K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 8 2022

* Xác định tương quan trội, lặn và quy luật di truyền:

Phép lai 1 có tỉ lệ thân cao/thân thấp = 3:1; lá nguyên/lá chẻ= 3:1 → Tính trạng thân cao trội so với thân thấp; tính trạng lá nguyên trội so với lá chẻ.

Quy ước gen: Thân cao - A, thân thấp - a; lá nguyên - B, lá chẻ - b.

Phép lai 2 có tỉ lệ kiểu hình F1 là 1:2:1 → 2 cặp gen quy định 2 tính trạng cùng nằm trên 1 NST và di truyền liên kết. 

* Xác định kiểu gen, kiểu hình của P.

Phép lai 1, P tự thụ phấn cho F1 thân thấp lá chẻ (ab/ab) → P chứa giao tử ab| 

Tỉ lệ kiểu hình F1 là 3:1 → P dị hợp.

⇒ Kiểu gen của P là AB/ab, kiểu hình thân cao lá nguyên.

* Xác định kiểu gen, kiểu hình của cây khác.

P cho 2 giao tử AB| và ab|

Mà ở phép lai 2 xuất hiện kiểu hình thân cao lá chẻ mang giao tử Ab|, kiểu hình thân thấp lá nguyên mang giao tử aB|. 

⇒ Kiểu gen của cây khác là Ab/aB; kiểu hình thân cao lá nguyên. 

* Vẽ sơ đồ lai chứng minh (nếu yêu cầu) 

Phép lai 1: P: AB/ab x AB/ab

G: AB|, ab|                  AB|, ab|

F1:  AB/AB: 2AB/ab: ab/ab

3 thân cao, lá nguyên: 1 thân thấp, lá chẻ

Phép lai 2: P: AB/ab  x     Ab/aB

G: AB|, ab|                         Ab|, aB|

F1: Ab/ab: AB/aB: AB/Ab: aB/ab

1 thân cao lá chẻ: 2 thân cao lá nguyên: 1 thân thấp lá nguyên

16 tháng 8 2022

a) Đây là hiện tượng đột biến NST. NST bị đột biến có tâm động ở vị trí khác thường có thể do: 

+ Đột biến lặp đoạn NST không chứa tâm động.

+ Đột biến mất đoạn NST không chứa tâm động.

+ Đột biến đảo đoạn mà đoạn đảo có chứa tâm động. 

+ Đột biến chuyển đoạn trên 1 NST chứa tâm động. 

b) - Tế bào đang ở kì sau của quá trình nguyên phân hoặc kì sau của giảm phân II.

- kì sau NP: 4n=48 → 2n= 24 (cà chua)

- Kì sau GP2: 2n=48 (loài tinh tinh)

16 tháng 8 2022

Ở cà chua cho cây quả đỏ, bầu dục x vàng,tròn được F1 100% đỏ tròn. → Tính trạng quả đỏ trội so với quả vàng, tính trạng quả tròn trội so với quả bầu dục.

Quy ước gen: Đỏ - A, vàng - a; tròn - B, bầu dục - b.

F1 x F1 cho tỉ lệ kiểu hình 1:2:1 → Di truyền liên kết.

F2 có kiểu hình đỏ, bầu dục → F1 chứa giao tử Ab|.

F2 có kiểu hình vàng, tròn → F1 chứa giao tử aB|.

Vậy F1 có kiểu gen là Ab/aB. → P thuần chủng.

Sơ đồ lai:

P: Ab/Ab x aB/aB (đỏ, bầu dục x vàng, tròn)

F1: Ab/aB  (đỏ, tròn)

F1 x F1: Ab/aB x Ab/aB

F2: 1Ab/Ab: 2Ab/aB: 1aB/aB (1 đỏ, bầu dục: 2 đỏ, tròn: 1vàng, tròn)

Câu 1.Ở loài thực vật,khi lai hai dòng cây thuần chủng thân cao,hoa trắng với thân thấp hoa đỏ thì F1 thu được 100% cây thân cao,hoa đỏ.Cho các cây thân cao hoa đỏ F1 tự thụ phấn.Nếu muốn ở đời con F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình 1 thân cao hoa trắng:2 thân cao hoa đỏ:1 thân thấp hoa đỏ cần phải có điều kiện gì? Giải thích?Câu 2.Bạn Bình đã thực hiện một số thí nghiệm lai một cặp tính trạng để...
Đọc tiếp

Câu 1.Ở loài thực vật,khi lai hai dòng cây thuần chủng thân cao,hoa trắng với thân thấp hoa đỏ thì F1 thu được 100% cây thân cao,hoa đỏ.Cho các cây thân cao hoa đỏ F1 tự thụ phấn.Nếu muốn ở đời con F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình 1 thân cao hoa trắng:2 thân cao hoa đỏ:1 thân thấp hoa đỏ cần phải có điều kiện gì? Giải thích?

Câu 2.Bạn Bình đã thực hiện một số thí nghiệm lai một cặp tính trạng để nghiên cứu đặc điểm di truyền của tính trạng chiều cao cây và màu sắc hoa ở một loài thực vật và các bạn xác định được rằng: tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp, tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng hoa trắng, mỗi tính trạng này do một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định.

Với loài thực vật trên, hai bạn tiếp tục thực hiện thí nghiệm lai hai cặp tính trạng và thu được kết quả như sau:Cho cây thân cao, hoa trắng giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ(thế hệ P), thế hệ con (F1) thu được gồm 4 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 thân cao, hoa đỏ: 1 thân cao, hoa trắng: 1 thân thấp, hoa đỏ:1 thân thấp, hoa trắng.

Từ kết quả thu được ở F1, bạn Bình khẳng định các gen quy định các tính trạng chiều cao cây và màu sắc hoa của loài thực vật trên có thể phân li độc lập hoặc di truyền liên kết với nhau.

a)Theo khẳng định của bạn Bình nêu trên thì thế hệ P có kiểu gen như thế nào? Giải thích và viết sơ đồ lai từ P đến F1.

b) Em hãy thiết kế một thí nghiệm khác từ đó giải thích cho bạn Bình hiểu là có thể căn cứ vào đâu để khẳng định được các gen quy định các tính trạng chiều cao cây và màu sắc hoa của loài thực vật trên phân li độc lập hay di truyền liên kết với nhau. Biết rằng: cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể không thay đổi trong quá trình phát sinh giao tử; quá trình thụ tinh diễn ra bình thường; các cá thể thu được ở các thế hệ lai đều sinh trưởng và phát triển bình thường.

Câu 3. Một cá thể có kiểu gen chứa bốn cặp gen ký hiệu là AA,Bb,Dd và ee; các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cá thể này có kiểu gen và cho giao tử với tỉ lệ như thế nào trong trường hợp:

a) Bốn cặp gen AA,Bb,Dd,ee nằm trên bốn cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau?

b) Hai cặp gen AA, Bb cùng nằm trên một nhiễm sắc thể tương đồng; hai cặp gen Dd, ee cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác?

c) Ba cặp gen AA, Bb, và Dd (theo thứ tự) cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng,còn cặp gen ee nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác?

Biết rằng, cấu trúc và số lượng của nhiễm sắc thể không thay đổi trong quá trình giảm phân tạo giao tử.

3
14 tháng 8 2022

Câu 1 :

- Lai cây thân cao, trắng với thấp, đỏ mà F1 thu được 100% cao, đỏ

=> Cao (A) trội hoàn toàn so với thấp (a)

     Đỏ (B) trội hoàn toàn so với trắng (b)

- Xét tỉ lệ F2 :

\(\dfrac{cao}{thấp}=\dfrac{1+2}{1}=\dfrac{3}{1}\)     ;    \(\dfrac{đỏ}{trắng}=\dfrac{2+1}{1}=\dfrac{3}{1}\)

- Xét chung các cặp tính trạng trên :

\(\left(cao:thấp\right)\left(đỏ:trắng\right)=\left(3:1\right)\left(3:1\right)=9:3:3:1\)

\(\rightarrow\) Không giống với tỉ lệ đề bài

\(\Rightarrow\) Các gen di truyền liên kết

Vậy P có KG :   \(\dfrac{Ab}{Ab}\)      x     \(\dfrac{aB}{aB}\)

F1 dị hợp (do P tc tương phản) có KG :   \(\dfrac{Ab}{aB}\)  (dị hợp chéo)

Sđlai : bn tự viết

Vậy để F2 có tỉ lệ phân ly ............. thì cần những điều kiện :

+ 2 cặp gen qui định 2 tính trạng chiều cao và màu hoa cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng

+ P thuần chủng tương phản, F1 dị hợp chéo

+ Số lượng cây con sinh ra ở F2 phải đủ lớn để tạo thành tỉ lệ 1:2:1

+ Tỉ lệ sống sót của các giao tử khi giảm phân phải ngang nhau

14 tháng 8 2022

Câu 2 :

Quy ước :   Cao : A   /  Thấp : a

                   Đỏ : B     /   Trắng : b

a) Theo khẳng định của Bình thì chính xác sẽ có 2 Trường hợp :

* Trường hợp 1 : Nếu các gen PLĐL với nhau

Xét tỉ lệ F1 : \(\dfrac{cao}{thấp}=\dfrac{1+1}{1+1}=\dfrac{1}{1}\)  \(\rightarrow\) P có KG :   Aa   x   aa   (1)

 \(\dfrac{đỏ}{trắng}=\dfrac{1+1}{1+1}=\dfrac{1}{1}\)  \(\rightarrow\) P có KG :    Bb      x     bb      (2)

Từ Kiểu hình của P và (1),(2) ta có KG của P :   \(Aabb\text{ x }aaBb\)

Sđlai :  ........ bn tự viết ra nha

* Trường hợp 2 : Các gen DTLK với nhau

Từ KH của P và (1), (2) ta có KG của P : \(\dfrac{Ab}{ab}\text{ x }\dfrac{aB}{ab}\)

Sđlai : .............

b) Thiết kế 1 thí nghiệm khác : 

+ Đầu tiên ta cho 2 cây P cao, trắng và thấp, đỏ tự thụ phấn liên tiếp qua nhiều thế hệ ( 7 - 8 thế hệ ) để thu dòng thuần chủng

+ Tiếp tục cho 2 cây P thuần thu được trên lai với nhau thu được F1

+ Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thu được F2 rồi dùng toán học thống kê tỉ lệ các KH ở F2

Nếu ở F2 thu được tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1 thì các gen PLĐL

Nếu ở F2 thu được tỉ lệ 1 : 2 : 1 thì các gen DTLK (ở F1 là chéo x chéo)

\(\rightarrow\) Từ đó bn Bình có thể căn cứ vào tỉ lệ KH F2 

14 tháng 8 2022

Xét tỉ lệ F2 :

\(\dfrac{xám}{đen}=\dfrac{51+100}{50}\approx\dfrac{3}{1}\) 

\(\rightarrow\) Xám (A) trội hoàn toàn so với đen (a)

\(\Rightarrow\) F1 có KG :    Aa      (1)

\(\dfrac{dài}{cụt}=\dfrac{100+50}{51}\approx\dfrac{3}{1}\)

\(\rightarrow\) Dài (B) trội hoàn toàn so với cụt (b)

\(\Rightarrow\) F1 có KG :     Bb      (2)

Xét chung các cặp tính trạng : (xám : đen)(dài : cụt) = (3:1)(3:1) = 9 : 3 : 3 : 1

\(\rightarrow\) Không giống với tỉ lệ bài cho

=> Các gen Di truyền liên kết với nhau

Từ (1) và (2) => F1 dị hợp 2 cặp gen :  Aa  ;  Bb

Xét theo tỉ lệ 1 : 2 : 1 của bài cho nữa thì khẳng định 

=> KG của F1 :  \(\dfrac{Ab}{aB}\)  (dị hợp chéo)

F1 có KG ​\(\dfrac{Ab}{aB}\) nên sẽ nhận từ P giao tử \(\dfrac{Ab}{ }\) và giao tử \(\dfrac{aB}{ }\)

Vậy P phải có KG có thể sinh ra 2 loại giao tử trên, mà P thuần chủng

Vậy P có KG :   \(\dfrac{Ab}{Ab}\)    x    \(\dfrac{aB}{aB}\) 

Sđlai : bn tự viết ra nha​

14 tháng 8 2022

Mn help