K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 3 2021

Câu 2 : Khởi nghĩa Yên Thế :

 Ng(x) : - kinh tế nông nghiệp sa sút , đời sống nông dân vô cung khó khăn

            - Khi Pháp thi hành chính sách Bình Định cuộc sống của họ bị ảnh hưởng 

-> Nhân Dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh

Diễn biến : 

 * Giai đoạn 1 ( 1884 -1892 ) : nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng dưới sự chỉ huy của Đề Nắm

 *Giai đoạn 2 ( 1893 - 1908 ) : Nghĩa quân vừa xây dừng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám

*Giaij đoạn 3 ( 1909 - 1913) : Pháp tập trung lực lượng tấn công lên Yên Thế lực lượng nghĩa quân hao mòn . 10/2/1913 Đề Thám bị sát hại . Phong trào tan rã 

    

30 tháng 3 2021

   Câu 1:

a) Hoàn cảnh:

- Sau hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết vẫn hi vọng giành lại chủ quyền khi có điều kiện. Ổng ra sức xây dựng lực lượng, căn cứ, tích trữ lương thực, đưa Hàm Nghi lên ngôi.

- Pháp lo sợ, tìm cách tiêu diệt phe chủ chiến. Tình hình căng thẳng

b) Diễn biến- Kết quả

- Đêm mùng 4, rạng sáng mùng 5/7/1885, ta tấn công Pháp ở toà Khâm sứ và đồn Mang Cá. Quân Pháp rối loạn. Sau đó phản công chiếm Hoàng Thành, trả thù dã man nhân dân ta.

Câu 2:

* Khởi nghĩa Yên Thế

- Hoàn cảnh:

+ Yến Thế nằm ở phía tây tỉnh Bắc Giang, là vùng đồi núi hiểm trở

+ Nông nghiệp thời Nguyễn sa sút, nhân dân đồng bằng Bắc Kì bỏ đi nơi khác sinh sống.  Một số người lên Yên Thế

+ Giữa thế kỉ XIX, họ lập làng và tổ chức sản xuất

+ Thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì. Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng. Người dân Yên Thế đứng lên chống Pháp để bảo vệ cuộc sống của mình

- Diễn biến:

Thời gianSự kiện
1884-1892

-Nhiều toán nghĩa quân hoạt động. Thủ lĩnh có uy tín nhất là Đề Nắm.

- Tháng 4/1892, Đề Nắm mất, Đề Thám(Hoàng Hoa Thám) lên thay

1893-1908- Nghĩa quân vừa chiến đất vừa xây dựng cơ sở, liên lạc với các cuộc khởi nghĩa khác, 2 lần giảng hoà với Pháp
1909-1913- Thực dân Pháp tấn công lên căn cự, lực lượng nghĩa quân hao mòn
10/2/1913- Đề Thám hi sinh, phong trào tan rã.

- Kết quả: Khởi nghĩa thất bại

- Ý nghĩa: Chứng tỏ tinh thần yêu nước, khả năng cách mạng của giai cấp nông dân Việt Nam, cũng cho thấy cách mạng Việt Nam cần phải có 1 giai cấp lãnh đạo ưu việt hơn.

* Phong trào Cần Vương:

a) Hoàn cảnh:

- Cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại. Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi chạy ra Tân Sở ( Quảng Trị)

- Ngày 13/7/1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ban '' Chiếu Cần Vương''

- Nội dung: Kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân giúp vua cứu nước, làm bùng lên phong trào Cần Vương

b) Diễn biến:

- Giai đoạn 1:(1885-1888), phong trào nổ ra trong cả nước, sôi nổi nhất là ở Bắc Kì và Trung Kì. Từ căn cứ Tân Sở, Tôn Thất Thuyết ra Bắc, lập căn cứ ở Phú Gia, huyện Hương Khê( Hà Tĩnh), sau đó mở rộng là Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Nghĩa quân nhận được sự ủng hộ của đồng bào

- Năm 1886, Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện

- Tháng 11/1888, Hàm Nghi bị bắt và lưu đày sang An-giê-ri

- Giai đoạn 2:(1888-1896): phong trào quy tụ trong các cuộc khởi nghĩa lớn

30 tháng 3 2021

Mai Thúc Loan  là một vị đế vương, anh hùng dân tộc, thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Hoan Châu chống ách đô hộ nhà Đường đầu thế kỷ VIII. Sinh ra, lớn lên, dựng nghiệp trên đất Nghệ - Tĩnh, cuộc đời và sự nghiệp hiển hách của ông ghi đậm dấu ấn của quê hương xứ Nghệ. Khởi nghĩa Hoan Châu do Mai Thúc Loan lãnh đạo bùng nổ năm Quý Sửu, năm đầu niên hiệu Khai Nguyên đời vua Đường Huyền Tông, tức năm 713. Về năm thất bại, cũng từ những nguồn sử liệu trên cho phép kết luận là năm Nhâm Tuất, niên hiệu Khai Nguyên thứ 10 đời vua Đường Huyền Tông, tức năm 722

30 tháng 3 2021

- Năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình, hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng.

- Gần 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư hoảng sợ, vội bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.

- Nghĩa quân đánh bại hai lần phản công nhà Lương và giải phóng thêm Hoàng Châu.

b) Nước Vạn Xuân thành lập

- Mùa Xuân 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, niên hiệu là Thiên Đức, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).

- Triều đình gồm hai ban văn, võ. Triệu Túc giúp vua cai quản mọi việc. Tinh Thiều đứng đầu ban văn, Phạm Tu đứng đầu ban võ.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/khoi-nghia-ly-bi-nuoc-van-xuan-thanh-lap-c81a14198.html#ixzz6qXqNCbfP

30 tháng 3 2021

ăm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình, hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng.

- Gần 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư hoảng sợ, vội bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.

- Nghĩa quân đánh bại hai lần phản công nhà Lương và giải phóng thêm Hoàng Châu.

Mục b

b) Nước Vạn Xuân thành lập

- Mùa Xuân 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, niên hiệu là Thiên Đức, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).

- Triều đình gồm hai ban văn, võ. Triệu Túc giúp vua cai quản mọi việc. Tinh Thiều đứng đầu ban văn, Phạm Tu đứng đầu ban võ.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/khoi-nghia-ly-bi-nuoc-van-xuan-thanh-lap-c81a14198.html#ixzz6qYT1ECI3

Câu 1. Năm 1929, những tổ chức cộng sản nào xuất hiện ở Việt Nam?A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn. B. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản đảng.D. Tân Việt Cách mạng đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông...
Đọc tiếp

Câu 1. Năm 1929, những tổ chức cộng sản nào xuất hiện ở Việt Nam?

A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

 

B. Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản đảng.

D. Tân Việt Cách mạng đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản đảng.

Câu 2. Từ năm 1965 đến năm 1968, Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?

A. Việt Nam hóa chiến tranh.

B, Đông Dương hóa chiến tranh.

C. Chiến tranh cục bộ.

D. Chiến tranh đặc biệt.

Câu 3. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia là một trong những biểu hiện của xu thế

A. hợp tác và đấu tranh.

B. toàn cầu hóa.

C. hòa hoãn tạm thời.

D. đa phương hóa.

Câu 4. Mục tiêu đấu tranh trước mắt của nhân dân Việt Nam trong phong trào dân chủ 1936-1939 là

A. đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

B. đòi độc lập dân tộc và tự do dân chủ.

C. đánh đổ đế quốc để giành độc lập tự do.

D. giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho nông dân.

Câu 5. Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương hình thành cơ chế kinh tế nào?

A. Thị trường.

B. Tập trung.

C. Bao cấp.

D. Kế hoạch hóa.

Câu 6. Từ năm 1945 đến năm 1950, với sự viện trợ của Mỹ, nền kinh tế của các nước Tây Âu

A. phát triển nhanh chóng.

B, cơ bản có sự tăng trưởng.

C. phát triển chậm chạp.

D. cơ bản được phục hồi.

Câu 7. Một trong những thuận lợi của Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là gì?

A. Quân Trung Hoa Dân quốc vào miền Bắc giải giáp quân Nhật

B. Chính phủ Việt Nam đã nắm giữ được Ngân hàng Đông Dương.

C. Quân Anh vào miền Nam giải giáp quân Nhật.

D. Nhân dân giành được quyền làm chủ đất nước.

Câu 8. Khẩu hiệu: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến” của nhân dân Việt Nam trong phong trào cách mạng 1930-1931 thể hiện mục tiêu đấu tranh về

A. xã hội.

B. văn hóa.

C. chính trị.

D. kinh tế.

Câu 9. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành kinh tế nào?

A. Thương nghiệp.

B. Công nghiệp.

C. Thủ công nghiệp.

D.Nông nghiệp.

Câu 10. Yếu tố nào dưới đây quyết định sự thành công của Liên Xô trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1946-1950)?

A. Liên Xô là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai

B. Nhân dân Liên Xô có tinh thần tự lực, tự cường.

C. Liên Xô có lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú.

D. Liên Xô có sự hợp tác hiệu quả với các nước Đông Âu.

Câu 11. Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương (năm 1945) là

A. Tổ chức Y tế Thế giới.

B. Tòa án Quốc tế.

C. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa.

D. Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Câu 12. Một trong ba phương châm của công cuộc cải cách giáo dục phổ thông ở Việt Nam những năm 1950-1953 là

A. “phục vụ nhân dân”.

B. “dân tộc hóa”.

C. “phục vụ kháng chiến”.

D. “đại chúng hóa”.

Câu 13. Từ năm 1973 đến năm 1991, điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là

A. tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á, tổ chức ASEAN.

B. không còn chú trọng hợp tác với Mỹ và các nước Tây Âu.

C. chỉ coi trọng quan hệ với các nước Tây Âu và Hàn Quốc.

D. chú trọng phát triển quan hệ với các nước ở khu vực Đông Bắc Á.

Câu 14. Quan điểm đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 12-1986) không có nội dung nào dưới đây?

A. Lấy đổi mới chính trị làm trọng tâm.

B. Đi lên chủ nghĩa xã hội bằng những biện pháp phù hợp.

C. Không thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.

D. Đổi mới toàn diện và đồng bộ.

Câu 15, Từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực là nhờ tiến hành cuộc cách mạng nào dưới đây?

A. Cách mạng công nghiệp.

B. Cách mạng chất xám.

C. Cách mạng công nghệ.

D. Cách mạng xanh.

Câu 16. Nội dung nào dưới đây không phải là vấn đề cấp bách đặt ra đối với các cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh vào đầu năm 1945?

A. Nhanh chóng đánh bại chủ nghĩa phát xít.

B. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

C. Phân chia thành quả chiến thắng.

D. Ký hòa ước với các nước bại trận.

Câu 17. Trong những năm 1936-1939, nhìn chung nền kinh tế Việt Nam

A. phục hồi và phát triển.

B. phát triển nhanh.

C. khủng hoảng, suy thoái.

D. phát triển xen kẽ khủng hoảng.

Câu 18. Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1976) đã

A. tạo điều kiện tiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

B. thể hiện mong muốn được gia nhập tổ chức ASEAN của Việt Nam.

C. tạo khả năng to lớn để mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.

D. đánh dấu việc hoàn thành thống nhất các tổ chức chính trị-xã hội.

Câu 19. Chiến thắng nào dưới đây khẳng định quân dân miền Nam Việt Nam có khả năng đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mỹ?

A. An Lão (Bình Định).

B. Ba Gia (Quảng Ngãi).

C. Bình Giã (Bà Rịa).

D. Ấp Bắc (Mỹ Tho).

Câu 20. Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, các thế lực ngoại xâm và nội phản đều có âm mưu

A. biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.

B. mở đường cho Mỹ xâm lược Việt Nam.

C. chống phá cách mạng Việt Nam.

D, giúp Trung Hoa Dân quốc chiếm Việt Nam.

Câu 21. Nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954-1975) là

A. hậu phương miền Bắc được xây dựng vững chắc.

B. tinh thần đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.

C. sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng.

D. sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 22. Tài liệu nào dưới đây lần đầu tiên khẳng định sự nhân nhượng của nhân dân Việt Nam đối với thực dân Pháp xâm lược đã đến giới hạn cuối cùng?

A. “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng Bí thư Trường Chinh.

B. “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

C. “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.

D. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 23. Ở Việt Nam, Nam đồng thư xã - một nhà xuất bản tiến bộ - là cơ sở đầu tiên của

A. Việt Nam Quốc dân đảng.

B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

D. Hội Phục Việt.

Câu 24. Trật tự thế giới hai cực Ianta hoàn toàn tan rã khi

A. Tổ chức Hiệp ước Vácsava chấm dứt hoạt động.

B. Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

C. chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ.

D. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) giải thể.

Câu 25. Việc Mỹ và Liên Xô chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (12-1989) không xuất phát từ

A. việc cả hai nước đều gặp khó khăn do tác động của phong trào giải phóng dân tộc.

B. việc cả hai nước cần thoát khỏi thế “đối đầu” để ổn định và củng cố vị thế của mình. C. sự suy giảm “thế mạnh” của hai nước trên nhiều mặt so với các cường quốc khác.

D. sự tốn kém của mỗi nước do cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập niên.

Câu 26. Những thành tựu Việt Nam đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm 1986-1990 chứng tỏ điều gì?

A. Đường lối đổi mới là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới cơ bản là phù hợp.

B. Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội.

C. Việt Nam đã giải quyết được sự mất cân đối của nền kinh tế.

D. Đường lối đổi mới về cơ bản là đúng đắn, cần phải có những bước đi phù hợp.

Câu 27. Năm 1936, ở Việt Nam các ủy ban hành động được thành lập nhằm mục đích gì?

A. Để lập ra các hội ái hữu thay cho Công hội đỏ, Nông hội đỏ.

B. Chuẩn bị mọi mặt cho khởi nghĩa giành chính quyền.

C. Biểu dương lực lượng khi đón phái viên của Chính phủ Pháp.

D. Thu thập “dân nguyện” tiến tới Đông Dương Đại hội.

Câu 28. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cùng với thực dân Pháp lực lượng xã hội nào dưới đây trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam?

A. Đại địa chủ và tư sản mại bản.

B. Trung, tiểu địa chủ và tư sản mại bản.

C. Trung địa chủ và tư sản mại bản.

D. Tiểu địa chủ và tư sản mại bản.

Câu 29. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới chuyển dần sang xu thế nào?

A. Tiếp xúc, thỏa hiệp và mở rộng liên kết.

B. Thỏa hiệp, nhân nhượng và kiềm chế đối đầu.

C. Hòa hoãn, cạnh tranh và tránh mọi xung đột.

D. Hòa dịu, đối thoại và hợp tác phát triển.

Câu 30. Vì sao Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939) quyết định đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?

A. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc và tay sai phát triển gay gắt.

B. Nước Pháp bị Đức chiếm đóng làm cho quân Pháp ở Đông Dương suy yếu.

C. Quân phiệt Nhật hoàn thành xâm lược và thống trị nhân dân Đông Dương.

D. Nhân dân Việt Nam phải chịu hai tầng áp bức, bóc lột của Pháp và Nhật.

Câu 31. Một trong những điểm khác nhau giữa chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) ở Việt Nam là về

A. sự huy động cao nhất lực lượng.

B. kết cục quân sự.

C. mục tiêu tiến công.

D, quyết tâm giành thắng lợi.

Câu 32. Một trong những nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dẫn chủ tư sản ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là do giai cấp tư sản

A. chỉ sử dụng phương pháp đấu tranh ôn hòa.

B. chưa được giác ngộ về chính trị.

C. nhỏ yếu về kinh tế và non kém về chính trị.

D. chỉ đấu tranh đòi quyền lợi giai cấp.

Câu 33. Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra chủ trương tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm

A. làm thất bại kế hoạch tập trung binh lực của thực dân Pháp.

B. giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.

C. tiêu diệt toàn bộ lực lượng quân sự của thực dân Pháp.

D. buộc thực dân Pháp phải đàm phán để kết thúc chiến tranh.

Câu 34. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, điều kiện khách quan nào có lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi?

A. Sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa.

B. Sự giúp đỡ trực tiếp của Liên Xô.

C. Sự xác lập của trật tự hai cực Ianta.

D. Sự suy yếu của các đế quốc Anh và Pháp.

Câu 35. Trong thời kỳ 1954-1975, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam Việt Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam vì cuộc cách mạng này

A. bảo vệ vững chắc hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

B. làm thất bại hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mỹ.

C. trực tiếp xóa bỏ ách áp bức, bóc lột của địa chủ và tư sản miền Nam.

D. trực tiếp đánh đổ ách thống trị của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

Câu 36. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, cuối năm 1950 Pháp đề ra kế hoạch Đà Lát đơ Tátxinhi với mong muốn

A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

B. tiến tới ký một hiệp định có lợi cho Pháp.

C. kết thúc chiến tranh trong danh dự.

D. giữ vững quyền chủ động về chiến lược.

Câu 37. Nhận xét nào dưới đây về cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là không đúng?

A. Đây là cuộc cách mạng có tính chất nhân dân sâu sắc.

B. Đây là cuộc cách mạng có tính chất dân tộc điển hình.

C. Đây là cuộc cách mạng có tính chất dân chủ điển hình.

D. Đây là cuộc cách mạng có tính chất bạo lực rõ nét.

Câu 38. Vì sao toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược?

A. Kết quả của việc thu hút nguồn lực bên ngoài của các nước đang phát triển.

B. Các nước tư bản tăng cường đầu tư vốn ra thị trường thế giới.

C. Các cường quốc đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu.

D. Kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất.

Câu 39. Nhận xét nào dưới đây về phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là không đúng?

A. Đây là phong trào cách mạng có hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt.

B. Đây là phong trào cách mạng triệt để, không ảo tưởng vào kẻ thù của dân tộc.

C. Đây là phong trào diễn ra trên quy mô rộng lớn và mang tính thống nhất cao.

D. Đây là phong trào cách mạng mang đậm tính dân tộc hơn tính giai cấp.

Câu 40. Khuynh hướng vô sản ngày càng chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam vào cuối những năm 20 của thế kỷ XX vì

A. phong trào công nhân đã hoàn toàn trở thành tự giác.

B. giải quyết được mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản.

C. đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc.

D. khuynh hướng yêu nước dân chủ tư sản đã hoàn toàn thất bại.

1
29 tháng 3 2021

1.b

2.d

3.a

4.a

5.a

6.d

7.d

8.c

9.d

10.b

11.b

12.c

13.a

14.a

15.d

16.d

17.a

18.a

19.d

20.c

21.b

22.d

23.a

24.c

25.a

30 tháng 3 2021

Trả lời :

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Có được sự chuẩn bị kĩ lưỡng, chu toàn.

+ Có tinh thần quyết tâm, một lòng đánh đuổi ngoại xâm.

+ Có sự đoàn kết, gắn bó toàn dân tộc.

+ Có sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Lê Lợi.

- Ý nghĩa lịch sử: Đánh tan quân xâm lược Minh, mở ra một thời kì phát triển lâu dài cho đất nước.

29 tháng 3 2021

Thời gian 

Sự kiện

Năm 1416

Bộ chỉ huy nghĩa quân được thành lập ở Lũng Nhai(Lê Lợi và 18 người)

Năm 1418

Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh hóa) và tự xưng là Bình Định Vương.

Năm 1421

Quân Minh huy động 10 vạn lính tấn công lên Lam Sơn, Lê Lợi phải rút quân phải rút lên núi Chí Linh

Năm 1423

Nghĩa quân tạm thời hòa hoãn với quân Minh

Năm 1424

Nghĩa quân rời miền núi Thanh hóa tiến vào Nghệ an

Năm 1425

Giải phóng Tân Bình- Thuận Hóa

Tháng 9.1426

Nghĩa quân chia quân làm ba đạo tiến ra Bắc

Tháng 11.1426  

Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động

10.1427

Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, chiến tranh kết thúc

12.1427

Hội thề Đông Quan diễn ra, quan Minh rút quân về nước.

29 tháng 3 2021

Thời gian

Sự kiện

Năm 1416

Bộ chỉ huy nghĩa quân được thành lập ở Lũng Nhai(Lê Lợi và 18 người)

Năm 1418

Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh hóa) và tự xưng là Bình Định Vương.

Năm 1421

Quân Minh huy động 10 vạn lính tấn công lên Lam Sơn, Lê Lợi phải rút quân phải rút lên núi Chí Linh

Năm 1423

Nghĩa quân tạm thời hòa hoãn với quân Minh

Năm 1424

Nghĩa quân rời miền núi Thanh hóa tiến vào Nghệ an

Năm 1425

Giải phóng Tân Bình- Thuận Hóa

Tháng 9 năm 1426

Nghĩa quân chia quân làm ba đạo tiến ra Bắc

Tháng 11 năm 1426  

Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động

Tháng 10 năm 1427

Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, chiến tranh kết thúc

Tháng 12 năm 1427

Hội thề Đông Quan diễn ra, quan Minh rút quân về nước.