Viết một bài văn tả dòng sông quê hương em.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
dịch:
đây là em gái tôi, lan cô ấy mười lăm cô ấy là sinh viên tôi là anh trai cô ấy
HT
đây là em gái tôi , lan cô ấy mười lăm cô ấy là sinh viên tôi là anh trai cô ấy
Tham khảo ạ !!
Ca dao luôn mang chất kiệu của đời sống vào từng vần thơ. Vẻ đpẹ của quê hương cũng như niềm tự hào về vùng đất như một bức tranh sơn mài cũng đã được đưa vào rất nhều trong những bài ca dao chủ đề quê hương đất nước. Đặc biệt trong số đó là bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng”, bài ca dao nói về quê hương, cuộc sống của con người trên đất nước ta.
Bài ca dao trên là bức tranh tuyệt đẹp của đồng quê và con người dân tộc ta. Ngay hay câu thơ đầu tác giả đã sử dụng cấu trúc song hành, biện pháp tu từ điệp cấu trúc. Chính điều đấy là làm cho thiên nhiên cách đồng trở nên mênh mông, bao la và sinh động hơn. những từ ngữ, hình ảnh quen thuộc của con người nơi đây, nơi những từ ni, tê đã trở thành thân thuộc, gắn liền với tuổi thơ, gắn liền với những năm tháng lớn lên, những từ xây dựng vun đắp tuổi thơ của họ.
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông
Cũng chính trong hai câu đầu nghệ thuật đảo từ ngữ "mênh mông bát ngát"-"bát ngát mênh mông" đã làm hiện lên trước mắt chúng ta một cánh đồng bao la của quê hương. Những từ ngữ địa phương dược vận dụng sáng tạo taneg thêm tính dân tộc cho bài ca dao.
Và trên cánh đồng lúa ấy là hình ảnh một cô thôn nữ với vẻ đẹp đầy sức sống, yêu đời.
Thân em như chén lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Mô típ mở đầu cho ca dao than thân "thân em" xuất hiện rất nhiều trong những câu ca dao than thân hay một số bài thơ khác:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn"
"Thân em như tấm lụa đào"
Em như một bông lúa xinh tươi, mơn mởn đang ở độ tuổi chín nhất của tuổi trẻ. “Phất phơ” là nhẹ nhàng đung đưa, uốn lượn.... Nó vừa gợi vẻ đẹp duyên dáng trước ngọn nắng hồng của cô gái nhưng cũng gợi ra số phận bấp bênh. Cô gái nhìn ngọn lúa phất phơ đã liên tưởng đến sự phất phơ của đời mình. Hai câu cuối bài ca hội tụ bao vẻ đẹp nói lên một tình quê vơi đầy. Vẻ đẹp màu xanh của lúa, mà hồng của nắng ban mai,… Vẻ đẹp duyên dáng, xinh tươi của cô thôn nữ và vẻ đẹp căng tràn nhựa sống của chẹn lúa đòng đòng trên cánh đồng bát ngát mênh mông. Qua đó, ta cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ chính xác, hình tượng và biểu cảm cũng như là nghệ thuật đỉnh cao trong sử dụng từ ngữ của tác giả dân gian.
Bài ca dao với giọng điệu nhẹ nhàng, thiết tha làm hiện lên với bức tranh mênh mông của thiên nhiên và sự tươi trẻ của con người. Đó đều là những vẻ đẹp tuyệt vời in đậm trong tâm trí người đọc.
Bài ca dao nói về quê hương và con người miền Trung, nơi những từ ni, te trở thành quen thuộc trong cách chỉ nơi chốn của người dân nơi đây. Thấp thoáng trong câu ca dao là đồng ruộng bao la, bát ngát, là sự trù phú của quê hương; ẩn hiện trong đó là bóng dáng cô thôn nữ mảnh mai, duyên dáng đang hòa quyện với ruộng đồng bao la tạo thêm sức sông cho quê hương.
Hai câu đầu trong bài ca dao có kết cấu không giống, với những bài ca dao khác:
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.
Một không gian bao la được gợi ra trong hai câu ca dao. Đọc câu ca dao ta có cảm giác hai câu là một, nhưng thực tế sự nhắc lại như vậy càng làm tăng sự mênh mông vô tận của cánh đồng quê hương dù nhìn từ góc độ nào. Nếu bài ca dao chỉ có hai câu thôi thì mới diễn tả được một khung cảnh rất chung chung và chưa nói lên được điều gì. Chỉ đến khi đọc hai câu tiếp theo thì cái hồn của câu ca dao mới hiện ra:
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Yếu tố làm cho bài ca có thêm sức sống chính là sự xuất hiện của cô thôn nữ. Cô thôn nữ với nhựa sống tràn trề như chẽn lúa đòng đòng dưới ngọn nắng hồng ban mai. Hình ảnh này đã làm nổi bật cô gái trong một cánh đồng lúa mênh mông bát ngát. Hình ảnh cô gái chỉ là một chẽn lúa trong cả một cánh đồng mênh mông bát ngát nhưng vẫn vượt lên trên tất cả.
Đứng trước một cánh đồng mênh mông bát ngát, cô gái chợt nghĩ về thân phận của mình. Câu cuối cùng chính là sự bâng khuâng, lo lắng của cô gái về thân phận của mình. Từ thân em trong câu ca dao thứ ba đã gợi lên thân phận của người con gái trong xã hội. Có rất nhiều câu ca dao bắt đầu bằng hai từ thân em, và những câu ca dao đó đều thể hiện thân phận của người con gái:
– Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
– Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
– Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
Cô gái trong bài ca dao trên cũng lo lắng cho số phận của mình. Cô gái xuất hiện thật là đẹp, nhưng hồng nhan bạc phận, cô gái nhìn ngọn lúa phất phơ đã liên tưởng đến sự phất phơ của đời mình.
Xem thêm: Qua ca dao, người bình dân Việt Nam đã thể hiện được những tình cảm thiết tha và cao quý của mình. Lấy dẫn chứng là những bài ca dao đã được học, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
Bài ca dao đã phản ánh phần nào thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Vai trò làm chủ bản thân, tự định đoạt số mệnh của họ hầu như không có. Cuộc sống của họ hoàn toàn phụ thuộc vào các đấng cha mẹ, đức lang quân.
1. Cô Gates bảo cô ấy thu thập các bài kiểm tra
2. Dự án sinh thái của chúng tôi tỏ ra đầy thách thức
3. Maria trưng bày tàu vũ trụ mô hình của cô ấy tại hội chợ khoa học
4. Huấn luyện viên kịch nói với các cậu thủ rằng họ sẽ phải tập luyện năm giờ mỗi ngày
5. Thay thế đồ dùng học tập của Kitt cho cô ấy
6. Ai là hiệu trưởng nhỉ?
7. Jim thật tuyệt khi mời mọi người trong lớp đến dự bữa tiệc của anh ấy
8. Đây là xe đạp của ai? Nó không phải của tôi
9. Xe của họ cùng màu với xe của chúng ta
10. Perdo đang học cho kỳ thi luật của mình; do đó, anh ấy giữ riêng cho mình
* In đậm là Đại từ , gạch chân là Danh từ nhé *
Nếu sai thì thông cảm ạ :))
Tham khảo ạ !!!
Quê hương em là một vùng đất tươi đẹp. Nơi đây có cánh đồng lúa rộng mênh mông bát ngát, có bờ đê thoai thoải mà mỗi chiều về lại nô nức lũ trẻ thả diều, có con đường làng gập ghềnh đất đỏ… Nhưng đi xa, em nhớ nhất vẫn là con sông êm đềm chảy phía cuối làng, nơi níu giữ những kỉ niệm đẹp nhất của tuổi thơ em.
Dòng sông quê em lớn lắm. Nghe bà nội bảo, dòng sông ấy chảy từ ngọn núi lớn phía Bắc, băng qua bao núi rừng hùng vĩ, rồi chảy về thôn làng đây. Bàn về dòng sông, thì có nhiều sự tích lắm. nào là sông do nước mắt của nữ thần chảy xuống tạo thành, nào là sông chính là tấm lụa đào của bà tiên rớt xuống… Sự tích nào cũng làm lũ trẻ chúng em phát mê. Tên gọi của dòng sông đến nay cũng vẫn là một thứ còn nhiều tranh cãi. Khi mỗi nơi lại gọi bằng một cái tên khác nhau. Riêng người dân làng em, thì đều gọi nhau bằng cái tên thân mật là sông Cầu. Đơn giản là bởi cả dòng sông dài không có cây cầu nào cả, người dân cứ ngóng mãi mà gọi là sông Cầu.
Suốt bốn mùa, nước sông luôn đầy ăm ắp, nhưng đầy nhất vẫn là vào những tháng mùa mưa. Nước sông một màu xanh ngắt. Một phần vì dưới đáy sông có rất nhiều rêu xanh mọc tự nhiên, nhưng một phần cũng bởi nó đang ánh lại bầu trời xanh biêng biếc ở trên cao kia. Ở những đoạn sông có nhiều rêu xanh ấy, nước rất sâu, có khi phải đến hơn năm mét. Chỉ có tàu thuyền mới dám đi qua đoạn sông này. Còn khúc sông dưới, nơi chảy qua khu dân cư, nước chỉ tầm một đến hai mét, nước trong vắt, dưới đáy toàn là sỏi đá mới là nơi mà mọi người dám ra bơi lội, sinh hoạt. Hai bên bờ sông có. Trong đó những cây dương xỉ là nhiều nhất, rồi cả những bạch đàn, thông… Tất cả đều là của thiên nhiên ban tặng cả.
Dòng sông quê em như là một hiện thân của mẹ thiên nhiên dịu dàng và phẳng lặng. Mặt sông quanh năm bình thản như một mặt gương, chỉ ồn ào tấp nập khi mọi người ùa đến. Dưới lòng sông, ở những khúc sâu, là cả một thế giới của cá, của tôm, của hến. Nên mới có những người quanh năm làm nghề đánh bắt cả, mò ốc, mò hến ở ven sông. Ấy thế mà vẫn đủ cho mấy miệng ăn của cả một gia đình. Sáng sáng, hình ảnh những chiếc thuyền nan nhỏ lênh đênh trên bờ sông, những chiếc lưới đánh cá vung rộng trên mặt nước, những bóng lưng lúi húi đãi hến, tìm ốc, và cả những giọng hò mộc mạc mà mê say văng vẳng, đã là đặc sản riêng của chốn sông quê này. Và rồi, cũng quen thuộc không kém, là những chuyến đò, chuyến thuyền lớn chở người đi qua sông. Người đi bộ, thì ưa đi đò, người có xe máy, ô tô thì phải đi tàu mới có chỗ để xe. Theo đó, mấy chiếc thuyền bán hoa quả, rau củ, bánh kẹo… cũng tấp nập sớm hôm. Mà vui nhất, chính là ở khúc sông phía cuối, nơi không quá sâu và chẳng có tôm có cá. Đó là nơi, mà cứ chiều chiều, lũ trẻ trong làng lại kéo nhau ra nhảy ùm xuống tắm mát. Rồi các bà, các mẹ mang quần áo ra giặt, ra giũ. Hay đơn giản, là những cụ bà, cụ ông, lót cái tàu cau rồi ngồi kể chuyện ngày xưa, khiến lũ trẻ mê tít thò lò. Tất cả cứ bình lặng và giản dị như thế.
Bây giờ, quê hương đã có nhiều thay đổi. Những ngôi nhà cao tầng mọc lên từng dãy, những chiếc cầu lớn bắc qua sông cũng đã được xây lên. Lũ trẻ cũng đã không mấy mặn mà với việc bơi lội dưới sông nữa. Nhưng dòng sông thì vẫn trong vắt và hiền hòa như thế. Luôn dang rộng vòng tay chào đón những đứa con trở về.
Mỗi chúng ta ai cũng đều lớn lên từ những lời ru ầu ơ ngọt ngào của bà của mẹ. Trong những lời ru ấy, ta bắt gặp hình ảnh của cánh cò trắng bay lả bay la, “bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng”, của cô Tấm hiền dịu và của dòng sông êm đềm uốn khúc bao quanh xóm làng. Hình ảnh dòng sông vì thế mà trở nên vô cùng thân thuộc, gần gũi, nó đi ra từ lời ru và gắn bó với ta cho đến lúc trưởng thành.
Quê hương tôi cũng có một dòng sông “ nước gương trong soi bóng những hàng tre” như trong bài “ Nhớ dòng sông quê hương” của Tế Hanh. Nhìn từ xa, dòng sông như một dải lụa đào tuyệt đẹp, duyên dáng, yêu kiều chảy ngang qua xóm làng. Hai bên bờ, những rặng tre, rặng liễu in bóng mình xuống mặt sông, nước sông trở thành mặt gương để cho tre, liễu soi mình. Trên ngọn tre, những chú cò đang đứng rỉa lông, rỉa cánh, vài chú chim bói cá vừa đạp nước bay lên đã thu ngay được chiến lợi phẩm là một con cá béo. Dòng sông như một người mẹ hiền từ, tốt bụng khi ban tặng cho làng tôi biết bao món quà vô giá.
Những đồng ruộng nhờ có phù sa của dòng sông mà càng thêm tươi tốt. Nước sông là nguồn tưới tiêu chủ yếu cho cây cối và hoa màu hai bên bờ. Không chỉ thế, sâu dưới lòng sông là nguồn cá tôm vô tận, hàng chiều, tôi vẫn nghe thấy tiếng đuổi cá của bác thuyền chài làm náo động cả một góc sông. Có trò nghịch ngợm nào của tuổi thơ mà không diễn ra bên cạnh dòng sông. Làm sao quên được những lần cùng bạn bè ra sông mò cua, bắt cá. Hay sau một ngày làm việc chăm chỉ lại dắt trâu ra sông nghỉ ngơi, gặm cỏ, uống nước, rồi cả người và trâu cùng ngụp lặn trong dòng nước mát, nước sông cuốn bay mọi mệt mỏi của ngày dài. Vào mỗi thời điểm trong ngày, dòng sông lại khoác lên mình một chiếc áo khác nhau. Buổi sáng, khi mặt trời lên, chiếu những tia nắng tinh khôi đầu tiên xuống mặt nước, dòng sông trông như nàng thiếu nữ e ấp trong nắng sớm, sương giăng trên mặt sông tạo nên khung cảnh mơ hồ, huyền ảo. Buổi trưa, khi nắng chói chang và gay gắt hơn, cả dòng sông như ánh lên một màu vàng rực rỡ. Còn khi màn đêm đen buông xuống, dòng sông khoác lên mình chiếc áo nhung đen huyền bí được tô điểm bởi ánh sáng lấp lánh của các vì sao. Trăng trên trời in bóng xuống lòng sông, mỗi lần những gợn sóng nhấp nhô là trăng như vỡ ra làm ngàn mảnh.
Dòng sông quê sống mãi trong tâm trí tôi như một bóng hình của quê hương yêu dấu. Sông đã ôm ấp tuổi thơ của tôi, nuôi lớn những ước mơ nhỏ bé ngọt ngào.