cách miêu tả con sông trong khổ thơ sau có gì hay ?
- đây con sông như dòng sữa mẹ
nước về xanh ruộng lúa vườn cây
và ấm áp như lòng người mẹ
chở tình thương trang trải đêm ngày
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bằng biện pháp nghệ thuật so sánh,tác giả Hoài Vũ đã bộc lộ được vẻ đẹp đáng quý của con sông quê hương.Điều đó được thể hiện:Con sông ngày đêm hiền hòa,đưa nước vào đồng ruộng để tưới tắm cho ruộng lúa,vườn cây thêm tốt tươi,như người mẹ hiền mang dòng sữa nóng đến cho con thơ:
Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa vườn cây.
Và con sông cũng như lòng người mẹ,luôn chan chứa tình yêu thương,luôn sẵn sàng chia sẻ,lo lắng cho con,cho tất cả mọi người:
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày.
Vẻ đẹp ắm áp đó càng làm cho ta càng thêm yêu quý con sông quê hương.(k mk nha)
Nghĩa của từ dụng tâm :
Có ý thức hướng hành động nhằm vào mục đích riêng ẩn kín nào đó (thường là không tốt)
P/s : tham khảo :)
"Mặt trời" ở câu thứ nhất là mặt trời của cõi tự nhiên vĩnh hằng đem ánh sáng nuôi sống muôn loài trên Trái Đất.
"Mặt trời" ở câu thứ 2 là em bé ngủ trên lưng mẹ.
Hình ảnh đứa con với mặt trời của lòng mẹ - một cách so sánh ẩn dụ giàu giá trị biểu cảm, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng , cao quý. Sức nóng của mặt trời trên đồi so sánh bằng cảm giác ấm áp của tình mẹ con. Con là niềm tin, là hạnh phúc, là ngọn lửa sưởi ấm lòng mẹ. Tình mẫu tử thắm thiết, sâu nặng gắn với tình quân dân, cách mạng. Từ " mặt trời" thứ 2 được chuyển nghĩa bằng phương thức ẩn dụ. Đứa con là mặt trời của mẹ - con là nguồn sống , nguồn hạnh phúc của mẹ. Cách diễn đạt này nói rất sâu sắc và gợi cảm về tình yêu thương của mẹ đối với con. Và tình yêu thương của người mẹ ở đây còn rộng lớn hơn, mẹ thương người con gắn liền với thương làng đói và ước mơ của người mẹ cũng hết sức bình dị - một ước mơ chính đáng của người đân miền núi bao đời.
HOK TỐT
Mặt trời trong câu thứ nhất là nghĩa gốc,câu thứ 2 nghĩa chuyển.Nó nói lên tình cảm yêu thương mà người mẹ dành cho con.Dù có bận làm việc nhưng vẫn địu con theo.Vừa yêu nước và yêu con là những phẩm chất tuyệt vời của các Bà mẹ Việt Nam.Những tình cảm ấy mới tuyệt làm sao!
THẦY
Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay
Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng
Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn
Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi
Bao năm rồi ? Đã bao năm rồi hở ? Thầy ơi ...
Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại
Mái chèo đó là những viên phấn trắng
Và thầy là người đưa đò cần mẫn
Cho chúng con định hướng tương lai
Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi
Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa
Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu ..
"Cảm ơn thầy đã tận tâm hết mình vì chúng em, cảm ơn cô đã cho em những năm tháng thật tuyệt vời. Cảm ơn thầy cô đã cho em những kỷ niệm vui buồn, những hồi ức đẹp nhất của thời học sinh…" Có lẽ những lời cảm ơn là không bao giờ hết cũng như tình yêu thương của thầy cô dành cho chúng em cũng không phai qua thời gian.
Đúng như người ta vẫn nói : “ Đời học sinh thì cấp ba vẫn là vui nhất”, và niềm vui đó sẽ chỉ theo chúng em hơn một năm nữa thôi. Và có lẽ chúng em sẽ không bao giờ quên những ký ức, những kỷ niệm khi được học tập dưới mái trường THPT Nguyễn Trãi thân yêu này. Cũng lâu lắm rồi, cái cảm giác của lần đầu tiên đặt chân vào trường với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, vui có, hồi hộp có, lo sợ cũng có … Thời gian trôi thật nhanh, thấm thoát cũng đã hơn một năm, sẽ không còn cái cảm giác bỡ ngỡ của học sinh lớp 10, nhưng cũng không thể nào thân thuộc như anh (chị ) lớp 12 , nhưng là học sinh lớp 11, chúng em cũng có rất nhiều kỉ niệm, những câu chuyện mà chúng em sẽ không bao giờ quên.
Khoác trên mình chiếc áo đồng phục trường THPT Nguyễn Trãi, chúng em cũng có những tự hào của riêng mình, tự hào vì đây là ngôi trường có nền nếp tốt, với đột ngũ giáo viên tận tình và vô cùng chu đáo với học sinh cũng như những ấn tượng khó phai mà dù bao lâu đi chăng nữa chúng em mãi luôn khắc ghi.
Nhớ ngày nào đó khi lần đầu tiên bước chân vào trường đã được nghe danh của những thầy cô “nổi tiếng” nghiêm khắc : Thầy Lâm , cô Hoa Lý… Sẽ nhớ lắm cái cảm giác mỗi lần đi học muộn, chỉ cần nhìn thấy thầy cô là không khỏi run sợ mặc dù đã tự nhủ nhiều lần : “ Thầy (cô) đâu có làm gì” nhưng sao vẫn sợ đến lạ lùng. Cũng sẽ nhớ mãi thầy Tạ Hồng Lựu - Hiệu trưởng nhà trường, với tác phong luôn giản dị, gần gũi với học trò, thầy đã mang lại nhiều đổi mới tích cực cho nhà trường trong thời gian qua. Em cũng sẽ nhớ mãi hình ảnh cô Vũ Thị Xuyến - Phó hiệu trưởng nhà trường với cách cô quan tâm, lo lắng, động viên, khích lệ học sinh. Mặc dù chưa được tiếp xúc với cô nhiều lần nhưng chúng em vẫn có thể cảm nhận được sự thân thương của cô dành cho. Em cũng sẽ nhớ mãi hình ảnh Thầy Bùi Nguyên Tiến - Phó hiệu trưởng, người thầy luôn mang lại cho học sinh cảm giác vui vẻ nhất, lạc quan nhất và thầy cũng chính là người thầy luôn động viên, khích lệ chúng em học tập và tu dưỡng đạo đức.
Được học tập tại lớp 11B4 chính là niềm vinh dự của em nói riêng và cả tập thể lớp nói chung. Gần 2 năm học trôi qua, chúng em cũng hiểu được phần nào những tình thương, sự quan tâm mà thầy cô dành cho và chúng em. Cũng biết nhiều lúc chúng em chưa thực sự nghe lời làm thầy cô phải buồn lòng, chúng em cũng biết những lời trách mắng của thầy cô là muốn tốt cho chúng em mà thôi. Nhưng là học sinh, có mấy ai mà không có sự hiếu động, tinh nghịch của tuổi nhất quỷ nhì ma đúng không ạ !
Người đầu tiên mà em muốn gửi lời cảm ơn đó chính là cô Phương Lan dạy Toán. Có lẽ cô là giáo viên giản dị nhất, cách nói chuyện của cô cũng rất thân thiện, cô lại từng nơi, đến từng bàn để giảng bài cho chúng em. Cô động viên chúng em cố gắng học tập, làm bài chăm chỉ, vì vậy mỗi giờ học của cô đều nhận được sự hưởng ứng rất nhiệt tình.
Cô giáo thứ hai mà em cũng muốn gửi lời cảm ơn đó chính là cô Kiều Oanh dạy Lí. Cô trò mình mới chỉ làm quen thôi cô nhỉ ! Mặc dù chưa có nhiều kỉ niệm nhưng đối với chúng em mà nói cô cũng là một cô giáo hết sức dễ gần. Dù cô vẫn hay nói chúng em học khá chậm nhưng có lẽ cô muốn chúng em cố gắng hơn , nỗ lực , chăm chỉ hơn. Cách giảng bài của cô cũng rất đặc biệt, cô giảng chút một , phân tích thành từng ý nhỏ để chúng em cố thể hiểu và làm được bài. Ấn tượng đầu tiên của em về cô là một cô giáo hay cười, mỗi lần cười thật sự rất tươi, cô cũng hay nói những câu hài hước để lớp bớt căng thẳng. Cũng không ít lần cô mắng vì lớp ồn ào , mất trật tự. Nhưng chúng em sẽ cố gắng hơn, ngoan hơn, chăm hơn. Vì vậy cô hãy tin tưởng ở chúng em nhé!
Và người thầy để lại cho em nhiều ấn tượng nhất là thầy giáo Nguyễn Anh Thế - giáo viên dạy Hóa. Thầy ạ ! Có lẽ trong 11 năm cắp sách tới trường em chưa bao giờ thấy thầy giáo nào gần với học sinh như vậy. Cũng chưa bao giờ thấy ai thường xuyên làm bọn em “giật mình ” đến thế. Mỗi lần thầy bước vào lớp là chúng em lại thấy run run vì chỉ sau đó vài phút: “… cầm vở ghi, vở bài tập lên bảng”. Thầy cũng rất hay hỏi han, quan tâm, bảo ban chúng em học tập chăm chỉ. Thầy cũng rất vui tính, có lẽ vậy mà khoảng cách thầy – trò trở nên gần hơn. Cả cái cách thầy đi đến từng nơi xem có ghi bài không, có làm bài tập không cũng chính là một cách quan tâm học sinh hết mực của thầy.
Không chỉ thầy cô dạy Toán, Lí , Hóa, chúng em cũng muốn gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Thúy - dạy Văn, cô Trịnh Thị Phương- dạy Sinh, cô Lê Thị Vân Anh- dạy GDCD, thầy Nguyễn Viết Đô - Dạy Thể dục, cô Nguyễn Thị Đỗ Quyên - Dạy Địa, Cô Trần Hoa Lý - dạy QP, cô Lê Thị Lan - dạy công nghệ, cô Trần Thị Thu Hiền - dạy Sử… những người đã trực tiếp giảng dạy, luôn ân cần và truyền đến cho chúng em nguồn tri thức và tinh thần hăng say học tập từ khi chúng em mới bước những bước chân đầu tiên vào ngôi trường thân yêu này.
Và lúc này đây, người cô mà em muốn gửi lời cảm ơn, lời tri ân sâu sắc nhất chính là cô giáo chủ nhiệm của lớp - Cô giáo Lê Thị Thu.
Cô ạ! Thời gian trôi qua thật nhanh phải không ? Mới ngày nào bắt đầu nhận lớp, cũng chính là lần đầu tiên gặp cô. Ấn tượng của em về cô lúc ấy thật khác so với bây giờ. Cô của ngày ấy làm chúng em có chút run sợ vì cô khá lạnh lùng và nghiêm khắc. Còn bây giờ, sự nghiêm khắc vẫn còn nhưng chúng em cảm nhận được phần nào sự gần gũi ngày càng lớn qua từng năm . Cô bây giờ thường xuyên nói chuyện với chúng em, em cũng biết cô rất cố gắng để gần với lớp hơn, cô cũng hay đùa, hay kể chuyện vui. Em vẫn còn nhớ hôm trước cô nói: “ Khóa này không gần với cô bằng các khóa trước ”. Có lẽ vì chúng em là lớp khối A, cứng hơn, ít tâm sự hơn nhưng không có nghĩa chúng em không trò chuyện với cô. Nhiều lúc chúng em muốn lại gần cô, để tâm sự, để trải lòng mình hay chỉ để than vãn những mệt mỏi trong học tập và em cũng biết cô cũng muốn tìm cách để chúng em lại gần cô nhưng dường như có gì đó khá ngại ngùng, có lẽ tại chúng em còn e sợ điều gì đó. Hy vọng rằng trong một thời gian không xa , cô trò mình sẽ trở nên thật gần gũi. Và có lẽ học với cô cũng lâu rồi nhưng đây là lần đầu tiên em biết cô là người nhiều cảm xúc và dễ xúc động đến vậy. Nhiều khi, chúng em chợt nghĩ nếu một ngày nào đó cô không làm chủ nhiệm lớp nữa có lẽ chúng em sẽ rất buồn. Sẽ không có ai hợp lý để thay thế vị trí giáo viên chủ nhiệm lớp 11B4 ngoài cô . Có nhiều học sinh lớp khác vẫn nói cô rất nghiêm khắc, cảm thấy không thoải mái, nhưng với chúng em lại không như vậy. Không phải nhờ cô chúng em mới được như vậy sao? Nếu không có cô không phải chúng em sẽ không bao giờ giành được vị trí thứ nhất sao ? Nhớ những lúc chúng em nói chuyện nhiều làm lớp bị loại khá, nhiều học sinh không học bài cũ bị ghi vào sổ đầu bài, cô bắt chép phạt đến nhừ tay, mà nhiều lúc chúng em vẫn hay than: “ Được ngày chủ nhật lại phải ở nhà chép phạt. Chán! " Nhưng chúng em cũng biết cô thực sự rất quan tâm , chăm lo cho chúng em như bố mẹ vậy, thấy chúng em bị điểm kém, hay những chuyện nhỏ nhất như đi học muộn bị ghi sổ trực cô cũng cảm thấy không vui, cô quan tâm chúng em từ cái nhỏ nhất như nhắc chúng em đeo phù hiệu, cô nhắc các bạn nam cắt tóc làm sao cho gọn gàng, lại ra dáng học sinh… Và vô vàn những chuyện khác nữa. Cô ạ ! Em mong rằng cô sẽ mãi là giáo viên chủ nhiệm lớp, sẽ mãi quan tâm , lo lắng cho chúng em như thế này. Và em biết cô sẽ làm điều đó vì cô sẽ không bao giờ bỏ mặc chúng em đâu cô nhỉ ! Vì chỉ có cô mới có thể giúp lũ học sinh nghịch ngợm chúng em đứng vững mà thôi !
Dù có nói bao nhiêu đi chăng nữa em cũng không thể nào kể hết được những điều tốt đẹp mà thầy cô đã dành cho chúng em. Sắp đến ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 cũng là năm mà trường THPT Nguyễn Trãi long trọng tổ chức kỉ niệm 20 ngày thành lập trường, em xin kính chúc thầy cô thật nhiều sức khỏe, niềm vui và thành công hơn nữa trên con đường sự nghiệp cũng như trong cuộc sống và sẽ luôn luôn là những người chắp cánh ước mơ những cho thế hệ học sinh hôm nay và mai sau!
Mấy hôm, trời rét căm căm. Các nhà trong xóm đóng cửa kín mít để tránh gió. Trên đường, chỉ có lác đác vài người qua lại. Trời tối dần, gió thổi lạnh buốt, mưa rơi rả rích.
Hôm đó, em ra máy nước rửa rau xà lách. Em mặc áo ấm và khoác áo mưa. Ở máy bên kia, bà cụ Loan đang múc nước. Bà chỉ mặc phong phanh. Mưa và gió lạnh tê tái làm bà cụ run lây bẩy. Khi múc nước xong định ra về, bà quỵ xuống. Bà cố tựa vào tường, mắt nhìn em như cầu cứu. Em hoảng hốt vội chạy ra đỡ bà dậy. Nhìn khuôn mặt tái nhợt, em biết bà bị lạnh cóng. Em dìu bà về nhà. Căn nhà tồi tàn, chẳng có nhiều đồ đạc: một cái tủ, một cái chạn bát, một bếp lửa và một cái giường đơn. Em đặt cụ lên giường và về gọi bà nội em. Bà em rất thạo về các môn thuốc thông thường. Nghe em nói, bà em tất tả chạy sang nhà bà Loan.
Sau vài phút xem xét, bà em nói:
- Bà cụ bị cảm lạnh. Bây giờ cháu đi nhóm lửa sưởi ấm cho cụ đi.
Bà em chạy về lấy một chiếc áo len của mình thay vào chỗ áo ướt của cụ Loan. Bà đắp chăn cho cụ và lại về lấy mấy thứ cần thiết sang xoa bóp cho cụ Loan. Sau đó, bà em cho cụ uống thêm mấy viên thuốc cảm.
Mười phút sau, bà cụ Loan hết run. Người bà ấm dần đều và bà cụ từ tử mở mắt. Bà không ngồi dậy được mà chỉ nhìn em và bà nội với đôi mắt biết ơn.
Bà em nói:
- Chiều, bà sẽ khỏi. Bây giờ, bà ngủ đi cho khỏe, bà nhé!
Bà cụ Loan khẽ gật đầu và mỉm cười yếu ớt. Bà em kéo chăn đắp kín ngực cho bà cụ rồi bảo em.
- Cháu ra máy mang rau về. Thỉnh thoảng, bà cháu ta sẽ sang xem xét tinhg hình cụ.
Đến chiều, mưa chỉ còn tí tách. Cô Hoa, con gái bà cụ đạp xe đến. Cô rất xúc động khi biết chuyện xảy ra.
Cô nói với bà em :
- Cháu cảm ơn cô nhiều. Nếu không có cô và cháu Phương thì không biết mẹ cháu sẽ ra sao !
Cô Hoa ở lại để chăm sóc mẹ.
Em thủ thỉ :
- Bà ơi ! Bà tốt với cụ Loan nhỉ?
Bà vuốt tóc em cười hiền hậu:
- Ừ, thương người như thể thương thân mà cháu.
Bài giải
Mấy hôm, trời rét căm căm. Các nhà trong xóm đóng cửa kín mít để tránh gió. Trên đường, chỉ có lác đác vài người qua lại. Trời tối dần, gió thổi lạnh buốt, mưa rơi rả rích.
Hôm đó, em ra máy nước rửa rau xà lách. Em mặc áo ấm và khoác áo mưa. Ở máy bên kia, bà cụ Loan đang múc nước. Bà chỉ mặc phong phanh. Mưa và gió lạnh tê tái làm bà cụ run lây bẩy. Khi múc nước xong định ra về, bà quỵ xuống. Bà cố tựa vào tường, mắt nhìn em như cầu cứu. Em hoảng hốt vội chạy ra đỡ bà dậy. Nhìn khuôn mặt tái nhợt, em biết bà bị lạnh cóng. Em dìu bà về nhà. Căn nhà tồi tàn, chẳng có nhiều đồ đạc: một cái tủ, một cái chạn bát, một bếp lửa và một cái giường đơn. Em đặt cụ lên giường và về gọi bà nội em. Bà em rất thạo về các môn thuốc thông thường. Nghe em nói, bà em tất tả chạy sang nhà bà Loan.
Sau vài phút xem xét, bà em nói:
- Bà cụ bị cảm lạnh. Bây giờ cháu đi nhóm lửa sưởi ấm cho cụ đi.
Bà em chạy về lấy một chiếc áo len của mình thay vào chỗ áo ướt của cụ Loan. Bà đắp chăn cho cụ và lại về lấy mấy thứ cần thiết sang xoa bóp cho cụ Loan. Sau đó, bà em cho cụ uống thêm mấy viên thuốc cảm.
Mười phút sau, bà cụ Loan hết run. Người bà ấm dần đều và bà cụ từ tử mở mắt. Bà không ngồi dậy được mà chỉ nhìn em và bà nội với đôi mắt biết ơn.
Bà em nói:
- Chiều, bà sẽ khỏi. Bây giờ, bà ngủ đi cho khỏe, bà nhé!
Bà cụ Loan khẽ gật đầu và mỉm cười yếu ớt. Bà em kéo chăn đắp kín ngực cho bà cụ rồi bảo em.
- Cháu ra máy mang rau về. Thỉnh thoảng, bà cháu ta sẽ sang xem xét tinhg hình cụ.
Đến chiều, mưa chỉ còn tí tách. Cô Hoa, con gái bà cụ đạp xe đến. Cô rất xúc động khi biết chuyện xảy ra.
Cô nói với bà em :
- Cháu cảm ơn cô nhiều. Nếu không có cô và cháu Phương thì không biết mẹ cháu sẽ ra sao !
Cô Hoa ở lại để chăm sóc mẹ.
Em thủ thỉ :
- Bà ơi ! Bà tốt với cụ Loan nhỉ?
Bà vuốt tóc em cười hiền hậu:
- Ừ, thương người như thể thương thân mà cháu.
- Nhà Linh phải chạy từng bữa ăn.
- Cầu thủ chạy theo quả bóng.
- Từ chạy có nghĩa là nhà Linh nghèo, phải lo đi kiếm sống qua ngày để có từng bữa cơm. (Nghĩa chuyển, nghĩa bóng)
- Từ chạy ý chỉ hoạt động đang diễn ra (nghĩa đen)
1. Đoạn trích nằm trong bài thơ "Vàm Cỏ Đông" - Hoài Vũ
a. Từ ghép: con sông, dòng sữa, ruộng lúa, vườn cây, người mẹ, tình thương, đêm ngày.
3. Từ láy: ăm ắp, chan chứa.
I. DÀN Ý
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Con đường em định tả là con đường nào? (Nêu tên đường, nếu ở thành phổ; hoặc đường làng, xã... ).
- Em tả con đường ấy vào lúc nào? (Buổi sáng, lúc em đi học).
2. Thân bài:
*Tả con đường:
a/ Miêu tả những nét bao quát về con đường:
- Địa điểm nhà em, trường em.
- Con đường chạy qua những nơi nào?
- Nó có đã lâu hay mới mỏ? Hình dáng của nó như thế nào?
b/ Miêu tả các bộ phận của con đường:
- Mặt đường nhẵn nhụi hay gồ ghề? Được làm bằng gì?
- Hai bên đường có cây cối nhà cửa hay không?
- Cảnh đi lại diễn ra trên đường như thế nào?
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Em gắn bó với con đường này ra sao?
II. Bài làm
Mùa khô năm ngoái, nhân dân địa phương em đã góp tiền, góp sức làm lại con đường nối xã Tân Long với các xã lân cận. Trường em nằm bên cạnh đường đi, cách nhà khoảng gần cây số. Sáng sáng, em cùng các bạn tung tăng cắp sách đến trường trên con đường giống như dải lụa hồng mềm mại uốn quanh thốn xóm.
Đường trải đất đỏ, được san ủi kĩ nên rất phẳng phiu, đủ rộng Đềhai ô-tô có thể tránh nhau. Mặt đường cao ở giữa và thoải dần sang hai bên cho dễ thoát nước. Hàng cây bạch đàn trồng ven đường dạo nào giờ đã vươn cao, thân thẳng
tắp, cành lá sum suê toả bóng mát. Mỗi khi có cơn gió thổi qua, lá cây lao xao, cành cây đung đưa như những cánh tay chào đón,
Lúc chúng em đi học cũng là lúc con đường nhộn nhịp, đông vui nhất. Dân trong vùng họp chợ cạnh đường, tíu tít bên những gánh rau tươi, những đống trái cây hay những bu gà vịt. Các cửa hàng ăn uống mở cửa, phục vụ mọi người. Trên đường, tiếng xe lam, xe ba gác máy làm náo động không gian của một vùng quê yên tĩnh. Các loại xe tấp nập chở hàng hoá lên chợ huyện.
Ra khỏi ngã tư với cảnh họp chợ tấp nập, con đường chạy giữa cánh đồng lúa và rau màu xanh tốt. Gần Tết, khí trời buổi sáng se se lạnh. Nắng sớm vàng rực trải trên màu xanh mỡ màng, non tươi của những liếp rau cải, cà chua, xà lách... Dăm ba cánh bướm trắng chập chờn trên vồng cải đơm hoa vàng tươi.
Gần hết cánh đồng, con đường cao dần rồi nối với một cây cầu gỗ bắc ngang dòng kinh trong mát, cung cấp nước ngọt quanh năm cho đồng ruộng. Từ đầu cầu bên kia, con đường đổ dốc một đoạn chừng hơn trăm mét là tới trường em. Ngôi trường nằm cách mặt đường khoảng vài chục thước, giữa một vườn cây um tùm suốt ngày ríu rít tiếng chim... Băng ngang qua cổng trường, con đường tiếp tục chạy dài qua hai xã nữa rồi thông ra quốc lộ.
Con đường đã trở nên thân thuộc với tất cả mọi người. Ngày hai lần đi về trên con đường này, chúng em đã khắc sâu hình ảnh của nó trong lòng.
a) Mở bài
Mỗi buổi sáng đi học tôi lại bước đi trên con đường thân thuộc, con đường từ nhà đến trường cảm giác trở nên ngắn hơn khi nó đã trở thành một phần thân thuộc. Không biết từ bao giờ con đường đã trở thành một người bạn thân thuộc mỗi khi tôi đến lớp.
b) Thân bài
* Tả bao quát
Nhìn từ xa xa con đường hệt như một con rắn khổng lồ dài ngoằn ngoèo.Con đường được bao phủ bởi một màu xanh tươi mát, hai bên là hàng cây xanh.
* Tả chi tiết
Tả cảnh:
– Sáng sớm, ông mặt trời đã đánh thức vạn vật.
– Cây cối xanh mơn mởn, đu mình đón ánh nắng sớm.
– Nắng nhè nhẹ hôn lên mái tóc bồng bềnh của những em thơ tung tăng vui bước đến trường. Hàng râm bụt trải dài ven đường đã bung cánh, bông hoa nở rực rỡ.
– Trên đường tấp nập, tiếng cười nói, tiếng động cơ phá tan đi bầu không khí buổi sớm.
– Chim chóc hót líu lo, đã tạo khúc nhạc đồng quê vui tươi, rộn rã.
Tả người:
– Con đường tấp nập xe cộ, ai cũng hối hả, vội vã cho kịp giờ đi làm. Các bạn học sinh đến trường đông, vui như đi hội.
– Các bạn nữ chiếc áo sơ mi trắng và chiếc váy của mình nhẹ nhàng, uyển chuyển như những nàng công chúa kiều diễm. Người thì đi làm, người thì đưa con cái đi học đã tạo nên một bầu không khí ồn ào náo nhiệt.
– Phía xa vài chú trâu đang gặm cỏ nơi bãi cỏ xanh mướt. Cánh chim chao liệng trên nền trời xanh.
– Các quán ăn đã đông đúc, kín chỗ. Ai cũng vội vã cho kịp làm công việc, có bạn học sinh sợ không kịp giờ học nên đã vừa đi, vừa ăn trông rất vất vả.
– Tạo nên bức tranh ngày mới nơi tôi sống như một bức tranh làng quê bình yên, thanh thản, mộc mạc mà đơn sơ nhưng ta vẫn thấy được sự tươi vui, tràn đầy sức sống.
c) Kết bài
Nêu cảm nghĩ, tình cảm bản thân về con đường đến trường.
– Với em, con đường đã quen thân từ khi cắp sách tới trường. Đi trên con đường mùi ngai ngái của đất, cỏ nội phà vào mũi lòng em lại cảm thấy bâng khuâng. Em rất yêu con đường.
Con đường của em đi học mỗi ngày chính là người bạn thân thiết, con đường như dõi theo em từng ngày cho đến khi em trưởng thành, không có kỉ niệm nào sâu sắc bằng gắn bó với con đường thân yêu. K MIK NHAAAAAAAA
theo mình thấy con sông được
- so sánh là dòng sữa mẹ nuôi lớn vườn cây, ấm áp như tấm lòng người mẹ chở tình thương trang trải bất kể đêm ngày
mình thích nhất câu : và ấm áp như lòng mẹ
chở tình thương trang trải đêm ngày
câu đó nói lên rằng dòng sông cũng như lòng mẹ , sẵn sàng cho những giọt nước mình chắt chiu đầy dưỡng chất nuôi sống mọi thứ trên thế giới này