K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 3

Thái độ của Tử Văn trước lời nói của viên bách hộ: “ mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên”

→ Thái độ ung dung, tự tin, không sợ hãi.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 3

Thái độ của mọi người đối với hành động đốt đền của Tử Văn: “ đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn”

→ Hành động của Tử Văn vô cùng dũng cảm, cứng rắn, dám làm những điều ai cũng phải run sợ để diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống cho người dân.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 3

Truyền thuyết về Thánh Tản Viên:

Theo truyền thuyết về nguồn gốc đức thánh Tản Viên, các thần tích vùng Sơn Tây, Vĩnh Phú thì Tản Viên Sơn Thánh là người ở động Lăng Xương (Thanh Thủy – Phú Thọ ngày nay), tên là Nguyễn Tuấn (Nguyễn Tùng), con ông Nguyễn Cao Hạnh (Hành) và bà Đinh Thị Điêng (Đen). Khi lớn lên nhận bà Ma Thị Cao Sơn ở núi Ngọc Tản làm mẹ nuôi.

Trong tâm thức dân gian của người Việt, Tản Viên là một trong bốn vị Thánh bất tử (Tiên Dung Chử Đồng Tử, Thánh Gióng, Tản Viên, Thánh mẫu Liễu Hạnh ).

Đây là vị Thánh biểu đạt cho những khả năng to lớn và vĩnh viễn của cộng đồng trong lao động sáng tạo ra nguồn của cải vô tận và trong chiến đấu chống thiên tai để bảo vệ cuộc sống chung

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 3

*Tác giả Nguyễn Dữ:

- Nguyễn Dữ sống vào thế kỷ XVI

- Xuất thân trong gia đình khoa bảng

- Từng làm quan nhưng không bao lâu từ quan về ở ẩn

- Tác phẩm nổi tiếng: Truyền kì mạn lục

*Tác phẩm Truyền kì mạn lục:

-Thể loại truyền kì

+ Là thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại, chịu ảnh hưởng của truyện truyền kì Trung Quốc, thời Đường

+ Yếu tố hoang đường, kì ảo

+Cốt lõi hiện thực

+ Ra đời nửa đầu thế kỷ XVI

+ Gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán

+ Giá trị nội dung: hiện thực xã hội đương thời

+ Giá trị nghệ thuật: có sự tham gia của các yếu tố hoang đường, kì ảo

Văn bản trên nói về cuộc chiến giữa con tàu ngầm và con cá khổng lồ.

Mũi lao đã đâm trúng một vật gì đó bằng kim loại

24 tháng 3

con cá thiêt́ kinh̀,hoăc̣ là vâṭ kim loaị

25 tháng 3

BPTT của câu là Biện pháp Điệp ngữ, thể hiện qua " Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công. "

=>Thể hiện mong ước của Bác, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã dặn nhân dân ta cần phải đoàn kết cùng nhau, "lá lành đùm lá rách"

1. Cầu kinh là từ mượn của từ Hán Việt.
2. Cuộc họp hôm nay diễn ra khá suôn sẻ, đầu xuôi đuôi lọt.
3. Sau khi bàn bạc kỹ lưỡng, mọi người thống nhất bàn ghế lại để có thêm không gian cho buổi thuyết trình.

25 tháng 3

c1: từ Hán Việt

c2: đầu đuôi câu chuyện ra sao?

c3: Bọn họ đã ngồi ở chiếc bàn này để bàn về chuyện đó

24 tháng 3

- Mở đoạn: Giới thiệu về các chi tiết miêu tả ngoại hình của chú bé “Lượm”.

- Thân đoạn: Lượm là cậu bé hồn nhiên, ngây thơ và ngộ nghĩnh

+ Lượm có dáng người bé nhỏ “loắt choắt”, chiếc mũ ca lô luôn đội lệch trên đầu. Bé nhỏ nhưng Lượm thật nhanh nhẹn và hoạt bát. Cụm từ “cái chân thoăn thoắt” đã phần nào nói lên điều đó.

+ Lượm hiện lên trước mắt em thật ngộ nghĩnh và đáng yêu:

“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.

Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng”

+ Một loạt từ láy “loắt choắt”, “xinh xinh”, “thoăn thoắt”, “nghênh nghênh” cộng với điệp từ “cái” có giá trị gợi tả hết sức đặc sắc. Nó có tác dụng tạo nên bức chân dung nhỏ nhắn mà nhanh nhẹn, hoạt bát rất đáng yêu của người liên lạc nhỏ.

+ Sự hồn nhiên, ngây thơ của Lượm còn được thế hiện qua niềm vui khi bản thân được làm liên lạc. Lời đối thoại của Lượm với tác giả đã giúp ta khẳng định được Lượm rất vui sướng khi được trở thành người chiến sĩ nhỏ:

“Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà

Cháu cười híp mí
Má đỏ bồ quân
Thôi chào đồng chí
Cháu đi xa dần”

+ Bằng những từ trực tiếp miêu tả cảm xúc “vui”, “thích”, “cười”, “má đỏ”…, một lần nữa, tác giả khẳng định việc được tham gia chiến đấu chống kẻ thù bảo vệ đất nước là niềm vui của thế hệ trẻ Việt Nam.

- Kết đoạn: Nêu cảm nghĩ của em về chi tiết đó