K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 9 2019

Tham khảo:

Trong những năm tháng Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch, phong cách làm việc của người được thể hiện đậm nét và sâu sắc trong cách giải quyết công việc hàng ngày trên cương vị là Người đứng đầu Đảng và Nhà nước.

Có thể nói: Nét nổi bật trong phong cách làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là làm việc đúng giờ, tiết kiệm thời gian tối đa và phân bổ thời gian để giải quyết công việc một cách hợp lý, khoa học, tôn trọng công việc và tôn trọng con người.

Theo lời kể của thư ký của Bác, một ngày làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu từ rất sớm: “Khi Đài tiếng nói Việt Nam mở nhạc hiệu thì Bác cũng bật đèn phòng ngủ. Bác làm suốt cả ngày, nhiều hôm đến tận đêm khuya”. Trong một ngày, Người giải quyết rất nhiều công việc từ tiếp cán bộ, tiếp khách ngoại giao, đi thăm cơ sở, họp Bộ Chính trị, nghiên cứu tài liệu, viết báo, viết thư ... với sự phân bổ thời gian hợp lý, khoa học đã giúp Người tiết kiệm nhiều thời gian và giải quyết hiệu quả một khối lượng công việc đồ sộ, phức tạp trên cương vị một người lãnh đạo đất nước. Người tiết kiệm và sử dụng thời gian một cách hợp lý tối đa cho công việc, Người thường bố trí thời gian tiếp cán bộ đến làm việc hoặc tiếp khách vào đầu các buổi sáng sớm để sau đó dành nhiều thời gian cho công việc. Làm việc với ngành nào, địa phương nào, Người cho mời các đồng chí phụ trách trực tiếp vấn đề đó đến họp bàn ngay, rất cụ thể và thiết thực, vừa tiết kiệm được thời gian. Người thường nhắc cán bộ phải luôn luôn biết quý trọng thời gian, phải làm việc đúng giờ và không nên lãng phí thời gian. Người tranh thủ thời gian từng giờ, từng phút cho công việc. Là người có nhiều thời gian sống gần Bác, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận định:“Theo tôi biết... thật sự Bác không có ngày nghỉ và ngày nào cũng như ngày nào bao giờ cũng có chương trình làm việc với những giờ giấc rất nghiêm ngặt, mà Hồ Chí Minh là người gương mẫu trong việc tuân thủ kỷ luật đó. Có lẽ lúc nghỉ ngơi là lúc Bác gặp các cháu thiếu niên và nhi đồng, nhất là gặp đồng bào chiến sĩ miền Nam trong thời chống Mỹ, hoặc trong lúc xem phim vui tối thứ Bảy ở Phủ Chủ tịch cùng với bao con cháu các đồng chí làm việc ở chỗ Bác và một số cơ quan gần bên. Có khi, trong những buổi xem phim như vậy, Bác tiếp khách nước người hoặc Đại sứ các nước anh em”.

Người quý trọng thời gian của mình bao nhiêu, thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu. Vì thế, hiếm khi để bất cứ ai phải đợi mình, đã hẹn là đến, đã hứa là làm, hẹn đồng chí nào giờ nào đến gặp, đến đúng giờ ấy là thấy Người đã chờ sẵn, hẹn cán bộ, quần chúng nào, dù khó khăn đến mấy cũng đến và đến đúng giờ.

Bác đã đi xa gần 48 năm rồi, nhưng lời dạy của Bác đến nay vẫn còn nguyên giá trị, mãi soi đường cho chúng ta đi tới tương lai tươi sáng. Hơn lúc nào hết, đất nước ta đang đẩy mạnh mở cửa hội nhập với thế giới, đòi hỏi mỗi người dân Việt Nam phải có lòng tận tụy với công việc, một phong cách làm việc khoa học, hiện đại và hiệu quả, góp phần đưa đất nước phát triển.
Hòa chung với không khí đó, là những cán bộ làm việc tại Khu Di tích Kim Liên - Khu Di tích quốc gia đặc biệt, nơi lưu giữ những kỷ vật vô giá về quê hương, gia đình, thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hai lần người về thăm quê, luôn noi gương về lòng tận tụy của Bác, hết mình vì công việc để xứng đáng với những nhiệm vụ cao cả mà Đảng và Nhà nước giao phó.

Chúc bạn học tốt!

29 tháng 9 2019

Theo quyết định số 23 điều 8 khoản 4 bộ luật HN và GĐ thì cách tốt nhất là hỏi con C có con bạn thân nào nữa không ghép với 1 trong 2 thag kia

3 tháng 10 2019

có bộ luật này ln hiha

28 tháng 9 2019

Tân Hạnh, Hóa An, Hiệp Hòa, An Hòa, Phước Tân, Tam Phước

28 tháng 9 2019

Có lễ độ

+ Đi xin phép, về chào hỏi.

+ Nhường chỗ ngồi cho người tàn tật, người già khi ngồi trên ô tô

+ Gọi dạ bảo vâng

Thiếu lễ độ:

+ Ngồi vắt vẻo trên ghế trước mọi người.

+ Nói trống không.

28 tháng 9 2019

Hành vi, thái độ

Có lễ độ

Thiếu lễ độ

1. Đi xin phép, về chào hỏi

x

2. Nói leo trong giờ học

x

3. Gọi dạ, bảo vâng

x

4. Ngồi vắt vẻo trên ghế trước mọi người

x

5. Nhường chỗ ngồi cho người tàn tật, người già... trên xe ô tô

x

6. Kính thầy, yêu bạn

x

7. Nói trống không

x

8. Ngắt lời người khác

x

27 tháng 9 2019

* Em hiểu câu: “Tiên học lễ, hậu học văn” như sau:

- Tiên học lễ :

Tiên chính là đầu tiên, là trước hết

Lễ chính là lễ nghi, là lễ phép.

Ý nghĩa của vế thứ nhất là muốn khuyên răn chúng ta điều trước tiên là phải học học tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng mực, cho được lòng mọi người trong xã hội.

- Hậu học văn:

Hậu chính là sau

Văn chính là các môn học văn hóa, các kiến thức từ bên ngoài xã hội

Ý nghĩa chính của vế thứ hai là sau khi đã học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa, trau dồi và rèn luyện kiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người xung quanh.

=> Như vậy, ý nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử thế với người khác trước; rồi sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiên thức văn hóa.

27 tháng 9 2019

bùi thùy duơng Không có gì = ^_^ =

27 tháng 9 2019

Tham khảo:

Con người ta đều là những nhà thám hiểm của cuộc đời, ta mang trên vai một chiếc balo mà trong đó chứa đựng những hành trang quý báu để chúng ta trưởng thành dần theo tháng năm. Như Ăng-ghen từng nói rằng "Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn và giản dị"

Trước hết chúng ta nên hiểu về những đức tính quý báu này của con người. Khiêm tốn là có ý thức và thái độ khiêm nhường trước sự đề cao, khen ngợi của người khác dành cho mình, không kiêu căng, tự mãn hay là tự cho bản thân mình hơn người. Còn giản dị là một cách sống đơn giản tự nhiên, không quá cầu kì nhưng không có nghĩa là sơ sài của con người. Hai đức tính ấy đã trở thành hành trang quý báu và là phẩm chất tốt đẹp mà mỗi người cần có khi bước vào đời. chính những đức tính ấy sẽ nâng cao giá trị đích thực của con người.

Vì sao chúng ta cần khiêm tốn? Bởi lẽ, đó là đức tính quý báu của con người, giúp con người ngày càng trở nên tốt đẹp hơn. Đức tính ấy được thể hiện trong cuộc sống với nhiều bình diện khác nhau như trong giao tiếp, công việc, học tập,.. Nếu chúng ta có đức tính ấy sẽ luôn được mọi người xung quanh yêu quý. Từ đó ta sẽ học hỏi được nhiều điều hơn từ mọi người. Vả lại, khiêm tốn khiến bản thân luôn có một nguồn động lực để phấn đấu và nỗ lực, không ngừng vươn lên để hoàn thiện chính mình. Còn giản dị là cách sống làm nên vẻ đẹp tiềm ẩn của con người. Giản dị thể hiện trong cách sinh hoạt đời thường, cách giao tiếp,.. chính sự giản dị giúp con người trở nên hòa đồng hơn với xã hội. Như Bác Hồ- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng cuộc sống hết sức giản dị và khiêm tốn. Như nơi ở và làm việc là ngôi nhà sàn đơn sơ, trang phục của Bác là bộ ka ki đã sờn, đôi dép cao su cũ đầy vết đinh, bữa ăn thường là những món dân dã,... Người luôn khiêm tốn với tất cả mọi người kể cả những người giúp việc, Bác luôn thân mật gọi là cô hay chú, luôn trân trọng. Cho đến khi Bác mất, di chúc Người còn dặn dò: "sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân "

Suy cho cùng, khiêm tốn và giản dị không hề làm giảm giá trị của bản thân trước mọi người mà ngược lại sẽ được mọi người tôn trọng và yêu quý.

Qua câu nói của nhà bác học Ăng-ghen đã thể hiện một quan niệm nhân sinh sâu sắc để con người nhìn vào đó mà học tập, trau dồi và phát huy những phẩm chất tốt đẹp ấy, hoàn thiện bản thân hơn. Ngước lại trong xã hội ta càng phải phê phán những kẻ sống ngạo mạn, kiêu căng, luôn tự cho là mình tài giỏi hay những kẻ luôn sống phô trương khoe khoang trước mặt mọi người. Chính vì vậy, khi con người hiểu biết về câu nói này, hành trang của họ sẽ có sự khiêm tốn và sự giản dị, họ sẽ tự tạo ra những giá trị đích thực cho bản thân. Nhưng, khiêm tốn không có nghĩa là trong mọi hoàn cảnh phải cúi mình một cách đơn hèn là mất đi sự tôn nghiêm của bản thân, giản dị không có nghĩa à sống tạm bợ và xuề xòa, dễ dàng cho qua mọi thứ, trở nên dễ dãi trong cuộc sống. Vì vậy ta luôn phải dung hòa và chọn ra một cách sống ý nghĩa nhất cho bản thân mình.

Khiêm tốn và giản dị luôn khiến con người sống một cách mực thước và hướng đến sự hoàn thiện hơn. Vì thế mà câu nói của Ăng-ghen mang giá trị rất sâu sắc đang được học hỏi và phát huy.

Chúc bạn học tốt!

27 tháng 9 2019

Em có suy nghĩ: Phạm Bân là một danh y có tài có đức. Ông có một thái độ làm việc tốt và nghiêm túc nên được vang danh, không chỉ vậy ông còn có tấm lòng lương thiện, thương yêu bệnh biết làm việc nào nên làm trước, không màng danh lợi.

27 tháng 9 2019

Em có suy nghĩ : Phạm Bân là một danh y tốt về tấm lòng lẫn giỏi về tài năng, ông có thái độ nghiêm túc trong công việc và suy nghĩ về những hành động tư lợi cho cá nhân.

27 tháng 9 2019

Hành vi của người bán hàng là sai. Vì khách hàng trước đã đưa tiền cho người bán hàng rồi, khách hàng đó cũng là người đến trước, vì khách hàng sau trả nhiều tiền hơn mà bán đi bộ quần áo đó.
=>Qua đó ta thấy người bán hàng là một con người có tính tham nhũng vì người sau nhiều tiền hơn mà bán đi bộ quần áo đó

20 tháng 10 2019

không thể dùng ''1 con người có tính tham nhũng'' nghe vừa sai vừa thiếu tự nhiên.

Bạn nên thay vào là ''1 người tham lam''

27 tháng 9 2019

Ví dụ:

Tôn trọng lẽ phải:

Biết nghe những ý kiến của người ta nói sau đó phân tích mặt đúng sai

Chấp hành đúng quy định nơi mình học tập và làm việc

Góp ý để bạn biết cái sai của bạn, giúp bạn sửa đổi khuyết điểm của mình để ngày càng hoàn thiện.

Không tôn trọng lẽ phải :

Chỉ trích , người ta mà không nói rõ lí do . Lắng nghe ý kiến của mình và không nghe ý kiến người khác,

Quay cóp, gian lận trong thi cử không thực hiện đúng nội quy nhà trường.

Đi hàng hai hàng ba không chấp hành luật an toàn giao thông.