tả cây bạch đàn nhé mình cần gấppppp
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chó là một loài động vật rất có ích, vì vậy hầu hết các gia đình đều nuôi chó. Nhà thì nuôi một con, nhà thì nuôi vài con thậm chí nhiều hơn và nhà em cũng vậy.
Cách đây một thời gian, mẹ em đi chợ và mua về một con chó. Hôm mua về mẹ bảo, phải chăm sóc cẩn thận chẳng mấy chốc mà lại có một đàn chó con, nghe mẹ nói vậy em rất háo hức. Em rất yêu quý động vật, vì vậy em đặt tên cho nó là Đốm. Sở dĩ tên của nó như vậy vì nó có ba màu lông xen kẽ nhau trên cơ thể. Đầu màu đen, thân cũng màu đen nhưng lại được xen kẽ bởi những đốm trắng. Nó được ba tháng tuổi và cũng khá là mập. Hai mắt đen, long lanh như hai hòn bi ve, chiếc mũi cũng màu đen và rất thính, bên cạnh là những chiếc râu ngắn. hàm răng có những chiếc nhọn hoắt, thêm một thời gian ngắn nữa thì hàm răng đó có thể khiến những ai bị nó cắn chảy máu, thậm chí những vết cắn sâu có thể rất nguy hiểm. Hai tai rất ngắn, cụp xuống mặt.
Thân hình mập mạp với bộ lông mặc dù không được óng mượt nhưng em vẫn rất thích vuốt ve bộ lông ấy. Chiếc đuôi ngắn ngủi, màu đen có những sợi lông trắng ở phần cuối. Mẹ em thường trêu: “đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt”, những lúc ấy em lại xị mặt ra và kêu mẹ không được thịt nó. Bốn chân có màu trắng, đầu mỗi ngón chân là những móng vuốt sắc. Đặc biệt cũng giống như loài mèo, dưới mỗi ngón chân có một lớp đệm dày, chính những lớp đệm ấy giúp nó đi lại nhẹ nhàng. Chó là loài động vật ăn tạp, vì vậy nuôi nó rất dễ, bên cạnh đó mẹ em cũng mua thuốc về tiêm để phòng các loại bệnh.
Mỗi khi em đi học về nó lại chạy ra tận cổng đón, ngoe nguẩy cái đuôi, chạy vòng quanh và quấn lấy chân em như thể đòi vuốt ve. Mặc dù đi học về rất mệt nhưng em vẫn chơi với nó. Có nhiều trò rất hay, em cầm hai chân trước và để nó đi bằng hai chân sau, bẻ ngược hai cái tai của nó lên, vì tai nó mềm nên không bị đau, lấy tay cù vào bụng nó, những lúc như vậy nó nằm ngửa ra bốn chân chổng lên trời trông rất hay. Mỗi bữa cơm em đều giành với mẹ việc cho nó ăn, đêm đến nó nằm co tròn ở một góc nha và ngủ ngon lành. Nó rất thông minh, biết phân biệt người nhà với người lạ, khi có người lạ vào, nó sủa ầm ĩ cho đến khi bố mẹ em quát mới thôi.
Em rất yêu quý con chó nhà em, gia đình em sẽ chăm sóc nó thật cẩn thận để nó mau lớn và cho gia đình em một đàn chó con như lời mẹ nói!
Bên cạnh những người bạn thân thiết ở trường, ở nhà em cũng có một người bạn đặc biệt, đó là chú chó Milu. Milu đã cùng lớn lên và cùng em vui chơi trong suốt hơn 5 năm qua.
Con chó Milu nhà em là một giống chó béc-giê nên nó rất cao to và khoẻ mạnh. Màu lông đặc trưng của giống chó này là màu đen pha nâu, phần lưng và đầu là lông đen bóng song phần bụng, ngực và chân lại có lông màu nâu đậm. Milu có cái đầu rất to và bướng, vẻ mặt nó lúc nào cũng nghiêm lại đầy hung dữ, đôi tai to vểnh, dựng đứng luôn vểnh trước vểnh sau nghe ngóng. Chiếc mõm và lưỡi đốm dài lúc nào cũng thở há hốc ra vì nóng. Tuy nhiên con Milu có đôi mắt rất đẹp, đôi mắt đen nháy to tròn, rất có hồn, đối với em ánh mắt của nó rất biết nói chuyện, chỉ cần nhìn vào đôi mắt của nó là biết nó đang vui hay buồn.
Chú chó có hai đôi chân rất khỏe khoắn, bàn chân to chắc nịch, nó chạy rất nhanh và khoẻ, đôi lúc Milu chồm lên người em mà khiến em ngã lăn ra đất. Milu nhà em được mọi người đánh giá là khá hung dữ, dù bị nhốt trong chuồng nhưng khi nhà có người lạ vào nó sẽ sủa thật to, vừa sủa vừa nhe bộ nanh sắc nhọn khiến ai nấy đều sợ. Ấy thế mà khi được dắt xích đi chơi, đi dạo mà gặp người lạ nó lại rất hiền, con Milu thích nhất là ăn bánh kẹo và được dắt đi dạo mỗi buổi chiều.
Em và con Milu như hai người bạn với nhau, lúc nào em cũng trò chuyện tâm sự và trêu đùa với nó như một con người, nó cũng rất biết đáp lại, lúc nào cũng hớn hở và chịu chơi cùng với em. Em rất yêu thương và trân trọng chú chó này.
Tác dụng của biện pháp đảo ngữ trong câu văn: “Xanh biêng biếc nước sông Hương, đỏ rực bên bờ hai hàng phượng vĩ” là:
A. Phép đảo ngữ làm cho câu văn trở nên ấn tượng, độc đáo hơn.
B. Phép đảo ngữ đã làm nổi bật lên trong câu thơ sắc màu đẹp đẽ, sống động của cảnh vật xứ Huế. Đó là màu xanh biêng biếc lấp lánh của nước sông Hương, đó là sắc đỏ huy hoàng trên những hàng phượng vĩ hai bên bờ.
C. Cả A và B
Tác dụng của biện pháp đảo ngữ trong câu văn: “Xanh biêng biếc nước sông Hương, đỏ rực bên bờ hai hàng phượng vĩ” là:
A. Phép đảo ngữ làm cho câu văn trở nên ấn tượng, độc đáo hơn.
B. Phép đảo ngữ đã làm nổi bật lên trong câu thơ sắc màu đẹp đẽ, sống động của cảnh vật xứ Huế. Đó là màu xanh biêng biếc lấp lánh của nước sông Hương, đó là sắc đỏ huy hoàng trên những hàng phượng vĩ hai bên bờ.
C. Cả A và B
Trong các câu sau đây, câu nào có trạng ngữ chỉ phương tiện ?
A. Ngoài kia, bầu trời đang chở nặng những đám mây xám xịt, bầu không khí bắt đầu trở nên nóng ẩm và mù mịt.
B. Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi. (Lưu Quang Vũ)
C. Bằng tiếng hát mộc mạc, những chú sơn ca đã làm cho thảo nguyên tươi vui hơn.
D. Xung quanh cửa, những dây leo xanh ngắt bò kín bờ cỏ và nở đầy hoa. (Laura Wilder)
Trong các câu sau đây, câu nào có trạng ngữ chỉ phương tiện ?
A. Ngoài kia, bầu trời đang chở nặng những đám mây xám xịt, bầu không khí bắt đầu trở nên nóng ẩm và mù mịt.
B. Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi. (Lưu Quang Vũ)
C. Bằng tiếng hát mộc mạc, những chú sơn ca đã làm cho thảo nguyên tươi vui hơn.
D. Xung quanh cửa, những dây leo xanh ngắt bò kín bờ cỏ và nở đầy hoa. (Laura Wilder)
Dòng nào dưới đây gồm toàn các danh từ là từ ghép tổng hợp ?
A. Mưa phùn, mưa gió, mưa ngâu, mưa bão
B. Hoa quả, hoa giấy, hoa lá, hoa sen
C. Sắc màu, màu tím, màu hồng, màu sắc.
D. Quần áo, giày dép, sách vở, bàn ghế.
Dòng nào dưới đây gồm toàn các danh từ là từ ghép tổng hợp ?
A. Mưa phùn, mưa gió, mưa ngâu, mưa bão
B. Hoa quả, hoa giấy, hoa lá, hoa sen
C. Sắc màu, màu tím, màu hồng, màu sắc.
D. Quần áo, giày dép, sách vở, bàn ghế.
Câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây không nói về vẻ đẹp phẩm chất bên trong của con người ?
A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
B. Cái nết đánh chết cái đẹp
C. Mặt hoa da phấn
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu nào sau đây thuộc kiểu câu kể Ai thế nào ?
A. Những con sơn ca núi lao vụt từ dưới mặt đất lên không trung, xòe cánh lượn và buông tiếng hót say mê. (Dương Thu Hương)
B. Bầu trời mùa hạ xanh biếc, rộng mênh mông, uốn cong trên thành phố.
C. Chị gió đang dạo nhạc trên những vòm lá xanh.
D. Những chú chim hải âu chao liệng với đôi cánh óng ánh như bạc dưới ánh mặt trời
Câu nào sau đây thuộc kiểu câu kể Ai thế nào ?
A. Những con sơn ca núi lao vụt từ dưới mặt đất lên không trung, xòe cánh lượn và buông tiếng hót say mê. (Dương Thu Hương)
B. Bầu trời mùa hạ xanh biếc, rộng mênh mông, uốn cong trên thành phố.
C. Chị gió đang dạo nhạc trên những vòm lá xanh.
D. Những chú chim hải âu chao liệng với đôi cánh óng ánh như bạc dưới ánh mặt trời. (L. M. Montgomery)
Hai bên con đường đến trường em là hàng cây bạch đàn xanh tốt. Mỗi khi đi học về, chúng em lại nô đùa cùng những cây bạch đàn.
Cây bạch đàn vốn không có nguồn gốc ở Việt Nam, nó được du nhập từ nước ngoài về. Nhưng trải qua thời gian nó rất thích nghi với thời tiết, khi hậu nước ta và còn được gọi một cái tên khác là khuynh diệp. Cây bạch đàn là một loại cây rất mau lớn, sức vóc cao lớn của chúng như chàng thanh niên lực lưỡng. Thân cây thẳng vút kiêu hãnh, lúc đầu nó mang một lớp vỏ khả thô cứng, nhưng sau khi bị tróc ra nó lại hồng hào, nhẵn mịn. Cây bạch đàn rất dễ trồng và rễ đâm sâu vào lòng đất, có gió bão cũng không chịu đổ. Tán lá cây bạch đàn hẹp và thưa chứ không dày như nhiều loại cây khác. Lá cây thon dài, cong cong, có màu xanh nhạt, hơi mốc trắng nhưng cũng có khi xanh đậm. Hoa bạch đàn có cuống ngắn, li ti trên cao, ẩn mình trong những chiếc lá. Chiều về, từng đàn chim về đây tụ tập hót rộn ràng. Hàng cây bạch đàn đu đưa mình trong gió, cười đùa hạnh phúc.
Những cây bạch đàn này không chỉ che bóng mát mà từ lâu đã thành bạn của chúng em. Chúng em luôn bảo nhau chăm sóc và bảo vệ chúng thật tốt để cây luôn xanh tốt.
Bạn tham khảo nhé :
Hai bên con đường đến trường em là hàng cây bạch đàn xanh tốt. Mỗi khi đi học về, chúng em lại nô đùa cùng những cây bạch đàn.
Cây bạch đàn vốn không có nguồn gốc ở Việt Nam, nó được du nhập từ nước ngoài về. Nhưng trải qua thời gian nó rất thích nghi với thời tiết, khi hậu nước ta và còn được gọi một cái tên khác là khuynh diệp. Cây bạch đàn là một loại cây rất mau lớn, sức vóc cao lớn của chúng như chàng thanh niên lực lưỡng. Thân cây thẳng vút kiêu hãnh, lúc đầu nó mang một lớp vỏ khả thô cứng, nhưng sau khi bị tróc ra nó lại hồng hào, nhẵn mịn. Cây bạch đàn rất dễ trồng và rễ đâm sâu vào lòng đất, có gió bão cũng không chịu đổ. Tán lá cây bạch đàn hẹp và thưa chứ không dày như nhiều loại cây khác. Lá cây thon dài, cong cong, có màu xanh nhạt, hơi mốc trắng nhưng cũng có khi xanh đậm. Hoa bạch đàn có cuống ngắn, li ti trên cao, ẩn mình trong những chiếc lá. Chiều về, từng đàn chim về đây tụ tập hót rộn ràng. Hàng cây bạch đàn đu đưa mình trong gió, cười đùa hạnh phúc.
Những cây bạch đàn này không chỉ che bóng mát mà từ lâu đã thành bạn của chúng em. Chúng em luôn bảo nhau chăm sóc và bảo vệ chúng thật tốt để cây luôn xanh tốt.