Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài. Hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
(Giúp mình với )
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trả lời:
Bác Hồ sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 , tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung,
Vậy vì sao con người cần có tình yêu thương? Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống mỗi con người. Nó là động lực mạnh mẽ giúp con người có thể nhanh chóng thay đổi tâm trạng từ buồn sang vui, có thể giúp con người hạnh phúc hơn vì cảm nhận được sự quan tâm đến từ phía người trao đi yêu thương tạo nên một sự đồng cảm giữa người với người.
Khi nhận được sự chia sẻ giúp đỡ từ mọi người không chỉ về vật chất mà còn về tinh thần giúp cho họ cảm thấy được an ủi có thêm niềm tin để vượt qua khó khăn. Và biết đâu sau này chính những người nhận được sự giúp đỡ ấy sẽ lại giúp đỡ những người khác. Đồng thời người cho đi yêu thương cũng sẽ cảm thấy được thanh thản, vui vẻ khi mang đến hạnh phúc và niềm vui cho người khác.
Đối với con người, tình yêu thương là sợi dây gắn kết và thu hẹp khoảng cách với nhau. Từ đó, xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn nhờ sự ngập tràn trong tình yêu thương. Ai đó đã từng nói: “Chúng ta đều là những thiên thần chỉ có một chiếc cánh, và ta phải ôm lấy lẫn nhau để học bay.”. Thật vậy, chỉ khi yêu thương thì ta mới có thể cảm nhận được thế giới, cảm nhận được những điều tìm ẩn và được giấu kín bên trong vẻ ngoài ấy là những bước tiến, là những bài học mới, bổ ích và đầy kinh nghiệm phục vụ cho ước mơ vươn tới tầm xa của mỗi một con người, mỗi một cá nhân trong cuộc sống này.
Và điều này đã được làm rõ qua những minh chứng thực tế. Câu chuyện về cô bé Hải An mất lúc 7 tuổi chính là một điển hình cho tình yêu thương. Hải An phải mất sớm do bệnh của em mà ra. Ấy vậy mà trước khi mất, em có mong muốn những bộ phận trên cơ thể mình sẽ sống trên cơ thể người khác. Với một cô bé 7 tuổi mà có một trái tim nhân hậu như thế đều làm cho mọi người khâm phục. Dù Hải An đã đi nhưng tấm lòng và tâm hồn của cô bé sẽ luôn sống và sáng mãi trong trái tim của mọi người. Viết đoạn văn về tình yêu thương con người sẽ thấy đó chính câu chuyện điển hình cho tình yêu thương lan tỏa…
Qua câu chuyện này đã cho thấy được sức mạnh của việc lan tỏa yêu thương trong xã hội. Không chỉ khiến cho người người nể phục mà còn là tấm gương điển hình , khiến cho xã hội phát triển ngày một tốt hơn. Một ví dụ điển hình khác chính là Quán cơm “Nụ cười”. Quán cơm “Nụ cười” chỉ với 1000đ đến 2000đ một suất cơm nhằm giúp cho những người nghèo không đủ điều kiện có thể thưởng thức bữa ăn bổ dưỡng vừa ngon và rẻ xem như giảm bớt gánh nặng về miếng ăn cho họ, từ quản lí cho đến nhân viên thái độ đều đặc biệt thân thiện và lịch sự.
Quán cơm này đã có rất nhiều người đến ăn và hiện giờ mọi người đều ủng hộ cho quán cơm “Nụ cười” dù là người nghèo hay người giàu, từ các người dân đều ủng hộ và chung tay giúp “Nụ cười” xuất hiện ở mọi nơi, có nhiều chi nhánh. Tình yêu thương lại lần nữa được chứng minh thông qua thông tin dẫn chứng thực tế. Và điều đó đã khẳng định được vai trò quan trọng của tình yêu thương đối với con người lẫn xã hội là vô cùng thiết yếu.
Tình yêu thương giúp xây dựng nên nhân cách con người, là cả quá trình cảm nhận cuộc sống này tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn nếu con người nhận ra được vai trò thực sự của tình yêu thương. Nhờ có nó mà xã hội đã có những người ý thức được yêu thương là gì.
Tình yêu thương còn trở thành thước đo đánh giá nhân cách con người. Một người biết yêu thương quan tâm đến mọi thứ xung quanh hẳn là người có tâm hồn cao đẹp. Ở bên cạnh những người biết yêu thương người khác ta cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ hơn. Và tình yêu thương từ người đó cũng sẽ lan tỏa tác động tích cực đến ta, giúp gắn kết mọi người lại với nhau hơn. Chính vì vậy những người biết yêu thương người khác cũng sẽ được mọi người yêu quý tôn trọng và sẵn sàng giúp đỡ khi gặp khó khăn như cách họ đã giúp đỡ người khác vậy.
Dẫn chứng:
Như trong nhiều được quyên góp lũ lụt có người mang đến quyên tặng nạn nhân ở vùng bão lũ đồ bơi, đồ ăn, quần áo, những thứ đó liệu có cần thiết không? Có người giúp đỡ người khác giả vờ trước mặt người khác hay truyền thông, sau khi không có ống kính liệu họ có góp tặng như giá trị mà họ đã hứa? Bên cạnh đó, vẫn còn có nghệ sĩ đem việc giúp đỡ người khác ra để làm nổi bật danh tiếng của mình. Những người đó thật đáng trách khi làm sai lệch và méo mó đi giá trị thật sự của tình yêu thương.
mk search nhoa !!
Trong cuộc đời của mỗi người có nhiều đều đáng để chúng ta trân quý. Một trong những điều ấy chính là tình cảm gia đình. Vậy tình cảm gia đình là gì? Tại sao nó lại quan trọng với chúng ta đến vậy?
Bởi tình cảm gia đình là sự gắn kết giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống và sống chung với nhau dưới một mái nhà. Rộng hơn, đó còn là sợi dây nối kết những con người dẫu không chung cội rễ nhưng luôn gắn bó, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng dù hiểu theo cách nào, tình cảm gia đình vẫn là món quà thiêng liêng và quý giá nhất mà chúng ta có thể có được. Vì sao ư? Vì gia đình chính là điểm tựa tinh thần vô cùng vững chãi, là nơi mà bất cứ khi nào chúng ta cũng có thể tìm thấy niềm tin, hi vọng và sức mạnh để vượt qua những thử thách khó khăn.
Thiếu đi thứ tình cảm ấy, trái tim ta sẽ dần bị bóp nghẹt bởi cái cảm giác cô đơn, lạc lõng và cứ mãi bơ vơ trên nẻo đường kiếm tìm hạnh phúc. Vậy nhưng, đâu phải ai cũng biết trân trọng tình cảm gia đình, một số người cứ mải chạy theo tiền tài danh vọng hay những mối quan hệ phù phiếm. Để rồi khi nhận ra xung quanh chẳng còn một cánh tay nào sẵn sàng nắm lấy mình, đã không còn cơ hội nào cho họ sửa chữa thì tất cả đã quá muộn. Để tránh đi vào những vết xe đổ ấy, ngay từ hôm nay mỗi chúng ta cần dành tâm sức để giữ gìn tình cảm gia đình từ những hành động thường ngày.
Một lời chúc nhẹ nhàng mỗi sáng, một bữa cơm ấm áp trong ánh chiều tà, một bông hoa thơm nhân ngày đặc biệt…, những việc làm nhỏ thôi nhưng chắc chắn sẽ giúp ngọn lửa gia đình mãi cháy sáng, soi đường và sưởi ấm cho bạn đến hết cuộc đời này. Xin được mượn một câu nói của Euripides để thay cho lời kết: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận”
Trong sân trường em có một cây phượng vĩ rất to, một cây phượng cổ thụ.
Nhìn từ xa, cây như một người khổng lồ, mái tóc màu xanh. Thân cây to, hai người ôm không xuể. vỏ cây xù xì như những vỏ ốc khổng lồ. Mùa xuân về, cây bắt đầu nãy những chồi non xanh mơn mởn, trông rất mát mắt. Lá phượng giống lá me, mỏng, nhìn như những hạt cốm non. Những cành cây mập mạp như hàng trăm cánh tay đưa ra, đón ánh sáng mặt trời để sưởi ấm cho mình. Khi những tiếng ve râm ran đầu tiên của mùa hạ cất lên, cây bắt đầu trổ hoa, một màu đỏ rực, báo hiệu kỷ nghỉ hè sắp đến. Hoa phượng có năm cánh, mượt như tơ, toàn một màu đỏ thắm. Nhị hoa dài, xung quanh có một lớp phấn vàng.
Mỗi khi nhìn thấy hoa phượng nở, trong lòng mỗi bạn học sinh lại tràn ngập nhiều cảm xúc: các bạn vui vì sắp được đi nghỉ hè với gia đình nhưng lại cảm thấy một nỗi buồn man mác vì sắp phải chia tay bạn bè, thầy cô và cả cây phượng cổ thụ.
Để cây phượng được khỏe mạnh và che mưa che nắng cho các bạn học sinh chúng mình, mỗi ngày các bạn trực nhật đều tưới nước cho cây để cây có đủ sức vượt qua những ngày nắng nóng, để nở những chùm hoa đỏ rực báo hiệu mùa hè. Không biết từ bao giờ, cây phượng vĩ đã trở thành một biểu tượng, một hình ảnh thân quen mỗi khi chúng em nghĩ về ngôi trường mến yêu của mình.
Quê hương! Hai tiếng gọi đó thật thân thương biết nhường nào! Quê hương đối với mỗi người có thể là cánh đồng rộng lớn thẳng cánh cò bay hoặc là dòng sông hiền hòa ôm ấp xóm làng trù phú... Còn đối với em quê hương chính là cây đa cổ thụ ở đầu làng.
Cây đa này không biết đã có ở đây từ bao giờ, chỉ biết rằng khi em mới chỉ là một đứa bé, cây đã đứng sừng sững ở đây như một minh chứng lịch sử. Thân cây rất to, ba người bọn em nắm tay nhau ôm cũng không xuể. Cây cao với những cành cây tỏa ra tứ phía trông giống hệt như hàng chục cánh tay của những người khổng lồ.
Rễ cây lan rộng trên mặt đất, ngoằn ngoèo như những chú rắn hổ mang. Phần lớn rễ cây đã cắm sâu vào trong lòng đất để vừa làm bệ đỡ vừa hút chất dinh dưỡng nuôi cây.
Lá đa to hơn bàn tay người lớn một tẹo với những vân lá chạy từ cuống rồi lan ra toàn bộ bề mặt chiếc lá. Từ xa nhìn lại cây đa này trông chẳng khác gì một chiếc ô xanh khổng lồ tỏa bóng che rợp cả một khoảng đất rộng. Đây cũng là nơi nghỉ mát của dân làng sau những buổi làm đồng mệt mỏi đồng thời cũng là nơi tụi trẻ con chúng em luôn chọn làm nơi đùa nghịch. Trưa hè oi bức mà được ngồi dưới gốc cây xanh hóng gió thì tuyệt biết mấy.
Những buổi chiều trước khi mặt trời bắt đầu ngả sang màu vàng cam tuyệt đẹp thì đây chính là địa điểm cho mọi trò chơi của tụi chúng em diễn ra. Nào là ô ăn quan, nhảy dây, đá bóng và rất nhiều trò chơi khác. Chẳng biết từ lúc nào mà hình ảnh cây đa đã on sâu vào tâm trí mỗi người dân quê em. Ai đi xa trở về làng việc đầu tiên họ làm chính là đưa mắt tìm kiếm hình ảnh cây đa quen thuộc.
Em rất yêu quý cây đa này. Cây vừa là người bạn vừa là người em chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Dàn ý tả con vật - Tả con hổ
a. Mở bài
Giới thiệu hoàn cảnh, địa điểm em được nhìn thấy, quan sát chú hổ
b. Thân bài
- Miêu tả ngoại hình chú hổ:
Hình dáng bên ngoài giống như con vật nào? Kích thước có gì khác biệt?
Bộ lông của con hổ có màu sắc gì? Hoa văn như thế nào?
Hàm răng, móng vuốt của con hổ có đặc điểm gì? Nó giúp gì cho con hổ?
Cái đuôi của con hổ có đặc điểm gì? Nó có ve vẩy như chó không?
Đôi mắt, cái tai, cái chân… của con hổ trông như thế nào?
- Miêu tả môi trường sống của chú hổ:
Diện tích ra sao?
Được trang trí mô phỏng theo nơi nào?
Nơi ở của hổ gồm những gì? (hồ nước, bụi cây, hang đá…)
Thức ăn của hổ là gì?
Khung/ kính ngăn cách hổ với người đến xem?
- Hoạt động của con hổ:
Lúc em đến con hổ đang làm gì? (ăn thịt, nằm sưởi nắng, bơi dưới hồ…)
Khi thấy mọi người tập trung ở cửa kính để quan sát thì con hổ làm gì?
c. Kết bài
Cảm nghĩ của em về con hổ và cuộc sống của nó trong sở thú
Dàn ý Tả con mèo
I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần đề cập
II. Thân bài:
1. Tả bao quát.
- Con mèo của bạn thuộc giống mèo gì?
- Con mèo bao nhiêu tuổi và bao nhiêu kí.
- Con mèo khoác lên mình bộ lông màu gì.
2. Tả chi tiết.
- Đầu: đầu nó tròn như trái banh
- Mắt: long lanh
- Hai cái tai: vểnh vểnh hình tam giác trong vui mắt
- Mũi: phơn phớt hồng bao giờ cũng ươn ướt
- Bộ ria bao giờ cũng vểnh trông rất oai vệ
- Đuôi: bao giờ cũng vẫy vẫy, dài khoảng 15 cm
- Chân: có móng vuốt
3. Hoạt động, tính nết của mèo.
- Ban ngày mèo rất thảnh thơi vui chơi, nô đùa
- Khi ăn rất từ tốn và gọn gàng
- Khi bắt chuột, toàn thân im phắc, đôi mắt mở to chăm chú nhìn về phía trước rồi bất chợt lao nhanh.
III. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ về con mèo
- Nêu tình cảm của bạn với con mèo
Dàn ý tả con vật - Tả con hổ
a. Mở bài
Giới thiệu hoàn cảnh, địa điểm em được nhìn thấy, quan sát chú hổ
b. Thân bài
- Miêu tả ngoại hình chú hổ:
Hình dáng bên ngoài giống như con vật nào? Kích thước có gì khác biệt?
Bộ lông của con hổ có màu sắc gì? Hoa văn như thế nào?
Hàm răng, móng vuốt của con hổ có đặc điểm gì? Nó giúp gì cho con hổ?
Cái đuôi của con hổ có đặc điểm gì? Nó có ve vẩy như chó không?
Đôi mắt, cái tai, cái chân… của con hổ trông như thế nào?
- Miêu tả môi trường sống của chú hổ:
Diện tích ra sao?
Được trang trí mô phỏng theo nơi nào?
Nơi ở của hổ gồm những gì? (hồ nước, bụi cây, hang đá…)
Thức ăn của hổ là gì?
Khung/ kính ngăn cách hổ với người đến xem?
- Hoạt động của con hổ:
Lúc em đến con hổ đang làm gì? (ăn thịt, nằm sưởi nắng, bơi dưới hồ…)
Khi thấy mọi người tập trung ở cửa kính để quan sát thì con hổ làm gì?
c. Kết bài
Cảm nghĩ của em về con hổ và cuộc sống của nó trong sở thú