K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 8 2022

Câu 1:

Từ láy: đằng đẳng, lăn lóc.

Từ ghéo: tảng đá, khổng lồ, núi cao, năm tháng, mặt trời, nung đốt, vết nứt, vỡ vụn, mưa bão, nước lũ, sông suối, liên tục, va đạp, dòng nước, làm lành, vết thương, hòn sỏi, láng mịn, bây giờ.

Câu 2:

DT: Tôi, mặt trời, người tôi, dòng nước.

ĐT: trải qua, nung đốt, vỡ, lăn, cuốn, va đập, làm.

TT: khổng lồ, dài, láng mịn.

Câu 3:

Chỉ:

+ việc tảng đá xưng tôi trong suốt đoạn văn và biết nói chuyện.

+ dòng nước lại làm lành vết thương của tảng đá.

+ hòn sỏi bị thương đầy mình.

BPTT: nhân hóa.

Tác dụng: làm cho nội dung đoạn văn giống như một lời nói của một người đang tâm sự, và câu chuyện của hòn sỏi cũng giống với câu chuyện của một con người. Qua đó, đoạn văn thêm hấp dẫn đặc sắc thú vị.

Chỉ: 

+ cuốn tôi vào mưa bão và nước lũ, cuốn tôi vào sông suối.

BPTT: điệp ngữ

Tác dụng: nhấn mạnh những gì mà tảng đá phải chịu đựng trong quá khứ.

Câu 4:

Bài học: chỉ có những con người trải qua sự nhiều thăng trầm, khó khăn trong cuộc sống mới được thành công "láng mịn" trong tương lai.

15 tháng 8 2022

Có thể nói, Nam Cao đã xây dựng thành công nhân vật lão Hạc trong lòng người đọc, và đã để lại những ấn tượng sâu sắc nhất. Lão Hạc hiện lên là một người nông dân chịu thương chịu khó nhưng bị dòng đời và số phận xô đẩy vào hoàn cảnh khó khăn. Vợ lão mất sớm, một mình lão làm lụng nuôi con. Đến khi đứa con trai của lão đến tuổi dựng vợ gả chồng, có yêu một cô ở trong làng , nhưng vì nhà gái thách cưới cao quá nên lão Hạc không thể cưới vợ cho con. Đó là bi kịch của một người cha mà không thể lo cho con một cái đám cưới đàng hoàng. Nhưng dù trong hoàn cảnh khó khăn thế nào đi nữa, lão Hạc vẫn hiện lên là một người cha hết mực yêu thương con. Vợ lão chết, lão không lấy vợ mà ở vậy nuôi con. Có phải chăng lão muốn tránh cho đứa con thân yêu của lão cái cảnh mẹ ghẻ con chồng? Khi con trai lão đòi bán vườn lấy vợ, lão không đồng ý là vì suy nghĩ cho cuộc sống tương lai sau này của vợ chồng con lão. Nếu bán vườn đi thì rồi lấy nhau về lấy gì kiếm sống qua ngày. Khi không lấy được vợ, thằng con lão buồn quá nghĩ quẩn rồi xin đi làm ở đồn điền cao su. Lão biết “ cao su đi dễ khó về” nhưng thấy con như vậy cũng không biết ngăn cản ra sao. Nỗi lòng của người cha nghèo nào có mấy ai hiểu được. Trước khi đi, con lão để lại cho lão một con chó Vàng hàng ngày trò chuyện cùng lão cho qua tháng đoạn ngày tuổi già neo đơn. Lão yêu nó lắm và nâng nịu gọi nó là Cậu Vàng. Lão coi nó như đứa con của con trai mình, như đứa cháu của lão. Mỗi bữa cơm lão đều giành phần cho nó. Chó và chủ suốt ngày quấn quýt lấy nhau. Một năm vào lúc thóc gạo kém, nhà nghèo lại càng thêm nghèo, lão Hạc đã có ý định bán con chó. Lão bàn việc ấy với ông giáo, cứ mỗi lần gặp nhau là lão lại nói về chuyện án con chó Vàng của lão đến nỗi ông giáo tin rằng lão chỉ nói vậy thôi chứ lão sẽ không bao giờ bán chó. Sự băn khoăn của lão Hạc đã cho thấy lão rất yêu con chó Vàng-kỉ vật mà đứa con lão để lại cho lão. Lão không nợ bán chó vì thương con, không biết có bao giờ được trông thấy đứa con của mình một lần nữa? Tình yêu con của lão Hạc còn được thể hiện ở chỗ vào năm mất mùa đói kém, khi đã bòn hết tất cả những gì có thể ăn được trong vườn nhà, lão cũng không đụng đến tiền lão bòn vườn để dành cho con. Lão thà ăn củ rong, củ chuối chứ nhất quyết không phạm đến tiền bòn từ mảnh vườn mà “ ngày còn mồ ma mẹ cháu, mẹ cháu đã thắt lưng buộc bụng mua cho nó”.Không chỉ là một người cha hết mực yêu thương con, lão Hạc còn là đại diện tiêu biểu của một nguwofi nông dân giàu lòng tự trọng. Lão nhận ra sự khó chịu của bà vợ ông giáo vì lão hay sang nhà ông giáo nói chuyện, từ đấy lão không nhận bất kỳ sự trợ giúp nào của ông giáo mà ocn từ chối như là hách dịch. Đặc biệt, chi tiết lão Hạc ăn bả chó để tự vẫn là biểu hiện cao nhất của lòng tự trọng. Lão đau đớn, dằn vặt và xấu hổ khi mình đã trót lừa một con chó, để nó kêu ư ử nhìn lão như đang oán trách. Lão chọn chính cái cách mà lão đã lừa con chó Vàng để kết liễu cuộc đời mình như một sự tự trừng phạt đích đáng đối với lão.Qua nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã tái hiện được số phận bi thảm của người nông dân trong xã hội cũ. Đó là bi kịch của con người bị hoàn cảnh tha hoá. Song bên cạnh đó, nhà văn cũng gửi gắm niềm tin mãnh liệt vào bản chất tốt đẹp của người nông dân. Từ đó làm nên giá trị hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm.

Tham khảo ạ

16 tháng 8 2022

Khi đó có số người trên xe buýt là 

35 - 5 + 6 = 36 (người)

Đ/số ..........

Chúc bn hok tốt!

16 tháng 8 2022

4=7

 

15 tháng 8 2022

Đò biếng lười - quán tranh đứng im lìm/ vắng lặng.

-> BPTT: nhân hóa

Tác dụng: làm cho sự vật được nói đến trong câu thơ "đò, quán tranh" trở nên sinh động và có cảm xúc hơn. Qua đó gợi lên được cảm giác mà tác giả muốn đưa vào câu thơ: sự bình yên của quê nhà.

15 tháng 8 2022

Mở đoạn:

- Giới thiệu tác phẩm "Tắt Đèn" (g.t nhà văn Ngô Tất Tố).

- Dẫn dắt vào câu chủ đề. (lấy câu chủ đề vào bài).

Thân đoạn:

Làm rõ các ý sau:

- Nêu khái quát nội dung văn bản "Tức nước vỡ bờ".

- Phân tích:

+ Vẻ đẹp tâm hồn dẫn trong tình cảnh khốn khổ vẫn giàu tình yêu thương là vẻ đẹp của ai? (Chị Dậu) 

-> Điều đó được thể hiện qua:

--> Hành động của chị:

---> Việc chị đau lòng đứt ruột khi phải bán cái Tý, chị chăm lo cho thầy ăn miếng cháo có sức chị bảo vệ chồng khi bọn tay sai muốn lôi chồng đi). (Câu ghép)

--> Lời nói của chị: Chồng tôi đau ốm, các người không được phép hành hạ.

+ Sức sống tiềm tàng mạnh mẽ của chị:

-> Điều đó được thể hiện qua chi tiết chị chống lại tên cai lệ.

- Suy nghĩ của em về vẻ đẹp và sức sống của chị:

+ Khi ấy, chị đứng lên đòi lại sự công bằng cho gia đình mình. Chị không thể chịu mãi cảnh ức hiếp người khác đến đường cùng như vật được. 

- Liên hệ vẻ đẹp người phụ nữ đương thời qua hình ảnh của chị Dậu.

Kết đoạn:

- Khẳng định lại vấn đề một lần nữa.

15 tháng 8 2022

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:

Mở bài: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Con đường đi đến trường em là một trong những con đường đẹp nhất mà em từng đi...)

Thân bài:

Giới thiệu khái quát con đường đến trường em:

+ Gồm có những thứ gì?

+ Hai bên đường có gì?

...

- Cảm nhận của em về con đường đến trường em:

Ví dụ: Em cảm thấy bình yên và yêu con đường này đến lạ vì nó đã gắn với cả một chặng đường tuổi thơ của em...

Kết bài.

Bày tỏ một lần nữa tình cảm của em đối với con đường đến trường em.

CDT gợi ý: những hàng cây...

CĐT gợi ý: đã đi nhiều nơi...

CTT gợi ý: con đường rất rất đẹp...

_mingnguyet.hoc24_

15 tháng 8 2022

Mở đoạn:

- Giới thiệu địa điểm ngôi trường của mình.

- Dẫn dắt:

Ví dụ: hàng ngày em thường đi bộ đến trường vì nhà khá gần,.....

Thân đoạn:

Ví dụ lúc đó là buổi sáng mình đi học.

Làm rõ các ý sau:

- Khung cảnh buổi sáng có những gì? 

+ Trên trời: ông mặt trời như thế nào?, bầu trời trong xanh,.. chim chóc,... (CTT)

+ Con đường: mềm mại, thẳng/ uốn lượn để mọi người đi,...

+ Con người: những bạn học sinh cũng đang đi đến trường, những quán ăn sáng cô bác đang bận rộn chuẩn bị đồ ăn cho khách nên khói bay nghi ngút ra đường,.... (CDT + CĐT) 

- Suy nghĩ, cảm xúc của em dành cho khung cảnh này?.

Kết đoạn:

- Khẳng định lại vẻ đẹp của khung cảnh này.

15 tháng 8 2022

2).

a.

- Vì mẹ muốn trồng rau nên bây giờ mẹ đang cuốc đất ngoài vườn.

b.

- Bố em làm bác sĩ nên bố đang khám bệnh cho chú Hòa trong phòng.

c.

- Em rất mong được đến trường học mỗi ngày vì nó là nơi mà em yêu quý.

3).

3 câu đơn: 

- Cái Lan đang học bài.

+ Phân tích:

Chủ ngữ: Cái :Lan

Vị ngữ: đang học bài.

- Bây giờ, gió thổi lồng lộng vào nhà.

+ Phân tích:

Trạng ngữ: Bây giờ.

Chủ ngữ: gió.

Vị ngữ: thổi lồng lộng vào nhà.

- Con sông điệu đà khoác lên mình chiếc áo lụa như cô thiếu nữ.

+ Phân tích:

Chủ ngữ: con sông

Vị ngữ: điệu đà khoác lên mình chiếc áo lụa như cô thiếu nữ.

3 câu ghép:

- Vì nó muốn có kết quả tốt nên nó chăm chỉ học bài lắm.

+ Phân tích:

Chủ ngữ 1: nó

Vị ngữ 1: muốn có kết quả tốt.

Chủ ngữ 2: nó

Vị ngữ 2: chăm chỉ học bài lắm.

Quan hệ từ nối 2 vế câu: Vì - nên (chỉ nguyên nhân - kết quả).

- Hoa thích cái váy đó nhưng cô không có đủ tiền để mua.

+ Phân tích:

Chủ ngữ 1: Hoa

Vị ngữ 1: thích cái váy đó.

Chủ ngữ 2: cô

Vị ngữ 2: không có đủ tiền để mua.

Từ nối 2 vế: nhưng.

- Cô giáo đang giảng bài còn các bạn học sinh thì đang lắng nghe chăm chú.

+ Phân tích:

Chủ ngữ 1: Cô giáo.

Vị ngữ 1: đang giảng bài.

Chủ ngữ 2: các bạn học sinh

Vị ngữ 2: thì đang lắng nghe chăm chú.

Từ nối 2 vế: còn.

15 tháng 8 2022

Vợ chồng A Phủ

15 tháng 8 2022

a)

-chạy có nghĩa là di chuyển từ nơi này tới nơi khác

-chạy có nghĩa là lo toan,xoay sở

=> hiện tượng đa nghĩa

b)

-bàn là đồ vật có mặt phẳng dùng để để đồ,...

-bàn là trò chuyện,thảo luận để đi đến kết quả cuối cùng

=>hiện tượng đồng âm