K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5 2018

Đáp án C

Tổng bí thư Đảng cộng sản Đông Dương theo thứ tự thời gian từ năm 1930 đến năm 1940 là:    

1. Đồng chí Trần Phú: Đầu năm 1927, đồng chí được cử sang học tại trường Đại học Phương Đông, Liên Xô. Tháng 04-1930, đồng chí Trần Phú về nước được bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương Đảng và được giao trách nhiệm khởi thảo bản Luận cương chính trị của Đảng. Bản luận cương này được Hội nghị trung ương lần thứ nhất họp ở Hương Cảng (Trung Quốc) tháng 10-1930 thông qua. Cũng tại Hội nghị này đồng chí Trần Phú được cử làm Tổng Bí thư của Đảng cộng sản Đông Dương.

2. Lê Hồng Phong: Tháng 03-1935, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đảng diễn ra tại Ma Cao (Trung Quốc), đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. Tháng 07 - 1935, đồng chí đi dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ VII và được cử làm uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành Quốc tế cộng sản.

3. Hà Huy Tập: Tháng 07-1936, đồng chí Hà Huy Tập cùng với đồng chí Lê Hồng Phong triệu tập Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng ở Thượng Hải (Trung Quốc) để bổ sung nghị quyết của trung ương trước tình hình mới. Tại hội nghị này, đồng chí Hà Huy Tập được bầu làm Tổng Bí thư thay đồng chí Lê Hồng Phong. Sau đó, đồng chí trở về Sài Gòn cùng cơ quan Trung ương Đảng trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng trong cả nước.

4. Nguyễn Văn Cừ: Tháng 03-1938, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân chủ. Cũng tại Hội nghị này, đồng chí Nguyễn Văn Cừ được bầu làm Tổng Bí thư thay đồng chí Hà Huy Tập. Sau đó, đồng chí vào hoạt động tại Sài Gòn. Phong trào cách mạng lên cao, địch theo dõi đồng chí rất sát, rồi chúng trục xuất đồng chí ra khỏi Nam Bộ. Trở ra Hà Nội, đồng chí chú trọng việc thành lập Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương, trực tiếp chỉ đạo báo chí công khai của Đảng.

16 tháng 12 2017

Đáp án C

Đêm 22 rạng sáng ngày 23-9-1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp cho quân đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.

23 tháng 7 2019

Đáp án A

Khi giải phóng Việt Bắc được ví như hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam độc lập.

7 tháng 6 2019

Đáp án D

Ngày 2-3-1946, tại kì hop đầu tiên tại Hà Nội, Quốc hội xác nhận thành tích của Chính phủ lâm thời trong những ngày đầu xây dựng chế độ mới, thông qua danh sách chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm chủ tịch.

3 tháng 2 2018

Đáp án D

Tháng 04/1940, Đức tấn công sang phía Tây, chiếm Đan Mạch, Na-uy, Bỉ, Phần Lan, Lúc-xăm-bua và Pháp. Tấn “thảm kịch” nước Pháp “Quân Đức tiến vào Pari”: Sau khi chọc thủng phòng tuyến Maginô ở miền Bắc nước Pháp, ngày 05/6/1940, quân Đức tiến về phía Pari như bão táp. Chính phủ Pháp tuyên bố “bỏ ngỏ” thủ đô và chạy về Boóc-đo, một bộ phận do tướng Đờ Gôn cầm đầu bỏ đất Pháp ra nước ngoài, dựa vào Anh, Mĩ tiến hành cuộc kháng chiến chống Đức. Bộ phận còn lại do Pêtanh đứng ra lập chính phủ mới, ngày 22/6/1940 kí với Đức hiệp ước đầu hàng nhục nhã (Pháp bị tước vũ trang, hơn 3/4 lãnh thổ Pháp bị Đức chiếm đóng và Pháp phải nuôi toàn bộ quân đội chiếm đóng Đức).

Sau đó ở Đông Dương, Đô đốc Đờ cu đã được cử làm Toàn quyền thay cho G. Catơru. Chính quyền mới này đã thực hiện một loạt các chính sách nhằm vơ vét sức người sức của, ở Đông Dương để đốc vào cuộc chiến tranh. Điều này gây khó khăn cho cuộc sống nhân dân và phong trào cách mạng.

27 tháng 10 2017

Đáp án D

Phong trào 1936 – 1939 đã tập hợp một lực lượng chính trị đông đảo và phương pháp đấu tranh phong phú:

- Lực lượng chính trị của quần chúng đông đảo bao gồm: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản, …

- Phương pháp đấu tranh phong phú: bán công khai, bán hợp pháp, bí mật, bất hợp pháp.

18 tháng 6 2018

Chọn đáp án C

Việt Nam giải phóng quân là tên gọi của lực lượng quân sự chủ lực của Việt Minh từ tháng 5 đến tháng 9 - 1945. Ngày 15 - 4 - 1945, Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ họp tại Hiệp Hòa, Bắc Giang quyết định hợp nhất Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với Cứu quốc quân do Chu Văn Tấn chỉ huy, đổi tên thành Việt Nam Giải phóng quân, lực lượng quân sự chính của Việt Minh để giành chính quyền năm 1945. Lễ hợp nhất được tổ chức ngày 15 tháng 5 năm 1945 tại Chợ Chu (Thái Nguyên). Sau khi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập (2 - 9 - 1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra chỉ thị, chấn chỉnh, mở rộng và đổi tên Việt Nam giải phóng quân thành Vệ quốc đoàn - quân đội chủ lực của quốc gia Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

30 tháng 9 2017

Chọn đáp án B

Sau Cách mạng tháng Tám, tình hình nước ta gắp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là tình trạng ngoại xâm và nội phản. Để tránh tình trạng phải cùng lúc đối đầu với nhiều kẻ thù trong khi lực lượng của ta lúc bấy giờ còn yếu nên trong cuộc đấu tranh ngoại giao với kẻ thù Đảng đã thực hiện những chủ trương tương đối mềm dẻo, sẵn sàng nhân nhượng cho kẻ thù để kéo dài thời gian hòa bình. Tuy nhiên, khi những đòi hỏi của chúng vượt quá nguyên tắc của ta thì ta vẫn cương quyết đấu tranh. Sự mềm dẻo nhưng vẫn cương quyết trong đấu tranh đã giúp ta đạt được mục đích kéo dài thời gian hòa bình để xây dựng lực lượng. Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay bài học mềm dẻo nhưng cương quyết đấu tranh vẫn còn nguyên giá trị, chúng ta đấu tranh ngoại giao mềm dẻo, tuân thủ những quy ước quốc tế. Tuy nhiên nếu những thế lực thù địch cố tình vi phạm chủ quyền chúng ta vẫn cương quyết đáp trả

29 tháng 4 2019

Đáp án A

1.Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp - năm 1920

2. Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam - năm1919

3. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - năm 1925

Như vậy đáp án đúng là 2, 1, 3

28 tháng 8 2017

Chọn đáp án D         

Theo SGK Lịch sử 12 trang 112, ngày 12 – 3 – 1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị "Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". Bản chỉ thị đã nhận định: Cuộc đảo chính đã tạo nên sự khủng hoảng chính trị sâu sắc, song những điều kiện tổng khởi nghĩa chưa chín muồi. Phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương.