K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2017

 1.Vẳng nghe chim vịt kêu chiều 
Bâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau.

2. - Ăn cơm cáy thì ngáy oo 
Ăn cơm thịt bò thì lo ngay ngáy.

3. Chim đa đa đậu nhánh đa đa
Chồng gần không lấy đi lấy chồng xa
Một mai cha yếu mẹ gìa
Chén cơm đôi đũa tách trà ai dâng.

4. Chiều chiều ra dứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

5. Chim khôn kêu tiếng  rảnh rang
Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe.

6 tháng 11 2017

-Câu truyện phản ánh cách nhìn nhận, đánh giá thế giới bên ngoài chỉ qua cái miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện ngầm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp lại hay huênh hoang, khoác lác, luôn cho mình là đúng. Đồng thời khuyên mọi người phải cố gắng mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo.

5 tháng 11 2017

Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất. Năm nay, mẹ em bốn mươi tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tôn thêm vẻ đẹp sang trọng của người mẹ hiền từ. Mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng . Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến thương yêu. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười, nhìn mẹ tươi như đóa hoa hồng vừa nở ban mai. Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương vì mẹ phải tảo tần để nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng.Mẹ làm nghề nông nhưng mẹ may và thêu rất đẹp. Đặc biệt mẹ may bộ đồ trông thật duyên dáng, sang trọng.Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ dạy cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo... Còn bố thì giúp mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Thỉnh thoảng, mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Mẹ luôn dậy sớm để chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học.Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Mẹ lo thuốc cho em uống kịp thời. Mẹ nấu cháo và bón cho em từng thìa. Tuy công việc đồng áng bận rộn nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Sau đó mẹ chuẩn bị đồ để sáng mai dậy sớm lo buổi sáng cho gia đình .Mẹ rất nhân hậu, hiền từ . Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi , mẹ dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi. Chính vì mẹ âm thầm lặng lẽ dạy cho em những điều hay lẽ phải mà em rất kính phục mẹ. Mẹ em là vậy. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Mỗi khi được mẹ ôm ấp trong vòng tay ấm áp của mẹ, con thấy mình thật hạnh phúc vì có mẹ .Mẹ ơi! Có mẹ, con thấy sướng vui. Có mẹ, con thấy ấm lòng. Trong trái tim con, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời con. Con luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Tấm lòng của mẹ bao la nh­ biển cả đối với con và con hiểu rằng không ai thương con hơn mẹ. Ôi, mẹ kính yêu của con! Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này vì mẹ chính là mẹ của con. "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ...." Con mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Con hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để báo đáp công ơn sinh thành nuôi nấng con nên người, mẹ ơi.

5 tháng 11 2017

Mẹ tôi là hiệu phó một trường Mầm non. Mẹ tôi rất đẹp và còn rất trẻ nhưng đôi bàn tay đã dần xuất hiện những vết chai. Hằng ngày, với đỏi bàn tay ấy, mẹ dắt tôi đến trường, nấu cho gia đình những bữa ăn ngon lành… Với bao công việc, mẹ suốt ngày bận rộn, ít khi được nghỉ ngơi. Hồi tôi còn nhỏ, chưa có em nên bao nhiêu thời gian, tình cảm, mẹ dành hết cả cho tôi. Khi mẹ sinh em bé, nhìn mẹ chăm em, tôi nghĩ, hình như mẹ chỉ lo cho em, không quan tâm tới tôi. Tôi giận mẹ . Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy mình thật buồn cười và trẻ con quá. Tôi mong mẹ có thật nhiều thời gian dành cho chị em tôi. Tôi muốn kể cho mẹ nghe nhiều chuyện vui chỉ để nhìn thấy nụ cười trên môi mẹ. Tôi muốn mẹ có nhiều thời gian rỗi để nghe nhạc, bởi đó là sở thích của mẹ. Nhưng mẹ nào đâu có thời gian.

Tôi nhớ, có một lần, sau khi đi làm về, mẹ có vẻ căng thẳng và chợt nổi cáu với tôi. Tôi tức lắm và "trả thù" lai bằng cách không học bài, khòng làm bài tập. Thâm tâm, tôi sợ mẹ mắng, nhưng mẹ không nói gì, chỉ buồn bã một mình. Đêm ấy, tôi chợt nghe tiếng mẹ khóc. Mẹ khóc vì tôi. Tôi bắt đầu hối hận, nước mắt chảy dài, thấm lên trên gối. Đó là đêm tôi khó ngủ nhất, với bao suy nghĩ day đứt trong đầu. Hôm sau, mẹ xin lỗi tôi vì vô ý cáu giận. Nhưng còn tôi, tôi cũng có lỗi cơ mà. Tôi day dứt quá, tôi thầm hứa phải cố gắng chuộc lỗi với mẹ. Và các bạn biết không, tôi đã làm được điều đó. 

Cũng có ngày, tôi làm mẹ buồn chỉ vì cái tính hay hờn dỗi của tôi. Hôm ấy là một ngày rất quan trọng đối với mẹ. Tôi cũng háo hức chờ cái ngày ấy, ngày mẹ tôi bảo vệ luận văn thạc sĩ. Bạn bè và những người thân trong gia đình đều tập trung ở nhà tôi để chuẩn bị đến dự buổi bảo vệ luận vân của mẹ. Khi sắp đi, tôi vô tình làm ngã đứa em họ. Bố mắng tôi. Tôi bực mình và dỗi không đến dự lễ bảo vệ luận văn của mẹ. Mẹ buồn mãi, tôi cũng vậy, nhưng bộ mặt lạnh lùng của tôi đã giấu đi tâm trạng thật.

Mẹ mắng, thậm chí giận tôi cũng chỉ vì muốn tôi nên người, nhưng tôi đã bỏ ngoài tai tất cả. Sáu này, khi đã biết nghĩ, tôi nghĩ đến một ngày nào đó, khi tôi đã trưởng thành, khi tôi là một người thành đạt và hạnh phúc thì mẹ tôi đã già, và rồi, mẹ sẽ qua đời, chúng tôi không được thấy mẹ nữa. Nghĩ đến đó tôi bật khóc, và tôi cầu nguyện, cầu cho mẹ luôn ở bên tôi, tôi luôn bên mẹ. Hai mẹ con cứ thế, dắt tay nhau đi vào cuộc sống.

me

Con sẽ đi thật xa nhưng mẹ luôn ở trong trái tim con

Tôi muốn nói với mẹ tôi: "Mẹ ơi, khi con còn nhỏ, mỗi khi vấp ngã, mẹ đã đỡ con dậy, nâng bước con đi. Giờ đây, con đã trưởng thành, con đang đi từng bước chắc chắn trên đôi chân mẹ đã dạy con đi. Con sẽ đi thật xa nhưng mẹ luôn ở trong trái tim con. Mẹ ơi, con yêu mẹ rất nhiều".


 

5 tháng 11 2017

ban kia lam dung roi do

k tui nha

thanks

5 tháng 11 2017

Thạch Sanh

5 tháng 11 2017

Đã có ai phải tự hỏi: “mình đã làm cho thầy cô vui hay chỉ làm thầy cô thêm mệt mỏi?”. Riêng tôi,tôi chỉ là 1 học sinh tầm thường mà tôi đã biết bao lần làm cho cô tôi buồn. Tuy đã bao nhiêu năm,nhưng tôi không thể quên được cái lỗi lầm ấy,cái lỗi lầm tôi gây ra khiến cô buồn…

Đó là 1 buổi sáng đẹp trời,tôi đến lớp sớm như mọi ngày. Nhưng hôm nay,tôi vừa vào lớp thì đã thấy tụi thằng Thuận đợi sẵn. Thấy tôi,nó chạy đến vỗ lên vai tôi,nói: “Ê! Hôm nay đi trễ thế mạy?”.”Tao không đi trễ,tại tụi mày đi sớm thôi”-tôi trả lời. Thuận thở dài nói tiếp:”thôi dù sao cũng vô rồi. Buồn ghê! Hay là chúng ta tổ chức 1 cuộc thi vẽ đi. Và phần thưởng sẽ là 1 chuyến đi tham quan phòng thí nghiệm của cô Bích. Tụi mày đồng ý ko?”.” Ok,nhưng tao không cung cấp giấy để thi đâu à nha!”-thằng Tâm tiếp lời. Tôi nói:” Tường trắng,bàn gỗ mới “tin” đây này,cần gi giấy chứ!”.

ke-mot-lan-em-da-mac-loi-vanlop6

Thế là cuộc thi bắt đầu. Sau vài phút căng thẳng,cả bọn buôn ra xem cái thành quả của mình. Ôi! Cái gì thế này-tôi thốt lên. Những bức hình trong thấy ghê. Thế là chả có thằng nào thắng cuộc. Nhưng bọn tôi vẫn quyết định đi 1 chuyến tham quan trong phòng thí nghiệm của cô Bích. Cả đám hì hục trèo vô phòng. Đi 1 vòng quanh phòng,tôi lấy 1 lọ nước,đổ vào 1cái gì đó. Bổng dưng 1 tiếng nổ phát lên,cả bọn hoảng hốt bỏ chạy. Chạy 1 mạch ra tới bờ sông mới dám dừng lại. Tôi nói:”thôi,quay lại học đi”. Thằng Thuận ngắt lời:”Thôi đi mày. Lỡ ra đây rồi,không tắm thì uổng lắm”. Thế là cả đám lao xuống sông tắm. Có thằng thì leo lên cầu,ra dáng vận động viên bơi lội rồi nhảy xuống. Tắm sông xong,chúng tôi ra đồng chơi đánh trận giả,sau đó qua nhà Ông Sáu,trốn trong vườn ổng mà ăn ổi. Ôi! Hương ổi chín khiến chúng tôi không thể cưỡng lại. Thấm thoát đã xế chiều,chúng tôi trở về trường lấy cặp vở. Vừa tới trước cổng trường,tôi đã thấy cô Thu-cô chủ nhiệm của tôi, đã đứng đợi sẵn. Nước mắt cô rưng rưng nhìn thẳng vào hướng chúng tôi không nói gì. Tôi bước đến,cô ghì chặt lấy tay tôi thét lên trong tiếng nấc:”em có biết hôm nay lớp chúng ta dự giờ không? Em có biết lọ chất hoá học mà em là đổ là dùng để cho buổi dự giờ hôm nay không? Chỉ vì việc làm của bọn em mà cả lớp phải bị thiệt vì buổi dự giờ hôm nay”. Nói xong cô quay đi,bỏ lại trong tôi nổi nghẹn ngào khôn xiết. Bỗng thằng Thuận nói: ” thằng Minh chứ không ai vào đây. Chắc chắn nó là thằng mách với cô,hồi sáng chạy ra tao thấy nó đây mà. Để ông gặp mày,ông cho mày ốm đòn con à!”.”thôi đi,bây giờ mà mày còn nói thế nữa hả Thuận!”-tôi hét lên.

Sáng hôm sau,chúng tôi đến gặp cô xin lỗi cô 1 lần nữa. Lúc này cô tôi đã bớt giận rồi. Vì chúng tôi đã biết lỗi,đến xin lỗi cô Bích,lao sạch những hình vẽ ghê tởn. Cô tôi có nói “siêu nhân vẫn là người,không ai mà không mắc lỗi,không ai là hoàn thiện tất cả. Quan trọng là làm lỗi mà có biết lỗi và sửa lổi hay không!”.

Tôi khuyên các bạn,đừng nên làm gì khiến người xung quanh mình phải buồn,nếu ko 1 ngày nào đó,người hối hận sẽ là chúng ta!

5 tháng 11 2017

Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng...

Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi". Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không. Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp"... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! "Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!". Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá.

Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.

Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.

"Từ thuở sinh ra tình mẫu tử
Trao con ấm áp tựa nắng chiều".

5 tháng 11 2017

Buổi sáng trên cánh đồng quê em thật là đẹp.

Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi.Những giọt sương long lanh đọng trên lá lúa như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau luỹ tre làng. Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần đó, mấy chú chim hoạ mi hót líu lo, đón chào một ngày mới bắt đầu.Từ xa , men theo con đường làng, lác đác một vài bác nông dân đi thăm đồng, vừa đi vừa trò chuyện . Thỉnh thoảng , các bác lại cúi xuống xem xét có vẻ rất vui. Nhìn những bông lúa trĩu nặng, đung đưa theo gió, em nghĩ chắc là mùa này lại được bội thu.Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan. Bầu trời mùa thu xanh trong và cao vút. Những đám mây trắng xoá tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh mông. Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hoà lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ , dễ chịu lạ thường.Ông mặt trời đã lên cao. Nắng cũng đậm dần. Người trong làng bắt đầu đi chợ nhộn nhịp trên con đường xuyên qua cánh đồng. Các bà, các chị gánh ra chợ những mớ rau thơm, những bẹ cải sớm hay những bó huệ trắng muốt… Một không khí tươi vui hoà quyện lại tạo thành một bức tranh làng quê thanh bình, yên ả, sống động và đầy màu sắc.Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê mình, em thấy những hình ảnh ấy thân thương làm sao.

Một tình yêu quê hương tha thiết dấy lên trong lòng em. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương thêm giàu đẹp

 

5 tháng 11 2017

Quê hương tôi giờ đây lúc nào cũng đẹp. Nhưng đẹp hơn cả vẫn là buổi bình minh vào sáng đầu xuân ở làng quê tôi.

Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân thật tuyệt! Nó như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Ông mặt trời lúc này vẫn còn say ngủ trong chiếc chăn mỏng của màn mây ấy thế mà mấy chú chim đã dậy từ bao giờ, hót líu lo trên cành hòa nhịp với loa pjongs thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng đón chào một ngày xuân mới. Tôi tung tăng chạy nhảy như một con sáo nhỏ ra đầu làng để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ của làng quê. Một lúc sau, phía đằng đông, ông mặt trời thức dậy, vứt bỏ chiếc chăn mỏng, ông vươn vai, ban phát những tia nắng xuân vàng dịu xuống vạn vật. Tôi như nghe thấy tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc xuân.

Tả buổi sáng quê em

Cây nào cây ấy cũng đều chọn cho mình bộ quần áo đẹp nhất để đón chào xuân mới. Nhìn cảnh quê hương lúc này như một lẵng hoa đầy mầu sắc. Chúng như đang lượn vòng trong các cành cây, như đang nô đùa, nhảy nhót dưới ánh nắng của mùa xuân. Bên lũy tre, cạnh bờ ao, cô gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Dưới mặt ao, ánh nắng chênh chếch chiếu xuống làm mặt ao lóng la lóng lánh như người ta vừa giát một mẻ vàng mới luyện song. Đứng giữa cánh đồng lúa, tôi như tưởng tượng mình đang lạc vào một thế giới cổ tích. Một mùa xuan đầy sức sống đang về trên quê hương tôi. Quê hương tôi thật đẹp phải không các bạn? Tôi mong ước quê mình mãi đẹp dưới sắc xuân.

Ôi, quê mình vào buổi sáng đầu xuân đẹp quá, đẹp quá đi! Tôi thật sung sướng và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất yêu dấu này. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp hơn.

18 tháng 11 2018

Phương thức biểu đạt chính của văn bản Thạch Sanh là tự sự

5 tháng 11 2017

 Tiếng là âm thanh được phát ra. Mỗi tiếng là 1 âm tiết.

- Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa dùng để đặt câu. Từ được tạo bởi một hoặc hai tiếng trở lên.

- Tiếng dùng để cấu tạo nên từ. Từ dùng để cấu tạo nên câu. Vai trò của từ được thể hiện trong mối quan hệ với các từ khác trong câu.

5 tháng 11 2017

Tiếng là âm thanh được phát ra. Mỗi tiếng là 1 âm tiết. 

- Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa dùng để đặt câu. Từ được tạo bởi một hoặc hai tiếng trở lên. 

- Tiếng dùng để cấu tạo nên từ. Từ dùng để cấu tạo nên câu. Vai trò của từ được thể hiện trong mối quan hệ với các từ khác trong câu. 

5 tháng 11 2017

Từ thuần Việt là cốt lõi, cái gốc của từ vựng tiếng Việt. Lớp từ thuần Việt làm chỗ dựa (nơi bắt đầu) và có vai trò điều khiển, chi phối sự hoạt động của mọi lớp từ khác liên quan đến tiếng Việt.

Chữ "thuần" trong "từ thuần Việt" có nghĩa là bản ngữ (ngôn ngữ bản địa) hay thuần chủng không pha tạp, tương tự cũng sẽ có từ thuần Nga, thuần Khmer,...

5 tháng 11 2017

Từ thuần Việt là cốt lõi, cái gốc của từ vựng tiếng Việt. Lớp từ thuần Việt làm chỗ dựa (nơi bắt đầu) và có vai trò điều khiển, chi phối sự hoạt động của mọi lớp từ khác liên quan đến tiếng Việt.

Chữ "thuần" trong "từ thuần Việt" có nghĩa là bản ngữ (ngôn ngữ bản địa) hay thuần chủng không pha tạp, tương tự cũng sẽ có từ thuần Nga, thuần Khmer,...

Về mặt nguồn gốc, cơ sở hình thành của lớp từ thuần Việt là các từ gốc Nam phương, bao gồm cả Nam Á và Tày Thái. Những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy rằng nhiều bộ phận, nhiều nhóm của lớp từ thuần Việt có những tương ứng, những quan hệ hết sức phức tạp với nhiều ngôn ngữ hoặc nhóm ngôn ngữ trong vùng - miền.

Ví dụ:[1]

  1. Tương ứng Việt-Mường: vợ, chồng, ăn, uống, cười, bơi, nằm, khát, trốn, gáy, mỏ, mâm, rá, chum, nồi, vại, váy, cơm, cây, củ, rạ, mây, caugà, trứng...
  2. Tương ứng Việt – Tày Thái: đường, rẫy, bắt, bóc, buộc, ngắt, gọt, đẵn, bánh, vắng, mo, ngọn, mọn, méo, vải, mưa, đồng, móc, nụ, gà, chuột, đâm...
  3. Tương ứng với các ngôn ngữ nhóm Việt Mường đồng thời với nhóm Bru-Vân Kiều: trời, trăng, đêm, bụng, ruột, kéo, bốc, ngáy, khạc, củi, rắn...
  4. Tương ứng với nhóm ngôn ngữ Mon-Khmer ở Tây Nguyên Việt Nam: trời, mây, mưa, sấm, sét, bàn chân, đầu gối, da, thịt, mỡ, mày, nó, nuốt, cắn, nói, kêu, còi, mặc, nhắm, bếp, chổi, đọi...
  5. Tương ứng với nhóm Việt-Mường và các ngôn ngữ Mon-Khmer khác: sao, gió, sông, đất, đá, người, tóc, mặt, mắt, mũi, răng, lưỡi, cổ, lưng, tay, chân, máu, xương, cằm, đít, con, cháu...
  6. Tương ứng với nhóm Việt Mường và Tày Thái: bão, bể, bát, dao, gạo, voi, cày, đen, gạo, giặt...
  7. Tương ứng Việt – Indonesia: đất, trâu, sông, cái, cây, núi, đồng, nghe, đèn, đêm, trắng, ăn, cướp, bướm, sáng, rất, nấu, này/ni, là, rằng, ngày...

Cùng với sự du nhập truyền bá của đạo giáo, đặc biệt là văn hóa Công giáo, văn hóa Việt Nam cũng được làm giàu thêm bởi những yếu tố văn hóa phương Tây, và đặc biệt thành công trong vấn đề chữ viết. Khi truyền đạo cho người Việt Nam, khó khăn đầu tiên mà các giáo sĩ vấp phải là sự khác biệt về ngôn ngữ và văn tự; các giáo sĩ có thể học tiếng Việt được, nhưng học chữ Nôm thì quá khó. Bởi vậy họ đã dùng bộ chữ cái Latinh quen thuộc có bổ sung thêm các dấu phụ (mà một số ngôn ngữ phương Tây như chữ Bồ Đào Nha đã từng làm) để ghi âm tiếng Việt – thứ chữ này về sau được gọi là chữ Quốc ngữ.[2]

Quá trình biến đổi từ nói - chữ viết - đọc dễ dàng hơn đã làm xuất hiện thêm nhiều các lớp ngôn ngữ lai, phong phú thêm lớp từ-ngữ Việt mới.

Từ thuân Việt với các ngôn ngữ lai khác[sửa | sửa mã nguồn]

Nói đến từ thuần Việt, để dễ hình dung, dễ phân biệt, có thể lấy ví dụ các từ được gọi là Hán Việt (vd: giáo viên, đồng sự), Pháp Việt (vd: gác-ba-ga, ba-ri-e),... là những từ dùng tiếng Việt để viết theo ngôn ngữ đọc của ngôn ngữ khác; còn gọi là "đồng hóa" ngôn ngữ khác với ngôn ngữ bản địa (ở đây là tiếng Việt), thường xuất hiện khi trong từ điển ngôn ngữ bản địa không có từ tương ứng nghĩa, mà chỉ có từ viết "theo nghĩa hiểu", khi đó người ta sẽ dùng các từ có nguồn gốc ngoại lai kia. Từ thuần Việt là từ dùng tiếng Việt theo nghĩa "thuần", tương ứng các ví dụ trên có thể là người dạy học, người cùng làm, ghế ngồi sau xe, thanh chắn đường tàu,...

Hơn nữa, do được sử dụng nhiều trong sinh hoạt hàng ngày nên từ ngữ tiếng Việt thường có đặc điểm của từ ngữ giao tiếp đơn giản. Điều đó làm cho chúng không thể dùng để biểu thị các sắc thái nghĩa trang trọng hay khái quát. Tiếng Việt vay mượn một số từ ngữ ngôn ngữ ngoại lai khác, đặc biệt là tiếng Hán, có nghĩa cơ bản giống với từ tiếng Việt nhưng được bổ sung thêm một sắc thái nghĩa khác. Từ đó, xuất hiện những cặp từ đồng nghĩa, trong đó từ thuần Việt và từ Hán-Việt chỉ có sắc thái nghĩa khác nhau. Ví dụ một số cặp đôi từ Hán Việt - Từ thuần Việt: xuất huyết - chảy máu, từ trần - chết, thổ - nôn. Dễ nhận thấy, các từ thuần Việt trong ví dụ này cho cảm giác thô tục, ghê sợ hoặc đau đớn còn các từ Hán-Việt tạo cảm giác lịch sự, trung hòa. Đôi khi, từ Hán-Việt thường được sử dụng theo nghĩa trang trọng hơn từ thuần Việt, như hôn nhân - đám cưới, phụ nữ - đàn bà, phụ lão - người già.

Có thể kết luận, tiếng Việt có vay mượn các từ ngữ từ các ngôn ngũ khác để phục vụ cho hai mục đích chính:

  1. Bổ sung cho những từ còn thiếu, chưa từng có tiền lệ;
  2. Tạo ra một lớp từ có sắc thái nghĩa khác với từ đã có trong tiếng Việt.

Ảnh hưởng của ngôn ngữ Hán - từ Hán Việt[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử Việt Nam với hơn nghìn năm Bắc thuộc, tiếng Hán hay ngôn ngữ người Hán đã để lại trong tiếng Việt một tỉ lệ lớn các từ vay mượn của tiếng Hán, gọi là từ gốc Hán hay từ Hán-Việt. Theo các nhà nghiên cứu thì khoảng hơn 60% số từ của tiếng Việt là từ vay mượn của tiếng Hán.

Tuy nhiên, các từ tiếng Hán khi đi vào tiếng Việt đã được Việt hóa về cách đọc cho phù hợp với hệ thống ngữ âm của tiếng Việt và cho phù hợp với người Việt Nam. Đó gọi là cách đọc Hán-Việt. Cách đọc này đã được hoàn thiện từ khoảng thế kỉ thứ 10 đến 11 và được sử dụng ổn định cho đến nay. Điều đó có nghĩa là các từ vay mượn của tiếng Hán được người Việt đọc theo âm cổ – âm tiếng Hán đời Đường – có sự Việt hóa ít nhiều cho phù hợp với hệ thống ngữ âm tiếng Việt. Trong khi đó tại Trung Quốc, trải qua các thời kì khác nhau, cách phát âm của các từ đã thay đổi nhiều. Điều này giải thích tại sao từ tiếng Trung hiện đại và từ Hán-Việt có cách đọc không giống nhau. Ví dụ: từ dìfēng của tiếng Trung, đọc là "ti phâng", được người Việt đọc là "địa phương" và sử dụng hàng ngày.

Mặt khác, các từ gốc Hán trong tiếng Việt cũng có sự khác biệt về nghĩa và cách sử dụng so với từ tương đương trong tiếng Trung hiện nay. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, từ ngoại ô được dùng để biểu thị ý nghĩa "lãnh vực bên ngoài thành phố" nhưng tiếng Trung lại dùng thị giao, thành giao để biểu thị ý nghĩa này. Không những thế, tiếng Việt còn dùng các yếu tố gốc Hán để tạo ra từ mới chỉ dùng trong tiếng Việt, ví dụ: tiểu đoàn, đại đội, hoặc kết hợp một yếu tố gốc Hán với một yếu tố thuần Việt để tạo ra từ mới, ví dụ: binh lính, tàu hỏa, đói khổ. Ngoài ra, trong tiếng Việt còn có một số từ gốc Hán nhưng không đọc theo âm Hán-Việt, ví dụ: rồng – long; sức – lực, xin – thỉnh, hoặc các từ gốc Hán mượn qua khẩu ngữ, ví dụ: mì chính, xì dầu,…

Ảnh hưởng của các ngôn ngữ châu Âu (Pháp, Anh-Mỹ)[sửa | sửa mã nguồn]

Theo dòng lịch sử hơn 80 năm đô hộ của người Pháp tại Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX, tiếng Pháp đã được đưa vào giảng dạy và sử dụng trong các trường học và là ngôn ngữ chính thức của nhà nước thuộc địa. Do vậy, các từ ngữ tiếng Pháp đã xâm nhập vào tiếng Việt khá nhiều. Và sau đó đến thời kỷ Hoa Kỳ xâm nhập vào chiến tranh Việt Nam do đó một số từ ngữ của những ngôn ngữ châu Âu khác như tiếng Anh hay tiếng Nga cũng đi vào tiếng Việt, bị tiếng Việt "đồng hóa".

Tuy nhiên, sự giao thoa giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ châu Âu diễn ra muộn hơn nhiều so với tiếng Hán và một số ngôn ngữ châu Á khác. Lúc này, tiếng Việt đã tiếp nhận một cách có hệ thống những từ ngữ tiếng Hán cần thiết để bổ sung cho vốn từ vựng của mình, do đó các từ ngữ châu Âu chỉ được tiếp nhận một cách lẻ tẻ và thường tập trung vào các lĩnh vực khoa học-kĩ thuật, lĩnh vực mà nền "văn minh lúa nước" Việt chưa thể có.

Thời kỳ đầu, tiếng Việt thường không tiếp nhận các từ ngữ châu Âu một cách trực tiếp mà tiếp nhận gián tiếp thông qua tiếng Hán, do đó các âm từ châu Âu đều có dáng dấp của âm Hán-Việt, ví dụ: câu lạc bộ; Nã Phá Luân; Ba Lê; Anh Cát Lợi, Ba Lan,… Về sau, cách tiếp nhận này đã được thay thế bằng cách tiếp nhận trực tiếp hoặc thông qua tiếng Pháp.

Ngoài việc tiếp nhận hình thức và ý nghĩa của các từ ngữ châu Âu, tiếng Việt còn mô phỏng cấu trúc, dịch nghĩa của một số từ ngữ châu Âu, xuất hiện trong tiếng Việt có những từ ngữ và cách nói có cấu trúc nghĩa giống như trong các tiếng châu Âu. Ví dụ: chiến tranh lạnh, giết thời gian (tiếng Pháp); vườn trẻ, nhà văn hóa (tiếng Nga); vũ trang tận răng, đĩa cứng, đĩa mềm (tiếng Anh).

Thời gian gần đây, do xu thế hội nhập toàn cầu, tiếng Anh gần như trở thành một ngôn ngữ ngoại giao quốc tế chính thức, xu hướng tiếp nhận trực tiếp ngôn ngữ ngày càng trở nên phổ biến. Ví dụ: in-tơ-nét (tiếng Anh: internet), ma-két-tinh (tiếng Anh: marketing); cát-xê (tiếng Pháp: cachet[3]: tiền công cho nghệ sĩ, nhà văn, nhà báo,...); sô (tiếng Anh: show),… Tiếng Anh và tiếng Pháp có cùng chung một nguồn gốc ngữ hệ La-tinh, nên có một số từ ngữ, nhiều người nhầm lẫn trong việc xác định nguồn gốc ngôn ngữ, việc này chỉ được phân rõ khi có nghiên cứu về thời gian liên quan đến việc du nhập, xuất hiện của từ ngữ đó. Ví dụ như địa danh Phan-Xi-Păng (Fansipan hay Phan Si Phăng), nhiều tài liệu ghi chép địa chính thời Pháp thuộc đã ghi lại tên ngọn núi tên là "Hủa Xi Pan", theo tiếng địa phương có nghĩa là "phiến đá khổng lồ chênh vênh". Tuy nhiên, cùng với khả năng ngôn ngữ của lớp người Việt mới, "quốc tế hóa" đang dần biến đổi lại lớp từ này về mặt cách viết, sẽ thường là viết giữ nguyên chữ phiên âm Latinh và bỏ dấu tự (nếu có).