Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc.
A, Câu kể Ai là gì?
B, Câu kể Ai làm gì?
C, Câu kể Ai thế nào?
D, Câu kể Như thế nào?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) từ mơn man trong đoạn văn trên chỉ sự xao xuyến khi đc ngồi trog lòng mẹ.
còn từ mơn man trog văn bản tôi đi học chỉ sự quyến luyến, xao xuyến của buổi tựu trường.
b) đoạn văn trên gợi cho em thấy tình mẫu tử là tình yêu thương của người mẹ đối vs con cái là tình cảm thiêng liêng nhất.
Đoạn văn:
Trong cuộc đời mỗi người, tình mẫu tử bao giờ cũng gần gũi và thiêng liêng nhất. Tình mẫu tử là tình cảm đầu đời cũa mỗi con người, từ khi được sinh ra, cho đến khi lớn mẹ vẫn luôn nuôi nấng, chăm sóc, nâng đỡ chúng ta. Vẫn nhớ câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên " Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con". Ôi !Tình cảm ấy thật cao đẹp, mẹ có thể bao dung cho chúng ta trong mọi hoàn cảnh, mẹ cũng là nơi mà chúng ta dựa vào mỗi khi vấp ngã. Mẹ chính là nguồn động lực để con vững vàng bước đi trên con đường đời dài và đầy khó khăn. Con đã lớn, con không mong gì nhiều con chỉ ước mẹ có thể khỏe mạnh và mãi sống bên con mẹ nhé!
Con mèo nhà em nuôi là mèo tam thể. Mèo tam thể sinh được ba con mèo xinh xắn nhưng không con nào có màu lông giống mẹ. Ngoại cho em một con mèo lông đen mun khi mèo con đã biết ăn cơm.
Chú mèo con tuy nhỏ nhưng mạnh mẽ. Nó ăn ngoan, chóng lớn. Chỉ sáu tháng sau, nó đã là một chàng mèo trưởng thành, giỏi săn bắt chuột. Chàng mèo có bộ lông đen nhánh, óng mượt. Đầu mèo tròn, đôi mắt của chàng ta màu xanh ve, sắc sảo. Hai tai nó như hai cái lá cắm hai bên mái đầu. Mũi chàng mèo màu nâu nhạt, nho nhỏ với bộ ria dài, cứng, đỏm dáng. Thân hình nó thon gọn, chỉ vừa bằng cánh tay người lớn. Bốn chân của mèo có những ngón chân u lên như đôi hài nhung đen. Chàng mèo đi lại uyển chuyển, ngoe ngoe cái đuôi dài, ra dáng một tay săn chuột điềm tĩnh, khôn ngoan.
Buổi sáng mèo ta thường nằm ườn ở hiên nhà sưởi nắng, xế trưa, mèo đi đi lại lại trong nhà. Chàng mèo ngó nghiêng lên tường nhà, chuẩn bị bắt thạch sùng. Thạch sùng chỉ là món để mèo nghịch chơi. Chuột mới chính là món mèo thích. Chiều tối, chàng mèo ngồi như bất động ở góc nhà, bốn chân thu lại, đuôi cong áp sát mặt đất. Chàng rình chuột. Mắt chàng mèo lúc này sáng quắc, chăm chú nhìn vào góc nhà, nơi mẹ em hay để thực phẩm chăn nuôi. Một con chuột nhắt lấp ló rồi chạy đến gần bao bắp. Mèo ta phóng đến, chỉ nghe một tiếng “chít” vang lên gọn lỏn. Mèo ta ngoạm chú chuột xấu số ra sân sau. Mèo vờn chuột, đùa giỡn chán rồi mới ăn. Nhờ chú mèo, nhà em bớt hẳn chuột phá thóc lúa. Chàng mèo khá tinh khôn, chàng cũng biết mừng chủ. Khi em đi học về, chàng mèo chạy đến, kêu một tiếng “meo” mừng rỡ rồi cạ thân mình, nép vào chân em. Em cúi xuống vuốt đầu chàng mèo. Mèo ta rất bằng lòng, chàng lim dim mắt nom vừa dễ thương, vừa buồn cười.
Nuôi mèo để đỡ bị chuột cắn phá đồ đạc trong nhà nên hầu hết ở nông thôn, mọi nhà đều nuôi mèo bắt chuột. Chàng mèo bắt chuột giỏi của em được mọi người khen ngợi và thường gọi đùa chàng là “Dũng sĩ diệt chuột”. Em rất yêu chàng mèo và thường đùa giỡn với chàng. Thế nên, ngoài những lúc làm “Dũng sĩ diệt chuột” chàng mèo là một người bạn thân của em, biết nhõng nhẽo, làm dáng và đón em ở cửa nhà sau mỗi buổi học về. Chàng mèo thật đáng yêu!
Tham khảo ạ !!! Mk tả mèo nha !!
Gia đình em có nuôi một con mèo từ cách đây khá lâu rồi. Đối với em nó giống như một thành viên trong gia đình của mình.
Bố em bắt nó về nuôi khi nó mới được sinh ra vài ngày. Đến nay nó đã hơn 1 tuổi rồi. Nhìn nó giống như một con tiểu hổ vậy. Bộ lông của nó 3 khoang màu là màu đen, màu trắng và màu vàng vì vậy mà người ta gọi nó là mèo tam thể. Riêng em thì đặt tên cho nó là Mi Mi. Nhìn từ xa, Mi Mi giống như một cục bông di động. Bộ lông của nó óng mượt vì vậy mà em rất thích vuốt ve nó. Đuôi của Mi Mi khá dài. Khi nó bước đi, cái đuôi cũng uyển chuyển theo. Mi Mi có 4 cái chân thon dài với lớp đệm bên dưới giúp nó chạy nhảy mà không bị đau. 4 cái chân của nó còn có những cái móng vuốt sắc nhọn. Đây chính là vũ khí lợi hại của nó giúp nó luôn chiến thắng con mồi.
Cái đầu của chú to như quả cam sành. Tai của chú nhỏ như lá quất và lúc nào cũng vểnh lên. Thi thoảng chú lại đưa tay lên gãi đầu gãi tai. Mũi của chú có màu hồng và nhỏ xíu rất dễ thương. Ria mép của chú có màu trắng, đâm ngang sang hai bên. Đôi mắt của chú có màu xanh nhưng mỗi bên là một màu xanh khác nhau. Chú thích nhất là nằm sưởi dưới nắng. Lúc ấy, chú sẽ lăn qua lăn lại trên sân và nghịch nghịch cái đuôi của mình.
Chú không chỉ là bạn của em mà còn là vệ sĩ săn bắt chuột. Nhờ có chú mà gia đình em không còn bị lũ chuột hoành hành nữa vì vậy mà em càng yêu quý chú hơn.
Đọc Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn, người đọc không chỉ xót thương cho số phận người nông dân lam lũ, mà còn bày tỏ sự căm phẫn đối với nhân vật ông Quan phụ mẫu - một kẻ độc ác, vô trách nhiệm trước mạng sống của người nông dân. Khi dân tình đang lao đao vì đê vỡ, đe dọa tính mạng người dân, thì quan phụ mẫu - một người quyền hành trách nhiệm lại không hề mảy may mà đang ung dung trong thú vui cờ bạc của mình. Có lẽ đối với ông, cái trò đỏ đen ấy còn quan trọng hơn tính mạng của những người nông dân. Thông qua nhân vật viên quan phụ mẫu, tác giả Phạm Huy Tốn đã phơi bày toàn bộ sự thối nát, tiêu cực của xã hội phong kiến Việt Nam.
Bạn tham khảo nka :
Đó là vào một giờ đêm, trời mưa tầm tã. Nước sông dâng cao đe doạ vỡ đê. Với công cụ thô sơ, những người dân chân lấm tay bùn với hàng nghìn tư thế khác nhau: người vác cuốc, người vác tre, kẻ bì bõm ướt như chuột lột cùng nhau gắng sức chống lại thiên tai, bão lụt. Hình ảnh muôn sầu nghìn thảm ấy làm bất cứ ai được đọc, được nghe đều không khỏi xót thương. Sự vất vả của người dân kéo dài tới mãi đêm khuya vẫn chưa chấm dứt. Tiếng hò, tiếng gọi, í ới, gấp gấp, sự căng thẳng ấy được bộc lộ qua nét mặt của từng người. Trước tình cảnh như vậy thì bất kì ai cũng đặt ra câu hỏi: Vậy trước thế cùng sức kiệt như vậy thì quan phụ mẫu, những người có chức quyền ở đâu. Thì ra những vị quan phụ mẫu đang hộ đê trong đình, một khung cảnh hoàn toàn trái ngược. Bầu không khí ấm áp không chút lo âu. Sự bình thản của mỗi người trên từng quân bài. Quan phụ mẫu đang hộ đê trong tư thế ung dung, nhàn hạ, tay cầm bát yến, ngồi khểnh vuốt râu. Sự oai phong của quan được thể hiện ở lời nói. Những tên xu nịnh vây quanh nịnh hót, quan thắng bài đó là niềm hạnh phúc. Từng khung cảnh cũng được đề cập đến trong văn bản càng bộc lộ rõ nét hơn.
Than ôi! Xã hội phong kiến bất công biết bao. Bằng những ngôn từ, biện pháp tự sự, kết hợp với miêu tả, bình luận cùng với những cảm xúc chân thực, tác giả đã đưa người đọc vào trong cuộc sống bấy giờ, tái hiện lại những nghịch cảnh trớ trêu, lay động lòng người, đánh thức lên một nỗi niềm xót cảm. Không mảy may một chút vương lòng, những hình ảnh nhàn hạ, nào quan phủ, nào thầy lí, thầy đề, những tên cương hào, ác bá được lột tả dưới ngòi bút của tác giả. Với những ngôn từ bình dị, cổ xưa, tác giả đã gợi lên một khung cảnh chân thực. Hơn thế nữa, một loạt những nghệ thuật độc đáo được được sử dụng. Khi thời điểm tưởng chừng ngàn cân treo sợi tóc, văng vẳng từ xa tiếng người vào bẩm báo: “Dễ có khi đê vỡ”. Cảnh bình chân như vại của viên quan bằng lời nói: “Mặc kệ” khi đợi bài ù. Không chỉ vậy sự thách thức của hắn còn được bộc lộ bởi câu nói: “Đê có vỡ, nước có dâng lên cao thì cũng không lo đình sập, đình vỡ” Thật là nghịch chướng. Đó là phép tăng cấp rất độc đáo. Hay nghệ thuật tương phản cũng khá ấn tượng. Hai khung cảnh một trời một vực, một bên ung dung nhàn nhã, một bên gấp gáp lo âu. Sự tương phản này là mâu thuẫn quan điểm của hai lớp người trong xã hội xưa.
đây nè bn
Trong năm năm học dưới mái trường tiểu học thân thương, tôi đã có biết bao kỷ niệm tuổi thơ không thể quên, có những người bạn thân thiết cùng nhau chia sẻ tình cảm buồn vui, nhưng hình ảnh in đậm nhất trong tâm trí tôi vẫn là cô giáo Thuận – người dạy tôi năm cuối của bậc tiểu học.
Cô Thuận kém tuổi mẹ tôi, trông cô rất trẻ. Dáng người cô hơi thấp nhưng khuôn mặt cô rất xinh. Cô có làn da rám nắng, mái tóc đen nhánh luôn được cặp gọn sau gáy bằng một chiếc cặp tóc nhỏ. Cô có đôi mặt sắc sảo, to và sáng, pha lẫn những ánh mắt ấm áp dịu hiền. Mũi cô cao, thanh tú. Cô luôn nở nụ cười thân thiện với mọi người. Mỗi khi cô cười lại để lộ hàm răng trắng muốt.
Cô coi chúng tôi như chính những đứa con cưng của mình. Cô tận tình chăm sóc chúng tôi từng li từng tí. Cô cố gắng rèn luyện cho những bạn học kém, động viên, giúp các bạn ấy vươn lên trong học tập. Đối với chúng tôi học đội tuyển, cô luôn dành sự quan tâm đặc biệt. Nhiều bài toán khó cô luôn tìm ra phương pháp giảng ngắn gọn dễ hiểu nhất để chúng tôi tiếp thu tốt và nhớ lâu.
Cô đã làm cho chúng tôi say mê học toán, làm văn. Nhờ vậy, trong kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố năm ấy, sáu đứa chúng tôi đi thì thì cả sáu đều đạt giải rất cao: ba giải nhất, ba giải nhì.
Chúng tôi vui lắm và tôi biết cô đã thỏa lòng với đám học trò chúng tôi. Cả lớp ai cũng kính trọng cô. Nhờ cô mà chúng tôi mới có được như ngày hôm nay. Tôi thầm hứa lên cấp hai rồi sẽ học tốt để cô vui lòng. Và mái trường Trần Quốc Toản thân yêu và thầy cô yêu dấu sẽ luôn ở trong tim tôi.
Sau ba tháng nghỉ hè dài đằng đẵng, cuối cùng em cũng được quay lại trường học. Ngày đi học đầu tiên sau kì nghỉ dài ấy, ngôi trường yêu quý của em hiện lên thật đẹp, bơi hôm nay chính là ngày khai trường
Hôm nay em dậy từ rất sớm, đánh răng rửa mặt sạch sẽ rồi thay bộ đồng phục đã được là lượt, treo trên cánh cửa tủ từ tối qua, vội vàng ăn sáng thật nhanh rồi tay cắp cặp, đầu đội mũ, tung tăng đến trường. Con đường đến trường hôm nay sao đẹp quá. Trời thu cao xanh vời vợi, nắng vàng tỏa sáng rực rỡ hắt lên mặt đất những ô vàng chồng chéo nhau. Những áng mấy trắng cũng như trôi nhanh hơn mọi ngày, vùn vụt như cũng gấp gáp đến trường cùng em. Gió heo may thổi mát rượi, thổi vạt áo em bay phấp phới. , thổi lá trên cây reo rì rào, rì rào nghe thật vui tai. Con đường hôm nay đông vui đến kì lạ, những xe bán bóng bay, bán hoa đủ màu sắc sặc sỡ, bán những lá quốc kì nhỏ như trang giấy đỏ thắm. Đi cùng em trên vỉa hè là rata nhiều các bạn học sinh khác, ai cũng tươi cười hớn hở, trên tay vừa cắp cặp, vừa cầm một bông hoa tươi thắm. Trên đường xe cộ đi lại tấp nập, ai cũng muốn đưa con mình đến trường thật nhanh để thưởng thức không khí báo nhiệt ngày tựu trường.
Từ phía xa, ngôi trường như đứa trẻ khổng lồ hiện lên trong nắng thu vàng tươi. Những bức tường màu vàng chanh dưới ánh nắng càng sáng lên rực rỡ. Càng đến gần cổng trường, xung quanh càng đông vui nhộn nhịp. Tiếng nhạc phát ra từ loa trường bài hát chào ngưòi bạn mới rộn rã khăos một vùng. Phía trên cổng trường treo một băng đô lớn màu đỏ với dòng chữ rực vàng "CHÀO MỪNG NĂM HỌC MỚI". Em theo đoàn học sinh bước vào trường. Sân trường mọi khi rộng thênh thang hôm nay lại đông nghịt người. Những chùm bóng bay trong tay các bạn học sinh rực rỡ đủ màu. Ô kìa, mỗi thân cây trong trường đều được theo một tấm biển đỏ với những lời chúc mừng năm mới.
Tùng...tùng...tùng...3 hồi trống vang lên, các bạn học sinh lần lượt ngồi vào vị trí của mình, cô hiệutrưởng tuyên bố lễ khai giảng bắt đầu. Hồi trống trường vang lên, các bạn đồng loạt thả bóng, những trái bóng xanh, đỏ,... bay lên trời biêna bầu trời thành một tấm thảm xanh chấm bi thật ngộ nghĩnh. Sau đó là các tiết mục văn nghệ, lễ diễu hành và phần đọc lời chúc của bác chủ tịch nước. Cả buổi lễ diễn ra rất nghiêm túc và suôn sẻ, ai ai cũng vui mừng hớn hở
Buổi lễ kết thúc, chúng em lên nhận lớp và ra về. Vè đến nhà mà em vẫn nhớ mãi buổi tựu trường đầy ắp niềm vui ấy.
Bạn tham khảo :
Trong kì thi vừa rồi em được điểm cao nên bố mẹ đã thưởng cho em một chuyến đi chơi thăm vườn bách thú. Sau khi được ngắm nghía rất nhiều loài vật lạ, em được đến trước chuồng của một chú hươu cao cổ. Lần đầu tiên nhìn thấy loài vật này trong lòng em đã cảm thấy vô cùng thích thú.
Thân hươu cao to, bốn chân dài nhưng không dài bằng cái cổ của chú. Cái cổ dài, đặc biệt giúp chú ăn được thức ăn trên những cành cây cao hay vươn hẳn ra ngoài để làm quen với các bạn nhỏ. Cả thân hình khoác lên một bộ lông màu vàng xen lẫn những đốm nâu, nhưng chân thì không có những đốm ấy. Đầu chú nhỏ, bên trên có hai cái tai bé bé xinh xinh. Miệng thì nhỏ so với thân hình nhưng lưỡi chú lại rất dài. Cặp mắt đen đen to như hai quả chanh, luôn nhìn mọi người thật hiền lành. Cái đuôi hươu đen, dài đến khuỷu chân.
Chú hươu lúc đứng vươn cao với cái cổ dài kiêu hãnh, lúc thì cúi xuống dụi dụi đầu vào vai người tham quan, hay há miệng nhận đồ ăn của các em nhỏ. Tuy có dáng hình to lớn nhưng chú lại rất hiền lành, thân thiện với mọi người. Bên cạnh chuồng người quản lý đã cố tình trồng một cây xanh rất cao to để làm thức ăn cho hươu, bởi tuy thân hình to lớn nhưng hươu lại rất hiền và chỉ là động vật ăn cỏ. Nhìn chú hươu ăn trông đến là hay. Chú đưa miệng vào gần những khóm lá xanh gần nhất rồi há miệng ra ngoạm lấy, ngẩng cổ lên để cố giựt những chiếc lá đưa vào miệng rồi điềm tĩnh nhai như vừa ăn vừa thưởng thức những món ăn yêu thích của mình. Trong chuồng có hai chú hươu mẹ, một hươu con. Chú hươu con xinh xinh chắc chỉ bé bằng một nửa hươu mẹ. Vì còn bé nên chú hươu con chưa thể với lên cao để ăn lá, bởi vậy mà hươu mẹ ăn xong thì mớm lá cho con. Chú hươu mẹ giựt những chiếc lá rồi thả xuống, hươu con nhìn thấy đồ ăn thì chạy lại ăn một cách ngon lành. Cảnh tượng ấy đã chạm vào những suy nghĩ của em làm em nhớ đến tận bây giờ. Có lẽ loài vật cũng biết yêu thương, chăm lo và có tình cảm giống như con người. Vậy những hành động săn bắn thú hoang liệu có phải đã đến lúc nên dừng lại việc săn bắn thú hoang trái phép hay không?
Em sẽ nhớ mãi hình ảnh chú hươu trong buổi đi tham quan hôm nay, bởi em yêu vẻ đẹp hiền lành của nó.
Trước sân nhà em có một cái chuồng nhỏ nằm trên chiếc cột cao như cây cột điện. Đó chính là ngôi nhà nhỏ của chú chim bồ câu được bố em chăm sóc bao lâu nay.
Chú chim bồ câu ấy to chừng một cái cốc uống nước, với bộ lông trắng muốt. Nghe cô giáo bảo, nó là loài chim biểu tượng cho hòa bình. Chú có cái đầu nhỏ, phần cổ khá to và ngắn. Bề ngang của cổ có khi cũng to như là đầu chú. Đôi mắt chú đen và tròn xoe như hạt nhãn, to chừng đôi mắt cá. Cái mỏ của chú nhỏ, ngắn, đầu nhọn, giúp chú dễ dàng gắp được những hạt đồ ăn ngon lành ở dưới mặt đất. Sải cánh của chim bồ câu khá lớn và rộng, có khi cánh của nó có thể dài hơn chiều dài cơ thể. Khi nó xòe cánh tung bay giữa nền trời xanh, cứ như là một vũ công ba lê đang nhảy múa vậy. Khi đó, cái đuôi tưởng là rất ngắn của chú cũng xòe ra hình cánh quạt, khiến chú ta thêm phần xinh xắn.
Hằng ngày, chú ta hoạt động theo một quy luật nhất định. Buổi sáng, chú ta bay xuống sân để ăn đồ bố cho, và chơi với bố ở dưới sân một lát. Khi bố và cả nhà đi làm, đi học thì chú cũng sẽ đi chơi. Thường chính là khu công viên sát nhà em, nơi có một đàn bồ câu sinh sống. Chúng thân nhau lắm, có hôm chú còn dẫn bạn về nhà chơi, làm bố giật mình. Dù rất thân, nhưng chú vẫn luôn nhớ đường về nhà, không bay theo đàn ấy bao giờ. Buổi tối, chú lại chơi với bố, ăn bánh mì rồi bay về chuồng đi ngủ. Hôm nào trời mưa không bay đi chơi được, chú ta nằm trong chuồng, nhìn ra ngoài trời mà cứ kêu lên từng tiếng gru… gru… buồn chán.
Em thích chú chim bồ câu ấy lắm. Tuy chú không thân với em nhưng em vẫn rất thích được cho chú ăn và ngắm chú bay lượn. Em sẽ xin bố, tìm thêm cho chú một người bạn, để những hôm không đi chơi được, chú cũng không phải chịu cảnh cô đơn.
Tả con lợn
Những con vật gắn với nhà nông thì có rất hiểu con vật. Mỗi con có một lợi ích riêng một đối với người dân. Nhưng trong số đó con vật mà tôi yêu thích nhất có lẽ đó chính là con lợn.
Tuần trước bố tôi có mua một con lợn làm giống về. Con lợn nhìn rất đẹp Chú có một bộ lông trắng như cước lại được lớp da trắng mịn của giống nòi truyền lại làm nền, trông chú vốn đã trắng lại càng trắng hơn. Nhìn từ xa, chú giống như con bạch mã non vài tháng tuổi. Mỗi lần sục vào máng cám ăn y như một ống hút khổng lồ làm sôi lên những bọt nước như bong bóng của những cơn mưa mùa hạ. Mỗi khi nó ăn nó uống cạn phần nước rồi mới ăn phần cái. Khi ăn chiếc đuôi của nó cứ ve vẩy, bố nói nó làm như thế để đuổi ruồi muỗi. Bố nói bây giờ người ta còn cắt đuôi lợn để nuôi cho nó năng suất. Thấy thế tôi liền bảo bố đừng cắt đuôi bởi con lợn mà không có đuôi thì còn gì là con lợn nữa. Bố cười và nói bố không cắt đâu thấy thế tôi vui lắm rối rít cảm ơn bố.
Để cho lợn mau lớn nhà tôi còn cho nó ăn trộn cám với rau chuối và cả bèo nữa và có khi còn có cả nữa. Bốn chân lợn chắc khỏe và cao nần nẫn từng tầng thịt một. Mỗi khi được tắm chú thích lắm mặt cứ hướng về chiếc vòi mồm thì mở ra để được uống nước nữa. Lúc đó nhìn chú thật là thích.
Khi nó ăn thì chỉ một thoáng, máng cám đã nhẵn thín như ai chùi. Cái bụng của chú mới bệ vệ, nặng nề làm sao! Từ máng cám đến góc chuồng chỉ độ ba sải tay của em mà chú phải ì à ì ạch một lúc sau mới lết tới được, rồi ngã bịch xuống nền chuồng, mũi miệng thi nhau thở.
Những lúc như thế, nhìn đôi mắt của nó toàn tròng trắng cứ đờ đẫn ra y như chú đang ở trạng thái phê phê, thật buồn cười. Còn hai cái tai thì như hai cái lá mít phất qua phất lại như cám ơn mọi người cho chú chén những bữa no say mãn nguyện như thế.
Cái lỗ mũi dài, ươn ướt như người bị cảm cúm. Mõm lợn không ngớt cử động, lúc thì ủi phá, lúc thì kêu eng éc… Thân chú to và rất dài. Vì được chăm sóc cẩn thận nên cái bụng chú lúc nào cũng căng tròn, đầy những thịt. Nước da màu hồng nhạt, đẹp như màu hoa đào những ngày xuân.
Cái bộ chú ăn mới thô tục làm sao! Nếu đã quá bữa mà chưa cho nó ăn. Thì chú sẽ kêu thật ầm ĩ cho đến khi nào có người cho ăn mới thôi. Mỗi lần ăn thì chú ăn lia lịa, cám, cháo, lá môn… dính trên mõm không biết bao nhiêu mà kể.
Tôi rất yêu chú lợn này, mỗi khi rảnh rỗi tôi thường giúp bố băm bèo cho lợn mau lớn, mỗi khi nhìn chú lợn tôi cảm thấy như được vui hơn rất nhiều.
Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc.
A, Câu kể Ai là gì?
B, Câu kể Ai làm gì?
C, Câu kể Ai thế nào?
D, Câu kể Như thế nào?
* Mk nghĩ vậy ạ :) *
C.câu kể Ai thế nào nhé bạn