K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 1 2018
Trong lịch sử nước ta ,trận đánh điện biên phủ có thể nói là tranh sử vàng của dân tôc. trong đó em ấn tượng và cảm phục nhất là anh Phan Đình Giót. Trong trận đánh ở Him Lam , anh đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai để đồng đội xông lên tiêu diệt địch.Đây là tấm gương tiêu biểu về sự dũng cảm, can trường của người chiến sĩ , cũng là hình ảnh cho ý chí bất khuất kiên cường, không chịu đầu hàng giặc ngoại xâm của nhân dân ta
24 tháng 1 2018

Anh hùng Phan Đình Giót

Phan Đình Giót sinh năm 1922 ở xóm Tam Quang, thôn Vĩnh Yên, xã Cẩm Quan,  huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo đã mấy đời chịu cảnh cày thuê, cuốc mướn. Bố mất sớm, hai anh em sống cùng mẹ trong một ngôi nhà tranh dột nát, siêu vẹo. Đói quá, không có cái ăn Phan Đình Giót và em trai phải đi ở cho địa chủ từ lúc lên 6, lên 7.

Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, cùng với bạn bè cùng trang lứa anh xin tham gia tự vệ chiến đấu. Đến năm 1950 thì anh xung phong đi bộ đội chủ lực. Những trận đánh có Phan Đình Giót đều lập được chiến công, có lần anh chích máu viết bản quyết tâm thư gửi lên đại đoàn, thể hiện chí khí hiên ngang của một con người đã giác ngộ và đi theo cách mạng. Chí khí đó, lòng dũng cảm đó của Phan Đình Giót đã được ghi nhận.Lòng căm thù quân giặc lên cao, Phan Đình Giót lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch hoang mang, anh lao lên bám chắc lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Anh bị thương ở vai và đùi, máu chảy rất nhiều. Thế nhưng bất ngờ từ hỏa lực lô cốt số 3 của địch bắn rất mạnh vào đội hình của ta. Lực lượng xung kích bị ùn lại, anh cố gắng nhích mình lên gần lại lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng duy nhất là dập tắt lô cốt này. Anh đã dùng hết sức còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai và hét to: “Quyết hy sinh vì Đảng, vì dân”, rồi dướn người lấy đà lao cả tấm ngực thanh xuân vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hỏa điểm lợi hại nhất của quân Pháp bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. 

Phan Đình Giót hy sinh lúc 22h30p ngày 13/3/1954 ở tuổi 34. Phan Đình Giót được nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân ngày 31/3/1955. Khi hy sinh, anh là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, được tặng Huân chương Quân công hạng nhì.

24 tháng 1 2018
Nước ta sau năm 1945 phải đương đầu với cả thù trong giặc ngoài.Nhưng ngoại xâm vẫn là vấn đề quan trọng nhất nó liên quan đến độc lập chủ quyền của dân tộc nên ta cần phải giải quyết triệt để.Ví dụ như ta đã hòa hoãn với Pháp để đẩy quân Tưởng về nước bằng hai hiệp định sơ bộ và tạm ước.Thay vì phải đối đầu với cả Pháp và Tưởng thì nay ta chỉ còn đấu với Pháp ta sẽ dễ dàng tiến hành kháng chiến lâu dài (lịch sử đã chứng minh đây là một quyết định cực kỳ sáng suốt của Bác).Chính vì thế ta mới có cơ hội xây dựng lực lượng ngày càng lớn mạnh và sau này đã giáng cho Pháp những đòn thất điên bát đảo.Pháp đem quân ra bắc thì lực lượng ở miền nam sẽ ít đi và phân tán trên toàn chiến trường rất có lợi cho cách mạng.Vả lại sau chiến tranh thế giới II Pháp bị tổn thất nặng nề nên sẽ khó đổ thêm chi phí vào Việt Nam lực lượng chi viện sẽ khó có thể bù đắp được thiếu hụt này.
24 tháng 1 2018

nhắc nhở chúng ta rằng : chúng ta phải luôn luôn giữ  gin đất nước , bảo vệ tổ quốc và khi có giặc ngoại xâm thì chúng ta phải đoàn kết một lòng chống giặc để thống nhất đất nước

24 tháng 1 2018

Với vị trí chiến lược ở đầu cầu giới tuyến, mảnh đất Quảng Trị trở thành nơi đụng đầu lịch sử giữa hai thế lực cách mạng và phản cách mạng, giữa chính nghĩa và phi nghĩa, giữa tình thương với bạo tàn, giữa khát vọng thống nhất non sông của một dân tộc với dã tâm chia cắt lâu dài của bè lũ cướp nước và tay sai. Vì vậy, trong suốt chặng đường dài của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đầy gian lao và anh dũng, Quảng Trị là chiến trường nóng bỏng, gồng mình gánh chịu sự ác liệt của chiến tranh với bao đau thương, tàn khốc. Song, "Gươm nào chém được dòng Bến Hải/Lửa nào thiêu được dải Trường Sơn...", thực hiện đường lối, nhiệm vụ chiến lược của Đảng, đứng ở tuyến đầu của miền bắc xã hội chủ nghĩa, hậu phương trực tiếp của cách mạng miền nam, đặc khu Vĩnh Linh vẫn vững vàng nơi đầu sóng, ngọn gió. Mặc cho bom, đạn của kẻ thù dội suốt ngày đêm, quân và dân Vĩnh Linh vẫn kiên cường bám trụ, mưu trí, dũng cảm, vừa sản xuất, vừa chiến đấu, đóng góp sức người, sức của, làm hậu thuẫn vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền nam. Bám đất, bám làng, dồn sức góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại miền bắc, làm thất bại âm mưu lấp sông Bến Hải, kêu gào "Bắc tiến" của Mỹ-ngụy; Đảng bộ, quân và dân Vĩnh Linh đoàn kết chặt chẽ, thực hiện đào địa đạo, lập "làng hầm" chiến đấu, phối hợp các lực lượng bắn rơi, bắn chìm hàng trăm máy bay, tàu chiến giặc Mỹ, góp phần làm thất bại chiến tranh phá hoại miền bắc, ngăn chặn sự chi viện cho chiến trường miền nam của đế quốc Mỹ và tay sai. Đặc khu Vĩnh Linh xứng đáng là "lũy thép" kiên cường, Cồn Cỏ Anh hùng "nở đầy hoa thắng trận", giữ vững ngọn cờ Tổ quốc kiêu hãnh tung bay nơi đầu cầu giới tuyến, được Bác Hồ nhiều lần gửi thư khen ngợi, làm rạng rỡ truyền thống quật cường của quê hương "Đánh cho giặc Mỹ tan tành/Năm châu khen ngợi Vĩnh Linh Anh hùng". Phía nam sông Bến Hải, chế độ Mỹ - Diệm tập trung một lực lượng quân sự khổng lồ, một mạng lưới an ninh, điệp báo, tâm lý chiến dày đặc, cùng với những phương tiện kỹ thuật hiện đại, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để chốt chặn vành đai giới tuyến. Song, Bến Hải - Hiền Lương chỉ là ranh giới tạm thời chia cắt trên thực tế địa lý đất nước, không thể chia cắt được lòng người dân hai miền nam - bắc luôn hướng về nhau, luôn một lòng sắt son với Đảng, với Bác Hồ. Sông Bến Hải bên bồi, bên lở. Cầu Hiền Lương bên nhớ bên thương, dù phải trải qua những năm tháng đen tối, khó khăn và ác liệt nhất của phong trào cách mạng, Đảng bộ, quân và dân Quảng Trị bền bỉ đấu tranh chống chính sách "tố cộng", "diệt cộng", kiên quyết "Một tấc không đi, một ly không rời", bám cơ sở xây dựng thực lực cách mạng, chuyển phong trào từ thế phòng thủ sang thế tiến công, phối hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, lập nên nhiều chiến công xuất sắc. Tất cả vì tiền tuyến miền nam, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, Quảng Trị trở thành mảnh đất tụ nghĩa của cả nước. Hàng vạn cán bộ, chiến sĩ trên mọi miền Tổ quốc đã đến với Quảng Trị trong những năm tháng cam go, ác liệt nhất, cùng chiến đấu hy sinh để bảo vệ lá cờ Tổ quốc, giải phóng quê hương, cho bắc - nam sum họp một nhà. Kiên cường vượt qua những khó khăn, tổn thất hy sinh to lớn, quân và dân Quảng Trị đã đoàn kết một lòng, nêu cao ý chí quật cường, lập nên những chiến công vang dội, làm nức lòng đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế như: Chiến thắng Đường 9 - Khe Sanh, Cồn Tiên - Dốc Miếu, Đông Hà, Cửa Việt, Mỹ Thủy, La Vang... Đặc biệt, cuộc chiến đấu giữ vững Thành cổ Quảng Trị, với 81 ngày đêm rực lửa chiến công, là biểu tượng chói ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tạo thế và lực trên bàn đàm phán, đi đến ký kết Hiệp định Pa-ri, mở ra thời cơ để quân và dân ta tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Cùng với chiến dịch giải phóng huyện Hải Lăng (ngày 19-3-1975), Quảng Trị tự hào góp phần xứng đáng cùng với cả nước làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975 lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước. Sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước toàn thắng đã ghi những dấu ấn lịch sử vẻ vang, khẳng định lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần cách mạng kiên cường, ý chí chiến đấu anh dũng của Đảng bộ, quân và dân Quảng Trị minh chứng khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Để xóa đi nỗi đau chia cắt, nhân dân Quảng Trị đã không nề hy sinh, gian khổ, không lùi bước trước bất kỳ khó khăn nào. Trong hòa bình xây dựng, trước yêu cầu mới của phát triển đất nước, Quảng Trị đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vượt qua khó khăn thử thách, không chịu tụt hậu, từng bước đưa nền kinh tế - xã hội tỉnh nhà phát triển toàn diện và bền vững. Sau ngày giải phóng, hậu quả chiến tranh đã để lại cho Quảng Trị hết sức nặng nề. Kết cấu hạ tầng nghèo nàn lạc hậu, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân gặp vô vàn khó khăn, thiếu thốn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng. Thêm vào đó, Quảng Trị phải thường xuyên đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt, đói nghèo, lạc hậu, cùng với sự chống phá của các thế lực thù địch... Những khó khăn, thách thức buổi đầu đó tưởng chừng khó vượt qua nổi. Lửa thử vàng, gian nan thử sức! Với tinh thần tiến công cách mạng, phát huy mạnh mẽ truyền thống kiên cường bất khuất, biết khơi dậy sức mạnh của cốt cách con người Quảng Trị chịu thương, chịu khó; cần cù, giản dị, dũng cảm, sáng tạo, Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị đã bền bỉ, kiên trì, vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình, mạnh dạn dám nghĩ, dám làm đã khẳng định bằng những thành quả quan trọng, nhất là sau hơn 20 năm đổi mới, xây dựng quê hương (kể từ ngày tỉnh nhà được lập lại ngày 1-7-1989). Nền kinh tế liên tục tăng trưởng với nhịp độ cao, tương đối toàn diện, có mặt đi vào chiều sâu; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ dần chiếm ưu thế; nội lực kinh tế ngày càng được tăng cường. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2006 - 2009 đạt gần 10,6%. Bình quân GDP đầu người năm 2009 đạt 13,7 triệu đồng, thu ngân sách trên địa bàn đạt 810,4 tỷ đồng, tổng sản lượng lương thực có hạt bình quân hằng năm đạt 22 vạn tấn. Kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, dân sinh được tập trung đầu tư, xây dựng. Nhiều tiềm năng, thế mạnh của tỉnh trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây bước đầu được quan tâm khai thác, phát huy hiệu quả. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao. Bộ mặt đô thị, nông thôn, miền núi, miền biển từng ngày khởi sắc; hộ nghèo giảm dần, đa số đã có nhà ở khang trang, thay dần cho những mái nhà tranh vách đất, tạm bợ. Hoạt động văn hóa, nghệ thuật xứng tầm với mảnh đất giàu truyền thống cách mạng. Đặc biệt, các hoạt động lễ hội cách mạng tiêu biểu mang ý nghĩa nhân văn cao cả được tổ chức thành công, để lại những ấn tượng sâu sắc, những tình cảm thiêng liêng, trân trọng trong lòng đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế như: "Lễ thả hoa trên sông Thạch Hãn", Lễ hội "Huyền thoại Trường Sơn", "Lễ hội Thống nhất non sông", "Lễ hội tri ân tháng 7". Công tác đền ơn, đáp nghĩa được chăm lo thực hiện. Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị vinh dự được thay mặt đồng bào cả nước chăm sóc phần mộ những liệt sĩ đang yên nghỉ tại Nghĩa trang quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang quốc gia Đường 9 và 72 nghĩa trang trong toàn tỉnh. An ninh - quốc phòng được tăng cường, củng cố, tình hình chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội luôn được bảo đảm. Từ đống tro tàn đổ nát của chiến tranh, Quảng Trị đã vượt qua bao khó khăn, thách thức, giành được những thành tựu quan trọng, vượt bậc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong mỗi chiến công, mỗi đổi thay trên quê hương Quảng Trị, ngoài công sức của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Quảng Trị còn có sự giúp đỡ to lớn của Trung ương Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, các doanh nghiệp và bạn bè gần xa. Để Quảng Trị tiếp tục vững bước đi lên, trong những năm tới, chúng tôi rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, chia sẻ, tạo mọi điều kiện giúp đỡ, ủng hộ của các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh bạn, các doanh nghiệp trong cả nước cho Quảng Trị, tạo bước đột phá mới để Quảng Trị vươn lên xứng đáng với vị trí, tầm vóc của mảnh đất Anh hùng, với sự hy sinh xương máu của anh em, đồng bào, đồng chí trong cả nước. Đặc biệt là sự hỗ trợ trong công tác đầu tư, tôn tạo, bảo tồn hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh, trong đó có di tích đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tương xứng với mảnh đất Anh hùng mà sự hy sinh cao cả của đồng bào, đồng chí trong cả nước đã chiến đấu anh dũng để giành lại hôm nay; góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa, truyền thống cách mạng của cha ông và để địa danh này mãi mãi là điểm đến, là niềm tự hào trong sâu thẳm trái tim mỗi một con người.

24 tháng 1 2018

Vớ vẩn quá

24 tháng 1 2018

hahaha

24 tháng 1 2018

Là sinh tồn

24 tháng 1 2018

bất tử

24 tháng 1 2018

đậu bn nhé

24 tháng 1 2018

Ruồi đậu mâm xôi, mâm xôi ĐẬU

24 tháng 1 2018

 Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sống qua ngày.

   Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:

   - Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!

   Chim lạ liền nói:

   - Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

   Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.

   Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.

   Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.

   Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.

24 tháng 1 2018

 Tôi là nhân vật Chim Thần trong truyện Cây khế - một câu chuyện hay trong kho tàng truyện cổ nước ta. Sau đây, tôi xin kể lại câu chuyện ấy cho các bạn cùng nghe.

   Ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ đều mất sớm. Đến lúc lấy vợ người anh bèn chia gia tài. Cậy thế mình là anh cả, hắn chiếm hết tài sản cha mẹ để lại, chỉ cho người em một mảnh vườn nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Vợ chồng hắn sống sung sướng trên gia tài có sẵn còn người em thì phải đi cày thuê cuốc mướn. Vất vả lắm người em mới kiếm được bát cơm manh áo sống cho qua ngày.

   Đến mùa, cây khế ra hoa trĩu quả, người em sống nhờ vào cây khế. Tôi vốn rất thích ăn trái cây. Một hôm, bay qua khu nhà của người em, thấy những quả khế chín mọng, tôi vội sà xuống chén hết trái này đến trái khác. Thấy vậy, người em đi đến buồn rầu nói với tôi:

   - Chim ơi! Gia tài tôi chỉ có mỗi cây khế. Chim ăn hết, tôi lấy gì để sống.

   Tôi vội nói ngay:

   - Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

   Y như lời hứa, sáng hôm sau tôi bay đến chở người em ra đảo lấy vàng. Lấy đủ một túi ba gang, người em nhờ tôi chở về nhà. Từ đó, cuộc sống người em trở nên sung túc, giàu có.

   Đến mùa khế ra hoa kết trái, tôi lại đến ăn như lần trước và tôi cũng bảo vợ chồng người anh như đã từng nói với người em. Cả hai vợ chồng hí hửng may một cái túi to đến mười hai gang. Rồi tôi cũng đưa họ đến đảo vàng như đã hứa. Đến nơi, anh ta hoa cả mắt, hì hục nhét vàng bạc châu báu chật cứng cả cái túi mười hai gang. Chưa thoả lòng tham, hắn nhét đầy vào người những chỗ nào có thể nhét được rồi ì à ì ạch leo lên lại tụt xuống mãi sau hắn mới bò lên được lưng tôi. Vì nặng quá, tôi phải vỗ cánh đến mấy lần mới nhấc mình lên được khỏi mặt đất. Khi bay qua biển rộng, một phần vì chở quá nặng, một phần do có một luồng gió bất thần xô đến, tôi cũng không giữ thăng bằng được, bèn nghiêng cánh hất hắn và cả túi và rơi xuống biển sâu.

   Thế là hết đời một kẻ tham lam, không tình nghĩa. Câu chuyện Cây khế là vậy đó.


 

24 tháng 1 2018

Ngày xưa, ở một làng nọ có một bà lão sống cô độc một mình trong một ngôi nhà nhỏ. Bà đã già yếu, không thể cấy cày lại chẳng có con cháu đỡ đần nên cuộc sống rất nghèo khổ và chật vật. Bà chỉ có độc một bộ quần áo màu đen đã cũ sờn, hai bên vai có vài mảnh chấp. Nhìn cái thân hình còm cõi, cái lưng còng đi vì thời gian, dáng đi chậm chạp, khuôn mặt khắc khổ của bà ai cũng thương cảm. Ấy vậy mà, hàng ngày, bà vẫn phải ra đồng mò cua bắt ốc kiếm sống. Thấy bà cụ đã yếu, bà con trong làng cũng thỉnh thoảng sang đỡ đần bà vài việc nhưng cũng không thể lúc nào cũng chăm sóc bà cụ được. Bởi vậy, bà thường sống lầm lũi một mình.

Một hôm, trong lúc bắt tép mò cua, bà tình cờ bắt được một con ốc rất xinh đẹp. Vỏ của nó phủ một màu xanh biếc, lấp la lấp lánh dưới ánh sáng mặt trời. Thấy ốc đẹp, không nỡ đem bán nên bà đã đem ốc về và thả trong cái chum nước ngoài sân.

Lạ thay, từ ngày đó trở đi, mỗi lần bà đi làm về đều thấy nhà cửa sạch sẽ, tươm tất, gọn gàng, vườn tược được vun xới, lợn gà được ăn uống no say. Đặc biệt lại có cả một mâm cơm được sắp sẵn trên bàn. Ban đầu, bà cũng tưởng hàng xóm thương mình già cả, côi cút nên sang giúp. Nhưng khi biết là không phải, bà quyết định tìm cho ra ai đã lén giúp mình.

Một ngày nọ, bà giã vờ đi làm như mọi khi. Nhưng thực ra đi đến nửa đường bà bèn quay lại, tìm nơi kín đáo rình xem…Chờ mãi, cuối cùng bà cũng thấy một người con gái tuổi mới mười tám đôi mươi, đẹp như tiên sa giáng trần chui ra từ trong chum nước. nàng có khuôn mặt tròn trịa phúc hậu như Vầng trăng tròn, đôi mắt đen và sáng lấp lánh, cái miệng nhỏ nhỏ hồng hồng rất xinh. Vẻ đẹp của nàng cảng thêm rực rỡ khi nàng khoát trên mình chiếc áo màu xanh đẹp đẽ và mền mại.  Nàng tiên nhẹ nhàng đi vào nhà rồi cầm chổi quét dọn, lau chìu nhà cửa, sân vườn và cho lợn gà ăn….Bà hết sức ngạc nhiên. Đoán chắc nàng tiên này chui ra từ vỏ ốc, lặng lẽ ta lại gần chum nước, cầm vỏ ốc lên rồi đập vỡ ra thành từng mảnh. Bởi bà không muốn cô gái biến mất nào trong vỏ ốc, bà muốn cô gái sống với mình nên đã làm vậy. Nghe tiếng động, cô gái vội chạy đến bên chum nước để ẩn mình trong vỏ ốc, nhưng đã quá muộn. Trước khi cô gái hết ngạc nhiên, bà cụ đã thuyết phục cô về ở với mình. Và từ đó đến nay,  bà sống hạnh phúc với cô con gái xinh đẹp và ngoan ngoãn của mình. Đúng là trời thương người. Bà lão ăn ở hiền lành nhân đức nên đã được hạnh phúc.

24 tháng 1 2018

Ngày xửa ngày xưa, ở làng nọ có bà lão nghèo khổ quanh năm sống bằng nghề mò cua bắt ốc. Bộ váy áo nâu sòng của bà đã cũ lắm rồi, vá chằng vá đụp nhiều miếng, chẳng đủ giữ ấm cho bà trong những ngày giá lạnh.

Một hôm, bà lão bắt được một con ốc khác hẳn ốc thường, màu vỏ của nó xanh biếc trông rất đẹp. Thấy lạ, bà không bán mà thả vào chum nước để nuôi. Trưa hôm sau, về đến nhà, bà ngạc nhiên khi thấy sân vườn, nhà cửa đã được quét dọn sạch sẽ; mâm cơm đã được bày biện tinh tươm. Lợn trong chuồng ăn no, nằm lim dim ngủ. Ngoài vườn, mấy luống rau sạch cỏ và xanh mơn mởn vì vừa được tưới nước. Đêm hôm ấy, bà lão trằn trọc không ngủ. Bà tự nhủ sẽ tìm bằng được người đã giúp mình.

Tiếng gà gáy rộn trong thôn. Bà lão trở dậy, buộc cái giỏ ngang lưng, đội nón lên đầu rồi tất tả ra đồng kiếm con cua, con tép. Non trưa, bà lặng lẽ trở về, nấp kín sau bụi chuối ngoài vườn, rình xem thế nào. Bỗng nhiên, từ trong chum nước, một nàng tiên xiêm áo thướt tha nhẹ nhàng bước ra rồi đi vào bếp. Bà lão vội lấy chiếc vỏ ốc, đập vỡ tan để nàng tiên không còn chỗ chui vào nữa. Nghe tiếng động, nàng tiên ốc giật mình quay lại. Bà lão mừng rỡ nắm lấy tay nàng:

-  Ồ! Thì ra con đã giúp bà lão nghèo khổ này đấy ư? Bà cảm ơn con!

Nàng tiên ốc lúng túng đáp lời:

-  Dạ! Thưa bà, con xin đền đáp ơn cứu mạng của bà!

Bà lão móm mém cười:

-  Thôi nào, ơn nghĩa có đáng kể gì! Từ nay, con hãy ở đây với bà. Bà cháu ta sớm tối có nhau, con có bằng lòng không?

Nàng tiên ốc bẽn lẽn gật đầu, đôi mắt sáng long lanh, đôi má ửng hồng trông tuyệt đẹp. Thế là từ đó, họ chung sống dưới mái tranh nghèo, hết lòng thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Tuổi già của bà cụ trôi qua trong những ngày vui vẻ và êm ấm.

24 tháng 1 2018

dau suoi co nuoc rong ngot

ngot mui khoi

me co giong noi ngot ngao

bai hoc co chu ngot

24 tháng 1 2018

 Tiếng nói của cô ấy thật ngọt ngào.

 Tiếng đàn nghe thật ngọt.

 Tôi đã từng nếm trải vị ngọt của cuộc sống.

 Âm thanh đó nghe sao rất ngọt.

24 tháng 1 2018

Ngày đầu tiên đến trường chắc ai cũng trong tâm trạng lo sợ, bẽn lẽn không dám nói chuyện với thầy cô, bạn bè của mình đúng không nào? Em cũng vậy đó. Khi ấy em rất nhút nhát, sợ sệt với những cảnh vật mới và cả thầy cô mới nữa. Và một người bạn đã giúp em hòa đồng tự tin hơn là Phương Trúc. Một người bạn thân ở lớp mà em quý mến nhất.

Em và Trúc chơi thân với nhau từ lớp Một đến giờ. Hai đứa bằng tuổi nhau nhưng Trúc cao hơn em một cái đầu và tính tình lại chững chạc, điềm đạm như người lớn đấy . Bạn không đẹp nhưng với khuôn mặt hiền lành dễ thương nên được rất nhiều bạn quý mến. Làn da ngăm ngăm màu bánh mật khỏe khoắn nhưng rất mịn màng bạn tự hào vì đó là sở hữu một làn da giống ba. Khuôn mặt dễ nhìn, tô điểm cho khuôn mặt ấy là mái tóc đen huyền trông khá mượt mà, lúc nào cũng được bạn cột rất gọn gàng. Thỉnh thoảng, Trúc còn thắt bính hai bên trông thật dễ thương làm sao . Vầng trán cao và rộng hơi nhô nhô về phía trước cho thấy bạn là một người thông minh và nhanh nhẹn. Nhưng em nghĩ bạn học giỏi là do bạn ham học hỏi, tìm tòi chứ không phải nhờ vầng trán cao. Trúc luôn thu hút mọi người vì đôi mắt như biết cười, biết nói. Mỗi khi nói chuyện cùng bạn, em mới thấy đôi mắt ấy đẹp biết nhường nào. Đã vậy, khi nhìn ai , Trúc cũng nhìn thẳng cho thấy bạn là một người trung thực, can đảm không sợ gì cả. Chiếc mũi củ tỏi , dù nó không đẹp lắm nhưng em lại thấy nó rất hợp với khuôn mặt tròn trịa của bạn. Sở hữu một hàm răng trắng đều như hạt bắp, bạn trông thật “ăn ảnh” trong các bức hình chụp em cùng với bạn.
Bạn là tấm gương để em noi theo . Ở lớp , Trúc là tổ trưởng nên bạn vừa học giỏi vừa tích cực tham gia các hoạt động học tập, văn nghệ do lớp, trường tổ chức. Mỗi ngày đi học, quần áo của bạn đều tươm tất, gọn gàng chứ không luộm thuộm như các bạn khác do bạn đã chuẩn bị trước từ tối. Tác phong của bạn luôn được cô tuyên dương trước lớp trong các buổi sinh hoạt cuối tuần, thế còn học tập thì sao nhỉ ? Thật ra , bạn rất chăm học và chữ viết của bạn cũng đẹp nữa . Trong lớp, mỗi khi cô cho bài tập toán nâng cao, bạn đều kiên trì suy nghĩ để tìm ra hướng giải chứ không bỏ cuộc như chúng em. Còn khi không hiểu bài, bạn liền tự tin nhờ cô hướng dẫn để rút kinh nghiệm cho các bài tập khác. Bạn còn được bạn bè đặc biệt danh là cây văn vì bạn viết văn rất hay, mạch lạc. Ở lớp, bạn vừa chăm học vừa lễ phép với thầy cô, hòa đồng cùng bạn bè còn ở nhà thì bạn cũng rất ngoan ngoãn , siêng năng làm việc . Có dịp đến nhà bạn chơi , em vô cùng bất ngờ khi thấy bạn đang cặm cụi nấu ăn , tưới cây... giúp bố mẹ . Bạn chia thời gian làm bài, làm việc rất hợp lý nên dù bận làm bài nhưng bạn vẫn còn thời gian giúp bố mẹ, chơi đùa giải trí.
Bạn Trúc là bạn thân nhất của em suốt thời Tiểu học. Mỗi khi buồn hay vui , chúng em đều trò chuyện chia sẻ với nhau rất vui vẻ. Đối với em, bạn luôn là một tấm gương sáng để em học tập theo . Còn vài tháng nữa là chúng em xa trường . Có thể chúng sẽ không gặp lại nhau nữa nhưng các kỉ niệm về bạn , em sẽ không bao giờ quên.

24 tháng 1 2018

Thấy tôi về nhà trễ hơn mọi bữa, mẹ tôi hỏi: "Hôm nay sao con về trễ vậy? Thường ngày độ 11 giờ hay hơn một chút là con về. Chắc ở lớp có sinh hoạt gì phải không con?" "Chút nữa, con kể mẹ nghe, mẹ nhé". Trả lời mẹ xong, tôi vào cất cặp rồi ra bể nước rửa chân tay mặt mũi sạch sẽ mới vào ngồi cạnh mẹ thỏ thẻ.

- Chuyện là thế này mẹ ạ! Tan học, con và Phương con nhà dì Tư đi về sau cùng. Chúng bạn đều đi xe về trước cả, chỉ mình con và Phương đi bộ. Trời nắng quá, hai đứa nép vào vệ đường mà đi. Đến ngã tư đầu làng, vừa mới bước sang bên kia đường, cả hai đứa đều nghe một tiếng rên nho nhỏ. Con bảo Phương dừng lại:

- Phương ơi! Hình như có tiếng ai rên?

- Mình cũng nghe như thế.

Chúng con nhìn quanh quất không thấy một bóng người. Bỗng, tiếng rên lại cất lên. Cả hai đứa như đã định hướng tiếng rên phát lên từ hướng nào rồi. Chúng con bước đến gần gốc me tây nằm sâu trong vệ đường một chút.

- Ôi! Một bà già.

Phương phát hiện ra trước rồi kéo tay con cùng chạy đến. Bà nằm gối đầu lên rễ me. Bộ quần áo màu nâu sẫm lấm lem bụi đường. Chiếc gậy tre trơn bóng nằm cạnh chân. Mái tóc bà đã bạc trắng. Khuôn mặt nhăn nheo xanh nhợt. Con sờ lên trán bà thấy lạnh toát.

- Làm sao bây giờ hả Phương?

Phương vội để cặp xuống theo, run run nói:

- Cậu có mang theo dầu không?

Lúc này, con mới sực nhớ ra vội với lấy chiếc cặp, nhanh nhẹn kéo dây khóa lấy ra một lọ dầu gió Kim mà mẹ vừa mới mua cho con hôm trước. Phương vừa thấm dầu lên trán, mũi, thái dương bà xoa mạnh. Chừng độ mười lăm phút, chúng con thấy người bà ấm lại hơi thở bắt đầu đều dần. Bà mở mắt nhìn chúng con rồi thều thào:

- Cho bà chút nước.

Nghe bà vừa nói xong, Phương quay lại con nói nhanh:

- Cậu ngồi đây với bà, mình chạy đi mua nước nhé!

- Phương chạy lùi lại gần một trăm mét, ngay quán cô Lựu, mua một túi nước chanh có ống hút rồi tất tả trở lại đưa cho con. Cầm túi nước, con từ từ cho bà uống. Được nửa túi, bà bảo cho bà nằm nghỉ một tí. Phương ngồi xuống bên cho bà tựa. Một lúc sau, bà uống tiếp hết túi nước rồi nhìn hai đứa chúng con:

- Bà ờ làng bên kia đi thăm đứa cháu gái ở xóm Đông. Qua đây, thây nắng quá, bà dừng lại nghỉ tạm ở gốc me này. Không ngờ, ngồi được một chút thì thấy xây xẩm cả mặt mày, chẳng có ai mà kêu cả.

- Bây giờ, bà đã thấy đỡ chưa hở bà?

- Bà đỡ rồi nhưng vẫn còn thấy mệt.

Ngồi với bà một lúc, chúng con bàn với nhau. Một đứa ra đường đón xe, đưa bà vào bệnh viện rồi nhắn với người nhà của bà lên. Con chạy ra đường đứng chờ. Từ xa, một chiếc honda vù tới. Con giơ tay ra hiệu cho xe dừng lại. Bác này có lẽ trạc tuổi với bố, dừng lại, nhìn con hỏi:

- Cháu đi về đâu?

- Thưa bác, cháu không đi nhưng có một bà cụ bị mệt. Chúng cháu đi học về, thấy bà ngất xỉu ở đây. Nhờ bác đưa hộ bà vào bệnh viện giúp ạ!

Bác xuống xe cùng con đi đến gốc me. Thấy bà cụ đang nằm tựa vào Phương, bác vội nói:

- Một cháu đứng chờ ở đây. Còn một cháu theo bác đưa bà vào bệnh viên.

Bác bế bà cụ trên tay rồi cùng Phương lên xe. Hai mươi phút sau, bác đưa Phương trở lại. Khi chia tay với chúng con, bác nói:

- Hai cháu thật là ngoan. Bác rất vui vì hành động của hai cháu. Bây giờ hai cháu yên tâm mà về. Bác đến xóm Đông, báo cho cô cháu gái của bà đến bệnh viện ngay.

Khi lên xe, bác còn quay lại mỉm cười với chúng con. Chuyện con về trễ là vì lí do thế đấy, mẹ ạ!

Bây giờ thì Phương - người bạn gái thân thiết của tôi đã theo gia đình về Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Câu chuyện trên là một kỉ niệm đáng nhớ trong tình bạn của chúng tôi.

thấy hay thì tk nhé