết là một sự kiên quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lâp dân tộc ở Triều Tiên. Không liên qua đến xu hướng hòa hoãn Đông - Tây

24 tháng 7 2017

Đáp án C

Tuy không có một cuộc chiến tranh thế giới nào nổ ra, nhưng trong quá trình diễn ra Chiến tranh lạnh, thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới mới.

16 tháng 11 2018

Đáp án C

Về nước Đức:

- Mĩ, Anh và sau đó là Pháp đã tiến hành riêng rẽ việc hợp nhất các khu vực chiếm đóng của mình, tháng 9-1949 lập ra Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức.

- Tháng 10-1949, được sự giúp đỡ của Liên Xô, các lực lượng dân chủ ở Đông Đức đã thành lập Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Như thế, trên lãnh thổ nước Đức đã xuất hiện hai nhà nước với hai chế độ chính trị và con đường phát triển khác nhau.

=> Nước Đức đã trở thành tâm điểm của sự đối đầu giữa hai cực Xô-Mĩ và hai khối Đông-Tây ở châu Âu.

22 tháng 6 2018

Đáp án C

Năm 1947, xuất phát từ thông điệp của Tổng thống Truman phát biểu tại Quốc hội Mĩ đã đánh dấu cục diện “Chiến tranh lạnh” được thiết lập. Đây là cuộc chiến tranh không tiếng súng giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô và Mĩ. Đây cũng là cuộc chiến tranh diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị đến văn hóa - tư tưởng. Tuy không nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới nhưng trong gần nửa thế kỉ của Chiến tranh lạnh, thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng. Các cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra như cuộc chiến tranh ở Đông Nam Á, Triều Tiên, Trung Đông,…

Sau khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt bằng sự kiện: Năm 1989, Cuộc gặp gỡ không chính thức giữa lãnh đạo hai cường quốc là Goócbachốp và Busơ tại Manta (Địa Trung Hải). Mở ra thời kì mới trong quan hệ quốc tế, xu thế hòa bình hợp tác cùng nhau phát triển là xu thế nổi bật.

=> Như vậy, “Chiến tranh lạnh” là nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX.