K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 8 2021

Trạng Ngữ chỉ thời gian:

-Mùa xuân, cây cối đâm chồi, nảy lộc.

Trạng Ngữ chỉ nơi chốn:

-Trong vườn, hoa đua nhau khoe sắc.

Trạng Ngữ chỉ nguyên nhân:

-Nhờ những hành động bảo vệ môi trường của nhân loại, thế giới đang dần dần cân bằng trở lại.

Trạng Ngữ chỉ cách thức:

-Với khả năng kì diệu mà tạp hóa ban cho, chẳng mấy chốc cậu ấy đã làm cho mọi vật bừng lên sức sống.

Trạng Ngữ chỉ phương tiện:

-Bằng khối óc và đôi bàn tay khéo léo, anh Nam đã sáng chế ra chiếc máy xay lúa cho nông dân.

Trạng Ngữ chỉ mục đích:

-Để có thể giúp đỡ bố mẹ, Nam bất chấp mọi người phản đối quyết định đi làm thêm.

Hok tốt

2. Lí lẽ, dẫn chứng trong bài nghị luận kết hợp hai phép lập luận trên cần đảm bảo yêu cầu gì? 4. Trình bày dàn bài chung của một bài văn lập luận giải thích kết hợp chứng minh. 5. Hiểu về cách làm bài nghị luận kết hợp phép lập luận giải thích và chứng minh như trên giúp ích cho bạn như thế nào trong cuộc sống, trong cách làm bài văn nghị luận. 7. Chuẩn bị thảo luận chủ đề:...
Đọc tiếp
2. Lí lẽ, dẫn chứng trong bài nghị luận kết hợp hai phép lập luận trên cần đảm bảo yêu cầu gì? 4. Trình bày dàn bài chung của một bài văn lập luận giải thích kết hợp chứng minh. 5. Hiểu về cách làm bài nghị luận kết hợp phép lập luận giải thích và chứng minh như trên giúp ích cho bạn như thế nào trong cuộc sống, trong cách làm bài văn nghị luận. 7. Chuẩn bị thảo luận chủ đề: Lòng biết ơn. Hãy thiết lập dự án 50. Viết ra 50 người mà con cần thể hiện lòng biết ơn theo các mức độ (thân – sơ). Lưu ý: Biết ơn những người giúp đỡ yêu thương mình và biết ơn cả những người khiến mình tổn thương. Sau đó con hãy lập một sơ đồ hình ảnh và chú thích tù khóa bên cạnh- biết ơn họ vì điều gì?
1
24 tháng 8 2021

2) Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định, thường có các từ là, có, không thể, chẳng hạn…được diễn đạt dễ hiểu, sáng tỏ và nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Để có sức thuyết phục, luận điểm cần phải đúng đắn, chân thực và đáp ứng nhu cầu thực tế. Trong một bài văn nghị luận, luận điểm có thể có các cấp độ khác nhau. Tùy nội dung vấn đề và cách lập luận của người viết mà bài văn có thể có một luận điểm chính, luận điểm trung tâm và các luận điểm phụ. Việc xác định được hệ thống, các cấp độ của luận điểm trong văn bản là một yêu cầu cấp thiết chứng tỏ khả năng thâu tóm, hiểu sâu vấn đề à kỹ năng tư duy logic của người đọc. Luận cứ: Luận cứ cũng là một yếu tố không thể thiếu khi nhắc tới đặc điểm của văn nghị luận. Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Để bài viết có sức thuyết phục cao, người viết phải đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để người đọc tin vào vấn đề người viết nêu ra. Lí lẽ là những đạo lí, lí lẽ phải được thừa nhận, nêu ra là được đồng tình. Dẫn chứng là sự vật, sự việc, nhân chứng, bằng chứng để chứng minh làm sáng tỏ, xác nhận cho luận điểm. Dẫn chứng đưa ra phải xác thực, tiêu biểu, đáng tin và không thể bác bỏ. Lí lẽ và dẫn chứng phải đáng tin cậy mới làm cho luận cứ vững chắc. Luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu mới làm cho luận điểm có sức thuyết phục. Trong quá trình tìm hiểu văn bản nghị luận, để tìm hiểu, phân tích đánh giá được tính đúng đắn của luận điểm thì việc phân tích luận cứ là một thao tác hết sức quan trọng và cần thiết. Lập luận: Nếu như lí lẽ của bài văn nghị luận thể hiện ở hệ thống luận điểm thì lập luận là cách thức trình bày lí lẽ. Nên đặc điểm của văn nghị luận là Lập luận Lập luận: là cách tổ chức vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục. Lập luận bao gồm các cách suy lý, quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, tổng hợp sao cho luận điểm đưa ra là hợp lý, không thể bác bỏ. Lập luận có ở khắp trong bài văn nghị luận. Để đánh giá cái hay, sức thuyết phục của văn bản nghị luận cần phải phân tích, đánh giá, chứng minh được mức độ chặt chẽ sắc bén của lập luận và sự hợp lí của cách thức lập luận mà tác giả lựa chọn. Nghệ thuật lập luận phụ thuộc rất nhiều vào cách nêu vấn đề, cách dẫn dắt người đọc, người nghe với nhiều thủ pháp như so sánh, đối chiếu, đưa số liệu, nêu dẫn chứng thực tế… Nghệ thuật lập luận còn phụ thuộc vào cách hành văn, giọng văn, cách dùng từ, đặt câu. Do nhu cầu lập luận, trong văn nghị luận thường phải dùng đến những từ như: tuy nhiên, giả sử, nếu như, tóm lại, nói chung…gọi là hệ thống từ lập luận

4)    A. Mở bài:

       Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nguyên văn câu nói, câu danh ngôn...

B. Thân bài:
Ý 1: Giải thích rõ nội dung(giải thích các từ ngữ, khái niệm).
Ý 2: Phân tích các mặt đúng về vấn đề giải thích (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan tới vấn đề giải thích (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 4: Đánh giá ý nghĩa (ngợi ca, phê phán)
C. Kết bài: - Khái quát lại vấn đề NL.

- Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân, cho mọi người   

24 tháng 8 2021

* Phép lập luận giải thích :

Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ… cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.

Người ta thường giải thích bằng cách nêu ra các định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo…, của hiện tượng hoặc vấn để được giải thích.

Bài văn giải thích phải có mạch lạc, lớp lang, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu. Không nên dùng những điều không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu.

Muốn được làm bài giải thích tốt phải học nhiều, đọc nhiều, vận dụng tổng hợp các thao tác giải thích phù hợp.

* Phép lập luận chứng minh :

  • Phép lập luận chứng minh là những phép lập luận dùng những lý lẽ, bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới ( cần được chứng minh) là đáng tin cậy.
  • Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.
  • Trong đời sống người ta dùng sự thật( chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin.
  • Hok tốt
24 tháng 8 2021

Cứ mỗi sáng thứ 2 đầu tuần, em lại háo hức mong chờ được đến trường để tham dự buổi lễ chào cờ. Đối với em, buổi lễ chào cờ có một ý nghĩa rất đặc biệt, nó mang lại cho em cảm giác thiêng liêng khó tả.

Như đã thành thói quen, thứ 2 nào em cũng đến trường sớm hơn thường lệ để chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ. Buổi sáng ngày hôm nay thật đẹp. Bầu trời cao trong xanh vời vợi có vài áng mây trắng bay hững hờ. Ông mặt trời tỏa ánh nắng ấm áp khắp muôn nơi, vạn vật như căng tràn nhựa sống, tinh khôi và tươi mới. Không khí trong lành, mát mẻ, thỉnh thoảng lại có vài cơn gió thoảng qua tạo cảm giác rất dễ chịu. Cành cây rung rinh trong gió như muốn reo vui, trên cao, những chú chim hót líu lo làm cho khung cảnh thêm tưng bừng, rộn rã.

Lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong gió nhẹ và nắng mai, màu đỏ vốn rực rỡ hôm nay càng rực rỡ hơn. Cả sân trường chìm trong màu áo trắng học trò. Trên vai mỗi người học sinh là chiếc khăn quàng đỏ thắm tượng trưng cho Đội viên. Tiếng trống trường được đánh liền một hồi, các bạn học sinh dừng lại tất cả các hoạt động của mình, chẳng ai bảo ai xếp hàng thật ngay ngắn, đôi mắt ngước nhìn lên phía trên nơi các thầy cô giáo đang ngồi.

Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của bạn tổng phụ trách vang lên: “Nghiêm! Chào cờ! Chào”. Tất cả học sinh và thầy cô giáo đặt bàn tay búp măng lên đầu, ánh mắt nhìn theo lá quốc kì. Một bầu không khí trang trọng, thiêng liêng bao phủ lên toàn bộ ngôi trường. Chào cờ xong, mọi người đồng thanh hát Quốc ca. Ai cũng cố gắng hát to và dõng dạc nhất có thể. Bài hát gợi nhớ về một thời quá khứ vàng son của dân tộc Việt Nam, nhắc nhở chúng em phải kính trọng và biết ơn tới thế hệ đi trước, những người đã ngã xuống để chúng ta có cuộc sống độc lập, tự do như ngày hôm nay.

Sau bài hát quốc ca là đến bài hát đội ca. Bài hát có giai điệu tươi vui làm chúng em không khỏi phấn khởi và tự nhắc mình phải học tập thật tốt để xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ. Cuối cùng, bạn tổng phụ trách lên nhận xét tình hình học tập và thực hiện nề nếp của cả trường trong tuần vừa rồi, khen ngợi những lớp thực hiện tốt, đồng thời phê bình và nhắc nhở một số cá nhân, tập thể về những khuyết điểm còn tồn tại.

Dù giờ chào cờ đã kết thúc nhưng hình ảnh của nó vẫn in đậm trong tâm trí em. Giờ chào cờ không chỉ là một tiết học lí thú mà còn tô đậm tình yêu đối với mái trường, với quê hương, đất nước trong lòng mỗi người học sinh.

Bạn tham khảo nhé ^^ Thấy đúng k mik nha !!!

24 tháng 8 2021

Tham khảo ạ:

Sáng nay, sân trường như tấp nập, nhộn nhịp hẳn lên. Chưa đến giờ đầu tuần mà mọi người đã đến khá đầy đủ. Nhìn từ xa như có một đàn bướm trắng rập rờn bay lượn trong nắng sớm.

Màu áo, màu khăn quàng và cặp sách hòa lẫn trong màu sương sớm bàng bạc tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc sặc sỡ. Đây đó trên sân trường từng tốp học sinh tụm năm, tụm ba chuyện trò rôm rả. Dưới những gốc me, phượng vĩ khá đông những bạn gái quây quần thành vòng tròn xem một số bạn đang chơi trò banh đũa. Ở những chỗ tránh nắng, các bạn nam, chia thành từng đôi một chơi trò đá cầu. Một số khác đứng xung quanh vừa quan sát vừa động viên cổ vũ. Thỉnh thoảng, tiếng reo hò rộ lên bởi những đường cầu lắt léo đẹp mắt. Trên hành lang của các lớp học, rải rác từng tốp đang truy bài lẫn nhau. Tại khu vực lễ đài trước cửa phòng Ban Giám hiệu, thầy Tổng Phụ trách Đội đang hướng dẫn lớp trực nhật chuẩn bị hai hàng ghế cho các thầy cô và treo sẵn lá quốc kì lên đỉnh cột, đặt tượng Bác Hồ và bình hoa lên bàn. Tất cả đã chuẩn bị trong tư thế sẵn sàng. Bỗng, một hồi trống từ phòng bảo vệ ngân vang, kéo dài trong không gian như giục giã mọi người nhanh chân về vị trí tập hợp của lớp mình. Mấy phút sau, các khối lớp, dưới sự hướng dẫn của các thầy cô chủ nhiệm đều đã chỉnh tề đội ngũ. Duy chỉ có khối lớp Một, các thầy cô chủ nhiệm phải vất vả chạy lên, chạy xuống giúp các em đứng vào đúng vị trí của lớp mình. Trên lễ đài, thầy Tổng Phụ trách Đội điều khiển các lớp chỉnh đốn lại đội hình và kiểm tra sĩ số của từng lớp. Vài phút sau, đội hình đã ổn định, thầy trở lại vị trí nơi đặt chiếc micro và âm li. Ở phía dưới đội hình, tiếng nói chuyện rì rầm vẫn kéo dài râm ran. Sau cái gật đầu của cô hiệu trưởng, thầy Tổng Phụ trách đội cầm chiếc micrô tiến về phía trước, chính giữa đội hình rồi dõng dạc hô to:

– Nghiêm! Không ai bảo ai, tự động nghiêm trang như một người lính trong đội ngũ. Không gian như ngưng đọng lại trong giây phút. Em có cảm giác như lúc này, những cành phượng, cành me xưa nay vốn hay đùa nghịch, giờ cũng lặng im không một cử động. Tiếng loa lại vang lên rành rọt trước lễ đài.

– Hướng về Quốc kì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chào cờ… Chào! Quốc ca! Bản nhạc trầm hùng cất lên giữa không gian tưởng như không một tiếng động nhỏ nào, làm cho âm thanh bài ca thêm rộn rã, trang nghiêm và hào hùng. Hàng trăm cặp mắt đăm đắm hướng lên đỉnh cột cờ, nhìn ngọn quốc kì phần phật tung bay trong gió sớm. Bản nhạc kết thúc bằng một âm điệu trầm, ấm ngân dài. Từ hàng đầu của lớp Năm A, bạn Phi Ngân liên đội trưởng từ từ tiến về phía thầy tổng phụ trách Đội, cầm chiếc micrô dõng dạc đọc năm điều Bác Hồ dạy thật nghiêm trang và kính cẩn. Nghi thức chào cờ được kết thúc bằng một chầu trống Đội nghe náo nức và rộn rã lòng người. Phần nội dung sinh hoạt đầu tuần mở đầu bằng báo cáo kết quả của lớp trực do cô Hoàng Lan đọc. Lớp dẫn đầu toàn trường lần này là lớp 5B. Cô mời cả lớp đứng dậy, biểu dương tinh thần học tập, ý thức tổ chức kỉ luật và sự cố gắng vươn lên trong phong trào thi đua “Gương tốt, việc tốt”, lập thành tích chào mừng ngày Hội truyền thống các nhà giáo Việt Nam 20-11. Một tràng pháo tay rộ lên kéo dài không ngớt, mãi đến lúc cô ra hiệu mới thôi. Cuối cùng, cô hiệu trưởng lên nhận xét, nhắc nhở toàn trường một số việc cần thiết trong tuần. Buổi lễ kết thúc trong niềm vui hân hoan phấn khởi. Tiếng trống Đội vang lên như giục giã thôi thúc chúng em, reo vui cùng chúng em trước những thành tích trong tuần đầu của phong trào thi đua.

Ngồi trong phòng học của mình mà không khí buổi chào cờ như còn đọng mãi trong em. Một không khí vừa trầm mặc, trang nghiêm biểu hiện của một niềm tôn kính, lại vừa hào hùng, kiêu hãnh về một dân tộc anh hùng. Ngoài kia, trong các vòm lá xanh um của cây me, cây phượng, mấy chú chim đang nhảy nhót hót ca, hòa cùng với chúng em niềm vui của một buổi học đầu tuần.

@Duongg

24 tháng 8 2021

1. 

* Tâm trạng của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích:

- Đó là tâm trạng cô đơn buồn tủi, đau đớn xót xa

- Nàng nhớ đến Kim Trọng, thương chàng.

- Nàng thương cha mẹ già thiếu người chăm sóc.

- Nàng nghĩ về hiện tại của bản thân thì thấy buồn dâng lớp lớp như tâm trạng ngổn ngang trước một tương lai mờ mịt, bế tắc.

* Nghệ thuật miêu tả tâm lý của Nguyễn Du:

- Nhà thơ sử dụng ngoại cảnh để tả tâm cảnh.

- Vừa tạo ra sự đối lập Thiên nhiên rộng lớn – con người nhỏ bé cô đơn vừa tạo ra sự tuơng đồng : cảnh ngổn ngang – tâm trạng ngổn ngang, cảnh mờ mịt nhạt nhoà – tâm trạng u buồn, bế tắc.

- Nguyễn Du sử dụng điệp ngữ, các từ láy tạo nên sự trùng điệp như nỗi lòng của Kiều đang “Lớp lớp sóng dồi”

2.

  • Nàng Vũ Nương là nạn nhân của chế độ phong kiến nam quyền đầy bất công đối với người phụ nữ.
  • Cuộc hôn nhân của Vũ Nương với Trương Sinh không bình đẳng (Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về làm vợ) - sự cách biệt giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm “thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”, cũng là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu, thô bạo và gia trưởng.
  • Chỉ vì lời nói con trẻ ngây thơ mà Trương Sinh tin nên đã hồ đồ độc đoán mắng nhiếc đánh đuổi vợ đi, không cho nàng thanh minh, Vũ Nương buộc phải tìm đến cái chết oan khuất để tự minh oan cho mình.
  • Cái chết đầy oan ức của Vũ Nương cũng không hề làm cho lương tâm Trương Sinh day dứt. Anh ta cũng không hề bị xã hội lên án. Ngay cả khi biết Vũ Nương bị nghi oan, Trương Sinh cũng coi nhẹ vì việc đã qua rồi. Kẻ bức tử Vũ Nương coi mình hoàn toàn vô can.
  • Nàng Kiều lại là nạn nhân của xã hội đồng tiền đen bạc.
  • Vì tiền mà bọn sai nha gây nên cảnh tan tác, chia lìa gia đình Kiều:
  • Một ngày lạ thói sai nha
    Làm cho khốc liệt chẳng qua vì tiền

  • Để có tiền cứu cha và em khỏi bị đánh đập, Kiều đã phải bán mình cho Mã Giám Sinh - một tên buôn thịt bán người, để trở thành món hàng cho hắn cân đong đo đếm, cò kè mặc cả...
  • Cũng vì món lợi đồng tiền mà Mã Giám Sinh và Tú Bà đã đẩy Kiều vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, khiến nàng phải đau đớn, cay đắng suốt mười lăm năm lưu lạc, phải “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”.
  •  *Điểm giống nhau giữa hai nhân vật

  • Họ đều là những người phụ nữ đẹp về mọi mặt nhưng đều bất hạnh.
  • Nạn nhân của xã hội phong kiến với nhiều định kiến hẹp hòi, bất công với người phụ nữ.
  • Những người phụ nữ như Vũ Nương, Thuý Kiều đều phải tìm đến cái chết để giải mọi nỗi oan ức, để giải thoát cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt của mình.
  • Hok tốt nhớ k cho mình nếu đúng nha ^^

Bác Hồ là một tấm gương sáng cho chúng ta về đức tính giản dị và tinh thần lạc quan . Cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác , chẳng mấy khi ta thấy Bác Hồ mặc quần áo sang trọng, câu lệ cao sang mà ta chỉ thấy ở Bác là một con người hết sức bình dị với màu áo nâu, với đôi dép cao su cũ kĩ, đơn sơ. Tham gia cách mạng, ở địa hình Pắc Pó đồi núi treo leo , Bác không than trách nửa lời, trái lại, Bác thích ứng rất nhanh với cuộc sống nơi đây. Hiếm có vị lãnh tụ dân tộc nào lại ăn ở trong hang động " sáng ra bờ suối, tối vào hang " , lựa chọn cho mình một cuộc sống tự tại, hòa hợp với thiên nhiên như Bác. Hơn thế, Bác còn chọn " bàn đá chông chênh " đầy nguy hiểm làm nơi " dịch sử đảng " . Cụm từ  "bàn đá chông chênh" đã gợi cho người đọc  sự khó khăn gian khổ của hoàn cảnh sống hay đó cũng chính là gian khổ của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Mặc dù rải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ khi sống ở Pác Bó nhưng Bác vẫn sống ung dung, tự tại và hòa hợp với tự nhiên. Đồ ăn, thức uống của Bác cũng là những thứ hoàn toàn có sẵn trong tự nhiên : " cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" . Dù thiếu thốn là vậy, đói khổ là thế nhưng Bác vẫn yêu đời, vui vẻ. Bác chủ động đón nhận những thiếu thốn nơi núi rừng bằng một tâm thế vui vẻ, lạc quan, yêu đời . Có thể nói ,ở giữa thiên nhiên do điều kiện cách mạng bắt buộc, Bác thiếu thốn mọi thứ từ đồ dùng, thực phẩm, cho tới nhà ở. Dù vậy nhưng người vẫn lạc quan, yêu đời, vẫn hoạt động cách mạng, tìm đường hướng cứu nước giúp đời

24 tháng 8 2021

Giải thích:

- Tâm hồn nghệ sĩ: Là tâm hồn của con người có tình yêu tha thiết, sống giao hòa với thiên nhiên, có những rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

- Cốt cách chiến sĩ: Là lòng yêu nước, phong thái ung dung lạc quan của người chiến sĩ.

* Chứng minh:1. Vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ

- Đó là rung cảm về âm thanh của tiếng suối từ xa vọng lại đồng thời cũng là sự say mê của tác giả trước vẻ đẹp của đêm trăng

+ Trong bài “Rằm tháng giêng”: Vầng trăng đêm rằm sáng vằng vặc, soi tỏ khắp không gian.

Điệp từ “xuân” được lặp lại ba lần tạo nên một vũ trụ tràn đầy sức xuân.

-> Đằng sau bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp là tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, sự rung cảm tinh tế của thi sĩ Hồ Chí Minh.

2. Cốt cách chiến sĩ

- Cốt cách chiến sĩ thể hiện ở lòng yêu nước:

+ Nỗi niềm băn khoăn trăn trở cho vận mệnh của đất nước, thức tới canh khuya lo việc nước.

- Cốt cách chiến sĩ thể hiện ở tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác:

+ Bài thơ  được làm trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ nhưng trong  bài ta đều bắt gặp hình ảnh của Bác với phong thái thật ung dung, lạc quan.

+ Phong thái này thể hiện ở những rung cảm tinh tế trước thiên nhiên đất nước. Mặc dù ngày đêm lo nghĩ việc nước, nhiều đêm không ngủ nhưng tâm hồn Người vẫn hướng lòng mình về vẻ đẹp đêm trăng.

+ Đêm trăng rằm tháng Giêng đầy sức sống, trong trẻo, tươi sáng, rộng lớn. Đằng sau bức tranh ấy là tinh thần lạc quan, phong thái bình tĩnh ung dung tự tại của người chiến sĩ cách mạng.

+ Niềm lạc quan cách mạng còn được thể hiện ở hình ảnh con thuyền lướt phơi phới trên dòng sông, chở đầy ánh trăng

-> Vẻ đẹp của tạo vật còn là một ẩn dụ cho tình hình kháng chiến đầy triển vọng lúc bấy giờ. Đồng thời thể hiện hình ảnh của người chiến sĩ luận bàn việc quân trong giây phút trở thành thi sĩ – một tao nhân mặc khách giữa thiên nhiên.

* Đánh giá: Hai biểu hiện trong vẻ đẹp tâm hồn của Bác có sự hòa hợp thống nhất một cách tự nhiên, không tách rời. Đây là vẻ đẹp trong thơ người cũng là vẻ đẹp nhất quán trong con người Bác: Tâm hồn nghệ sĩ và cốt cách người chiến sĩ.

Hok tốt

24 tháng 8 2021

Tác phẩm Tôi đi học được theo thể loại hồi ký ghi lại cảm xúc và những kỷ niệm đẹp, đáng nhớ của tuổi thơ trong ngày tựu trường

24 tháng 8 2021

tác phẩm tôi đi học đk viết theo thể loại hồi ký nha bn

HT~

24 tháng 8 2021

Hình ảnh ẩn dụ ở đây là hình ảnh "chết rũ" của con cò khiến ta liên tưởng đến cái chết vì đói khát , chết vì kiệt sức khi không có miếng ăn.

Hok tốt ! Thấy đúng thì k cho mình nhé ~