Câu văn "Vả,khi ta làm việc,ta với công việc là đôi,sao gọi là một mình được?" xét về mục đích nói là kiểu câu gì? Được dùng để làm gì? Thực hiện hành động nói gì? Cách thực hiện hành động nói?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngày nay, Trái Đất đang nóng dần lên gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người và là một mối đe dọa, một bài toán mà chúng ta cần giải đáp. Nguyên nhân của hiện tượng này một phần không thể không nhắc đến chính là tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông bừa bãi, vô tội vạ. Bao bì ni lông có nhiều tác hại to lớn. Đầu tiên, bao bì ni lông khó phân hủy gây ảnh hưởng đến môi trường đất, ngoài ra rác thải có trong bao ni lông gây ô nhiễm không khí. Bên cạnh đó, việc sử dụng bao bì ni lông còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người vì trong bao bì ni lông có nhiều chất hóa học không tốt. Ngoài ra, việc có quá nhiều rác thải từ bao bì ni lông gây mất mĩ quan thiên nhiên. Bao ni lông mất nhiều năm để có thể phân hủy hết nên trước hết nó gây ô nhiễm môi trường, việc chôn bao ni lông xuống đất gây ảnh hưởng và xói mòn độ phì nhiêu của đất khiến đất bạc màu và cằn cỗi. Còn việc đốt hoặc xử lí bao ni lông dù bằng bất kì cách nào cũng gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường, ảnh hưởng đến những thế hệ sau này. Hiện nay, nhà nước cũng như những tổ chức, cá nhân đã có nhiều phát minh các biện pháp thay thế túi ni lông như: các sản phẩm từ mây, tre, đan; túi giấy tự phân hủy,… tuy nhiên hiệu quả chưa cao, vì vậy cần mở rộng, phổ biến những mô hình có ích này để người dân biết đến nhiều hơn. Bên cạnh đó, mỗi người dân chúng ta cần có ý thức hạn chế sử dụng túi ni lông và thay thế bằng những vật khác thân thiện với môi trường để giảm thiểu những tác hại do túi ni lông gây ra. Chúng ta không thể phủ nhận lợi ích của túi ni lông trong cuộc sống, tuy nhiên, những tác hại kinh khủng của nó đối với đời sống và môi trường là điều ai cũng nhìn thấy và nhận thức được. Hiện nay, một số nước như Thụy Điển, Trung Quốc, Hoa Kỳ đã ra lệnh cấm sử dụng bao bì ni lông. Nước ta cũng cần đề ra những giải pháp quán triệt sử dụng bao bì ni lông đúng cách, nêu có thể nên đề ra luật cấm sử dụng bao bì ni lông trong đời sống là tối ưu nhất. Khuyến khích người dân sử dụng bao bì tự hủy sinh học thay thế các loại ni lông này. Mỗi cá nhân, đặc biệt là các bà, các mẹ nội trợ trong gia đình nên thay thế túi ni lông bằng các làn, các túi giấy để đi chợ, các hộp nhựa để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh. Từ bỏ một thói quen là điều không dễ nhưng để hình thành một thói quen mới và tốt cho bản thân và xã hội thì đó là điều nên làm. Để có thể sống trong một môi trường lành mạnh và an toàn, chúng ta phải hành động ngay từ bây giờ.
Tick cho tui nhoe ( bài hơi giống mạng chứ thực ra là tui làm na ná thoi ạ)
Bài làm
Nhắc đến mẹ, hẳn mỗi người đều cảm thấy yêu thương, trân trọng. Bởi mẹ không chỉ là người có công ơn sinh thành, nuôi dưỡng mà còn là điểm tựa tinh thần vững chắc cho mỗi đứa con. Và tình mẫu tử chính là tình cảm cao quý, thiêng liêng nhất. Chẳng thể nào đong đếm được ơn nghĩa, tình yêu của người mẹ. Suốt chín tháng mười ngày, mẹ mang nặng đẻ đau, để rồi đến khi đứa con cất tiếng khóc chào đời cũng là lúc lòng mẹ thấy hạnh phúc nhất. Mẹ dành trọn cuộc đời để chăm sóc, dạy dỗ và nuôi nấng con nên người. Dù phải chịu bao sự vất vả, nhọc nhằn không làm mẹ mệt mỏi. Những nếp nhằn hằn sâu trên trán, những đôi tay chai sần, làn da nắng rám chính là bằng chứng cho nỗi vất vả, sự hy sinh của người mẹ. Biển có rộng cũng không thể nào đong đếm hết được tình cảm mà người mẹ đã dành cho đứa con của mình. Cùng với đó, tình mẫu tử cũng là tình cảm của những người con dành cho mẹ mình. Đó là sự kính trọng, quan tâm, lo lắng khi mẹ ốm đau bệnh tật. Là sự yêu thương, chăm sóc mẹ khi về già, là sự nỗ lực phấn đấu từng ngày mang lại thành quả để mẹ có thể mỉm cười, an lòng, mãn nguyện. Cuộc sống hiện đại kéo con người vào nhiều mối lo toan, có đôi lúc chúng ta dường như xa cách người thân. Chính vì vậy, mỗi người cần phải biết trân trọng tình cảm quý giá này.
Tôi cảm thấy đồng cảm về tình yêu thương và sự hy sinh, trách nhiệm của người mẹ. Câu truyện cho thấy được rằng không nên nhìn qua vẻ bề ngoài để đánh giá một người, hãy nhìn qua hành động và tình cảm mà chúng thể hiện lên. Trong bài đọc, cậu bé đã rất xấu hổ và e ngại về vết sẹo trên mặt mẹ và cũng không muốn hỏi về sự thật của vết sẹo đã xuất hiện. Nhưng khi nghe được về sự hy sinh để cứu cậu bé khỏi ngọn lửa, cậu bé nhận ra giá trị của tình yêu và sự hy sinh mà mẹ dành cho mình. Câu chuyện này cũng là một lời nhắc nhở cho chúng ta về tình yêu và sự hy sinh của mẹ, và cần trân trọng và biết ơn những điều đó.
Tick cho tui nhoe
TK:
Tối hôm ấy sấm chớp ... Cảnh lúc đó thật kinh khủng . Con người biết chúng tôi còn không dám nhìn suốt đêm mưa to gió lớn. con người thì được ở trong nhà nhưng những chú chim phải cố gắng giữ được thân mình .giữ thân mình còn chưa xong mà lại có những chú chim đã làm cha làm mẹ phải bảo vệ chăm sóc con của mình. không thể tin được rồi lúc đó hai mẹ con nhà chim có vẻ rất sợ mưa to gió lớn như thế nhà thì đâu có phải kín đáo như những ngôi nhà của con người chú trình đó vừa phải bảo vệ mình vừa phải bảo vệ con của mình .Những chú chim non thì có vẻ rất yếu ớt không thể chịu được cảnh giá lạnh của đêm hôm ấy Mẹ chim đã dùng thân mình để bảo vệ đứa con của mình qua đêm giông bão đó đó sáng hôm ấy tôi ra ngoài thì nghe thấy tiếng hót chót vót trên cao có một con chim lớn đó là chim mẹ đang rũ cánh ước bên cạnh là chú chim con lông cánh vẫn còn nguyên vừa mở mắt đôi mắt Đón ánh nắng mặt trời.