K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 9. (1,0 điểm) Ngoài phong tục dựng nêu, em còn biết những phong tục nào trong ngày Tết? Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về phong tục đó. Câu 10. (1,0 điểm) Viết đoạn văn ngắn (5 - 7 dòng) nêu ý nghĩa của việc gìn giữ những phong tục tốt đẹp của dân tộc. Bài đọc: CÂY NÊU NGÀY TẾT VIỆT         Tết Nguyên đán người Việt được xem là những ngày quan trọng nhất trong năm....
Đọc tiếp

Câu 9. (1,0 điểm)

Ngoài phong tục dựng nêu, em còn biết những phong tục nào trong ngày Tết? Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về phong tục đó.

Câu 10. (1,0 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (5 - 7 dòng) nêu ý nghĩa của việc gìn giữ những phong tục tốt đẹp của dân tộc.

Bài đọc:

CÂY NÊU NGÀY TẾT VIỆT

        Tết Nguyên đán người Việt được xem là những ngày quan trọng nhất trong năm. Dù cả năm qua có làm ăn vất vả, cực nhọc hay đi xa chăng nữa thì dịp Tết, mọi người đều cố gắng trở về đoàn tụ bên gia đình và chuẩn bị đầy đủ lễ vật để dâng cúng ông bà tổ tiên. Từ xa xưa nếp sống phong tục tập quán đó đã được dân gian đúc kết thành câu đối ý nghĩa: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.

        

Dựng nêu ngày Tết có cả dụng ý trừ ma, quỷ, thờ phụng thần linh và vong hồn tổ tiên, tảo trừ những điều xấu xa trong năm cũ để đón năm mới. Theo tục lệ xưa, cây nêu được dựng trước sân nhà vào ngày 23 tháng Chạp, hạ nêu vào ngày mùng 7 tháng Giêng. Thân cây nêu thường làm bằng cây tre già dài khoảng 5 - 6 mét, ngọn nêu vươn cao, gắn với ước vọng về một năm mới bình yên, thuận hòa. Trên cây nêu treo những vòng tròn nhỏ và trên vòng tròn này treo một số đồ vật như các loại phướn, đèn lồng, cờ, câu đối, niêu đất chứa vôi, hoa tre, vàng mã,… Có địa phương treo các vật như lá bùa hình bát quái, nhánh xương rồng, cành lá dứa, bầu rượu bện bằng rơm, giỏ tre đựng vôi và trầu cau, cá chép bằng giấy hay những chiếc khánh đất nung va đập vào nhau kêu leng keng giống chuông gió. Bên dưới gốc rắc bột vôi trắng tạo thành vòng tròn hoặc rắc hình cánh cung, mũi tên hướng ra phía cổng nhà để xua đuổi tà ma.

       

Thời gian dựng cây nêu ở các địa phương cũng khác nhau, người Kinh dựng nêu vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch để ngăn ngừa ma quỷ tới quấy rầy gia chủ trong những ngày ông Công, ông Táo lên chầu trời. Một số dân tộc khác như đồng bào Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc như: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Lào Cai, Yên Bái lại dựng cây nêu vào chiều 30 tháng Chạp âm lịch. Người H’Mông dựng cây nêu trong lễ hội Gầu tào từ ngày 3 đến ngày 5 tháng Giêng âm lịch, ngày 7/1 âm lịch là ngày hạ nêu, đồng bào dân tộc Sán Dìu dựng cây nêu trong lễ Cầu mùa.

         

Trong nhịp sống hiện đại, con người tất bật lo toan, nhà chật, đất hẹp khiến nêu dần vắng bóng. Điều đáng mừng, những năm gần đây, ở nhiều địa phương và một số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực văn hóa đã tổ chức thượng nêu để lưu giữ một tục lệ cổ truyền của người Việt. Mang ý nghĩa tạo lập hạnh phúc với con người, phong tục dựng nêu ngày Tết nhắc nhở mỗi người ý thức giữ gìn một phong tục đẹp và lâu đời của Tết Việt.

(Theo Thế Dương, chuyên mục Tết Việt,

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)

0
Câu 9. (1,0 điểm) Em hiểu thế nào về lời khuyên: “dùng điện thoại thông minh một cách thông minh” của tác giả trong phần kết? Viết đoạn văn 5 - 7 dòng nêu suy nghĩ của em. Câu 10. (1,0 điểm) Viết đoạn văn 5 - 7 dòng nêu giải pháp để giảm thiểu việc sử dụng điện thoại thông minh của người trẻ. Bài đọc:        Công nghệ càng trở nên ưu việt sau khi đón tiếp sự ra đời của...
Đọc tiếp

Câu 9. (1,0 điểm)

Em hiểu thế nào về lời khuyên: “dùng điện thoại thông minh một cách thông minh” của tác giả trong phần kết? Viết đoạn văn 5 - 7 dòng nêu suy nghĩ của em.

Câu 10. (1,0 điểm)

Viết đoạn văn 5 - 7 dòng nêu giải pháp để giảm thiểu việc sử dụng điện thoại thông minh của người trẻ.

Bài đọc:

       Công nghệ càng trở nên ưu việt sau khi đón tiếp sự ra đời của những chiếc điện thoại thông minh, hay còn gọi là smartphone. Vậy nên điện thoại thì thông minh nhưng người dùng nó, đặc biệt là người trẻ đã thực sự “thông minh”?

        Theo một bài báo đưa tin về báo cáo mới nhất từ công ty chuyên nghiên cứu thị trường SuperAwesome (Anh), trẻ em từ 6 - 14 tuổi ở khu vực Đông Nam Á đang dẫn đầu thế giới về tỉ lệ sử dụng smartphone, cao hơn 20% so với một cường quốc công nghệ như Mỹ.

      

Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay, smartphone mang tính cá nhân hóa rất lớn, kết nối internet dễ dàng, linh động và có thể sử dụng liên tục mọi lúc mọi nơi. Chúng ta dễ bắt gặp những hình ảnh giới trẻ cặm cụi vào chiếc smartphone, từ đi học đến đi chơi, vào quán cà phê, siêu thị,… và thậm chí là chờ đèn đỏ hay đi bộ qua đường.

      

Cũng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít “tác dụng phụ”. Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành “anh hùng bàn phím”,… khiến giới trẻ mất dần sự tương tác giữa người với người. Thật đáng buồn khi nhìn thấy trẻ em không còn thích thú với những món đồ chơi siêu nhân, búp bê, những trò chơi ngoài trời như đá bóng, nhảy dây,… - những thứ từng là cả bầu trời tuổi thơ. Những buổi sum họp gia đình, ông bà, bố mẹ quây quần bên nhau còn con cháu lại chỉ biết lướt Facebook, đăng story. Hơn cả là tình trạng giới trẻ “ôm” điện thoại từ sáng đến khuya làm tổn hại đến sự phát triển thể chất và tâm hồn.

        

Không ai phủ nhận được những tính năng xuất sắc mà chiếc điện thoại thông minh mang lại, song giới trẻ cần có ý thức sử dụng: dùng điện thoại thông minh một cách thông minh.

(Theo Thu Thương, Baomoi.com)

0
14 tháng 4 2024

Mặt trời mọc lên từ phía đông, những tia nắng đầu tiên của ngày mới rọi qua cửa sổ, làm thức tỉnh mọi người trong gia đình. Mẹ tôi bắt đầu ngày mới bằng việc vào bếp, tiếng chén đĩa lạch cạch, mùi thơm của cà phê và bánh mì nướng lan tỏa khắp nhà.

Trong khi đó, bố tôi mở báo và đọc tin tức mới nhất. Anh trai tôi thì ngồi trước máy tính, chuẩn bị cho một ngày học trực tuyến. Còn tôi, sau khi dậy, thường mở nhạc và bắt đầu một buổi tập yoga để khởi động cho ngày mới.

Sau bữa sáng, mọi người bắt đầu công việc của mình. Mẹ tôi tiếp tục công việc nội trợ, bố tôi đi làm, anh trai tôi và tôi thì học. Trưa, chúng tôi cùng nhau ăn cơm, nghỉ ngơi và sau đó tiếp tục công việc.

Chiều tối, sau khi hoàn thành công việc, chúng tôi thường cùng nhau xem phim hoặc chơi trò chơi gia đình. Bữa tối thường là thời gian chúng tôi cùng nhau chia sẻ về những điều đã xảy ra trong ngày. Sau bữa tối, chúng tôi thường dành thời gian đọc sách hoặc xem tin tức trước khi đi ngủ.

Cuộc sống hàng ngày của chúng tôi có thể tưởng chừng như đơn giản và lặp đi lặp lại, nhưng đó chính là những khoảnh khắc quý giá mà chúng tôi trân trọng. Mỗi ngày là một trang mới của cuộc sống, và chúng tôi luôn cố gắng sống đầy đủ mỗi ngày.

Chiều tối, sau khi hoàn thành công việc, chúng tôi thường cùng nhau xem phim hoặc chơi trò chơi gia đình. Bữa tối thường là thời gian chúng tôi cùng nhau chia sẻ về những điều đã xảy ra trong ngày. Sau bữa tối, chúng tôi thường dành thời gian đọc sách hoặc xem tin tức trước khi đi ngủ.

Cuộc sống hàng ngày của chúng tôi có thể tưởng chừng như đơn giản và lặp đi lặp lại, nhưng đó chính là những khoảnh khắc quý giá mà chúng tôi trân trọng. Mỗi ngày là một trang mới của cuộc sống, và chúng tôi luôn cố gắng sống đầy đủ mỗi ngày.

14 tháng 4 2024

Bạn tả về cảnh gì??

6 tháng 6 2024

                                                   BG

Từ A đến B là

          9 giờ 10 phút - 7 giờ 15 phút = 1 giờ 55 phút 

 

23 tháng 4 2024

Hay và xúc động quá đi mất ;v;

25 tháng 4 2024

xin chào tất cả các bạn hihihihihihihi

 

14 tháng 4 2024

Câu mở rộng thành phần chủ ngữ là:

- “Cô gái đang đứng dưới cây” có thể mở rộng thành “Cô gái tóc đen đang đứng dưới cây lớn ở công viên''.

Câu mở rộng thành phần vị ngữ là:

- “Anh ấy đang chơi đàn” có thể mở rộng thành “Anh ấy đang chơi một bản nhạc trên cây đàn piano cổ”.

Câu mở rộng thành phần trạng ngữ là:

- “Cô ấy hát hay” có thể mở rộng thành “Cô ấy hát hay một cách đáng kinh ngạc”.