Câu 6: Trong truyện “Cô bé bán diêm”, từ “chí nhân được hiểu là
A. Một người có ý chí, nghị lực
B. Vô cùng nhân từ, hết mực yêu thương
C. Là người quân tử
D. Là người sẵn sàng hi sinh vì người khác
giúp mình nhé thanks!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đảo ngữ, đưa vị ngữ lên trước
@Cỏ
#Forever
TL :
Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng biện pháp nhân hóa nhằm miêu tả sức mạnh và sự khủng khiếp của cơn mưa khi trút xuống
_HT_
đây, nếu bn chx hok biện pháp tu từ điệp ngữ
Điệp từ, điệp ngữ
Nhấn mạnh sức tàn phá và mức độ nặng hạt của cơn mưa
@Bảo
#Cafe
Khi ông mặt trời vội vã đạp xe về đỉnh núi phía tây kết thúc cuộc hành trình dài, cũng là lúc tôi học bài xong chạy ra đầu làng để hít thở bầu không khí trong lành, mát mẻ. Quê hương tôi lúc này mới đẹp làm sao! Không gian thật thoáng đãng, không khí trong lành đến tuyệt vời.
Bầu trời cao xanh vời vợi, từng áng mây trắng mây hồng bồng bềnh trôi như đang đi du ngoạn. Những tia nắng vàng hoe như còn lưu luyến, bịn rịn đổ dài trên những cành cây, mái nhà và tràn xuống cả ao làng. Tất cả trông như rực sáng hơn. Những làn gió nam hiu hiu thổi mang theo hương thơm dìu dìu của cánh đồng lúa giống mới làm nao nao lòng người. Trên cành cây, cô gió vui mùng đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Tôi khoan thai bước trên con đường ra đầu làng để ngắm cảnh quê hương. Trên nền trời cao thẳm những cánh diều sáo vút cao của ai đó vi vu vi vút trên khoảng không bao la. Xa xa, những chỏm núi màu xanh biếc nhấp nhô trông thật tuyệt. Dưới mặt ao, ánh nắng chênh chếch làm cả mặt ao rực lên lóng la lóng lánh như người ta vừa giặt một mẻ vàng mới luyện xong. Phía chân đê, từng đàn trâu đủng đỉnh ra về.
Tôi mải ngắm nhìn khung cảnh quê hương mà không biết ông mặt trời xuống núi từ bao giờ. Trong làng, khói bếp bay là là quyện vào dải sương mờ như tấm khăn voan mỏng làm cho cảnh vật mờ dần, mờ dần. Trên cành cây, những chú chim ríu rít gọi nhau về tổ hòa nhịp với loa phóng thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng để kết thúc một ngày làm việc bổ ích. Càng ngắm tôi lại càng thấy yêu quê mình hơn. Tâm hồn sảng khoái lâng lâng một niềm vui khó tả.
Chà, quê mình đẹp quá. Tôi thật sung sướng và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương thanh bình êm ả này. Tôi mong mình sẽ học thật giỏi để xây dựng quê hương đất nước thêm giàu đẹp.
Tham khảo:
* Sáng tác thơ:
"Thơ ra đời khi cảm xúc đã tìm thấy suy nghĩ của mình và suy nghĩ thì đã tìm ra lời để diễn đạt chúng" (Robert Frost, nhà thơ Mỹ). Một bài thơ hay là bài thơ:
- Về nội dung: Thể hiện được một cách nhìn, cách cảm nhận mới lạ, sâu sắc, thú vị,... về cuộc sống.
-Về nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ: hàm súc, gợi hình, gợi cảm.
+ Sử dụng các biện pháp tu từ như nhân hoá, So sánh, điệp từ, điệp ngữ,... để tạo
những liên tưởng độc đáo, thú vị.
+ Sử dụng vần, nhịp một cách hợp lí để làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ. Lục bát là thể thơ yêu cầu người viết tuân thủ quy định về số chữ, vần, nhịp, thanh điệu,... khá chặt chẽ.
* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản
Chăn trâu đốt lửa
Chăn trâu đốt lửa trên đồng
Rạ rơm thì ít gió đông thì nhiều
Mải mê đuổi một con diều
Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.
Nội dung: Bài thơ thể hiện cảm xúc bâng khuâng về một buổi chăn trâu, đốt lửa trên cánh đồng chiều gió đông. Cảm xúc này được thể hiện gián tiếp qua việc kể về buổi chiều chăn trâu, cắt cỏ, thả diều, nướng khoai, qua cách đếm cái vốn dĩ khó có thể đếm được như “gió đông", qua khoảnh khắc hoàng hôn đang đến,...
Tất cả hoà quyện vào nhau để cùng diễn tả thế giới cảm xúc của nhà thơ.
Nghệ thuật:
- Về vần, nhịp, thanh điệu: Bài thơ có bốn dòng, hai dòng lục (sáu tiếng) và hai dòng bát (tám tiếng). Tiếng thứ sáu của dòng lục thứ nhất hiện vần với tiếng thứ sáu của dòng bát thứ nhất: “đồng - đông"; tiếng thứ tám của dòng bát thứ nhất hiện vần với tiếng thứ sáu của dòng lục thứ hai và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai: "nhiều - diều - chiều". Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành bằng thanh trắc trong bài thơ.
- Ngôn ngữ:
+ Sử dụng từ ngữ giản dị nhưng giàu sức gợi như "gió đông", "con diều", "mải mê" để vừa khắc hoạ bức tranh đồng quê thanh bình vừa thể hiện sự cảm nhận tinh tế của tác giả.
+ Từ ngữ hàm súc: chỉ dùng một từ “mải mê" mà lột tả được trạng thái của người thả diều, từ "tro" lột tả được màu sắc của buổi hoàng hôn.
- Sử dụng phép đối giữa "ít" và "nhiều", giữa cái hữu hình trụ rơm) và vô hình (gió đông), liên tưởng bất ngờ, độc đáo từ củ khoai nướng bị cháy đến cảnh hoàng hôn bao trùm không gian.
Câu 1 (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1, Chân trời sáng tạo)
Cách ngắt nhịp của thơ lục bát thường là nhịp chẵn. Tuy nhiên, cách ngắt nhịp của dòng thơ thứ 4 là 3/3/2. Việc ngắt nhịp như thế có tác dụng gì?
- Cách ngắt nhịp của dòng thơ thứ 4 là: "Củ khoai nướng/ để cả chiều/ thành tro" khác với cách ngắt nhịp thông thường trong thơ lục bát đã góp phần diễn tả cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ, khi khoảnh khắc hoàng hôn đang đến.
Câu 2 (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1, Chân trời sáng tạo)
Dựa vào hiểu biết về thể thơ lục bát, em hãy chỉ ra sự hiệp vần và sự phối hợp thanh điệu của bài thơ trên bằng cách điền vào bảng sau:
Sự hiệp vần: đồng – đông, nhiều – diều – chiều.
Tiếng Dòng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Lục | B | B | T | T | B | B | ||
Bát | T | B | B | T | T | B | B | B |
Lục | T | B | T | T | B | B | ||
Bát | T | B | T | T | T | B | B | B |
Câu 3 (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1, Chân trời sáng tạo)
Cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người trong bài thơ được miêu tả chi tiết, rõ ràng, tỉ mỉ hay được thể hiện bằng một vài chi tiết, một vài nét tiêu biểu? Việc thể hiện như thế có tác dụng gì?
- Cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người trong bài thơ được thể hiện bằng một vài chi tiết, một vài nét tiêu biểu: “chăn trâu, thả diều, nướng khoai” đến những nét tiêu biểu như “gió đông” hay khoảnh khắc “hoàng hôn đến”.
- Việc sử dụng các chi tiết chấm phá, tiêu biểu cùng ngôn từ giản dị nhưng giàu sức gợi đã tạo nên bức tranh đồng quê thanh bình, yên ả.
Câu 4 (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1, Chân trời sáng tạo)
Cảm xúc của tác giả trong bài thơ được thể hiện trực tiếp hay gián tiếp, thông qua những hình ảnh nào?
Cảm xúc của tác giả được thể hiện gián tiếp qua việc kể về buổi chiều chăn trâu, thả diều, nước khoai, cảm nhận ấy còn được thể hiện qua cảm nhận về “gió đông”, về khoảnh khắc hoàng hôn đang dần buông.
Tất cả đã hoà quyện để cùng diễn tả cảm xúc của tác giả.
Câu 5 (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1, Chân trời sáng tạo)
Theo em, nét độc đáo của bài thơ này là gì?
- Bài thơ có nét độc đáo trong nghệ thuật, tác giả sử dụng phép đối giữa ít-nhiều, “rạ rơm” (hữu hình) với “gió đông” (vô hình).
Đó còn là sự liên tưởng độc đáo: “củ khoai nướng bị cháy hồng rực” đến “cảnh hoàng hôn” bao trùm không gian rộng lớn.
Câu 6 (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1, Chân trời sáng tạo)
Từ việc tìm hiểu bài thơ trên, em học được điều gì về cách làm thơ lục bát?
Từ tìm hiểu bài thơ, em học được cách làm thơ lục bát về vần, nhịp, thanh điệu:
+ Bài thơ lục bát phải có các câu lục và câu bát xen kẽ
+ Tiếng thứ sáu của câu lục thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát thứ nhất. Tiếng thứ tám của câu bát thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu lục thứ hai và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai.
* Hướng dẫn quy trình viết
Các em đọc kĩ trong SGK đã hướng dẫn cụ thể cho các em
Bước 1: Xác định đề tài
Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài thơ
Bước 3: Làm thơ lục bát
Bước 4: Chỉnh sửa và chia sẻ
Câu 1. Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài thơ trên.
- Bài thơ gồm các cặp câu lục bát.
- Về cách gieo vần:
+ Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó: bìm-tìm, ngư-hờ, sai-vài, dim-chim, gầy-đầy, tơ-nhờ
+ Tiếng thứ tám dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục kế theo: thơ-ngơ, gai-sai, chim-dim, mây-gầy
- Về ngắt nhịp: ngắt nhịp chẵn câu lục ngắt nhịp 2/2/2, câu bát ngắt nhịp 4/4
- Về thanh điệu: có sự phối hợp giữa các tiếng trong một cặp câu lục bát: các tiếng ở vị trí 2,4,6,8 đều tuân thủ chặt chẽ theo quy định: tiếng thứ 2 là thanh bằng, tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 và 8 là thanh bằng.
Câu 2. Xác định tình cảm của tác giả đối với quê hương được thể hiện qua bài thơ.
Tác giả đã thể hiện tình cảm với quê hương khi gợi nhắc lại những kỉ niệm của tuổi thơ, những hình ảnh giản dị, đời thường gắn với cuộc sống thường ngày.
Qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết và mong ước được trở về quê hương.
Câu 3. Nêu ít nhất một nét độc đáo của bài thơ được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh hoặc biện pháp tu từ.
Bài thơ được làm bằng thể thơ lục bát, ngôn ngữ bình dị thể hiện nét gần gũi với cuộc sống chốn thôn quê.
Tác giả đã sử dụng điệp từ “có” kết hợp với biện pháp liệt kê để gợi nhắc những hình ảnh thân thuộc gắn bó với tuổi thơ: có con “chuồn ớt” lơ ngơ, có “cây hồng trĩu” cành sai, có “con mắt lá” lim dim, có “con thuyền giấy”…..
Từ đó, tác giả đã vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc và bộc lộ được cảm xúc, nỗi nhớ của mình với quê hương tuổi thơ.
Tôi (đại từ) ngôi số một
Tôi (động từ) làm cho vôi chín
@Cỏ
#Forever
B. Vô cùng nhân từ, hết mực yêu thương
@Bảo
#Cafe