K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Google đâu?

3 tháng 4

Dấu ngoặc kép viết là : " ". Dấu ngoặc kép có nhiều tác dụng.

- Tác dụng 

    + Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. 

VD: Bác nói : " Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. "

 

    + Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta thường phải thêm dấu hai chấm.

    + Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

3 tháng 4

Giúp mình với, mình đg cần gấp

 

Đáp án: D. Đại dương

Hai câu thơ là lời nhắc nhở đứa con dù đi đến phương trời nào cũng đừng quên lối về nhà nơi có hơi ấm của gia đình - ngọn lửa yêu thương không bao giờ tắt.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
5 tháng 4

1. Vẻ đẹp khác nhau của Cảnh vật thiên nhiên trong bài Tây Tiến được miêu tả vô cùng sinh động qua các đoạn thơ:

a. Đoạn 1: Cảnh thiên nhiên Tây Bắc kỳ vĩ, dữ dội, khắc nghiệt, hoang vu nhưng cũng rất thơ mộng, trữ tình:

- Cảnh thiên nhiên hoang vu, dữ dội:

+ Các địa danh Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu: là những địa danh gợi nhắc về địa bàn hoạt động của binh đoàn Tây Tiến- gợi cảm giác về sự xa xôi, heo hút

+ Những con đường hành quân ở dốc núi hiểm trở: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút cồn mây, súng ngửi trời, ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

+ Rừng núi hoang dã chứa đầy bí ẩn và sự đe dọa: sương lấp đoàn quân mỏi, thác gầm thét, cọp trêu người,…

- Cảnh thiên nhiên Tây Bắc thơ mộng, trữ tình: “Mường Lát hoa về trong đêm hơi, nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”; “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói”, “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

b. Đoạn 2: Cảnh thiên nhiên Tây Bắc mộng mơ, huyền ảo, mê say, sâu lắng: “hội đuốc hoa”, “xây hồn thơ”; “trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” ( thủ pháp nhân hóa khiến hình ảnh thơ trở nên trữ tình, thơ mộng hơn)

2. Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến:

- Chịu nhiều khó khăn, gian khổ: 

+ “không mọc tóc”, “xanh màu lá” 

+ “đoàn quân mỏi” có nhiều cách hiểu: Người lính trong cuộc hành quân mệt mỏi, gục vào súng mũ ngủ say sưa như quên hết sự đời hoặc có thể hiểu Người lính ngã xuống trong cuộc hành trình vì mệt mỏi, vì kiệt sức do những cơn sốt rét ác tính

→  Hiện thực chiến tranh với những vất vả, khó khăn trong chặng đường hành quân 

- Mạnh mẽ, hào hoa:

+ “dữ oai hùm”: khí chất mạnh mẽ, dũng cảm khiến cho quân thù khiếp sợ 

+ “Mắt trừng”: ánh mắt dữ dội gợi mộng diệt thù => thể hiện sức mạnh căm thù giặc

+ “dáng kiều thơm”: nhớ về quê hương Hà Nội- nơi đô thành mỹ lệ 

+ “súng ngửi trời”: Miêu tả tư thế kiêu dũng, làm chủ của người chiến sĩ đồng thời thể hiện vẻ đẹp oai phong, lẫm liệt của những chiến sĩ

- Lí tưởng cao đẹp: “Áo bào thay chiếu anh về đất”

 →  Khắc họa sự hi sinh của người lính một cách thanh thản, thầm lặng và cao cả, gây xúc động lòng người, lay động thiên nhiên.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
5 tháng 4

- Bài thơ có thể chia thành 4 phần:

+ Phần 1: “Sông Mã… thơm nếp xôi”: Những cuộc hành quân gian khổ và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội

+ Phần 2: “Doanh trại… hoa đong đưa”: Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng

+ Phần 3: “Tây Tiến đoàn… khúc độc hành”: Chân dung người lính Tây Tiến

+Phần 4: Còn lại: Lời thề gắn bó với đoàn quân Tây Tiến

- Mạch cảm xúc của bài thơ: Mở đầu là nỗi nhớ, tiếp theo là những kỷ niệm của nhà thơ về Tây Tiến và kết thúc là lời khẳng định mãi gắn bó lòng mình với Tây Tiến.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
5 tháng 4

Bài thơ ban đầu có nhan đề là “Nhớ Tây Tiến” nhưng sau khi in lại đã được tác giả đổi tên thành “Tây Tiến”. 

Vì theo ông, hai chữ Tây Tiến đã đủ để gợi nhớ, tức là tạo một nhan đề cô đọng và không bị lộ mạch cảm xúc ngay từ đầu. Đồng thời, việc thay đổi nhan đề có tác dụng tạo cho độc giả có cảm giác tác giả đang sống thực với đất và người Tây Tiến. Mặt khác hai chữ Tây Tiến còn gợi lên một tư thế hiên ngang, chủ động.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
5 tháng 4

Hình tượng người lính Tây Tiến được thể hiện vô cùng chân thực qua khổ cuối của đoạn trích

- Chân dung: Ngoại hình khác thường do hiện thực khắc nghiệt

+ “không mọc tóc”: cạo trọc đầu để thuận tiện, người thì bị sốt rét đến rụng tóc

+ “quân xanh màu lá”: nước da xanh xao do ăn uống thiếu thốn, do cơn sốt rét hành hạ

  →  Phản ánh hiện thực gian khổ, thiếu thốn, bệnh tật nơi chiến trường. 

- Tính cách:

+ “dữ oai hùm”: thể hiện nét oai phong dữ dằn, khí thế và quyết tâm của người lính Tây Tiến

- Tâm hồn hào hoa, lãng mạn, và kiêu hùng: 

+  “gửi mộng qua biên giới”: vẫn nhớ về quê hương

+ “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”: mơ về quê hương Hà Nội - nơi đô thị mỹ lệ

- Lí tưởng cao đẹp: “Áo bào thay chiếu anh về đất”

 →  Khắc họa sự hi sinh của người lính một cách thanh thản, thầm lặng và cao cả, gây xúc động lòng người, lay động thiên nhiên