K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2019

a) Sự hình thành của thành thị:

- Nguyên nhân ra đời:

     + Do sản xuất phát triển, Tây Âu xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa, thị trường buôn bán tự do.

     + Trong các ngành thủ công nghiệp đã diễn ra quá trình chuyên môn hóa.

- Sự hình thành

     + Trước tình hình đó, để có điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, thợ thủ công đến ngã ba đường, bến sông, nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và buôn bán hình thành các thành thị.

     + Có những thành thị do lãnh chúa lập ra hoặc được phục hồi từ những thành thị cổ đại.

b) Trong thành thị, cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân. Họ lập ra phương hội, thương hội nhằm giữ độc quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ quyền lợi và đấu tranh chống sự áp bức và sách nhiễu của lãnh chúa địa phương.

6 tháng 1 2019

- Lãnh chúa

     + Là các tướng lĩnh quân sự, các quý tộc người Giec-man được phân nhiều ruộng đất và được phong các tước vị khác nhau hình thành hệ thống đẳng cấp quý tộc vũ sĩ.

     + Các quý tộc nhà thờ được phong tặng đất đai theo tước vị trở thành tầng lớp quý tộc tăng lữ

     + Các tầng lớp quý tộc vũ sĩ và quý tộc tăng lữ có đặc quyền, rất giàu có. Họ trở thành các lãnh chúa phong kiến.

- Nông nô: Nô lệ và nông dân bị tước đoạt ruộng đất bị biến thành nông nô phụ thuộc vào lãnh chúa.

8 tháng 4 2019

- Lãnh địa là phần đất riêng của lãnh chúa phong kiến. Trong lãnh địa có lâu đài, có dinh thự, nhà thờ... có hào sâu, có tường rào bao bọc xung quanh tạo thành những pháo đài kiên cố.

- Cuộc sống của lãnh chúa trong lãnh địa:

     + Lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội, tòa án, luật pháp riêng, có chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân đong, đo lường riêng.

     + Trong các lãnh địa, các lãnh chúa sống cuộc đời nhàn rỗi, xa hoa. Thời bình, họ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa hặc tổ chức những buổi tiệc tùng, hội hè trong những lâu đài nguy nga, tráng lệ. Họ sống sung sướng trên sự bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô.

16 tháng 4 2019

- Là thành phần sản xuất chính trong xã hội.

- Họ tự tiến hành sản xuất trên phần ruộng đất được giao và hợp tác với nhau trong việc đảm bảo thủy lợi và thu hoạch. Họ tự nuôi sống bản thân và gia đình, nộp một phần sản phẩm cho quý tộc dưới dạng thuế.

- Họ còn phải làm một số nghĩa vụ khác như lao động phục vụ các công trình xây dựng, đi lính.

14 tháng 6 2017

Do điều kiện tự nhiên thuận lợi nên khoảng 3500 đến 2000 năm TCN cư dân tập trung khá đông theo từng bộ lạc ở lưu vực các con sông lớn ở châu Á, châu Phi.

3 tháng 3 2018

Các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện trên lưu vực các dòng sông lớn, hẳng năm có lượng phù sa bồi đắp nên dễ dàng canh tác, hằng năm có lượng phù sa bồi đắp nên dễ dàng canh tác.

- ở đây có nhiều dất canh tác, có mưa đều đặn, theo mùa

- Cư dân phương Đông sống bằng nghề nông là chủ yếu “lấy nông nghiệp làm gốc”

- Chăn nuôi là một ngành kinh tế được cư dân phương Đông kết hợp với nghề nông.

- Ngoài nghề nông, cư dân phương Đông còn làm đồ gốm, dệt vải, làm nghề luyện kim.

11 tháng 8 2018

Vua là người đứng đầu, cai trị cả nước, có quyền quyết định mọi vấn đề của đất nước. Vua là người nắm cả vương quyền và thần quyền.

9 tháng 11 2017

- Vị trí của Vương triêu Hồi giáo Đê- li:

     + Mở ra sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa phương Tây mà người A-rap mang đến. Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông – Tây.

     + Đạo Hồi được truyền bá vào Ấn Độ, từ đó có ảnh hưởng đến nhiều nơi khác, nhất là khu vực Đông Nam Á.

- Vị trí của Vương triều Mô-gôn:

     + Những chính sách dưới thời vua A-cơ-ba giúp cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu, đất nước thình vượng.

     + Ghi dấu với hai công trình kiến trúc lớn và tuyệt đẹp: Thành Đỏ và lăng Ta-giơ-Ma-han

14 tháng 3 2018

- A-cơ-ba đã thi hành một số chính sách tích cực:

     + Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc

     + Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo.

     + Tiến hành đo đặc lại ruộng đất và định ra mức thuế mới hợp lí.

     + Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

- Ý nghĩa

     + Tạo điều kiện cho văn há Ấn Độ thế kỉ VII – XII phát triển sâu rộng trên toàn lãnh thổ và có ảnh hưởng ra bên ngoài.

     + Có sự tiếp xúc giao lưu văn hóa phương tây mà người A-rap mang đến. Đồng thời có sự phát hiện nhau giữa hai nền văn minh đặc sắc là Ấn Độ Hin-đu giáo và A-rap Hồi giáo. Sự giao lưu văn hóa Đông – Tây cũng được thúc đẩy.

2 tháng 9 2018

- Hoàn cảnh ra đời:

     + Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để chống lại cuộc tấn công của người Hồi giáo gốc Thổ.

     + Năm 1055, người thổ đánh chiếm Bát-đa lập nên vương triều Hồi giáo ở vùng Lưỡng Hà. Đạo Hồi được truyền bá đến I-ran và Trung Á.

     + Người Hồi giáo gốc Trung Á tiến hành chinh chiến vào đất Ấn Độ, lập nên vương triều Hồi giáo Ấn Độ gọi là Vương triều Hồi giáo Đê-li.

- Chính sách thống trị:

     + Trong hơn 300 năm tồn tại và phát triển, Vương triều Hồi giáo Đê-li đã truyền bá, áp đặt Hồi giáo,

     + Tự dành cho mình quyền ưu tiên ruuộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.

     + Mặc dù đã cố gắng thi hành một số chính sách mềm mỏng song mất sự ủng hộ của người dân do phân biệt tôn giáo, sắc tộc.

- Văn hóa: Hồi giáo và văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ. Kinh đô Đê-li được xây dựng trở thành “một trong những thành phố lớn nhất thế giới”.

- Vị trí của Vương triều Hồi giáo Đê-li:

     + Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông – Tây.

     + Hồi giáo có cơ hội được truyền bá đến một số nước ở Đông Nam Á.