K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 12 2020

Đã từ lâu, khi nhắc đến người phụ nữ Việt Nam, bạn bè quốc tế lại trầm trồ nói về chiếc áo dài. Quả thực, chiếc áo dài Việt Nam xứng đáng được coi là loại trang phục truyền thống thể hiện được vẻ đẹp và tâm hồn người phụ nữ Việt Nam.

van mau em hay thuyet minh ve chiec ao dai viet nam - Em hãy thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam

Gọi là áo dài là theo cấu tạo của áo, thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo của người phụ nữ rồi từ đáy lưng ong 2 thân thả bay xuống tận gót chân tạo nên những bước đi duyên dáng, mềm mại, uyển chuyển hơn cho người con gái.

Tấm áo lụa mỏng thướt tha với nhiều màu sắc kín đáo trang nhã lướt trên đường phố trở thành tâm điểm chú ý và là bông hoa sáng tôn lên vẻ yêu kiều, thanh lịch cho con người và khung cảnh xung quanh. Chiếc quần may theo kiểu quần ta ông rộng bằng thứ vải đồng chất đồng màu hay sa tanh trắng nâng đỡ tà áo và làm tăng sự mềm mại thướt tha cho bộ trang phục mượt mà duyên dáng, gợi vẻ đằm thắm đáng yêu.

Đã ngót một thế kỷ nay, cô nữ sinh trường Quốc học Huế trong trang phục áo đài trắng trinh nguyên như là biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt. Để đến bây giờ trang phục ấy trở thành đồng phục của nhiều nữ sinh trong các trường phổ thông trung học như muốn nói với mọi người với du khách quốc tế về văn hoá và bản sắc dân tộc. Tà áo trắng bay bay trên đường phố, tiếng cười hồn nhiên trong trẻo của những cô cậu học sinh vương lại phía sau cùng mảnh hoa phượng ở giỏ xe rơi lác đác gợi cho người qua đường một cảm giác lâng lâng, bâng khuâng nhớ về thuở học trò trong vắt những kỷ niệm thân thương.

Ngày Tết hay lễ hội quê hương, đám cưới hay những buổi lên chùa của các bà, các mẹ, các chị, chiếc áo dài nâu, hồng, đỏ… là một cách biểu hiện tâm lòng thành kính gửi đến cửa thiền một lòng siêu thoát, tôn nghiêm. Chiếc áo dài trùm gối, khăn mỏ quạ chít khéo như hoa sen, tay nâng mâm lễ kính cẩn lên cửa chùa, miệng "mô phật di đà"… hình ảnh ấy đã đi vào bức hoạ tranh dân gian Đông Hồ là một biểu tượng độc đáo của văn hoá Việt Nam.

Ngày nay trong muôn vàn sự cách tân về trang phục, váy đầm, áo ngắn, áo thời trang… chiếc áo dài Việt Nam vẫn chiếm độc tôn về bản sắc dân tộc, mang theo phong cách và tâm hồn người Việt đến với năm châu và trở thành trang phục công sở ở nhiều nơi.


Nhớ đúng !

28 tháng 12 2020

                     Đẹp biết bao quê hương cho ta chiếc áo nhiệm màu
                     Dù ở đâu Paris, London hay những miền xa
                     Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố
                     Sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó em ơi.

           Cõ lẽ áo dài là một trong  nững thứ đã và sẽ đang trở thành một biểu tưởng tâm hồn của người con gái Việt. Áo dài có thể ở bất cứ đâu từ quê hương đến thành thị, từ nước ngoài đến trong nước. Và nó cũng là một thứ gắn liền với mọi đời sinh viên còn học trên ngôi trường phổ thông thân thương nhớ mãi. Áo dài xuất hiện từ Pari, London....Nó thân quý được mỗi người nhìn qua cũng để lại những ấn tưởng im hằng mãi trong lòng mỗi ngưới xứ lạ, và cũng thể hiện nết soongs của mỗi con người Việt.

        Cho đến thời điểm hiện tại, quay ngược thời gian trở về qua khứ để tìm đến nguội cội và những sự tinh tế của những tà áo dài thước tha bay vào lòng của những người con xa xứ. Có rất nhiều lại áo được cách tân vs phát triể như: Áo tứ thân, áo dài cách điệu với được tranh trí thêm những hoa văn màu sắc lộng lẫy và rực rỡ. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, áo dài tứ thân cũng trôi nổi nhưng vẫn tồn tại và không thể bị xóa bỏ. Rồi chịu ảnh hưởng và thay đổi theo thời gian, trong khoảng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, để có dáng dấp trang trọng và mang vẻ quyền quý hơn, phụ nữ nơi thành thị đã biến tấu kiểu áo ngũ thân từ chiếc áo dài tứ thân nhằm thể hiện sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ, đồng thời chiếc áo ngũ thân cũng là biểu hiện của ngũ hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ thể hiện sự tâm linh và gắn liền với tôn giáo của những dân tộc xưa.đặc biệt là quan niệm về thẩm mỹ đối với áo dài. Thời kỳ này một nhân vật có tên là Cát Tường, tung ra kiểu áo dài mới gọi là áo dài Lemur, chữ Le mur trong tiếng Pháp có nghĩa là “cái tường”, là một cách đặt tên theo họa sĩ Cát Tường. Chiếc áo dài này được cắt may theo kiểu Tây phương nối vai ráp tay phồng, cổ bồng… hoặc được khoét hở cổ. Vài năm sau khi áo dài Lemur xuất hiện và có nhiều trào lưu khen chê khác nhau, họa sĩ Lê Phổ đã cải tiến chiếc áo này, loại bỏ những đường nét Tây phương táo bạo để dung hòa với kiểu áo ngũ thân cũ tạo ra kiểu áo cổ kín vạt dài ôm sát thân người để hai tà áo tự do bay lượn trong những gòi mùa thu bùi nguồi không tả.

            Cuối năm 1958 khi bà Trần Lệ Xuân còn tại vị Đệ Nhất Phu Nhân của nước Việt Nam Cộng Hoà, bà đã thiết kế ra kiểu áo dài cách tân mới bỏ đi phần cổ áo gọi là áo dài cổ thuyền, cổ hở, cổ khoét, dân gian gọi là áo dài Trần Lệ Xuân hay áo dài bà Nhu. Không chỉ lạ về mẫu áo, chiếc áo dài hở cổ còn được ‘phá cách’ với họa tiết trang trí trên áo: nhành trúc mọc ngược. Một số nhà phê bình phương tây cho rằng nó hợp lý với thời tiết nhiệt đới của miền nam Việt Nam. Nhưng kiểu áo này khiến những người theo cổ học tức giận và lên án nó không hợp với thuần phong mỹ tục. Loại áo dài không có cổ này vẫn phổ biến đến ngày nay và phần cổ được khoét sâu cho tròn chứ không ngắn như bản gốc.

              Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn đẹp mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật mềm mại trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ chí trên vòng eo khiến cho cử chỉ người mặc thật thoải mái, lại tạo dáng thướt tha, tôn vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bởi lụa mềm, lại cũng vừa khiêu gợi vì chiếc áo làm lộ ra sống eo.
              Áo dài là một vật được nhiều biết đền ngoài nón là và những món ăn thôn giã thân quen. Thì áo dài cũng là một trong những món thế hiện một nét văn háo và tâm hồn của con người Việt. Và cũng chính những tà áo dài ấy cũng là một đề tài muôn thuở được mọi nhà văn, nhà thơ đưa vào trong thơ, ca, bài hát. Nó thể hiện cho một nền văn minh của đất nước Việt thân thương nhớ mãi. Và nó cũng là một liên thiêng gắn liền với mọi thế hiện xưa, ngày nay, những giá trị ấy càng bị lãng quên bằng chiếc áo hiện địa, ang phong cách nước ngoài lạ mắt được những thế hệ trẻ coi fashion, modern, style . Lẵng quên đi những giá trị đáng trân quý mà ta cần giữ gìn và nối tiếp phát triển những giá trị ấ.

            Chính vì vậy, mà chúng ta cần gìn giữ những giá trị tạo nên nền tảng cho văn hóa tâm hồn của con người Việt. Ta cần phát triển ấy để cho con cháu ngàn đời biết để để đất nước ngày càng văn minh và phát triển. Để không phải sau này phải nói hai chữ " giá như".

28 tháng 12 2020

5 từ ghép có tiếng sáng : sáng chói , sáng lòa , sáng chưng , sáng quắc , .....

K chắc ! Nhớ đúng !

Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi :Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm. Khi bố về cũng là lúc ngọn cỏ đã đẫm sương đêm. Cái thùng câu bao lần chà đi, xát lại bằng sắn thuyền, cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng...
Đọc tiếp

Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi :

Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm. Khi bố về cũng là lúc ngọn cỏ đã đẫm sương đêm. Cái thùng câu bao lần chà đi, xát lại bằng sắn thuyền, cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm ….Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông -đơ, cái xếp ghế bao lần thay vải nó theo bố đi xa lắm . Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy…đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh…

( Tuổi Thơ im lặng - Duy Khán)

Câu 1. Đoạn trích trên đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2. Các từ: đâu đâu, tất bật, lành lặn thuộc loại từ gì?

Câu 3. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu: “Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm.” thuộc kiểu câu nào? Vì sao?

Câu 4. Văn bản trên gợi cho em tình cảm gì?

Câu 5 :

Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, em hãy nêu những việc làm của bản thân để bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ bằng một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ ?

Anh em giúp mình nhó mai mình kiểm tra rồi nhé.

2
29 tháng 12 2020

k cho mk nha.Thanks

Câu 1: Đoạn trích trên đã sử dụng phương thức biểu đạt chính :Biểu cảm

Câu 2. Các từ: đâu đâu, tất bật, lành lặn thuộc loại từ láy

Câu 3. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu: “Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm.” thuộc kiểu câu trần thuật đơn. Vì câu chỉ có một kết cấu C - V

Câu 4. Văn bản trên gợi cho em tình cảm  dành yêu thương, kính trọng dành cho bố. Bố đã hi sinh lặng thầm vì cuộc sống của chúng ta, những khó nhọc, gánh nặng một mình bố âm  thầm đi qua mà không bao giờ lên tiếng cho chúng ta biết những khó nhọc ấy.

Câu 5:

 "Công lao của cha mẹ to lớn như biển cả và nó rất quan trọng đối với chúng ta". Một công đôi việc mà cha mẹ đã hy sinh cho chúng ta. Họ là người đã chăm sóc và dạy dỗ chúng ta nên người. không có người trồng cây, không có quả. Không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi chúng ta. Công đức sinh thành của cha mẹ không gì sánh bằng: cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, việc học hành. Dòng sữa ngọt ngào, lời ru của mẹ, người con nào có thể quên. Lúc con ốm đau, bệnh tật, cha mẹ lo lắng thuốc thang. Lòng thành kính của chúng ta tới cha mẹ được biểu hiện trong thực tế đời sống như phải biết kính trọng biết ơn cha mẹ, phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ lúc ốm đau bệnh tật, khi về già phải biết chia sẻ gánh nặng cuộc sống với cha mẹ. Người con có hiếu là người con luôn biết yêu thương và kính trọng cha mẹ, phải làm cho cha mẹ vui lòng và tự hào về những cử chỉ hành động của chúng ta!

Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi :

Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm. Khi bố về cũng là lúc ngọn cỏ đã đẫm sương đêm. Cái thùng câu bao lần chà đi, xát lại bằng sắn thuyền, cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm ….Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông -đơ, cái xếp ghế bao lần thay vải nó theo bố đi xa lắm . Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy…đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh…

( Tuổi Thơ im lặng - Duy Khán)

Câu 1. Đoạn trích trên đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

=> PTBĐ chính: biểu cảm

Câu 2. Các từ: đâu đâu, tất bật, lành lặn thuộc loại từ gì?

=> Các từ: đâu đâu, tất bật, lành lặn thuộc: từ láy 

Câu 3. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu: “Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm.” thuộc kiểu câu nào? Vì sao?

=> Câu trần thuật đơn

Câu 4. Văn bản trên gợi cho em tình cảm gì?

-  Tình cảm sâu sắc, ấm áp dành cho người bố . Ta phải biết kính trọng , yêu mến bố như bố đã hy sinh , dành tình yêu cho chúng ta. Cần phải thấu hiểu , biết ơn những trằn trọc , gánh nặng mà bố đã âm thầm chịu đựng , trải qua chỉ để bố bảo vệ chở che cho bản thân ta và cũng để dựng xây nên 1 khối tình cảm ấp áp dành cho gia đình 

28 tháng 12 2020
Ăn to nói lớn
28 tháng 12 2020

câu 1 là ddđ

28 tháng 12 2020

mk viết nếu ko hay mong các bạn có ý kiến để lại bên dưới

Thầy cô : hai tiếng nghe vẻ bình thường mà sao thiêng liêng quá. Thầy cô là những người đã chắp cánh cho cả thế hệ trẻ, là người mang đến cho chúng em những kiến thức, những bài học vô giá. Và có lẽ, trong cuộc đời này ai cũng có một " người cha, người mẹ " thứ hai của mình chính là thầy cô giáo.

Thời gian được cắp sách tới trường có lẽ là khoảng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi người. Chính tại nơi này, những người thầy, người cô đã ân cần bước tới cuộc sống của chúng ta. Họ dạy chúng ta từng kiến thức quý giá từ cách sống, cách cư sử đến từng tri thức to lớn. Nhờ thầy cô- những người lái đò tận tình nhiệt huyết mà bao nhiêu thế hệ trẻ đã cập bến trong niềm vui, sự hớn hở. Giáo viên - nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề giúp ích nhất cho đất nước. Thầy cô là những người thầm lặng chịu khó khăn, mệt mỏi để đưa chúng em tới đỉnh cao của kiến thức và tiếp bước cho chúng em có một tương lai đẹp nhất có thể.

Em yêu tất các thầy cô- những người đáng kính nhất. Họ là những người đã tận tình để chỉ bảo em có được như ngày hôm nay.Dù sau này có ra sao thì em cũng không bao giờ quên ơn những người thầy, người cô ấy !